SKKN Đổi mới phương pháp ôn thi thpt quốc gia môn Lịch sử cho học sinh khối 12 nhằm làm tốt đề thi trắc nghiệm

SKKN Đổi mới phương pháp ôn thi thpt quốc gia môn Lịch sử cho học sinh khối 12 nhằm làm tốt đề thi trắc nghiệm

Lịch sử là một môn Khoa học xã hội. Trong thời gian gần đây, việc thi Tốt nghiệp của học sinh THPT phải trải qua 4 Bài thi, trong đó Bài thi thứ tư là một bài Tổ hợp, hoặc bài Tổ hợp KHTN gồm Lí – Hóa - Sinh, hoặc bài Tổ hợp KHXH gồm Sử - Địa – GDCD.

Ở các trường lớn (Trường trung tâm) do có nhiều điều kiện học tập, chất lượng các môn học Tự nhiên cao nên đa số học sinh ở các trường đó chọn thi THPT Quốc gia Bài thi thứ tư là Tổ hợp KHTN. Nhưng ở các trường vùng sâu xa, kinh tế khó khăn như trường THPT Nguyễn Quán Nho, Huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, chất lượng các môn Tự nhiên kém, nên đến lớp 12, khi đăng kí nguyện vọng ôn thi THPT Quốc gia, có tới hơn một nửa số học sinh khối 12 đăng kí Bài thi thứ tư là Tổ hợp KHXH. Và môn Lịch sử là một trong những môn học thuộc Tổ hợp này.

Có thể nói trong ba môn của Tổ hợp bài thi KHXH, môn Lịch sử được đánh giá là khó nhất. Trên thực tế đúng là như vậy. Kiến thức ôn thi rất nhiều, bao gồm cả kiến thức lớp 11. Công việc học tập môn Lịch sử đã khó, hình thức thi trắc nghiệm với nhiều đơn vị kiến thức dàn trải, trong khi kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử các em còn ít ỏi khiến chất lượng bài thi trắc nghiệm mộn Lịch sử rất thấp.

Để khắc phục tình trạng trên, trong năm học 2018 – 2019 tôi mạnh dạn đề xuất Sáng kiến “Đổi mới phương pháp ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử cho học sinh khối 12 nhằm làm tốt đề thi trắc nghiệm”

 

doc 21 trang thuychi01 24063
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp ôn thi thpt quốc gia môn Lịch sử cho học sinh khối 12 nhằm làm tốt đề thi trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH KHỐI 12 NHẰM LÀM TỐT ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
 Người thực hiện: Lê Thị Hường.
 Chức vụ: Giáo viên.
 SKKN thuộc môn: Lịch sử.
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài	
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của Sáng kiến
2.1.Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Ôn tập theo bài, theo chương hay chủ đề 
2.3.2. Gắn ôn tập với thực hành các dạng câu hỏi trắc nghiệm
2.3.3. Xác định từ khóa và cụm từ khóa
2.3.4. Phân biệt những cụm từ khóa khá giống nhau
2.3.5. Nhận dạng bản chất câu hỏi.
2.2.6. Phản ứng trả lời nhanh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
2.4.2. Đối với bản thân và đồng nghiệp.
2.4.3. Đối với nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1.Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 
3
3
3
3
3
4 
4
4
6
6
8
12
12
13
13
18
18
19
19
20
20
20
21
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử là một môn Khoa học xã hội. Trong thời gian gần đây, việc thi Tốt nghiệp của học sinh THPT phải trải qua 4 Bài thi, trong đó Bài thi thứ tư là một bài Tổ hợp, hoặc bài Tổ hợp KHTN gồm Lí – Hóa - Sinh, hoặc bài Tổ hợp KHXH gồm Sử - Địa – GDCD.
Ở các trường lớn (Trường trung tâm) do có nhiều điều kiện học tập, chất lượng các môn học Tự nhiên cao nên đa số học sinh ở các trường đó chọn thi THPT Quốc gia Bài thi thứ tư là Tổ hợp KHTN. Nhưng ở các trường vùng sâu xa, kinh tế khó khăn như trường THPT Nguyễn Quán Nho, Huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, chất lượng các môn Tự nhiên kém, nên đến lớp 12, khi đăng kí nguyện vọng ôn thi THPT Quốc gia, có tới hơn một nửa số học sinh khối 12 đăng kí Bài thi thứ tư là Tổ hợp KHXH. Và môn Lịch sử là một trong những môn học thuộc Tổ hợp này.
Có thể nói trong ba môn của Tổ hợp bài thi KHXH, môn Lịch sử được đánh giá là khó nhất. Trên thực tế đúng là như vậy. Kiến thức ôn thi rất nhiều, bao gồm cả kiến thức lớp 11. Công việc học tập môn Lịch sử đã khó, hình thức thi trắc nghiệm với nhiều đơn vị kiến thức dàn trải, trong khi kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử các em còn ít ỏi khiến chất lượng bài thi trắc nghiệm mộn Lịch sử rất thấp.
Để khắc phục tình trạng trên, trong năm học 2018 – 2019 tôi mạnh dạn đề xuất Sáng kiến “Đổi mới phương pháp ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử cho học sinh khối 12 nhằm làm tốt đề thi trắc nghiệm”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng ôn tập thi THPT Quốc gia của bộ môn Lịch sử trong nhà trường. Chia sẻ những kinh nghiệm ôn thi với đồng nghiệp cùng chuyên môn để giáo viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau, góp phần thúc đẩy hiệu quả giáo dục.
Giúp học sinh có phương pháp ôn tập tốt nhất, có kiến thức, kĩ năng cơ bản để giải quyết được các dạng câu hỏi trắc nghiệm có trong đề thi. Điểm thi của bộ môn đạt từ trung bình trở lên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử, trường THPT Nguyễn Quán Nho, Huyện Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tổng hợp tư liệu, chọn lọc, phân tích, so sánh các tài liệu liên quan cần thiết.
Sử dụng công nghệ thông tin để soạn bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, các đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia cho học sinh làm.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Phương pháp thống kê kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến 
Phương pháp dạy học Lịch sử là một khoa học, nó nghiên cứu và phát hiện quy luật của quá trình dạy học Lịch sử, xác định nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phù hợp với đặc trưng bộ môn, tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và mục tiêu đào tạo của nhà trường Việt Nam [1]
Phương pháp dạy học Lịch sử phải trả lời được ba câu hỏi: 
Dạy học Lịch sử để làm gì? (tức là mục đích)
Dạy học cái gì? (tức là nội dung)
Dạy học như thế nào? (tức là phương pháp).
Giáo dục phổ thông ở Việt Nam đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, chuyển từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến việc học sinh vận dụng được gì qua việc học. Để làm được điều đó, cần phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, cách giải quyết vấn đề và đổi mới cả khâu kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học.[2] Những năm gần đây, đông đảo giáo viên đã nhận thức đúng về đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng được các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, sử dụng tốt công nghệ thông tin và thiết bị trong dạy học... Tuy nhiên, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là chủ yếu... 
Muốn bắt kịp xu thế đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2018, muốn hình thành cho học sinh kỹ năng xử lí được các dạng câu hỏi, đề thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là đổi mới ôn tập thi Trung học phổ thông quốc gia. Vì vậy, tôi đã viết sáng kiến “Đổi mới phương pháp ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử cho học sinh khối 12 nhằm làm tốt đề thi trắc nghiệm”
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Mục tiêu của bộ môn Lịch sử là nhằm “giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, cách mạng; bồi dưỡng các kĩ năng tư duy, hành động, thái độ ứng sử đúng đắn trong đời sống xã hội”[3]
Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, đổi mới cách thức ra đề, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Song thực chất, chất lượng dạy học Lịch sử ở các trường phổ thông vẫn còn nhiều hạn chế do sự nặng nề, quá tải về nội dung trong từng tiết học, sự thờ ơ của xã hội vì học xong không biết để làm gì... 
	Những năm gần đây, ngành giáo dục có nhiều sáng kiến, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm khắc phục nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Kể từ năm 2017, đề thi THPT Quốc gia môn Lịch sử cũng có sự thay đổi, chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Phạm vi kiến thức, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm không tập trung ở một số chương, bài mà phủ rộng bao quát toàn bộ chương trình lớp 12. Kể từ năm 2018, đề thi sẽ bao gồm cả kiến thức lớp 11 và 12, trong đó tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử thuộc kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 30% và lớp 12 là 70%. Năm 2019, tỉ lệ câu hỏi trắc nghiêm Lịch sử thuộc kiến thức Lịch sử lớp 10 là 10%. Số lượng câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới chiếm khoảng 30% và số lượng câu hỏi thuộc phần Lịch sử Việt Nam khoảng 70%. Đổi mới hình thức thi trắc nghiệm sẽ tránh được tình trạng học tủ, học thuộc lòng, hạn chế tối đa tình trạng gian lận trong thi cử. 
Theo số liệu đăng kí tổ hợp môn thi để xét công nhận Tốt nghiệp và Cao đẳng, Đại học tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Quán Nho – Thiệu Hóa – Thanh Hóa (và cả các trường THPT ở nhiều địa phương khác trên cả nước, số học sinh chọn môn Lịch sử (thuộc tổ hợp Khoa học xã hội bao gồm các môn: Sử, Địa, Giáo dục công dân) trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017, năm 2018 và 2019 đông hơn nhiều so với số học sinh chọn tổ hợp Khoa học tự nhiên (bao gồm các môn: Lí, Hóa, Sinh). Có lẽ vì học sinh không phải viết, không phải trình bày như hình thức thi tự luận như những năm trước đây mà là do chuyển sang thi trắc nghiệm sẽ “dễ thở” hơn đối với học sinh.
Thực tế kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia môn Lịch Sử tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Quán Nho năm 2018 cho thấy, điểm thi trắc nghiệm thuộc tổ hợp Khoa học xã hội mặc dù mới ở ngưỡng trung bình, xong vẫn cao hơn điểm thi thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên, số điểm liệt thuộc tổ hợp Khoa học xã hội không có. Số lượng thí sinh đăng kí thi tổ hợp Khoa học xã hội năm 2019 cũng cao hơn năm ngoái. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với giáo viên dạy học bộ môn và đặc biệt là giai đoạn ôn thi THPT Quốc gia là phải đổi mới phương pháp ôn thi sao cho hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh. Nếu vẫn duy trì thói quen dạy học và kiểm tra, đánh giá như cũ, kết quả điểm thi của bộ môn sẽ thấp.
Sang năm 2019, phạm vi kiến thức ôn tập rộng bao gồm toàn bộ Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam ở cả hai khối 11 và 12, trừ phần giảm tải (không giống như đề thi năm 2017 chỉ có ở lớp 12). Nếu có phương pháp ôn thi, hướng dẫn học sinh ôn tập tốt, biết phân loại đối tượng học sinh, nắm được đặc điểm từng lớp, xây dựng kế hoạch ôn thi khoa học, phù hợp... việc đạt kết quả cao vẫn có khả năng thực hiện được.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Những phương pháp chủ đạo trong quá trình ôn tập thi Trung học phổ thông quốc gia cho học sinh được tôi sử dụng và trình bày cụ thể trong sáng kiến gồm: Phương pháp ôn tập theo bài, theo chương hay chủ đề; Phương pháp gắn ôn tập với thực hành các dạng câu hỏi trắc nghiệm; Phương pháp xác định từ khóa và cụm từ khóa; Phương pháp phân biệt những cụm từ khóa khá giống nhau; Phương pháp nhận dạng bản chất câu hỏi, hương pháp phản ứng trả lời nhanh. 
Tổ chức thực hiện: Lớp thực nghiệm là lớp 12C4, lớp đối chứng (sử dụng phương pháp cũ) là lớp 12C5 - trường Trung học phổ thông Nguyễn Quán Nho, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
Trong quá trình ôn thi, giáo viên phải sử dụng và kết hợp nhiều nhiều phương pháp sao cho hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
2.3.1. Ôn tập theo bài, theo chương hay chủ đề 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập lại kiến thức theo từng bài, chương hay chủ đề cụ thể. Cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Dùng bảng hệ thống kiến thức để tìm ra mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức với nhau, từ đó học sinh biết cách làm các dạng câu hỏi từ nhận biết đến thông hiểu, từ vận dụng thấp đến vận dụng cao (50% câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, còn lại 50% thuộc mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao).
Ví dụ: Chủ đề Quan hệ quốc tế (1945 – nay), cần hướng dẫn học sinh nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo bảng hệ thống kiến thức sau:
I. Sự hình thành và sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta (1945-1991)
II. Chiến tranh lạnh
(1947-1989)
III. Thế giới sau Chiến tranh lạnh
 (1991 - nay)
1. Sự hình thành 
+ Hoàn cảnh:
- tháng 2/1945, Chiến tranh thế giới II sắp kết thúc... ba nước Xô, Mĩ, Anh họp Hội nghị tại Ianta.
+ Nội dung:
- Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
- Thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc (...)
- Thỏa thuận về việc phân chia phạm vi đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước ở châu Âu và châu Á...
+ Hệ quả:... hình thành trật tự hai cực Ianta.
2. Sự sụp đổ 
+ Sự xói mòn: sự kiện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời 1949 đã tạo ra bước đột phá vào Trật tự hai cực Ianta...
+ 1989 - 1991, chủ nghĩa xã hội lần lượt tan rã ở Đông Âu và Liên Xô, kéo theo sự giải thể của tổ chức SEV và Vacsava... 
1. Nguồn gốc
- Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược phát triển giữa Liên Xô và Mĩ...
- Do ảnh hưởng của Liên Xô và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau chiến tranh.
- Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất...
2. Khởi đầu 
- 3/1947, Truman chính thức phát động Chiến tranh lạnh.
- 6/1947, Mĩ triển khai kế hoạch Macsan.
- 4/1949, Mĩ thành lập khối quân sự NATO.
- 1/1949, Liên Xô và Đông Âu thành lập SEV.
- 5/1955, Liên Xô và Đông Âu thành lập khối quân sự Vacsava.
3. Xu thế hòa hoãn Đông-Tây và Chiến tranh lạnh kết thúc.
- Các sự kiện trong thập niên 70 thể hiện xu thế hòa hoãn Đông -Tây...
- 12/1989, Xô-Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (...)
- Năm 1991, trật tự hai cực Ianta tan rã, xu thế mới đã xuất hiện trong quan hệ quốc tế:
+ Một trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu thế “đa cực “với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Bang Nga...
+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
+ Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực “để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng không dễ gì để thực hiện được tham vọng đó.
+ Hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định 
(Bán đảo Bancăng, một số nước Tây Phi, Tây Á)
- Bước sang thế kỷ XXI, chủ nghĩa khủng bố đã đặt các quốc gia - dân tộc đứng trước những nguy cơ khó lường. 
 Qua bảng hệ thống kiến thức trên, học sinh tái hiện lại những kiến thức cơ bản thuộc phần quan hệ quốc tế (1945 – nay), thấy được mối liên hệ, tính logic giữa các nội dung kiến thức, từ đó học sinh có thể làm được các dạng câu hỏi trắc nghiệm liên quan từ mức độ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng. Tương tự như vậy đối với các đơn vị kiến thức khác. 
2.3.2. Gắn ôn tập với thực hành các dạng câu hỏi trắc nghiệm
 Sau khi ôn tập xong phần kiến thức cơ bản, giáo viên chuẩn bị sẵn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh làm tại lớp, nếu thời gian không đủ, có thể cho học sinh về nhà làm, đầu buổi ôn tập sau sẽ chữa nhanh.
Ví dụ: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Quan hệ quốc tế (1945 – nay) như sau:
Câu 1. Hội nghị Ianta diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A. ngày càng lan rộng. B. đã hoàn toàn kết thúc.
C. bước vào giai đoạn kết thúc. D. bùng nổ và đang diễn ra ác liệt.
Câu 2. Hội nghị Ianta được tổ chức tại quốc gia nào sau đây?
A. Anh. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Pháp.
Câu 3. Tham dự hội nghị Ianta gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ. C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
B. Anh, Pháp, Liên Xô. D. Liên Xô, Mĩ, Pháp.
Câu 4. Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (tháng 7 - 8/1945) được giao cho quân đội những nước nào?
A. Anh và Pháp. B. Anh và Trung Hoa Dân Quốc. 
C. Anh và Mĩ. D. Pháp và Trung Hoa Dân Quốc. 
Câu 5. Theo thỏa thuận của các cường quốc tại hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. các nước Đông Âu. B. các nước phương Tây.
C. Mĩ, Anh và Liên Xô. D. Đức, Pháp và Nhật Bản.
Câu 6. Khu vực nào không thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô?
A. Đông Đức. B. Đông Âu. C. Tây Đức . D. Đông Beclin.
Câu 7. Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta là
A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
B. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
D. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không nằm trong quyết định của hội nghị Ianta?
A. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
D. Hợp tác giữa các nước nhằm khôi phục lại đất nước sau chiến tranh.
Câu 9. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại hội nghị Ianta là
A. phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
B. kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
D. thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
Câu 10. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai gọi là
A. trật tự hai cực Xô - Mĩ. B. trật tự hai cực Ianta.
C. trật tự hai cực Đông - Tây. D. trật tự Vécxai - Oasinh tơn.
Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về Trật tự hai cực Ianta?
A. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
B. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta.
D. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
Câu 12. Hội nghị Ianta có những quyết định quan trọng, ngoại trừ việc
A. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
C. phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
Câu 13. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về Hội nghị cấp cao Ianta? 
A. Sự kiện này liên quan mật thiết tới hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh.
B. Nhiệm vụ trước mắt để kết thúc chiến tranh là tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
C. Ở châu Á, Mĩ vừa chiếm đóng Nhật Bản vừa có quyền lợi ở Trung Quốc.
D. Tham dự hội nghị có nguyên thủ của 3 nước Liên Xô, Mĩ và Anh.
Câu 14. Những quyết định của Hội nghị Ianta đã dẫn đến hệ quả gì đối với tình hình thế giới?
A. Làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.
B. Đánh dấu sự phát triển của một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. Khuôn khổ trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập: trật tự hai cực Ianta
D. Đánh dấu sự xác lập vai trò duy nhất thống trị toàn cầu của Mĩ.
Câu 15. Điểm giống nhau giữa Trật tự hai cực Ianta với trật tự thế giới theo hệ thống hòa ước Vecsai - Oasinhtơn là
A. phân chia thành quả sau chiến tranh. 
B. hình thành một trật tự thế giới mới.
C. hình thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. 
D. thành lập được một tổ chức quốc tế.
Câu 16. Trong quyết định của Hội nghị Ianta về Nhật Bản (2/1945), vấn đề nào nổi cộm trong quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản với Liên bang Nga hiện nay?
A. Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. 
C. Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin.
D. Liên Xô được thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân.
Câu 17. Khởi nguồn của sự chia cắt nước Đức và bán đảo Triều Tiên là do
A. Chiến tranh lạnh. B. quyết định của hội nghị Ianta. 
C. sự đối đầu Xô-Mĩ. D. mâu thuẫn Đông - Tây.
Câu 18. Sự kiện nào sau đây đã tạo ra bước đột phá, làm xói mòn Trật tự hai cực Ianta?
A. Cách mạng Việt Nam thành công (1975).
B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
C. Cách mạng Cuba thành công (1959). 
D. Nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập (1950).
Câu 19. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vì
A. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
B. cực Liên Xô tan rã, các nước Đông Âu quay trở lại con đường TBCN.
C. ảnh hưởng của Xô - Mĩ bị thu hẹp ở nhiều nơi trên thế giới.
D. phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.
Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mĩ muốn làm bá chủ thế giới.
B. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược phát triển giữa 2 nước.
C. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử.
D. cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.
Câu 21. Mục tiêu chiến lược của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản.
C. Đoàn kết phong trào công nhân quốc tế.
D. Giúp Đông Âu phát triển kinh tế.
Câu 22. Mục tiêu, chiến lược của Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới là gì?
A. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. 
C. Can thiệp sâu vào công việc nội bộ của nhiều nước trên thế giới.
D. Chống Liên Xô, chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới.
Câu 23. Sự kiện nào được xem là mốc khởi đầu cho “Chiến tranh lạnh”?
A. Diễn văn của ngoại trưởng Mácsan.
B. Chiến lược toàn cầu của Kennơđi.
C. Thông điệp của Tổng thống Truman.
D. Đạo luật “trung lập” được Quốc hội Mĩ thông qua.
Câu 24. Khối quân sự NATO đối đầu với khối quân sự
A. SEATO. B. CENTO. C. VACSAVA. D. ANZUS.
Câu 25. Cuộc chiến tranh lạnh kê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_ch.doc