SKKN Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ đọc Văn lớp 11

SKKN Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ đọc Văn lớp 11

 Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là môn học đặc thù, bên cạnh tính chất khoa học, môn Ngữ văn còn mang đậm “chất văn”, “văn học là nhân học”. Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì vậy, thông qua quá trình dạy và học môn Ngữ văn có thể hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Muốn đạt tới mục đích đó, một giờ học văn phải có sự tích cực hợp tác của cả thầy và trò; không chỉ giáo viên phải chuẩn bị kế hoạch dạy học cụ thể mà học sinh cũng cần chuẩn bị bài trước khi lên lớp một cách chu đáo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số học sinh chưa hứng thú trong học tập, chuẩn bị bài mới chưa thật chu đáo, phần lớn còn thụ động trong soạn bài mới và coi đó là nhiệm vụ bắt buộc khi lên lớp.

Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục Trung học phổ thông hiện nay “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Dạy Đọc văn cũng không nằm ngoài xu hướng đó, phải hướng học sinh vào hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm theo đúng đặc thù quy luật sáng tạo và cảm thụ văn học. Với giáo viên, để phát huy vai trò chủ thể - năng lực cảm thụ văn chương của học sinh cần khơi gợi, tổ chức, dẫn dắt các em tham gia tích cực, chủ động vào bài học. Muốn vậy, chính các em phải chuẩn bị bài trước một cách khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đó cũng chính là con đường từng bước rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học.

 Làm thế nào để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà một cách hiệu quả trong một giờ Đọc văn lớp 11 là vấn đề hiện nay còn nhiều khoảng trống chưa được bàn sâu trong các công trình nghiên cứu. Hơn nữa, đây là vấn đề mang tính thực tiễn, thực sự cần thiết để chuẩn bị cho chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới.

 Từ những lí do trên, với mong muốn giúp học sinh có thể tiếp cận bài học một cách dễ dàng, đơn giản hơn, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân và có hứng thú trong một giờ Đọc văn, tôi đã đầu tư công sức, trí tuệ, nghiên cứu áp dụng sáng kiến “Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11”.

 

doc 27 trang thuychi01 25271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ đọc Văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI TRONG GIỜ ĐỌC VĂN LỚP 11
Người thực hiện: Nguyễn Thanh Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Phụ lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong nhà trường phổ thông, Ngữ văn là môn học đặc thù, bên cạnh tính chất khoa học, môn Ngữ văn còn mang đậm “chất văn”, “văn học là nhân học”. Môn Ngữ văn còn có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì vậy, thông qua quá trình dạy và học môn Ngữ văn có thể hướng tới phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Muốn đạt tới mục đích đó, một giờ học văn phải có sự tích cực hợp tác của cả thầy và trò; không chỉ giáo viên phải chuẩn bị kế hoạch dạy học cụ thể mà học sinh cũng cần chuẩn bị bài trước khi lên lớp một cách chu đáo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa số học sinh chưa hứng thú trong học tập, chuẩn bị bài mới chưa thật chu đáo, phần lớn còn thụ động trong soạn bài mới và coi đó là nhiệm vụ bắt buộc khi lên lớp.
Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục Trung học phổ thông hiện nay “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Dạy Đọc văn cũng không nằm ngoài xu hướng đó, phải hướng học sinh vào hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm theo đúng đặc thù quy luật sáng tạo và cảm thụ văn học. Với giáo viên, để phát huy vai trò chủ thể - năng lực cảm thụ văn chương của học sinh cần khơi gợi, tổ chức, dẫn dắt các em tham gia tích cực, chủ động vào bài học. Muốn vậy, chính các em phải chuẩn bị bài trước một cách khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đó cũng chính là con đường từng bước rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học.
	Làm thế nào để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà một cách hiệu quả trong một giờ Đọc văn lớp 11 là vấn đề hiện nay còn nhiều khoảng trống chưa được bàn sâu trong các công trình nghiên cứu. Hơn nữa, đây là vấn đề mang tính thực tiễn, thực sự cần thiết để chuẩn bị cho chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới.
	Từ những lí do trên, với mong muốn giúp học sinh có thể tiếp cận bài học một cách dễ dàng, đơn giản hơn, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của bản thân và có hứng thú trong một giờ Đọc văn, tôi đã đầu tư công sức, trí tuệ, nghiên cứu áp dụng sáng kiến “Đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Từ thực tế dạy và học trong các giờ Đọc văn, nghiên cứu đề tài nhằm đóng góp một số giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp trong giờ Đọc văn lớp 11 để các em có tâm thế khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Các bài Đọc văn trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11 - ban cơ bản, bao gồm: đọc - hiểu tác phẩm văn học, văn học sử, lí luận văn học.
	- Giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong các giờ Đọc văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, mối quan hệ giữa Đọc văn và việc chuẩn bị bài ở nhà. 
	- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làm với giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy.
	- Phương pháp quan sát: dự giờ, thăm lớp, tích luỹ kinh nghiệm thực tế.
	- Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi trong nhóm và trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện tiết dạy; trao đổi với học sinh, lắng nghe ý kiến từ phía học sinh.
	- Phương pháp thực nghiệm: hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một số tiết cụ thể, cùng với các câu hỏi kiểm tra, đánh giá sau bài học để đánh giá mức độ hứng thú của học sinh và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn 11
2.1.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Văn hiện nay và việc chuẩn bị bài của học sinh
	Trong xu hướng đổi mới của giáo dục hiện nay, mỗi bài học giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức; học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực. Rất nhiều các kĩ thuật, phương pháp dạy học như: thảo luận nhóm, khăn phủ bàn, bàn tay nặn bột được sử dụng để đạt được mục tiêu đó nhưng với đặc thù của môn Ngữ văn không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng được và không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các khâu trong một giờ học trên lớp. Việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh chuẩn bị bài trước vẫn đảm bảo yêu cầu tương tác giữa người dạy và người học: thầy giao nhiệm vụ- trò nhận nhiệm vụ; trò thực hiện- thầy quan sát theo dõi, trò báo cáo kết quả- thầy nhận xét, đánh giá. 
	Việc chuẩn bị bài, soạn bài trước khi lên lớp của học sinh sẽ hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống thói quen học tập thụ động. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh giúp các em chuẩn bị bài tốt ở nhà trở thành một yêu cầu thiết thực có giá trị to lớn trong tiến trình dạy học trên lớp của thầy và trò, giúp người học chủ động, tích cực trong quá trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở nhà là một nội dung nằm trong phương pháp tự học, mà tự học là phương pháp cốt lõi trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
	Tuy nhiên, một phần công việc thay vì thực hiện trên lớp được chuyển sang thực hiện ở nhà bằng việc chuẩn bị bài trước bởi với một tác phẩm văn học việc thực hiện đầy đủ các khâu này trên lớp là không đủ thời gian cho một dung lượng kiến thức khá nặng hoặc có thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức, thậm chí còn đánh mất đi “chất văn” đặc thù của môn học. Vì vậy, để xóa đi sự chiếu lệ của học sinh khi chuẩn bị bài ở nhà cũng như xóa đi tính hình thức trong việc đảm bảo đủ các công đoạn của một hoạt động dạy- học trên lớp, giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ thể để học sinh chuẩn bị bài một cách thực sự, tạo ra giờ học đạt hiệu quả cao.
2.1.2. Vấn đề dạy Đọc văn với việc chuẩn bị bài của học sinh
	Đọc văn là một phân môn trong bộ môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông bên cạnh hai phân môn khác là Làm văn và Tiếng Việt. Trong một giờ Đọc văn thầy hướng dẫn tổ chức, trò đọc và tìm hiểu văn bản. Với tư cách là một thao tác thì đọc văn được hiểu là đọc văn bản văn học để tìm hiểu, phân tích, cảm nhận giá trị của nó. Với một giờ Đọc văn truyền thống, thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép, giáo viên đóng vai trò tổ chức, định hướng, điều khiển quá trình tiếp nhận của học sinh. Nhưng với quan điểm mới hiện nay, chủ thể học sinh chiếm một vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học. Vì thế, dù giáo viên có chuẩn bị kế hoạch dạy học chu đáo đến mấy đi chăng nữa nhưng học sinh không có sự chuẩn bị bài trước ở nhà thì tiết học đó cũng dễ rơi vào tình trạng “thầy độc thoại”, ý tưởng của giáo viên (mục đích, yêu cầu đặt ra trong bài) khó thành hiện thực. Do vậy, chuẩn bị bài ở nhà là việc làm không thể xem nhẹ trong một giờ Đọc văn. Tất nhiên, việc chuẩn bị như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn của giáo viên thông qua gợi ý và câu hỏi hướng dẫn học bài. Đây là bước đầu tiên giúp học sinh thâm nhập tác phẩm, chuẩn bị tham gia phân tích và tiếp thu bài giảng trên lớp. Trong quá trình chuẩn bị bài học, học sinh phải đọc tác phẩm một cách nghiêm túc, tìm hiểu và nắm một số câu văn cần thiết, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, đặc biệt là các câu hỏi hướng đến việc xây dựng những nội dung đối thoại do giáo viên yêu cầu.
	Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, học sinh nắm được một phần nội dung của tác phẩm, làm cơ sở để tham gia đối thoại về tác phẩm trên lớp dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
2.2. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Nội dung Đọc văn trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 11, ban cơ bản
	Có thể nói nội dung kiến thức Đọc văn của lớp 11 khá nặng. Đặc biệt, trong một bài Đọc văn có những tác phẩm chỉ được trích học một phần như “Chí Phèo” (Nam Cao), “Hạnh phúc của một tang gia” (Vũ Trọng Phụng), “Một thời đại trong thi ca” (Hoài Thanh - Hoài Chân); có những tác phẩm đưa vào chương trình học trọn vẹn nhưng khá dài như “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) dài 7 trang, “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) dài 7 trang; hoặc những bài về tác gia văn học như: Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao với dung lượng kiến thức cần tìm hiểu rất rộng nhưng tất cả đều chỉ được gói gọn trong một số tiết nhất định. Do đó, nếu học sinh không đọc trước toàn bộ tác phẩm, không chuẩn bị bài trước một cách thực sự thì những gì các em tiếp thu được trong khoảng thời gian hạn hẹp trên lớp chỉ là “thấy cây mà không thấy rừng”.
	Hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài trong sách giáo khoa còn mang tính định hướng chung chung, không có hướng dẫn chi tiết trong từng phần hoặc từng mục. 
	Chẳng hạn, trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), câu hỏi hướng dẫn học bài như sau: 
	1. Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
	2. Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao anh/ chị có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
	3. Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
	4. Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả coi đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? 
	5. Anh/ chị có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện “Chữ người tử tù”?
	Những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài trên thực chất mang tính chất gợi mở tìm hiểu những vấn đề lớn của tác phẩm, bao gồm:
	1. Tình huống truyện và tác dụng của tình huống.
	2. Nhân vật Huấn Cao.
	3. Nhân vật quản ngục.
	4. Cảnh cho chữ.
	5. Đặc sắc nghệ thuật.
	Chính vì thế, giáo viên cần phải chi tiết, cụ thể hóa vấn đề thành các nhiệm vụ hoặc câu hỏi nhỏ để học sinh dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị bài.
	Hoặc hệ thống câu hỏi hướng dẫn đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng):
	1. “Hạnh phúc của một tang gia” là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết “Số đỏ” do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh/ chị có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
	2. Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm “hạnh phúc” của mọi thành viên trong gia đình cụ? Phân tích những niềm “hạnh phúc” khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại.
	3. Anh/ chị hãy phân tích cảnh đám ma gương mẫu.
	4. Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”, anh/chị nhận xét như thế nào về xã hội thượng lưu thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn với xã hội này ra sao?
	5. Anh/ chị nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?
	Rõ ràng hệ thống câu hỏi trên còn quá chung, chưa thể hiện được ý đồ tiếp cận tác phẩm theo hệ thống. Trong khi ở câu 1, câu 2 yêu cầu học sinh tiếp cận đoạn trích theo lối "bổ dọc", từ nhan đề đến nhân vật thì câu 3 lại tiếp cận theo lối "bổ ngang". Hơn thế nữa hệ thống câu hỏi chưa lôgic. Tiếp cận đoạn trích phải từ nghệ thuật trào phúng, được biểu hiện cụ thể qua nhan đề, tình huống, nhân vật, cách miêu tả. Từ đó, mới nhận xét khái quát ý nghĩa của việc sử dụng nghệ thuật trào phúng cũng như thái độ của nhà văn. Do đó, câu hỏi 4 và 5 sắp xếp chưa hợp lí.
	Ở một số bài các câu hỏi đưa ra có lúc yêu cầu quá cao hoặc chưa phù hợp với “tầm đón nhận” của học sinh. Ví dụ, trong phần hướng dẫn học bài tác phẩm “Tự tình” (II) của Hồ Xuân Hương, câu hỏi 4: “Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phận, vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó”, là một câu hỏi tương đối khó với học sinh khi mới bắt đầu tiếp cận văn bản để soạn bài.
	Vì vậy, trách nhiệm của giáo viên là phải biết cách gia công lại sao cho câu hỏi phù hợp với đối tượng của mình, đặt ra những vấn đề buộc giáo viên phải chú ý đến khâu chuẩn bị bài cho học sinh đạt kết quả cao trong giờ Đọc văn trên lớp cũng như chất lượng dạy học văn nói chung.
2.2.2. Thực trạng hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài của giáo viên và việc chuẩn bị bài của học sinh trong giờ Đọc văn ở lớp 11 
	Với hình thức dự giờ, trao đổi, xem vở, tôi đã có cái nhìn khá khách quan, sát thực tế về tình hình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài của giáo viên và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay ở trường Trung học phổ thông Hà Trung, thiết nghĩ đó cũng là thực trạng chung, phổ biến của hầu hết giáo viên và học sinh nhiều nơi. Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta thật sự ghi nhận sự nhiệt tình và tích cực của nhiều thầy cô giáo trong việc đi tìm, đề xuất và thực hiện các phương pháp dạy học Văn nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học. Thực trạng lên lớp theo kiểu thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép đã giảm đáng kể. Quan sát trong các tiết dự giờ cho thấy: học sinh có sự chuẩn bị bài kĩ càng, phù hợp nội dung bài học dưới sự hướng dẫn tích cực của giáo viên thì giáo viên thuyết giảng ít hơn, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, giờ học hiệu quả hơn. 
Tuy nhiên, khách quan mà nói, số tiết học sinh có sự chuẩn bị bài chu đáo với nhiều cách thức khác nhau chưa phải là nhiều. Hầu như chỉ tập trung trong những giờ thao giảng, hội giảng của giáo viên.
Với giáo viên, sau mỗi bài dạy, mỗi tiết học thường dặn dò chung chung: các em về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau. Hoặc có hướng dẫn cho học sinh nhưng còn sơ sài ví dụ như: soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa, xem bài tiếp theo Việc hướng dẫn học sinh soạn bài mới, tài liệu ở nhà chưa cụ thể, chưa định hướng được cho các em phần nào là quan trọng, phần nào cần sơ lược.
Với học sinh, có soạn bài trước khi đến lớp nhưng không hiệu quả, không biết chỗ nào là quan trọng. Việc soạn bài mang tính chất đối phó nên học sinh thường chép mạng, sách “Học tốt Ngữ văn”. Vì vậy, các em khó nắm bắt kiến thức một cách cụ thể, lười tìm tòi kiến thức mới, luôn ỷ lại và chờ đợi vào bài giảng của giáo viên để chép. Ở nhà không chuẩn bị bài, trên lớp cô lại giảng với lượng kiến thức nhiều, cô nói điều gì trò cũng cảm thấy mới tinh cho nên việc tiếp thu diễn ra rất thụ động.
2.3. Các giải pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11
2.3.1. Nguyên tắc đề ra các giải pháp đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trong giờ Đọc văn lớp 11
	Nguyên tắc “là những điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. (Luật Giáo dục, 2005, trang 694). Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài là khâu quan trọng trong quá trình dạy Ngữ văn, nhất là đối với sự thành công của một bài Đọc văn. Nhưng để việc đó đạt kết quả, giáo viên phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định.
2.3.1.1. Nắm vững định hướng của sách giáo khoa
	Với người dạy và người học hiện nay ở nước ta, sách giáo khoa là công cụ có tính chất pháp lí. Nội dung kiểm tra, thi cử bắt đầu và xuất phát từ chương trình của sách giáo khoa. Nói cách khác dạy và học cũng không thể thoát li chương trình sách giáo khoa. Vì vậy, giáo viên cần dựa vào các mục biên soạn trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. Phần Đọc văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, ban cơ bản được biên soạn theo một cấu trúc cố định với trình tự các mục rõ ràng là: Tên văn bản - Kết quả cần đạt - Tiểu dẫn - Văn bản - Hướng dẫn học bài - Ghi nhớ - Luyện tập. Giáo viên phải nắm vững vai trò của từng mục đồng thời hướng học sinh đặc biệt chú ý vào phần hướng dẫn học bài bởi đây là mục có tác dụng định hướng cho việc tìm hiểu văn bản. Dựa vào hệ thống câu hỏi này để giáo viên thiết kế các câu hỏi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một cách phù hợp, thiết thực và có hiệu quả. 
	Giáo viên cần nắm được chức năng định hướng phương pháp tự học của học sinh trong sách giáo khoa. Dạy học theo quan điểm hiện đại không phải là thông báo kiến thức, giảng giải, minh hoạ cho học sinh hiểu mà còn tổ chức cho học sinh hoạt động tự lực để xây dựng kiến thức, hình thành kĩ năng và năng lực sáng tạo. Bởi vậy phương pháp dạy học chủ yếu là tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động, nhưng sách giáo khoa mới là viết cho học sinh, chỉ dẫn những hoạt động chủ yếu cho học sinh. Giáo viên căn cứ vào những hoạt động của học sinh mà xác định hoạt động của bản thân để hỗ trợ cho học sinh thực hiện thành công hoạt động học tập. Bắt đầu từ sách giáo khoa là một định hướng khoa học trong việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ Đọc văn.
	Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương), câu hỏi 3 của phần hướng dẫn học bài: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
	Câu hỏi thực chất là gợi ý cho học sinh phân tích hai câu thơ cuối, cũng là hai câu thơ thâu tóm tư tưởng toàn bộ bài thơ và thể hiện tâm sự, vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương. Để tìm hiểu được vấn đề này, giáo viên cần định hướng cho học sinh chuẩn bị:
	- Tìm đọc tài liệu về bà Tú, các tác phẩm về đề tài bà Tú của Tú Xương như: “Văn tế sống vợ”, “Tự trào”, “Tết dán câu đối”, các tác phẩm về đề tài người vợ trong văn học trung đại nói chung để khẳng định đó là đề tài rất hiếm trong thơ xưa nhưng lại khá quen thuộc trong thơ ông Tú. Kết hợp những vấn đề đã đọc trong quá trình phân tích bài thơ trên lớp sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn tấm lòng sâu sắc của Tú Xương với vợ.
	- Tìm hiểu thời đại Tú Xương sống có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời và thơ Tú Xương, tìm hiểu về cá tính, bi kịch thi cử của ông, kết hợp với việc tìm đọc bài tiểu luận “Thời và thơ Tú Xương” của Nguyễn Tuân để hiểu “thói đời” ở đây là gì? Vì sao lại “bạc”?, từ đó hiểu tâm sự của Tú Xương cũng như lí giải được nguyên nhân của những tâm sự đó. Cuối cùng mới tìm ra ý nghĩa tiếng chửi trong hai câu thơ cuối.
	- Gợi ý cho học sinh qua câu hỏi: Có người cho rằng hai câu thơ kết biểu hiện tấm lòng thương vợ vô cùng sâu sắc của nhà thơ Tú Xương. Thương vợ cho nên chửi mình, chửi thói đời bạc bẽo. Nhưng cũng có ý kiến đánh giá đằng sau tiếng chửi là một bi kịch Tú Xương chất chứa phẫn uất và tê tái. Ý kiến của anh/chị? 
2.3.1.2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học Đọc văn với mỗi đối tượng cụ thể
	Cùng một bộ sách giáo khoa, một chương trình học như nhau, thậm chí cùng một người dạy nhưng trong một lớp mỗi học sinh có một khả năng tư duy khác nhau hoặc giữa các lớp khác ban hay cùng ban cũng có sự khác nhau về không khí học tập, trình độ năng khiếu, chất lượng học văn Người giáo viên dạy văn phải thực sự nhạy cảm, xuất phát từ đặc điểm của từng nhóm học sinh, của từng lớp để có cơ sở định hướng cho việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sao cho thiết thực với đối tượng người học. Muốn vậy, bên cạnh những câu hỏi cơ bản, giáo viên cần thiết kế những câu hỏi mang tính phân loại học sinh.
	Ví dụ: Trong bài thơ “Tự tình” (II) của Hồ Xuân Hương, với học sinh trung bình, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị câu hỏi:
	Từ “xuân” trong câu thơ “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” mang ý nghĩa gì? Từ đó khái quát quan niệm về thời gian của nhà thơ.
	Nhưng với đối tượng học sinh khá, giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị câu hỏi mức độ khó hơn:
	Theo anh/ chị, đâu là chỗ gặp gỡ giữa Xuân Hương, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh qua các vần thơ sau:
	- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
	Mảnh tình san sẻ tí con con!
	(“Tự tình II”- Hồ Xuân Hương)
	- Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
	Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
	(“Vội vàng”- Xuân Diệu)
	- Cuộc đời tuy dài thế
	Năm tháng vẫn đi qua
	Như biển kia dẫu rộng
	Mây vẫn bay về xa.
	(“Sóng”- Xuân Quỳnh)
2.3.1.3. Dựa vào đặc trưng của từng bài học
	Ngoài phần văn học nước ngoài thì điểm khác biệt của nội dung Đọc văn lớp 11 so với lớp 10 và 12 đó là phần văn học Việt Nam bao gồm cả văn học trung đại và văn học hiện đại (lớp 10 toàn bộ là văn học trung đại, lớp 12 chỉ có văn học hiện đại). Mỗi thời kì văn học mang đặc trưng thi pháp khác nhau. Vì thế, giáo viên cần lưu ý thiết kế hệ thống câu hỏi l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_chuan_bi_bai_tro.doc