SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học Phổ thông Hà Văn Mao

SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học Phổ thông Hà Văn Mao

Đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của người học, phải đổi mới một cách sâu sắc, đồng bộ, từ tất cả các khâu của quá trình giáo dục. Trong hệ thống các môn học, môn Giáo Dục Công dân (GDCD) giữ vai trò trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người. Do đó quá trình dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cơ bản, tác động trực tiếp đến thái độ cũng như phương pháp hoạt động của cả thầy và trò.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Công văn về đổi mới giáo dục các cấp và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như: Công văn số 4718/BGD&ĐT Trung học ngày 11/8/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011; nhằm tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện thống nhất trong tất cả các trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông, các trung tâm Giáo dục Thường xuyên về quy trình và kĩ thuật biên soạn đề thi, đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề; Thông tư 58/2011/Thông tư - Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 29/NQ-TU ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Cùng với việc đẩy mạnh đổi nội dung, phương pháp dạy học, thì đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập là một vấn đề đang đặt ra, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo, nhà khoa học. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được thể hiện qua các công trình tiêu biểu như: Đánh giá trong giáo dục của Trần Bá Hoành, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội; “Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp - kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh” của Nguyễn Đình Chỉnh, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. Các công trình này đã chỉ ra mục đích, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá, cũng như những quan điểm về đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học hiện nay.

 

doc 27 trang thuychi01 12421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học Phổ thông Hà Văn Mao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀ VĂN MAO
_______________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ VĂN MAO 
Người thực hiện: Lê Quang Định
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: GD Công dân
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang
A - MỞ ĐẦU..
1
1.1- Lý do chọn đề tài...
1
1.2- Mục đích nghiên cứu.
2
1.3- Đối tượng nghiên cứu
2
1.4- Phương pháp nghiên cứu...
2
B - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..
3
2.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông
`3
2.2. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông Hà Văn Mao....................
8
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông Hà Văn Mao.
11
2.4. Hiệu quả của đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông Hà Văn Mao..
17
C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1- Kết luận
19
3.2- Kiến nghị..
20
D - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..
21
E - PHỤ LỤC.
23
A - MỞ ĐẦU
1.1 - Lí do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của người học, phải đổi mới một cách sâu sắc, đồng bộ, từ tất cả các khâu của quá trình giáo dục. Trong hệ thống các môn học, môn Giáo Dục Công dân (GDCD) giữ vai trò trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người. Do đó quá trình dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cơ bản, tác động trực tiếp đến thái độ cũng như phương pháp hoạt động của cả thầy và trò. 
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Công văn về đổi mới giáo dục các cấp và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh như: Công văn số 4718/BGD&ĐT Trung học ngày 11/8/2010 của Bộ giáo dục và đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011; nhằm tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện thống nhất trong tất cả các trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông, các trung tâm Giáo dục Thường xuyên về quy trình và kĩ thuật biên soạn đề thi, đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo ma trận đề; Thông tư 58/2011/Thông tư - Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 29/NQ-TU ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cùng với việc đẩy mạnh đổi nội dung, phương pháp dạy học, thì đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập là một vấn đề đang đặt ra, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo, nhà khoa học. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được thể hiện qua các công trình tiêu biểu như: Đánh giá trong giáo dục của Trần Bá Hoành, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội; “Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp - kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh” của Nguyễn Đình Chỉnh, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. Các công trình này đã chỉ ra mục đích, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá, cũng như những quan điểm về đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học hiện nay.
 Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo tổ chức hội thảo về kiểm tra, đánh giá nhằm tìm ra những giải pháp giúp kiểm tra, đánh giá thực hiện đúng vai trò của mình trong quá trình dạy học. Nhiều nhà khoa học giáo dục đã có các bài viết tham gia hội thảo tiêu biểu như:
TS. Nguyễn Phú Tuấn - Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục với bài viết Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trung học phổ thông”, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của kiểm tra, đánh giá, và đề ra một số giải pháp để kiểm tra đánh giá góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 
TS. Nguyễn Thị Ngọc và Phan Hoàng Yến - Trung tâm Đánh giá Giáo dục, với bài viết “Thử đề xuất cách thức đánh giá, kiểm tra giúp học sinh trung học phổ thông chủ động trong học tập”, đã cho rằng tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng “phân loại trình độ học sinh một cách khách quan”, giúp người thầy “điều chỉnh lại kiến thức, phương pháp truyền đạt của chính mình”
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên dạy học môn GDCD các khối lớp 10, 11, 12 trong đó có hướng dẫn những nội dung cơ bản nhất về đổi mới kiểm tra, đánh giá. Trong phạm vi hẹp hơn, một số trường Trung học Phổ thông cũng đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm đổi mới kiểm tra ở các trường cụ thể và báo cáo kết quả tại các kỳ tập huấn, hội thảo do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. 
Trường Trung học Phổ thông Hà Văn Mao, dạy và học môn GDCD đã có những chuyển biến tích cực, song sự chuyển biến đó chưa đồng bộ ở các khâu. Trong đó, khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn chậm đổi mới hoặc đổi mới còn hình thức. Cách đánh giá vẫn nặng về kiểm tra kiến thức sách vở, chủ yếu là ở mức nhớ và tái hiện lại nội dung bài học; chu kỳ đánh giá chỉ chú trọng ở thi học kỳ, xét lên lớp. Cách đánh giá này đã làm cho người học rơi vào thế bị động, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh trong học tập. 
Để góp phần vào quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhằm phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn GDCD trường THPT Hà Văn Mao, từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tác giả chọn vấn đề: “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học Phổ thông Hà Văn Mao” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2- Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông Hà Văn Mao.
1.3- Đối tượng nghiên cứu
 Sáng kiến đề cập vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn GDCD.
 1.4- Phương pháp nghiên cứu
+ Tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nguyên tắc cơ bản của lôgíc biện chứng.
+ Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra các phương thức đánh giá phù hợp theo hướng phát triển năng lực học sinh.
	B - NÔI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
	2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
- Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh. Còn theo Trần Bá Hoành “Kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá” [15, tr.339].
Như vậy, kiểm tra nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét.
- Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá được hiểu là: Nhận định giá trị, các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó. Dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa công việc. 
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra - đánh giá.
- Mục đích của quá trình này: làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và thái độ của học sinh, tìm ra những sai sót, lệch lạc trong nhận thức của học sinh, giúp các em điều chỉnh hoạt động, giúp giáo viên có những thông tin ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy. Tạo cơ sở cho những dự đoán phát triển trong tương lai; điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học.
	2.1.1.2. Khái niệm kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh
Là hoạt động kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Tức là phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống có tính thực tiễn. Đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.
	2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực
	2.1.2.1. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực
Theo Trần Bá Hoành, việc đánh giá học sinh trong quá trình học tập nhằm những mục đích như: “Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối với các yêu cầu của chương trình; phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học. Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích, động viên, thúc đẩy việc học tập. Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học” [15, tr.7] 
Như vậy, đánh giá không chỉ đơn thuần là để biết kết quả của học sinh mà qua đó còn giúp học sinh và giáo viên nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy và học cho giai đoạn tiếp theo.
Việc đánh giá học sinh có nhiều mục đích khác nhau, nhưng ở đây chúng ta đề cập đến khía cạnh nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 
2.1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực
- Đối với giáo viên:
Công tác đánh giá cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài” (từ người học đến người dạy thông qua kiểm tra đánh giá), từ đó giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động dạy của mình cho phù hợp. Đánh giá kết quả học tập kết hợp với theo dõi thường xuyên giúp giáo viên nắm được năng lực và trình độ thực sự của học sinh cũng như thái độ của học sinh trong học tập, từ đó có biện pháp thích hợp để giúp đỡ học sinh kém đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao chất lượng học tập của lớp. 
- Đối với học sinh:
Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngược trong” (Học sinh tự đánh giá mình thông qua kiểm tra, đánh giá) giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học của mình. 
- Đối với cán bộ quản lý giáo dục:
Ngoài ý nghĩa đối với giáo viên và giáo viên, đánh giá còn có tác động quan trọng đến cán bộ quản lý giáo dục, qua đó nó cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục những thông tin cơ bản về việc dạy và học để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích những sáng kiến để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
- Đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng: 
Cha mẹ thường xuyên nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện ở trường, lớp của con; trên cơ sở đó hỗ trợ con em phát huy các điểm tốt hoặc kịp thời ngăn chặn, điều chỉnh, sửa chữa các điểm hạn chế.
Cộng đồng xã hội nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình, từ đó tích cực hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho nhà trường, gia đình giúp đỡ các em học tập, rèn luyện.
	2.1.3. Tính tất yếu của việc đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân
2.1.3.1. Các phương thức kiểm tra, đánh giá chủ yếu dùng trong dạy học môn Giáo dục công dân
- Theo Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông thì có ba hình thức kiểm ta là: kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành. (Thông Tư 58 của Bộ Giáo dục và đào tạo)
- Đối với môn GDCD ở trường THPT, thông thường sử dụng các kiểu đánh giá sau:
+ Đánh giá đầu vào:
Loại đánh giá này được tiến hành khi bắt đầu năm học (phân loại học sinh) hoặc bắt đầu một đơn vị học tập (chương, bài, môn học) nhằm để kiểm tra kiến thức, năng lực xuất phát của học sinh. 
+ Đánh giá định kỳ:
Đánh giá định kỳ được tiến hành nhằm theo dõi quá trình học tập và mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh qua những nội dung nhất định, cung cấp những thông tin ngược cần thiết để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học. Thực hiện kiểu đánh giá này bằng các bài kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút (1 tiết). 
+ Đánh giá chẩn đoán:
Loại đánh giá này được tổ chức trong tiến trình dạy học với mục đích chính là phát hiện những sai sót về kiến thức, kỹ năng của học sinh hoặc những khó khăn trong việc học mà học sinh gặp phải để có biện pháp khắc phục kịp thời, qua đó cũng tìm ra những mặt mạnh của học sinh. Những bài hoặc câu kiểm tra chẩn đoán này thường ngắn, gọn, yêu cầu rõ ràng và cụ thể, học sinh phải viết ra giấy. Thời lượng cho mỗi bài kiểm tra để chẩn đoán thường từ mười phút trở lại.
+ Đánh giá tổng kết:
Đánh giá tổng kết được tiến hành khi kết thúc chương trình học tập nhằm xác định mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh so với những mục tiêu học tập của toàn bộ chương trình đã đề ra ban đầu. Các bài thi học kỳ, thi tốt nghiệp là những ví dụ của loại đánh giá này
Những thay đổi căn bản cả về triết lý, quan điểm, phương pháp và các hoạt động cụ thể theo xu hướng mới (Xem phụ lục 3, bảng 2.1) 
Những thay đổi trong kiểm tra đánh giá phản ánh những quan điểm mới về giáo dục, trong đó người học và quá trình học tập bao gồm cả hoạt động kiểm tra, đánh giá là trung tâm của toàn bộ các hoạt động giáo dục. 
2.1.3.2. Khung đánh giá kết quả học tập áp dụng đối với môn giáo dục công dân
- Đánh giá được chia thành nhiều loại hình khác nhau, có thể đánh giá bằng quan sát, nhận xét các hoạt động học tập của học sinh hoặc có thể bằng các bài kiểm tra, hiện nay điểm của các bài kiểm tra thường được xem là kết quả quyết định năng lực học tập của học sinh. Khung của hình thức kiểm tra thông qua đánh giá thường được xác định như sau:
+ Thang điểm kiểm tra: thang điểm 10
+ Đề kiểm tra: Khi soạn đề kiểm tra cần xác định được phạm vi kiến thức cần kiểm tra. 
+ Mục tiêu cần đạt của bài kiểm tra: trên cả ba mặt về kiến thức, về kỹ năng và về thái độ.
+ Đáp án và biểu điểm đánh giá: Khi xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra, đánh giá cần chú ý có thể có nhiều phương án trả lời khác nhau cho một câu hỏi.
- Phân tích kết quả: Việc phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện kịp thời những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình nhận thức, kỹ năng, biểu hiện thái độ tình cảm của học sinh để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Trên cơ sở phân tích kết quả, giáo viên cho điểm theo thang điểm đã quy định. Ngoài việc cho điểm cần lưu ý: Nhận xét học sinh trên cả ba mục tiêu dạy học của môn giáo dục công dân đó là nhận thức, kỹ năng vận dụng lý thuyết, khả năng giải quyết tình huống thực tế và ý thức thái độ trong học tập, rèn luyện của học sinh.
2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc đánh giá kết quả học tập đối với việc phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân
2.1.4.1. Đánh giá kết quả học tập tác động đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh
Để tạo được động lực học tập cho học sinh trách nhiệm là của giáo viên. Trong đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức và bám sát yêu cầu của chương trình. Nếu đề kiểm tra quá dễ hoặc quá khó đối với học sinh đều không tạo được động lực học tập cho các em; đề quá dễ học sinh sẽ ỷ lại, chủ quan không cố gắng phấn đấu nhưng đề quá khó thì tạo cho các em tâm lý chán nản, chính vì vậy đề kiểm tra phải đảm bảo tính vừa sức; tuy nhiên cũng phải đảm bảo tính phân loại học sinh, đó cũng là cách để tạo động lực phấn đấu cho học sinh.
Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả học tập chính xác, công bằng. Vì khi đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh và tạo được công bằng trong đánh giá thì những học sinh nào được điểm cao trong các kỳ kiểm tra hoặc thi, có thể được khuyến khích bằng cách cho điểm thưởng thì các em sẽ cố gắng ít nhất là để giữ vững thành tích mà mình đã đạt được; còn học sinh nào đạt kết quả chưa cao thì sẽ cố gắng nhiều hơn để đạt được kết quả cao hơn. Ngoài ra, để tạo được tinh thần, thái độ tốt cho các em trong quá trình học tập môn giáo dục công dân, thông qua kiểm tra, đánh giá giáo viên phải tỏ thái độ thiện chí và tế nhị, động viên những bước tiến bộ nhỏ, tin tưởng vào thành tích, cố gắng sắp tới của mỗi học sinh nhất là các em học sinh yếu, có như vậy mới tạo được tâm lý thoải mái, tạo được động lực để các em cố gắng. 
2.1.4.2. Đánh giá kết quả học tập tác động đến phương pháp học tập của học sinh
Qua tác động của phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá mà học sinh sẽ thay đổi phương pháp học tập của mình cho phù hợp. Nếu đánh giá được giáo viên thực hiện trong suốt quá trình dạy học, đánh giá thường xuyên chứ không chỉ chú trọng vào các lần kiểm tra, thi và việc kiểm tra, đánh giá không chỉ đơn thuần là tái hiện lại kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa một cách máy móc mà đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo bài học vào thực tiễn và đòi hỏi học sinh phải tư duy như vậy sẽ khuyến khích, giúp học sinh hình thành thói quen chủ động trong học tập, thể hiện suy nghĩ, sự sáng tạo của mình chứ không rập khuôn theo kiến thức sách vở. Đối với môn giáo dục công dân với tính thực tiễn và giáo dục cao; nếu làm được điều đó sẽ góp phần làm giảm áp lực trong thi cử, tạo động lực cho phấn học sinh đấu trong suốt quá trình học tập, góp phần thực hiện thắng lợi các cuộc vận động mà Bộ giáo dục và đào tạo phát động.
2.1.4.3. Đánh giá kết quả học tập tác động đến cách dạy của giáo viên
Việc đánh giá chú trọng đến cả quá trình học của học sinh, mục tiêu đánh giá chú trọng cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ đặc biệt là sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống thì đòi hỏi giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy của mình, ngoài việc cung cấp những kiến thức có sẵn thì giáo viên phải mở rộng, liên hệ nhiều đến thực tiễn làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động với sự kết hợp nhiều phương pháp chứ không chỉ đơn thuần là thuyết trình và đọc chép như trước đây qua đó sự tích cực, sáng tạo của học sinh cũng dần dần được phát huy. 
Đánh giá kết quả học tập có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là nhận định thực trạng của học sinh, định hướng điều chỉnh hoạt động của học sinh mà qua đó còn cung cấp những thông tin cần thiết giúp người giáo viên nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy của mình. 
Tóm lại: kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tác động trực tiếp đến các chủ thể tham gia vào quá trình dạy học bao gồm cả người dạy, người học và những người làm công tác quản lý giáo dục. Đối với người dạy, rút ra được mặt tích cực để tiếp tục phát huy và những gì chưa làm được cần được điều chỉnh. Đối với người học, thông qua quá trình đánh giá họ sẽ biết được mức độ về kiến thức, kỹ năng của mình đạt được đến đâu, thể hiện bằng điểm số hoặc xếp loại. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng có vai trò cung cấp những thông tin cần thiết cho những người quản lý giáo dục, giúp họ có được cơ sở để định hướng, chỉ đạo quá trình đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_theo_huong_ph.doc