SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm đối với học sinh THPT vùng ven biển huyện Quảng Xương

SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm đối với học sinh THPT vùng ven biển huyện Quảng Xương

 Xây dựng tập thế lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường.

 Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện , thời gian để bồi dưỡng ,hoàn thành tốt chuyên môn của mình.

Trong những năm gần đây cùng với việc thay đổi sách giáo khoa cũ bằng sách giáo khoa mới, việc thay đổi một số phương pháp trong dạy học là rất cần thiết.Song song với việc đổi mới ấy, việc quản lí giáo dục học sinh cũng rất quan trọng,đặc biệt vai trò của giáo viên chủ nhiệm( GVCN) trong công tác giáo dục học sinh

 GVCN được coi như người mẹ, người cha thứ 2 của học sinh. Đối với học sinh THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lí khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế , tư duy trừu tượng ở mức cao. Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi đang có nhiều thay đổi dễ lay động . Chính vì vậy tôi chọn đề tài"Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm đối với học sinh THPT vùng ven biển huyện Quảng Xương" Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết giáo viên phải nắm rõ nhiệm vụ của GVCN trong điều lệ trường phổ thông.Vì GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức học sinh tạo điểm nhấn góp một phần trong phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Do đó, GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành nhân cách của học sinh,mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em.Học sinh THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống. mà các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất lượng tỷ lệ thi tốt nghiệpTHPT của nhà trường, tỷ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng

doc 25 trang thuychi01 6810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm đối với học sinh THPT vùng ven biển huyện Quảng Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
=======================
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT VÙNG VEN BIỂN QUẢNG XƯƠNG
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nam
 Chức vụ : Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm
Thanh Hoá. Năm 2017
 Trang
 I. MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................. .....2
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. .2
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm ( SKKN) ........................ .3
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...................................3
1. Cơ sở của lí luận của SKKN.....................................................................3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN............................................5
3. Giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm( SKKN)........................................6
3.1. Thuận lợi..................................................................................................6
3.2. Khó khăn..................................................................................................6
3.3. Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm ............................................7
3.3.1. Yêu cầu sư phạm đối với giáo viên chủ nhiệm lớp..................................7
3.3.2. Nắm tình hình lớp chủ nhiệm...................................................................8
3.3.3. Lập mẫu sơ yếu lý lịch để học sinh tự điền theo mẫu .............................10
3.3.4. Lựa chọn ban cán sự lớp .........................................................................10
3.3.5. Lập kế hoạch chủ nhiệm..........................................................................11
3.3.6. Hoạt động phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác ..............................................................................................................13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................18
III . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................ ... .19
1. Kết luận...................................................................................................19
2. Kiến nghị.................................................................................................20 
 Tài liệu tham khảo
I. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài :
 Xây dựng tập thế lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường trung học phổ thông, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Một tập thể lớp vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường. 
 Bên cạnh đó khi giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ tạo điều kiện , thời gian để bồi dưỡng ,hoàn thành tốt chuyên môn của mình.
Trong những năm gần đây cùng với việc thay đổi sách giáo khoa cũ bằng sách giáo khoa mới, việc thay đổi một số phương pháp trong dạy học là rất cần thiết.Song song với việc đổi mới ấy, việc quản lí giáo dục học sinh cũng rất quan trọng,đặc biệt vai trò của giáo viên chủ nhiệm( GVCN) trong công tác giáo dục học sinh
 GVCN được coi như người mẹ, người cha thứ 2 của học sinh. Đối với học sinh THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm sinh lí khá phát triển, trí tuệ biến đổi cả về chất và lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế , tư duy trừu tượng ở mức cao. Nhưng lại rất dễ thay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo, lứa tuổi đang có nhiều thay đổi dễ lay động . Chính vì vậy tôi chọn đề tài"Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm đối với học sinh THPT vùng ven biển huyện Quảng Xương" Để làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết giáo viên phải nắm rõ nhiệm vụ của GVCN trong điều lệ trường phổ thông.Vì GVCN có một vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức học sinh tạo điểm nhấn góp một phần trong phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Do đó, GVCN là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành nhân cách của học sinh,mang lại một phần kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của các em.Học sinh THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống. mà các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất lượng tỷ lệ thi tốt nghiệpTHPT của nhà trường, tỷ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng. Vì vậy việc quản lí giáo dục học sinh THPT không phải là dễ
 Làm giáo viên chủ nhiệm được 14 năm , đặc thù của trường từ bán công chuyển sang công lập , các em chủ yếu vùng ven biển, bố mẹ hay đi khơi xa , nên mỗi một giai đoạn đều có những học sinh không ngoan( có thể gọi là cá biệt). Hơn nữa, hầu hết GVCN là kiêm nhiệm chưa qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ làm GVCN, làm việc với những kinh nghiệm sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm.
2. Mục dích nghiên cứu 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò , nhiệm vụ của GVCN lớp đối với công tác giáo dục học sinh để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh trường THPT.
 Đối với công tác chủ nhiệm vận dụng thực tiễn, kinh nghiệm trong quá trình rèn luyện ý thức tự giác trong học tập , đạo đức, thực hiện điều lệ nhà trường phổ thông .GVCN phải có tình cảm yêu thương học sinh, coi học sinh như người thân trong gia đình, tạo chỗ dựa, niềm tin vững chắc dễ thân thiện, gần gũi,để các em có thể giải bày chia sẻ mọi nỗi niềm 
 Đối với học sinh thấy được những việc nên làm, không nên làm ,học tập cách giao tiếp, cư xử với mọi người xung quanh, tự giác trong học tập và rèn luyện nhân cách, biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Người học phải cảm nhận GVCN như người mẹ thứ hai của mình
 Mục tiêu học tập là xác định việc học là nhiệm vụ trọng tâm, khẳng định được năng lực và chất lượng học tập của chính mình.
3. Đối tượng nghiên cứu 
 Vùng ven biển huyện Quảng Xương là nơi các xã đời sống nhân dân vùng chài là chủ yếu , còn nhiều khó khăn , nên việc quan tâm học hành cho các em còn hạn chế, thậm chí không quan tâm ,số lượng các em bỏ học còn nhiều.Vì vậy, đối tượng nghiên cứu là các em học sinh vùng ven biển của huyện Quảng Xương - Thanh Hoá 
4. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Phương pháp quan sát qua các tiết trên camera của trường 
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Tôi phát hiện thấy các em vùng ven biển phần lớn bố mẹ đi biển xa, ít học , luôn xa nhà nên các em vừa thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần, SKKN về công tác chủ nhiệm rất nhiều , nhưng phải có biện pháp sát thực tế đối với các em vùng ven biên chưa có . Mục đích để vừa đồng cảm chia sẻ với những học sinh vùng ven biển , tạo cho các em hứng thú trong học tập và tạo niềm tin cho ánh sáng tương lai ở các em . 
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua Nghị định 48/ 2015/ NĐ- CPhướng dẫn luật giáo dục nghề nghiệp và Nghị định 61 của Chính Phủ về chính sách đối với nhà giáo , cán bộ quản lý giáo dục. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”): 
 “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
 Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục , gia đình và môi trường sống đã tác động ảnh hưởng đến các em. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “Quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh[1] . Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ thứ hai, không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT nói chung và Nguyễn Xuân Nguyên nói riêng .
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
 Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho con người luôn phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh, đặc biệt chúng tôi đang giảng dạy và chủ nhiệm các em đều ở vùng ven biển: Quảng Hải, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh....của huyện Quảng Xương, gia đình sống chủ yếu là nghề đi biển , nên bố mẹ luôn xa nhà ; phần lớn các em tự chủ mọi công việc gia đình, ăn, ở, học tập , 	đời sống, ý thức của các em khác rất nhiều các em thành phố , ít được dạy dỗ , ít được uốn nắn, thiếu thốn vật chất , thiếu thốn tình cảm , lo cuộc sống mưu sinh chăm lo cho các em nhỏ trong gia đình khi bố mẹ vắng nhà, có em lại không có bố , nhiều em gia đình luôn cãi vả đánh nhau ( không hoà thuận) xen lẫn trong các hoàn cảnh của các em đó lại có những gia đình rất khá giả, bố mẹ nuông chiều ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng các em buông lỏng, chơi bời, nghiện game , bên cạnh đó lại có một số em cuộc sống nghèo khổ chịu đựng chịu khó vượt lên khó khăn trong học tập , tu dưỡng đạo đức tốt. 
 Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ, quan hệ giữa người với người dần theo kiểu: “Tiền, tiền và tiền”. Rồi các tệ nạn xã hội như lưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy có thể nói là đầy rẫy trước mắt. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình .mà đằng sau đó là một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp, vì vậy Tôi mạnh dạn chọn đề tài '' Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm đối với học sinh khối THPT vùng ven biển huyện Quảng Xương"
 Sự hiểu biết giữa GVCN và học sinh chưa có. Giáo viên phải mất một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu các em , học sinh có học lực yếu chiếm đa số, đây là điều trăn trở của GVCN khi nghĩ tới kết quả, chất lượng giáo dục của mỗi học kỳ và năm học như thế nào .
 Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn : thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm của gia đình, việc đi lại để liên hệ với CMHS cũng không thuận lợi, bố mẹ đi biển dài ngày , thường các em ở với ông , bà hoặc có em lại chỉ ở một mình , rất nhiều em đã có dấu hiệu lún sâu vào chuyện tình cảm.Bản thân tôi đảm nhiệm giảng dạy môn Địa lý của lớp nhưng PPCT chỉ có 1 tiết/tuần cũng là khó khăn trong việc theo dõi học sinh, rất nhiều em có tư tưởng chưa ổn định chuyển lớp để được gần bạn bè cũ, tạo nên hai phe của 2 lớp khác nhau,mà một tập thể không đoàn kết thì mọi hoạt động không mang lại hiệu quả cao. Môi trường mới, các em cần sự quan tâm của GVCN để giáo dục và hướng dẫn cho các em ý thức học tập và rèn luyện sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách,giáo dục cho các em ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, cần thời gian để giúp các em ở các lớp khác nhau hòa nhập cộng đồng trường học, tạo sự gắn kết " Trường học thân thiện. Học sinh tích cực" . Tuyên truyền cho các em hiểu biết về truyền thống của nhà trường, gương người tốt việc tốt của nhà trường để các em có tinh thần nổ lực phấn đấu, làm tốt nhiệm vụ của người học sinh.Để có được những kết quả tốt cho lớp của mình tôi cố gắng học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước và bạn bè ở trường bạn, cũng mạnh dạn viết nên một số giải pháp đã ứng dụng trong nhiều năm làm chủ nhiệm.
3. Giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm 
3.1 .Thuận lợi:
 Được BGH tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp cả ba năm nên mỗi năm lại có thêm kinh nghiệm và bài học kế hoạch cho lớp . BGH rất quan tâm và chú trong công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm( GVCN), cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh.Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất để học sinh được học hành, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động đoàn thể tốt
3.2. Khó khăn:
 -Sự hiểu biết giữa GVCN và học sinh chưa có. Giáo viên phải mất một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu các em học sinh lớp 10, học sinh có học lực yếu chiếm đa số, đây là điều trăn trở của GVCN khi nghĩ tới kết quả, chất lượng giáo dục của mỗi học kỳ và năm học như thế nào .
 Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn ,thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm của gia đình, việc đi lại để liên hệ với phụ huynh học sinh cũng không thuận lợi, vì bố mẹ đi biển dài ngày, nhiều em ở nhà với ông bà, có em lại ở một mình , rất nhiều em đã có dấu hiệu lún sâu vào chuyện tình cảm.Bản thân tôi đảm nhiệm giảng dạy môn địa lý của lớp nhưng phân phối chương trình chỉ có 1 tiết/tuần cũng là khó khăn trong việc theo dõi học sinh, rất nhiều em có tư tưởng chưa ổn định chuyển lớp để được gần bạn bè cũ, tạo nên hai phe của 2 lớp khác nhau,mà một tập thể không đoàn kết thì mọi hoạt động không mang lại hiệu quả cao. Môi trường mới, các em cần sự quan tâm của GVCN để giáo dục và hướng dẫn cho các em ý thức học tập và rèn luyện sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thử thách,giáo dục cho các em ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, tạo sự gắn kết " Trường học thân thiện. Học sinh tích cực" .
 Tuyên truyền cho các em hiểu biết về truyền thống của nhà trường, gương người tốt việc tốt của nhà trường để các em có tinh thần nổ lực phấn đấu, làm tốt nhiệm vụ của người học sinh.Để có được những kết quả tốt cho lớp của mình tôi cố gắng học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp đi trước và bạn bè ở trường bạn.
3.3.Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm:
3.3.1. Yêu cầu sư phạm đối với giáo viên chủ nhiệm lớp 
 GVCN phải có nhân cách toàn vẹn thể hiện qua việc nhận thức , có thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc ( hiếu học , tôn sư trọng đạo , có lòng nhân ái , nhất là đối với HS, người già, trẻ em, người thiệt thòi bất hạnh...Yêu nghề , say sưa với công tác giáo dục [2] 
 Có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao , có lương tâm nghề nghiệp vững vàng.Khiêm tốn, cầu tiến, tích cực tự hoàn thiện không ngừng.Mẫu mực , trung thực trong cuộc sống 
 Có tầm hiểu biết rộng về văn hoá chung,có tri thức sâu sắc hiện đại về môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm,có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học,có khả năng thu thập tích luỹ tri thức, để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình
 Có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy sự hứng thú , động cơ học tập và rèn luyện đạo đức ở học sinh. GVCN cần tự trang bị cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa dạng để khi cần có thể tung ra trước HS nhằm tạo sự gần gũi thân mật giữa cô và trò, giữa trò với trò
 Diễn đạt trình bày các vấn đề có logic, tính truyền cảm có thuyết phục của một nhà giáo, tri thức khoa học liên môn, tri thức xã hội
Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động trong công tác chủ nhiệm.
 Công tác chủ nhiệm lớp là công tác chiến lược trong nhà trường, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục và kết quả đào tạo ở nhà trường. Công tác chủ nhiệm gây nên những ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với học sinh ảnh hưởng về mọi mặt chứ không chỉ là về học tập hay đạo đức
 Công tác chủ nhiệm lớp rất cần thiết cho lứa tuổi THPT với những đặc điểm sinh lý, trình độ hiểu biết và vốn sống còn hạn chế. Công tác chủ nhiệm lớp sẽ đáp ứng cho nhu cầu có một chỗ dựa tinh thần của học sinh để các em có thể nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ hoặc sự hướng dẫn, chỉ dạy, uốn nắn cần thiết kịp thời.
3.3.2. Nắm tình hình lớp chủ nhiệm
 Điều tra tình hình lớp trước khi nhận lớp chủ nhiệm ( hồ sơ, điểm thi tuyển đầu vào của học sinh, học lực, hạnh kiểm, chức vụ cán sự lớp, hoàn cảnh gia đình, lý lịch học sinh...)[3 ] 
 Chủ nhiệm lớp 10, về học lực đầu vào lớp tôi chủ nhiệm có 2 học sinh khá( 4,6%) số hs có học lực trung bình chỉ khoảng 1/3 lớp, còn lại là học lực yếu, ¼ là học sinh thuộc diện chính sách: hộ nghèo, hộ cận nghèo,các em đều là con em gia đình nông dân, gồm các xã ( Quảng Vinh, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Nhân, Quảng Hùng)trong huyện Quảng Xương phần lớn thuộc vùng bãi ngang, một số em cha mẹ đi làm ăn xa ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên, một số bố mẹ đi đánh cá lâu ngày mới về .
 Trong số đó có em Cao Văn Chung( Quảng Vinh) ở lớp 10 học kì 1 đã bỏ nhà đi thời gian, gia đình động viên mãi mới về nhà học tiếp, em Nguyễn Thị Thảo ( Quảng Đại)bố mẹ đi làm xa rất ăn chơi, luôn trang điểm đến lớp ,em Lê Thị Dung ( Quảng Hùng) nói năng rất lỗ mảng vì từ nhỏ chỉ ở với bà.... Vì vậy, đối với học sinh còn thiếu sự quan tâm của các bậc phụ huynh , GVCN vừa là người dạy chữ vừa là người tạo niềm tin chỗ dựa tinh thần thăm hỏi động viên chia sẻ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn . 
 - Thành phần gia đình:
 Con thương binh, liệt sĩ: 0.
 Con dân tộc ít người: 0 
 Con mồ côi cha hoặc mẹ: 04 (Hoàng Quốc Tân. Lê Thị Hoa, Nguyễn Thị Xinh, Nguyễn Thị Trang a) 
 - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế:
 Nguyễn Thị Xinh: Nhà xa, cha mẹ đều đi làm mướn, kinh tế khó khăn.
 Lê Thị Thảo: Bố mất sớm, mẹ một mình đi làm mướn nuôi con ăn học.
 - Địa bàn cư trú : 
 Quảng Hải có 10 em,
 Quảng Hùng có 8 em
 Quảng Vinh có 6 em
 Quảng Giao có 3 em
 Quảng Nhân có 5 em
 Quảng Đại có 10 em
 Năng khiếu : Hát múa: 8 em
Khả năng tư duy: Thông minh, nhanh trí: 3 em ( Nguyễn Thị Huyền, Phạm Văn Tùng , Hoàng Quốc Tân)
 3.3.3.Lập mẫu sơ yếu lý lịch để HS tự điền theo mẫu
SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH
I. Phần tự ghi của học sinh 
1. Họ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_doi_voi.doc