SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 12

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 12

Cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ tới nghành Giáo dục .Việc lựa chọn khối thi, nghành thi phù hợp với công việc ra trường hiện nay của học sinh đã làm cho môn Văn nhiều năm gần đây không còn sôi động nữa thậm chí là mờ nhạt. Điều đó làm cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trước tình hình đó, đòi hỏi Bộ GD&ĐT,Sở GD&ĐT và các nhà trường đặc biệt thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. Trường chúng tôi không nằm ngoài quĩ đạo chung ấy.

 Trường PT Nguyễn Mộng Tuân là một trường thành lập mới 18 năm, chuyển từ hệ bán công sang . Đội ngũ giáo viên chưa có bề dày kinh nghiệm như những “cây đa, cây đề” của trường chuyên, lớp chọn. Thêm vào đó còn là học sinh đầu vào thấp kém. Những khó khăn ấy đã khiến việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn của trường gặp khó khăn bộn bề. Tuy nhiên trường chúng tôi cũng đã có những thành tích đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. Chính vì vậy ở bài viết này, tôi xin lựa chọn đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 12 với mong muốn góp một phần nhỏ tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn của trường nhà cũng như các trường THPT.

 

doc 18 trang thuychi01 8743
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG 
HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 12
Người thực hiện : Lê Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên, Tổ trưởng tổ Ngữ văn 
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2016
Thứ tự
Mục lục
Trang
1
Mở đầu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Giải pháp nâng cao chất lương bồi dưỡng học sinh giỏi
4
2.3.1
Chọn đội tuyển
4
2.3.2
Chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy
4
2.3.3
Tổ chức lớp đội tuyển
5
2.3.4
Dạy đội tuyển
5
2.4
Hiệu quả
16
3
Kết luận. kiến nghị
16
1.Mở đầu
*Lí do chọn đề tài
 Cơ chế thị trường đã tác động không nhỏ tới nghành Giáo dục .Việc lựa chọn khối thi, nghành thi phù hợp với công việc ra trường hiện nay của học sinh đã làm cho môn Văn nhiều năm gần đây không còn sôi động nữa thậm chí là mờ nhạt. Điều đó làm cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trước tình hình đó, đòi hỏi Bộ GD&ĐT,Sở GD&ĐT và các nhà trường đặc biệt thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. Trường chúng tôi không nằm ngoài quĩ đạo chung ấy.
 Trường PT Nguyễn Mộng Tuân là một trường thành lập mới 18 năm, chuyển từ hệ bán công sang . Đội ngũ giáo viên chưa có bề dày kinh nghiệm như những “cây đa, cây đề” của trường chuyên, lớp chọn. Thêm vào đó còn là học sinh đầu vào thấp kém. Những khó khăn ấy đã khiến việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn của trường gặp khó khăn bộn bề. Tuy nhiên trường chúng tôi cũng đã có những thành tích đáng kể trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. Chính vì vậy ở bài viết này, tôi xin lựa chọn đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 12 với mong muốn góp một phần nhỏ tháo gỡ khó khăn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn của trường nhà cũng như các trường THPT.
*Mục đích nghiên cứu
	Mục đích của đề tài này là nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 12: cách chọn, cách tổ chức và giảng dạy 
* Đối tượng nghiên cứu 
	Lớp 12A4, 12A5 và 12A7 trường PT Nguyễn Mộng Tuân năm học 2015 –2016 
*Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
+ Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi Văn:
	 Tài liệu Hội nghị tập huấn giáo viên dạy học sinh giỏi Văn ở trường THPT (tập1,2,3).
	 Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn THPT.
	 Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn.
	 Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT chuyên môn Ngữ văn.
	 Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên lớp 10, 11, 12 môn Ngữ văn.
	+ Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu SGK, SGV lớp 10,11,12.
- Nghiên cứu thực tiễn 
	Để tiến hành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau: 
 + Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
 + Phương pháp điều tra, khảo sát. 
	+ Phương pháp gợi mở.
	+Tổng kết kinh nghiệm. 
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận.
	Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp (Thân Nhân Trung). Quả vậy, một đất nước muốn phát triển mạnh mẽ, vững bền thì phải có nhân tài, muốn có nhân tài phải bồi dưỡng. Vì vậy bồi dưỡng nhân tài là một việc làm mà bất cứ một quốc gia , một xã hội nào đều phải coi trọng và quan tâm nhất là đối với nước ta đang trong thời kì hội nhập quốc tế.
	Nhân tài văn học góp phần không nhỏ vào sự hưng thịnh của đất nước, của dân tộc. Do vậy bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở một trường THPT chính là bồi dưỡng nhân tài không chỉ dự nguồn, cung cấp lực lượng tham gia vào đấu trường thế giới mà còn tạo ra nhân tài xây dưng và bảo vệ Tổ quốc trong mọi lĩnh vực đặc biệt lĩnh vực văn hóa, văn học, báo chí.
	Trong nhà trường THPT, bồi dưỡng học sinh giỏi Văn không chỉ là trách nhiệm của một nhà trường đối với đất nước mà còn là trách nhiệm của mỗi giáo viên giảng dạy văn học đối với việc phát triển năng lực và tâm hồn của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
	Qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy 18 năm ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân, tôi thấy việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn ở các trường THPT đã được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hoá quan tâm như mở các đợt tập huấn hàng năm, các đợt hội thảo cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Đặc biệt ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân với đầu vào thấp kém thì càng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể những năm trước đây giáo viên còn lúng túng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn, học sinh chưa có phương pháp học, vì thế kết quả thi HSG Tỉnh lớp 12 cũng chưa cao. 
	Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 12 với mong muốn giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng dạy và học trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. 
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 12.
2.3.1. Chọn đội tuyển.
	Chọn đội tuyển ở một trường có đầu vào thấp kém như trường PT Nguyễn Mộng Tuân quả là một việc làm khó, bởi những học sinh khá giỏi đã dự thi vào THPT Đông Sơn I chỉ còn những em trung bình và vài em trung bình khá mới nạp đơn thi vào trường này. Trước tình hình đó, chúng tôi đành phải “so đũa chọn cột cờ” theo kiểu lượm lặt những em: 
 - Có tính phát hiện và giải quyết trúng vấn đề.
	- Có sự lập luận chặt chẽ.
 	- Diễn đạt lô-gic, hành văn trong sáng, sáng tạo. Đặc biệt là chuyên cần và tâm huyết với văn chương.
	Để có những học sinh như vậy, yêu cầu việc chọn đội tuyển phải chính xác, khách quan thi tuyển sàng lọc dần.
2.3.2. Chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy.
	 Người ta thường nói “Có bột mới gột nên hồ”, nhưng muốn gột được hồ cũng phài chọn người. Cho nên vấn đề chọn giáo viên giảng dạy cho đội tuyển cũng rất quan trọng. Ở một trường thành lập mới gần 18 năm, thì việc chọn đội ngũ giáo viên có bề dày kinh nghiệm cũng như kiến thức uyên thâm trong việc luyện đội tuyển thì quả là rất khó. Thế nhưng đứng trước nhiệm vụ giáo dục, chúng tôi mạnh dạn đề xuất lựa chọn những giáo viên:
	- Có vốn kiến thức sâu rộng, có khả năng bình văn .
	- Giáo viên say mê với nghề, có tinh thần tự học, tự sáng tạo và tâm đắc với công tác đội tuyển văn.
	- Đặc biệt là những giáo viên giỏi, giáo viên trước đây đã từng học trường chuyên, lớp chọn. Bởi họ thực sự là những người có tố chất, có năng khiếu văn chương thầy không giỏi, không có năng khiếu thì không bồi dưỡng học sinh giỏi được.
2.3.3. Tổ chức lớp đội tuyển.
 	Có học sinh, có thầy rồi cần bố trí giáo viên dạy đổi tuyển và kiêm chủ nhiệm lớp có đội tuyển cả 3 năm (từ lớp 10 - 12). Có như vậy thì khi giáo viên dạy cũng như học sinh học mới thấy hết chỗ mạnh, chỗ yếu của học sinh, để từ đó có cách dạy và bồi dưỡng thích hợp cho từng em.
2.3.4. Dạy đội tuyển.
	Việc giảng dạy của thầy và học tập của trò là khâu quan trọng quyết định sự thành bại của đội tuyển nên công việc này cần phải được coi trọng. Để phát huy thế mạnh của giáo viên, chúng tôi một mặt giao cho giáo viên trực tiếp dạy văn của lớp chủ trì đội tuyển trong 3 năm (lớp10,11,12), mặt khác phân công những giáo viên đã có kinh nghiệm cùng tham gia. 
	Về công tác giảng dạy của giáo viên, thực ra tôi chưa có kinh nghiệm nhiều như các giáo viên dạy trường chuyên, giáo viên có bề dày kinh nghiệm nhưng qua thực tế làm việc tôi xin được phép làm gì nói nấy.
2.3.4.1. Kỹ năng làm bài nghị luận xã hội
a. Kỹ năng làm bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý
Bước 1: Tìm hiểu đề
	Xác định ba yêu cầu:	- Yêu cầu về nội dung: Vấn đề cần nghị luận là gì? Cách sống; hoạt động sống;
mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người; các quan hệ ngoài xã hội? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?...
	- Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng? (giải thích, chứng minh, bình luận...).
	- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống, trong thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: 
	- Giới thiệu tư trưởng, đạo lý cần nghị luận.
a. Thân bài:
	- Cần trình bày các ý chính sau:
	- Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn luận:
	+ Lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, để hiểu đúng đắn sâu sắc có tính biện chứng của luận đề. Rút ra được ý nghĩa của luận đề.
	- Phân tích, chứng minh vấn đề bằng những dẫn chứng cụ thể
	+ Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ.
	+ Tìm hiểu điều cần phải chứng minh, đồng thời cần phải làm cho người khác thống nhất và đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
	+ Lựa chọn dẫn chứng: từ thực tế cuộc sống, tư liệu lịch sử. Dẫn chứng phải tiêu biểu sáng tỏ điều cần chứng minh. Dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích để có tính thuyết phục cao. Cần sắp xếp dẫn chứng thành một thệ thống mạch lạc và chặt chẽ theo một trình tự thời gian, không gian.
	- Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề): Phải bày tỏ thái độ một cách khách quan tránh phiến diện. Có 3 khả năng: hoàn toàn nhất trí, hoặc chỉ nhất trí một phần, hoặc không chấp nhận (bác bỏ). Sau đó bình luận, mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sau hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
c. Kết bài:
	- Liên hệ thực tế bản thân.
	- Rút ra bài học cho bản thân: bài học nhận thức và hành động.
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
	- Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý).
	- Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Bài viết cần trình bày ngắn gọn, mạch lạc, và có tính thuyết phục cao.
Hướng dẫn luyện tập.
Đề bài:
Anh /chị hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ: “ Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”. (Bài viết khoảng 600 từ).
* Tìm hiểu đề
- Yêu cầu về nội dung: con người cần chọn cách sống thực tế, phù hợp với khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông.
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.
* Lập dàn ý
Mở bài:
	Giới thiệu câu ngạn ngữ: “ Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều có thể ”.
Thân bài:
* Giải thích:
	- “Điều ta ước muốn” là những khát vọng, ước mơ của con người.
	- “Điều ta có thể” là những gì nằm trong khả năng của bản thân.
	- Ý nghĩa của câu ngạn ngữ: Con người cần chọn cách sống thực tế, phù hợp với khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông.
* Phân tích, chứng minh:
	- Câu nói nêu ra một quan niệm sống tích cực đem lại niềm vui, niềm tin cho con người.
	- Nếu “ước muốn” quá cao xa, không phù hợp với khả năng của bản thân thì việc làm không có kết quả. Từ đó, con người sẽ chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống.
	- Sống theo những điều làm được trong khả năng của mình thì công việc có kết quả. Vì vậy, con người sẽ có niềm tin, phát huy năng lực đóng góp cho xã hội.
( Nêu dẫn chứng ).
* Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề): 
	- Khẳng định câu nói hoàn toàn đúng.
	- Nêu ý nghĩa của câu nói.
	+ Ước mơ có vai trò quan trọng trong đời sống con người.
	+ Mơ ước, khát vọng tạo động lực cho con người phấn đầu vươn lên trong học tập và lao động.
	+ Sống không có mơ ước, luôn vừa lòng với thực tại thì cuộc sống trở nên trì trệ.
=> Câu ngạn ngữ: Là bài học cho con người trong cách chọn cách sống: biết ước mơ nhưng cần thực tế, phù hợp với khả năng của mình, để không rơi vào viễn vông. 
Kết bài:
	- Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức, hành động: Sống tích cực, phải có ước mơ cao đẹp và ước mơ phải phù hợp với năng lực của bản thân.
b. Kỹ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Bước 1: Tìm hiểu đề
	Xác định ba yêu cầu:
	- Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hện giữa các ý thế nào?
	- Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính sự cần sử dụng? (giải thích, chứng minh, bình luận...)
	- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Trong văn học, trong đời sống thực tiễn (Chủ yếu là đời sống thực tiễn)
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài:
	- Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
b. Thân bài:
	- Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng.
	- Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh.
	- Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực); tác hại – hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực).
	- Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực).
c. Kết bài
	- Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.
	- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân.
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
2.3.4.2. Kĩ năng làm bài nghị luận văn học
a. Kĩ năng làm bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
 Bước 1: Tìm hiểu đề
	- Xác định dạng đề.	
	- Yêu cầu nội dung (đối tượng ).
	- Yêu cầu về phương pháp.
	- Yêu cầu về phạm vi, tư liệu, dẫn chứng.
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài:
 Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ ).
b. Thân bài:
 Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
c. Kết bài :
 Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
Bước 3: Viết bài.
Hướng dẫn luyện tập.
 Đề bài:
 Phát biểu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
* Tìm hiểu đề
	- Nội dung vấn đề cần nghị luận.
	- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài Tây Tiến.
	- Kiểu bài vầ thao tác lập luận:
	+ Nghị luận văn học ( Nghị luận về một đoạn thơ).
	+ Thao tác lập luận chính: Phân tích, chứng minh, bình luận.
	- Phạm vi tư liệu và dẫn chứng:
	Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh).
* Dàn ý chi tiết:
 Mở bài:
	- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc, có sắc thái rất riêng, đậm chất nữ tính của một tâm hồn phụ nữ rất thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương. Sóng được sáng tác năm 1967, là bài thơ đặc sắc về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
	- Giới thiệu về luận đề: Bài thơ Sóng là tiếng lòng chân thành, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
 Thân bài: 	
	- Giới thiệu hình tượng sóng: là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh, Sóng là sự ẩn thân, hóa thân của nhân vật trữ tình “em”. Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái, cung bậc tình cảm, tâm hồn cảu người phụ nữ trong tình yêu : nhân hậu, khao khát yêu thương và luôn hướng tới một tình yêu cao thượng lớn lao.
	- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu:
 	+ Thể hiện tiếng nói của trái tim tuổi trể mang khát vọng tình yêu muôn thuở (Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế/ Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ).
	+ Khao khát khám phá sự bí ẩn cảu qui luật tình yêu nhưng không tìm thấy câu trả lời ( Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).
	+ Bộc lộ một tình yêu sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, một nỗi nhớ cồn cào,da diết, chiếm lĩnh cả thời gian và không gian (Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước... Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức...).
	+ Luôn hướng tới một tình yêu thủy chung, son sắt ( Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương).
	+ Ước vọng một tình yêu vĩnh hằng, bất tử để làm đẹp cho cuộc đời (Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ). 
	- Đặc sắc nghệ thuật: ẩn dụ ( mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một cách sinh động, gợi cảm); thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của sóng; ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi.
	- Bàn luận chung: Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thương. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu cảu người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Kết bài: 
	- Đánh giá chung: Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh và của thơ ca Việt Nam hiện đại viết về đề tài tình yêu.
	- Khẳng định: Giá trị nhân văn của bài thơ chính là sự khắc họa vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
 b. Kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 
 Bước 1: Tìm hiểu đề 
	- Xác định dạng đề.
	- Yêu cầu về phương pháp.
	- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
 Bước 2: Lập dàn ý
 a. Mở bài:
 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. 
 b. Thân bài:
 Phân tích nhưng giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất cảu tác phẩm, đoạn trích.
 c. Kết bài:
 Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
 Bước 3: Viết bài
 Hướng dẫn luyện tập
 Đề bài:
	 Suy nghĩ của anh/chị về nét đặc sắc trong cách xây dựng tình huống truyện qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
 Dàn ý
 Mở bài: 
	- Giới thiệu về tác gải, tác phẩm: Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ, là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ năm 1975. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau năm 1975.
	- Giới thiệu về luận đề: Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo xoay quanh chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng, qua đó thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và băn khoăn về thân phận con người.
 Thân bài: 
	- Giới thiệu tình huống truyện: Đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lý của cuộc sống. Nghệ sĩ Phùng đến vùng biển miền Trung chụp ảnh làm lịch và tiếp cạn được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm hết sức thơ mộng. Ngay sau đó, tại bãi biển, anh chứng kiến nghịch cảnh trong cuộc sống – đó là cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài sống trên chính chiếc thuyền kia.
	- Khía cạnh nghịch lí của tình huống:
	+ Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen tối, người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt...
	+ Người vợ tốt lại bị chồng ngược đãi: vợ bị bao hành nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng, lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó, người chồng vẫn gắn bó nhưng vẫn cứ hành hạ vợ, con đánh bố...
	- Khía cạnh nhận thức của tình huống: Thể hiện qua những phát hiện đời sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu.
	+ Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ (qua nhân vật Phùng):
Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngất trước cái đẹp bề ngoài cảu hình ảnh con thuyền, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong con thuyền).
Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấy cuộc sống nhức nhối ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình).
Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.
	+ Nhận thức về con người và xã hội cảu người cán bộ (qua nhân vật Đẩu):
Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí triêng), đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp ( ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự việc, sau anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều rằng buộc phức tạp hơn nhiều).
Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực.
	- Bàn luận chung: Việc xây dựng tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa trong việc góp phần làm nổi bật chủ đề - tư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_v.doc