Kinh nghiệm ra đề kiểm tra phù hợp đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn lớp 11B1, 11B6 trường trung học phổ thông Triệu sơn 3

Kinh nghiệm ra đề kiểm tra phù hợp đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn lớp 11B1, 11B6 trường trung học phổ thông Triệu sơn 3

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng của quá trình dạy học góp phần thành công đổi mới giáo dục ở bậc Trung học phổ thông. Đây chính là một trong những khâu then chốt, công cụ quan trọng để xác định năng lực học sinh, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng. Từ việc ra đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả học tập của học sinh tại thời điểm cuối khóa học, tới việc đổi mới căn bản kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đào tạo theo hướng đánh giá năng lực người học, phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá quá trình và đánh giá cuối kì học, cuối năm học, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội, nhằm giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả cao là một chuyển đổi tích cực của giáo dục phổ thông.

doc 19 trang thuychi01 5794
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm ra đề kiểm tra phù hợp đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn lớp 11B1, 11B6 trường trung học phổ thông Triệu sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM RA ĐỀ KIỂM TRA PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11B1,11B6 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 3
Người thực hiện: Lê Văn Thanh
 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn: ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM RA ĐỀ KIỂM TRA PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11B1, 11B6, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 3
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài ( Trang 1)
2. Mục đích nghiên cứu (Trang 2)
3. Đối tượng nghiên cứu ( Trang )
4. Phương pháp nghiên cứu ( Trang 2) 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm ( Trang 2)
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm(Trang 3,4)
 3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ( Trang 4 )
Giải pháp 1 ( Trang 4 )
Giải pháp 2 ( Trang 5)
Giải pháp 3 ( trang 6)
Giải pháp 4 ( Trang 7 )
 Giải pháp 5 ( Trang 14)
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ( Trang14)
a. Đối với hoạt động giáo dục và chất lượng của học sinh ( Trang 14 )
 c. Đối với hoạt động dạy học của tổ chuyên môn và nhà trường( Trang 15)
 b. Đối với hoạt động dạy học của bản thân ( Trang 16)
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ( Trang 17)
1. Kết luận
2. Kiến nghị.
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài.
Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng của quá trình dạy học góp phần thành công đổi mới giáo dục ở bậc Trung học phổ thông. Đây chính là một trong những khâu then chốt, công cụ quan trọng để xác định năng lực học sinh, điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng. Từ việc ra đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả học tập của học sinh tại thời điểm cuối khóa học, tới việc đổi mới căn bản kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục đào tạo theo hướng đánh giá năng lực người học, phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá quá trình và đánh giá cuối kì học, cuối năm học, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội, nhằm giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả cao là một chuyển đổi tích cực của giáo dục phổ thông.
	Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi (môn ngữ văn lớp 11B1 Và lớp 11B6) tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3, năm học 2015 – 2016 tôi đã vận dụng linh hoạt việc đổi mới ra đề kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau: tái hiện kiến thức, trả lời nhanh, tức thì bằng độ nhạy bén, kiến thức vốn có hoặc có thể phải bỏ nhiều thời gian đọc và suy nghĩ trước khi trả lời, hoặc phải vận dụng kiến thức hiểu biết xã hội, vận dụng kiến thức liên môn, đôi khi phải thông qua thảo luận nhóm học tập mới tìm được câu trả lời. Công việc này được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình theo dõi kết quả học tập của học sinh và cũng thường xuyên trao đổi trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, bước đầu có hiệu quả. Bởi vậy tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: KINH NGHIỆM RA ĐỀ KIỂM TRA PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 11B1, 11B6, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 3.
2. Mục đích nghiên cứu: đề tài hướng tới mục đích:
- Nắm được kĩ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Đổi mới ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập, năng lực học sinh nhằm kích thích hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả dạy và học môn ngữ văn ở trường Trung học phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đề kiểm tra môn ngữ văn trung học phổ thông.
- Học sinh 2 lớp 11B1 và 11B6 trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 năm học 2015 – 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi và kết quả học tập của học sinh lớp 11B1 và 11B6.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: dựa vào kết quả học tập của học sinh cuối kì, cuối năm học so sánh với kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh lớp 11B1 và 11B6 năm học 2015 – 2016.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
	Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh với cách thức xây dựng đề kiểm tra và đáp án theo hướng mở, tích hợp kiến thức liên môn, giải quyết vấn đề thực tiễn, không trói buộc trí tưởng tượng sáng tạo độc lập của học sinh. Theo đó nội dung đề kiểm tra không những chỉ có trong chương trình sách giáo khoa mà có thể mở rộng tới những vùng kiến thức, kỹ năng tương tự nằm ngoài chương trình miễn sao những đơn vị kiến thức đó không quá xa lạ với học sinh, nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu giáo dục hiện nay, phù hợp với xu thế quốc tế của nền giáo dục Việt Nam.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Thực tế cho thấy những năm gần đây các đề kiểm tra, đề thi trung học phổ thông Quốc gia môn Ngữ văn theo hướng đổi mới, có tính ứng dụng cao vào thực tiễn, tôn trọng chính kiến của học sinh. Các em được bộc lộ năng khiếu, quan điểm, cách nhìn nhận của mình vào thế giới xung quanh, tránh việc sao chép tài liệu, học vẹt một cách máy móc, đã tạo được chuyển biến tích cực trong dạy học văn. Tuy nhiên ở một bộ phận giáo viên và học sinh còn lúng túng, hoang mang, khó khăn trong việc xác định vùng kiến thức ngoài chương trình, kiến thức xã hội, khó khăn trong việc khẳng định ý kiến của học sinh trước một vấn đề xã hội; đề kiểm tra môn Ngữ văn vẫn chưa thoát khỏi lối mòn áp đặt, cứng nhắc, máy móc, đóng kín, học sinh quen lối học vẹt, đọc chép, hoặc có đề mở nhưng sự việc đưa ra phản cảm, trái với chuẩn mực giá trị đạo đức truyền thống. Việc kiểm tra đánh giá chỉ tập trung vào việc giáo viên đánh giá học sinh, ít tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau.
	 Năm học 2015 – 2016 tôi được phân công giảng dạy môn ngữ văn các lớp 11B1 và 11B6. Kết quả khảo sát đầu năm học chưa được như mong muốn:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Lớp 
Sĩ số
 Kết quả
 Kém 
 Yếu
Trung bình
 Khá
 Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B1
46
2
4.5
13
28.3
23
50.0
8
17.2
0
0
11B6
42
1
2.4
16
38.0
23
54.7
2
4.9
0
0
 Từ kết quả trên tôi nhận thấy:
+ Số học sinh đạt khá giỏi ít: Loại giỏi: 0 em
 Loại khá: 11B1 : 8 em; 11B6 : 2 em
+ Học sinh yếu kém nhiều: Loại Yếu: 11B1: 13 em; 11B6: 16 em 
 Loại kém : 11B1: 2em; 11B6: 1 em 
 Nguyên nhân của kết quả trên
+ Do chất lượng học sinh 2 lớp 11B1 và 11B6 không đồng đều, số lượng học sinh yếu kém nhiều.
+ Ý thức học tập phấn đấu vươn lên của các em chưa cao, chưa có phương pháp học hiệu quả nhất: phần đông là học vẹt, không hiểu sâu, các em chưa có vốn kiến thức hiểu biết xã hội, chưa có kĩ năng làm bài .
+ Đề bài ra chưa phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém ở hai lớp này.
+ Các em chưa có hứng thú học bộ môn văn .
 Thực trạng trên đặt ra vấn đề : phải thay đổi cách dạy của Thầy, cách học của trò, phải đổi mới ra đề kiểm tra cho phù hợp với đối tượng học sinh để từng bước nâng dần chất lượng, rèn luyện tinh thần làm việc tập thể, chủ động, tự tin trong hoạt động học tập của học sinh ở hai lớp này.
 Bản thân tôi đã trăn trở nhiều, một mặt tôi động viên các em cố gắng, mặt khác tôi tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh tạo hứng thú cho các em trong giờ văn đã tạo được những chuyến biến tích cực về chất lượng của học sinh ở hai lớp này.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1. Giáo viên nghiên cứu kĩ đặc điểm chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, xác định vùng kiến thức trọng tâm trong chương trình, kiến thức ngoài chương trình, kiến thức về xã hội, chính trị, tư tưởngđồng thời phân tích và phân loại đối tượng học sinh lớp mình giảng dạy.
	Từ sự phân tích đặc điểm chương trình sách giáo khoa, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, phân tích cấu trúc đề thi Trung học phổ thông Quốc gia môn ngữ văn năm học 2015 – 2016, kết hợp xác định các vùng kiến thức ngoài chương trình, kiến thức xã hội, các vấn đề mang tính thời sự, chính trị, các vấn đề “nóng” trong cuộc sống hiện nay đồng thời nắm vững trình độ, năng lực, tâm lí học sinh lớp mình giảng dạy để thiết kế đề kiểm tra phù hợp với chương trình, phù hợp với đối tượng học sinh.
	Giải pháp 2: Giáo viên nắm vững mục tiêu, yêu cầu của đề kiểm tra
Do đặc trưng bộ môn ngữ văn kiểm tra đánh giá học sinh một cách toàn diện năng lực đọc – hiểu và năng lực tạo lập văn bản để học sinh phát triển toàn diện năng lực nghe, nói, đọc, viết. Bởi vậy đề kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là: Đề kiểm tra phải bám sát mục tiêu môn học và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đánh giá.
Hai là: Đề kiểm tra tập trung đánh giá học sinh ở ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, qua đó hình thành năng lực cảm thụ, năng lực bộc lộ, năng lực giao tiếp, năng lực tự khẳng địnhđồng thời phải chú trọng giảm kiến thức hàn lâm, tăng kiến thức kĩ năng giải quyết các vấn đề xã hội, các vấn đề có tính địa phương, quốc gia dân tộc và toàn cầu.
Ba là: Mở rộng phạm vi kiến thức ngoài chương trình, kiến thức xã hội, các vấn đề mang tính thời sự, chính trị, các vấn đề “nóng” trong cuộc sống hiện nay. Những đơn vị kiến thức này có mối liên quan với chuẩn kiến thức chương trình sách giáo khoa hiện hành.
Bốn là: Đổi mới ra đề kiểm tra cần cố gắng thể hiện được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nhằm đánh giá và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập, tránh thói quen học tủ, học vẹt một cách máy móc của học sinh.
Năm là: Cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, với tính chất, đặc trưng môn ngữ văn, các hình thức kiểm tra đánh giá cần vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học. Giáo viên có thể sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật “ trình bày một phút”, kĩ thuật “ bản đồ tư duy”, kĩ thuật “ viết tích cực”để đánh giá năng lực học tập của học sinh.
Sáu là: Đề kiểm tra cần đảm bảo tính phân hóa: trong đề kiểm tra phải đảm bảo tỉ lệ nhất định: nhận biết- thông hiểu 50% - 60%; vận dụng thấp 20% - 25 %; vận dụng cao 10% - 15 %. cần thiết phải có những câu hỏi ở mức độ dễ dành cho học sinh yếu kém, câu hỏi mức độ khó dành cho học sinh khá giỏi.
	Từ yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiếm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho nên đề kiểm tra môn ngữ văn cần ra theo hướng mở. Dạng đề mở góp phần tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Các em sẽ phải tự giác chủ động trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức trong bài làm; các em có cơ hội suy nghĩ, tìm tòi và khám phá, khẳng định năng lực cá nhân của mình. Dạng đề mở giúp học sinh bỏ dần thói quen học thuộc lòng, học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc nhưng không nắm vững thực chất vấn đề, thiếu kĩ năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, Đề giúp học sinh cơ hội bày tỏ quan điểm của mình trước cuộc sống, hiểu biết thêm và chủ động trong cuộc sống của mình.
	Giải pháp 3: Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy trình biên soạn đề kiểm tra.
Bước 1: Xác định mục đích đề kiểm tra.
Giáo viên cần căn cứ yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng và thực tế học tập của học sinh để xác định mục đích đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra, cấu trúc đề kiểm tra phù hợp với thời gian kiêm tra.
Bước 3:Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm; cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nội dung khoa học và chính xác.
- Hình thức trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
- Phát hiện những sai sót trong mỗi câu hỏi, hướng dẫn chấm và thang điểm.
- Đối chiếu câu hỏi với ma trận đề, kiểm tra về mức độ phù hợp giữa chúng.
- Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung chương trình và trình độ của học sinh.
Giải pháp 4: Thiết kế các đề kiểm tra phù hợp.
Đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp và đáp ứng được mục đích kiểm tra, phù hợp với ma trận đề; mức độ yêu cầu phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung chương trình và trình độ năng lực học sinh.
Xin trích dẫn một số đề kiểm tra đã thực hiện tại lớp 11B1 và 11B6 năm học 2015 – 2016.
1. Đề kiểm tra 15 phút.
Trong bài thơ Chiều tối ( Hồ Chí Minh) từ 2 câu đầu đến 2 câu cuối mạch thơ đã vận động biến đổi như thế nào ?(Giáo viên sử dụng phiếu học tập ).
Hai câu đầu
Hai câu cuối
Khung cảnh thiên nhiên
cảnh vật: trời mây, chim muông
Không gian núi rừng hoang vu
thời gian: chiều tà
Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh ( diễn đạt thành đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng)
2. Đề bài viết số 3: thực hiện ở tuần 14.
I. ĐỌC – HIỂU ( 3.0 điểm )
 Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
 NƠI DỰA
“ Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia ?
Đôi mắt anh có cái ánh riêngcủa đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
( Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB văn học, Hà Nội 1983 )
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? ( 0.25 điểm )
Câu 2. Hãy tìm những câu thơ có cấu trúc câu tương tự nhau trong bài thơ ?
 ( 0.25 điểm )
Câu 3. Xác định thể thơ của bài thơ ? ( 0.25 điểm )
Câu 4. Những hình tượng đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống và Bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách gợi cho em suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống? ( trình bày đoạn văn khoảng 7 - 10 dòng) ( 0.75 điểm )
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
“Chẳng ai muốn làm hành khất
 Tội trời đày ở nhân gian
 Con không được cười giễu họ
 Dù họ hôi hám úa tàn
 Nhà mình sát đường họ đến
 Có cho thì có là bao
 Con không bao giờ được hỏi
 Quê hương họ ở nơi nào”
(Dặn con – Trần Nhuận Minh)
 Câu 5. Xác định thể thơ của Văn bản trên ? ( 0.25 điểm )
 Câu 6. Hãy lí giải tại sao người cha lại dặn dò con: không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào ?( 0.25 điểm )
 Câu 7.Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với người hành khất.(0.25 điểm) 
 Câu 8.Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của em Về lòng yêu thương con người. ( 0.75 điểm )
II. Phần Làm văn ( 7,0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
 Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.
            Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con
 (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)
         Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?
Câu 2 ( 4.0 điểm ).
Trong tác phẩm Chí phèo ( Nam Cao ) Chí phèo đã xúc động trước sự chăm sóc ân cần của Thị Nở.
 «  Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn...Hắn bảo Thị :
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ ?
Thị không đáp...Hắn bảo Thị :
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui .
Thị lườm hắn...hắn thấy lòng rất vui... »
( Trích Chí phèo – Nam Cao )
 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn văn trên. Nhận xét giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo.
3. Đề bài viết số 5 : Thực hiện ở tuần 24
I. Phần Đọc - hiểu ( 3.0 điểm )
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
        “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?( 0.25 điểm )
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên ? ( 0.25 điểm )
Câu 3: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì ? ( 0.25 điểm )
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm sống của tuổi trẻ hiện nay ? (diễn đạt thành đoạn văn 7 – 10 dòng ) ( 0.75 điểm )
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
“.Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
 Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may” 
 (Phạm Công Trứ)
Câu 5:  Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ? ( 0.25 điểm )
Câu 6:  Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: 
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê”? ( 0.25 điểm )
Câu 7:  Anh/chị nhận xét như thế nào về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ? ( 0.25 điểm )
Câu 8: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về nhân vật “em” trong đoạn thơ
 ( diễn đạt thành đoạn văn 7 – 10 dòng) ( 0.75 điểm )
II. Phần Làm văn ( 7,0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung câu chuyện sau:
DỰA VÀO CHÍNH MÌNH
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
– “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”
– “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
– “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
– “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.
– “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”. (Theo nguồn Internet)
Câu 2 ( 4.0 điểm).
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
 Dòng nước buồ

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_ra_de_kiem_tra_phu_hop_doi_tuong_hoc_sinh_nham_n.doc