SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Giáo dục công dân

SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Giáo dục công dân

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định thắng lợi của công cuộc CNH - HĐH và hội nhập quốc tế là con người. Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực lao động, có những phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới, việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, gắn liền với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá đóng một vai trò quan trọng.[8]

 Hiện nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

 

doc 21 trang thuychi01 159604
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 MỞ ĐẦU
1
1.
Lí do lựa chọn đề tài.
1
2.
Mục đích nghiên cứu.
2
3.
Đối tượng nghiên cứu
2
4.
Phương pháp nghiên cứu
2
5
Những điểm mới của SKKN
2
NỘI DUNG SKKN
I.
Cơ sở lí luận
3
1.
Các khái niệm
3
1.1.
Kiểm tra
3
1.2.
Đánh giá
3
1.3.
Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
3
2.
Mục tiêu kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
3
3.
Các năng lực
3
3.1.
Các năng lực chung
3
3.2.
Các năng lực chuyên biệt được hình thành trong môn GDCD
4
4.
Một số loại câu hỏi/bài tập theo định hướng phát triển năng lực
4
4.1.
Câu hỏi/bài tập nhận biết gắn với thực tiễn
4
4.2.
Câu hỏi/ bài tập thông hiểu gắn với thực tiễn
4
4.3.
Câu hỏi/ bài tập vận dụng, thực hành
4
5.
Nội dung kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực
5
6.
Quy trình xây dựng đề kiểm tra
5
6.1.
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
5
6.2.
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng , thái độ theo chương trình hiện hành
5
6.3.
Bước 3: Xác định những năng lực có thể hướng tới đánh giá
5
6.4.
Bước 4: Xác định hình thức đề kiểm tra
6
6.5.
Bước 5: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
6
6.6.
Bước 6: Biên soạn câu hỏi, bài tập ĐHPT năng lực theo ma trận
6
6.7.
Bước 7: Xây dựng hướng dẫn chấm (Đáp án) và thang điểm
6
6.8.
Bước 8: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
6
II.
Cơ sở thực tiễn
7
III.
Nội dung vấn đề nghiên cứu
7
1.
Thực trạng
7
2.
Giải pháp
7
2.1.
Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10
7
2.2.
Đề kiểm tra học kỳ 1 lớp 10
10
2.3.
Đề kiểm tra 1 tiết lớp 12
13
2.4.
Đề kiểm tra học kỳ 1 lớp 12
15
3.
Kết quả nghiên cứu
17
4.
Rút ra bài học kinh nghiệm
18
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.
Kết luận
19
2.
Đề nghị.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài.
	Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định thắng lợi của công cuộc CNH - HĐH và hội nhập quốc tế là con người. Vì vậy phải chăm lo đến nguồn lực lao động, có những phẩm chất và năng lực đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới, việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, gắn liền với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá đóng một vai trò quan trọng.[8]
	Hiện nay, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ chủ yếu nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
	Trong những năm học gần đây, việc giảng dạy bộ môn GDCD ở bậc THPT đã được đổi mới theo hướng tích cực và hiện đại, phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Môn GDCD là môn học có tính thực tiễn và tính giáo dục cao, môn GDCD không chỉ cung cấp những kiến cơ bản về đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống mà điều quan trọng là hình thành kỹ năng, phương thức ứng xử ở học sinh, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh [7] . Vì vậy việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng cần được đổi mới, không chỉ là kiểm tra khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh mà cần kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tự liên hệ, tự phân tích và bày tỏ chính kiến của bản thân về các vấn đề, tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Qua đó giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực của bản thân. 
	Bên cạnh đó việc kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực còn có thể giúp giáo viên nắm bắt được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của học sinh, từ đó kịp thời uốn nắn những suy nghĩ, biểu hiện lệch lạc, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội.
	Từ những lí do trên, tôi đã lựa chon đề tài: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Giáo dục công dân”
	2. Mục đích nghiên cứu
	Đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát tiển năng lực học sinh.
	Đề xuất cách thức ra đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng.
	3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu : 
	Các năng lực có thể định hướng để phát triển cho học sinh trong môn Giáo dục công dân. 
4. Phương pháp nghiên cứu :
	Phạm vi nghiên cứu SGK GDCD lớp 10, 12. 
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật như: Nghiên cứu tài liệu , phân tích, tổng hợp, so sánh, logic, thống kê, trao đổi ý kiến với giáo viên trong nhóm. Đặc biệt chú trọng phương pháp "Tích hợp". 	
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp về kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
	Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDCD.
	Đề ra các giải pháp để áp dụng trong tổ- nhóm bộ môn Giáo dục công dân ở trường THPT Quảng Xương 3	
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	I. Cơ sở lí luận
	1. Các khái niệm
	1.1. Kiểm tra
Kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá. Kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá. 
Trong dạy học có bốn loại kiểm tra là: Kiểm tra thăm dò; kiểm tra kết quả; kiểm tra xếp thứ bậc và kiểm tra năng lực tổng thể có định hướng.
	1.2. Đánh giá
	Đánh giá được hiểu là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.
	1.3. Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó.
	2. Mục tiêu kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
	Học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như hạn chế, nhược điểm của mình, khuyến khích và thúc đấy việc học tập của các em.
	Giáo viên giám sát tiến trình học tập của học sinh, lập kế hoạch hoạt động dạy và học với hầu hết học sinh trong lớp. Giáo viên có thể thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp hơn với học sinh, nhận biết những nhu cầu cần hỗ trợ của từng học sinh, tạo động cơ để học sinh học tập tốt hơn theo khả năng của mình.
	Cán bộ quản lí giáo dục sử dụng kết quả đánh giá để lập kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc kịp thời điều chỉnh hoạt động chuyên môn.
	Cha mẹ học sinh có thể nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của con, giám sát tiến trình học tập của học sinh, có kế hoạch giúp con mình nâng cao kết quả học tập.
	3. Các năng lực
	3.1. Các năng lực chung. 
	- Năng lực chung
	- Năng lực giải quyết vấn đề
	- Năng lực sáng tạo
	- Năng lực tự quản lí
	- Năng lực giao tiếp
	- Năng lực hợp tác
	- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
	- Năng lực dụng ngôn ngữ
	- Năng lực tính toán
	3.2. Các năng lực chuyên biệt được hình thành trong môn GDCD
	- Năng lực nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo dức xã hội
	- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, với đất nước.
	- Năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. 
	4. Một số loại câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển năng lực
	4.1. Câu hỏi/bài tập nhận biết gắn với thực tiễn
	Mô tả : nhìn /nghe để nhận ra kiến thức, kĩ năng đã học qua một bối cảnh, tình tiết, hoặc hoàn cảnh, điều kiện,...Thông qua đó, học sinh có thể nhận ra, mô tả, trình bày lại,... kiến thức, kĩ năng có liên quan các em đã được học.
	Câu hỏi/bài tập có thể được diễn đạt bằng các động từ : nhận dạng, liệt kê, thống kê, kể tên, sắp xếp lại, nhớ lại, ghi nhớ, trình bày, mô tả lại,
Có thể đánh giá các năng lực : năng lực nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị - xã hội, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
	4.2. Câu hỏi/bài tập thông hiểu gắn với thực tiễn
	Mô tả : Những câu hỏi/bài tập này, có khả năng kiểm tra đánh giá được mức độ hiểu ý nghĩa và giải thích, chứng minh được ý nghĩa của các nội dung đã học. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin (giải thích hoặc tóm tắt); khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ, khái quát; khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân, và dự báo xu hướng tương lai... trong một bối cảnh hiện thực nào đó. 
	Câu hỏi/bài tập có thể được diễn đạt bằng các từ như : tóm tắt, lựa chọn, nêu ý kiến, giải thích, phân biệt, bình luận, chứng minh, so sánh, kết nối, cho ví dụ, tại sao, vì sao, hãy lí giải, suy nghĩ gì, rút ra bài học, tán thành, không tán thành,
	Hướng tới đánh giá các năng lực: Năng lực nhận thức các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị - xã hội, năng lực đánh giá (tư duy phê phán), năng lực quản lí, năng lực trách nhiệm, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo,...
	4.3.Câu hỏi/bài tập vận dụng, thực hành
	Mô tả: Loại câu hỏi/bài tập này, kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng những gì đã học vào thực tế; hoặc định hướng học sinh vận dụng/thực hành kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết một nhiệm vụ thực tiễn. Đó có thể là tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. Hay một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được học ở mức độ tương đương. 
	Câu hỏi/bài tập có thể được diễn đạt bằng các từ như: thực hiện, làm gì, vận dụng, áp dụng, rèn luyện, lập kế hoạch, điều tra, đề xuất,có cách làm/phương án nào khác, dự báo, điều gì sẽ xảy ra tiếp, có thể dẫn tới hậu quả gì,... v.v....
	 Những câu hỏi/bài tập này hướng tới đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy phê phán, năng lực quản lí, năng lực trách nhiệm, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ,...
	5. Nội dung kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực 
 	Khi tiến hành kiểm tra, giáo viên phải căn cứ vào chương trình của môn học, cấp học để đánh giá toàn diện học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và định hướng thái độ.
	* Về mặt kiến thức: 
Đánh giá khả năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập, trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi học sinh. 
	Thực tế hiện nay, các đề kiểm tra cho thấy khó có sự tách bạch một cách tuyệt đối các cấp độ đánh giá trong một đề kiểm tra, mà chúng thường đan xen lẫn nhau, mức độ trước có thể là cơ sở cho mức độ sau, chẳng hạn như kiến thức nhận biết là cơ sở để hiểu và vận dụng. Thậm chí, trong một câu hỏi kiểm tra cũng có thể bao gồm 2 đến 3 cấp độ khác nhau nhưng chỉ nên biên soạn câu hỏi thực hiện 1-2 cấp độ.
	* Về kỹ năng: 
KTĐG kỹ năng của học sinh đối với bộ môn GDCD nhằm rèn luyện tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ, biết lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội. Đồng thời, cần tập trung vào các kỹ năng bộ môn như: khả năng trình bày nói và viết, đặc biệt là kỹ năng thực hành, vận dụng các vấn đề đã học vào trong thực tiễn cuộc sống phù hợp với lứa tuổi, hình thành hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đã học; giúp học sinh có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi.
	* Về thái độ: 
Môn GDCD ở trường THPT rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, không chỉ trang bị cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, chính sách của Nhà nước mà còn hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, biết yêu cái tốt, cái đẹp; không đồng tình với các hành vi, việc làm tiêu cực. Trân trọng và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc.[7] 
	6. Quy trình xây dựng đề kiểm tra
	6.1. Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
	Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và thực tế học tập của họ sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
	6.2. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành 
	Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ môn GDCD và đối chiếu với tài liệu Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn GDCD, cấp THPT (Tài liệu hướng dẫn giảm tải) của Bộ GD &ĐT
	6.3. Bước 3: Xác định những năng lực có thể hướng tới đánh giá
	Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp/kỹ thuật dự định sẽ tiến hành để xác định những năng lực có thể hướng tới đánh giá.
	6.4. Bước 4: Xác định hình thức đề kiểm tra
	- Đề kiểm tra tự luận;
	- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
	- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức.
	6.5. Bước 5: Thiết lập ma trận đề kiểm tra 
	- Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung, kỹ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
	- Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số diểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
	- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và tổng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức [6].
	* Cách thiết lập ma trận đề kiểm tra 
	- Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra
	- Mô tả các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
	- Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề
	- Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra
	- Tính số điểm cho mỗi chủ đề tương ứng với tỉ lệ%
	- Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng
	- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột
	- Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột
	- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết [6]. 
	6.6. Bước 6: Biên soạn câu hỏi, bài tập định hướng phát triển năng lực theo ma trận 
Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc:
	- Loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định
	- Đánh giá được các chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ và gắn với thực tế cuộc sống.
	6.7. Bước 7: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
	- Nội dung khoa học, chính xác
	- Cách trình bày cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
	6. 8. Bước 8: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
	- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện nhũng sai sót, hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án.
	- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá, có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá, số điểm có phù hợp không.
	- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm [6].
	II. Cơ sở thực tiễn
	Thực tế hiện nay, việc kiểm tra đánh giá ở môn Giáo dục công dân chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá điểm số, yêu cầu về mức độ hiểu và đặc biệt là vận dụng còn ít nên dẫn đến tình trạng học sinh học tủ, học vẹt, suy nghĩ máy móc, thụ động trong việc học tập, khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn còn rất hạn chế.[5]
Chính vì vậy, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo đinh hướng phát triển năng lực học sinh là rất cần thiết, giúp học sinh phát huy được khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
III. Nội dung vấn đề nghiên cứu.
1. Thực trạng
Hiện nay, việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh chưa thực sự hiệu quả. Một số giáo viên chưa nắm vững yêu cầu mới kiểm tra đánh giá của bộ môn, còn lúng túng chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực nên các bài kiểm tra còn mang nặng tính chủ quan của người dạy. 
Bên cạnh đó học sinh học tập thụ động, ghi nhớ máy móc nên rất lúng túng khi giải quyết những tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Chính điều đó đã làm giảm hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
	2. Giải pháp.
	Để nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong năm học 2015-2016 và 2016- 2017 tôi đã biên soạn một số đề kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho các lớp 10 và lớp 12.
	2.1. Đề kiểm tra 1 tiết lớp 10
	* Ma trận đề kiểm tra
Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Nhớ và trình bày lại được khái niệm mâu thuẫn và cách thức giải quyết mâu thuẫn.
0.5
2.5
25 %
Biết giải quyết một số mâu thuẫn trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi
0.5
0.5
5 %
1
3
30 %
2. Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Từ một trường hợp cụ thể giải thích được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng.
0.5
1.0
10 %
Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống
0.5
2.0
20 %
1
30
30 %
3. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Phân biệt được phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
1
4.0
40 %
1
4.0
40%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
0.5
2.5
25 %
1
4.0
40 %
1
1.5
15 %
0.5
2.0
20 %
3
10
100 %
	* Đề kiểm tra
	Câu 1 ( 3.0 điểm)
	Lớp 10A4 có một bạn thường xuyên đi học muộn, mất trật tự trong giờ học làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp, nhưng tất cả các bạn học sinh trong lớp 10A4 không có ý kiến gì với bạn đó cả.
Hỏi: a. Nếu em là một thành viên trong lớp 10A4, em sẽ giải quyết như thế nào?
 b. Em hãy nhớ và trình bày lại khái niệm mâu thuẫn và cách thức giải quyết mâu thuẫn	
	Câu 2 (4.0 điểm)
	Phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. Học sinh phải học tập như thế nào để phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng [1].
	Câu 3 ( 3.0 điểm)
	Tư và Sáu cùng học một lớp. Tư đi học thêm rất nhiều nơi, được các thầy nổi tiếng dạy, nên Tư cho rằng, mình không cần phải chăm chỉ học ở lớp và không cần làm bài tập về nhà mà vẫn có thể thi đỗ vào đại học. Vì thế, hàng ngày trong lớp học Tư chểnh mảng học hành, về nhà ít khi tự ôn bài và làm bài tập thầy cô giao. Ngược lại, Sáu rất chú ý nghe thầy cô giảng bài trên lớp, về nhà Sáu chăm chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ. Kết quả, Tư thi trượt đại học, còn Sáu thi đỗ điểm cao. Tư thắc mắc, các thầy giỏi thế mà vì sao mình lại trượt. 
Hỏi: 	a. Em hãy vận dụng kiến thức đã được học để giải thích điều này giúp Tư.
	b. Qua tình huống trên em rút ra bài học gì cho bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện?
	* Hướng dẫn chấm và thang điểm.
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3.0 điểm)
a
Cần phải đấu tranh, góp ý để hai bạn đó tiến bộ
0.5
b
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau
- Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm...mà trong quá trình vận động, phát triển của svht, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau 
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập chính là sự liên hệ gắn bó với nhau, làm tiến đề tồn tại cho nhau giữa các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo khuynh hướng bài trừ, gạt bỏ nhau giữa các mặt đối lập.
- Cách thức giải quyết: đấ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_theo_dinh_huong_phat_trien_na.doc