SKKN Đổi mới hình thức và phương pháp dạy kể chuyện đã nghe, đã đọc nhằm rèn kĩ năng diễn đạt và sự tự tin cho học sinh lớp 4
Hiện nay, trong nhà trường tiểu học, học sinh lớp 4 được học các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục để phát triển toàn diện. Trong những môn học đó, môn Tiếng Việt chiếm số tiết nhiều nhất và đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung, của lớp 4 nói riêng là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phân môn kể chuyện có ba kiểu bài chính. Điều này đã làm phong phú cho cả hình thức và nội dung kể chuyện. Sự đa dạng về nội dung trong mỗi tiết kể chuyện đã giúp cho trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, tái tạo văn bản, óc tưởng tượng, khả năng tư duy lô gic, , rèn kĩ năng nói, kể chuyện trước đám đông một cách tự nhiên, thành thạo, đầy sáng tạo và tự tin.
Ba kiểu bài của Kể chuyện lớp 4 đó là: Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. Ba kiểu bài này được dạy xuyên suốt, đan xen trong cả chương trình Tiếng Việt lớp 4. Mỗi kiểu bài có một nhiệm vụ và đặc điểm riêng trong việc rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh. Trong đó, kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc bên cạnh mục đích chung rèn luyện kĩ năng nghe - nói cho học sinh, kiểu bài này có một mục đích khác là kích thích học sinh ham đọc sách báo, sưu tầm sách báo trong đời sống hàng ngày, mở rộng cánh cửa nhà trường, làm cho đời sống văn học trong nhà trường gắn bó với đời sống văn học ngoài xã hội, cao hơn nữa, đó là thúc đẩy và phát triển văn hoá đọc cho thế hệ trẻ.
Phần 1. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, trong nhà trường tiểu học, học sinh lớp 4 được học các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục để phát triển toàn diện. Trong những môn học đó, môn Tiếng Việt chiếm số tiết nhiều nhất và đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung, của lớp 4 nói riêng là: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phân môn kể chuyện có ba kiểu bài chính. Điều này đã làm phong phú cho cả hình thức và nội dung kể chuyện. Sự đa dạng về nội dung trong mỗi tiết kể chuyện đã giúp cho trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, tái tạo văn bản, óc tưởng tượng, khả năng tư duy lô gic, , rèn kĩ năng nói, kể chuyện trước đám đông một cách tự nhiên, thành thạo, đầy sáng tạo và tự tin. Ba kiểu bài của Kể chuyện lớp 4 đó là: Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. Ba kiểu bài này được dạy xuyên suốt, đan xen trong cả chương trình Tiếng Việt lớp 4. Mỗi kiểu bài có một nhiệm vụ và đặc điểm riêng trong việc rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh. Trong đó, kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc bên cạnh mục đích chung rèn luyện kĩ năng nghe - nói cho học sinh, kiểu bài này có một mục đích khác là kích thích học sinh ham đọc sách báo, sưu tầm sách báo trong đời sống hàng ngày, mở rộng cánh cửa nhà trường, làm cho đời sống văn học trong nhà trường gắn bó với đời sống văn học ngoài xã hội, cao hơn nữa, đó là thúc đẩy và phát triển văn hoá đọc cho thế hệ trẻ. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Thực tế, trong giảng dạy, nhiều giáo viên rất ngại dạy kiểu bài kể chuyện này (kể cả khi tham gia hội giảng) vì cho rằng khó dạy, phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố học sinh. Do vậy, kiểu bài này còn bị xem nhẹ trong giờ kể chuyện hoặc chỉ dạy cho có lệ. Mặt khác, nhiều đề tài kể chuyện trong sách giáo khoa còn khó với học sinh vì các em không có điều kiện để tiếp cận với nguồn sách báo phong phú hoặc các em chỉ tìm đến với những truyện tranh hay phim hoạt hình dài tập mang tính giải trí cao. Xuất phát từ thực tế trên, một yêu cầu cần đặt ra là phải nâng cao chất lượng dạy và học, làm chủ sách giáo khoa, làm chủ phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện, góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Bằng kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi xin mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp về đề tài: “Đổi mới hình thức và phương pháp dạy kể chuyện đã nghe, đã đọc nhằm rèn kĩ năng diễn đạt và sự tự tin cho học sinh lớp 4”. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Nội dung, chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 . - Kiểu bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Học sinh lớp 4D - trường Tiểu học Quảng Thành - TP Thanh Hoá. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Thu thập tài liệu: khảo sát sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy thay sách, chuyên san, tạp chí, - Điều tra thực tế: Tìm hiểu việc đọc sách báo ở nhà và ở trường của học sinh. Khảo sát khả năng kể chuyện của học sinh, dự giờ đồng nghiệp tiết dạy kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, so sánh, phân tích, đối chiếu tìm ra cách dạy tốt hơn. - Dạy thực nghiệm: thông qua các buổi dạy học trên lớp hoặc sinh hoạt chuyên môn. Phần 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi có khả năng ghi nhớ rất nhanh nhưng cũng chóng quên. Những câu chuyện cổ tích thường được các em đọc hoặc lắng nghe người khác kể một cách say sưa, hào hứng. Qua những câu chuyện ấy có thể giáo dục cho các em tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước,... Đối với lớp 4, đây là mốc đánh dấu bước ngoặt chuyển giai đoạn từ lớp 1, 2, 3- giai đoạn tư duy trực quan, cảm tính là chủ yếu, sang lớp 4, 5- giai đoạn tư duy trừu tượng, lô gíc là chủ yếu. Trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, nội dung chương trình của môn Tiếng Việt nói chung, của phân môn Kể chuyện nói riêng được xây dựng theo quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh: Lớp 1: Học sinh kể chuyện dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh họa (Thực hiện ở kì II) Lớp 2, 3: Học sinh kể chuyện theo nội dung bài tập đọc là truyện kể dựa theo gợi ý là tranh minh họa hoặc câu hỏi. Lớp 4, 5: Học sinh kể chuyện dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa trong SGK; kể chuyện đã nghe, đã đọc; kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. Ở lớp 4, kiểu bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc được dạy ở các tuần 5; 6; 8; 12; 15; 20; 23; 26; 30; 33(chiếm 10 tiết trong tổng số 31 tiết/năm) gắn với những chủ điểm gần gũi với học sinh: - Kể câu chuyện về tính trung thực - Kể câu chuyện về lòng tự trọng - Kể câu chuyện về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí - Kể câu chuyện về một người có nghị lực - Kể câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em - Kể câu chuyện về một người có tài - Kể câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác - Kể câu chuyện về lòng dũng cảm - Kể câu chuyện về du lịch hay thám hiểm - Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 4 HIỆN NAY TRONG NHÀ TRƯỜNG 1. Thuận lợi: - Học sinh được học tập trong một môi trường có đầy đủ cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ việc học. Thư viện trường có nhiều sách, báo, truyện. Phòng đọc thoáng mát, có cán bộ thư viện nhiệt tình giúp các em tìm đọc truyện phù hợp. - Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. - Sự chỉ đạo, giúp đỡ về mặt chuyên môn của nhà trường và tổ khối rất hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. - Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn phối hợp với giáo viên để giúp các em học tốt. - HS rất thích giờ kể chuyện vì các em không phải viết, thích được kể câu chuyện của mình cho bạn nghe, cho cả lớp nghe, thích thể hiện mình. - Khi các em có truyện đọc hay nghe ai đó kể, các em ghi nhớ rất nhanh. Các em tham gia kể chuyện một cách hồn nhiên, ít e dè, sợ sệt. Các em còn phát hiện rất nhanh những lỗi sai trong câu chuyện bạn kể. 2. Khó khăn: Mặc dù phân môn kể chuyện rèn cho học sinh kĩ năng nói, nghe, giúp các em mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách cho các em, song phân môn này cũng chưa được chú trọng nhiều. Một mặt giáo viên dành thêm chút thời gian để giúp các em nắm vững hơn các kiến thức, kĩ năng của Toán, các phân môn khác của Tiếng Việt; mặt khác, việc các em sưu tầm 2.1.Những khó khăn xuất phát từ giáo viên: - Đa số các giáo viên đều xác định được nhiệm vụ chính của kiểu bài kể chuyện đã nghe - đã đọc là rèn kĩ năng nói cho học sinh. Tuy nhiên một số giáo viên chưa chú ý đến đặc trưng của kiểu bài giúp học sinh phát triển mở rộng kĩ năng nói, diễn đạt lưu loát trong giao tiếp. - Vốn truyện của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu để hướng dẫn học sinh. - Đồ dùng dạy học phục vụ tiết dạy còn hạn chế như thiếu tranh ảnh, phục trang, - Nguồn sách báo, truyện trong nhà trường còn ít; ở ngoài nhà trường rất nhiều nhưng khó thẩm định được chất lượng. Vì vậy, các em thường chỉ kể những câu chuyện ở trong chương trình tiểu học mà các em đã học. - Nhiều đề bài kể chuyện còn xa lạ với các em, có khi các em chưa hiểu hết nên chọn sai câu chuyện để kể. 2.2.Những khó khăn xuất phát từ học sinh: - Trong chương trình, kiểu bài này xuất hiện ở tuần thứ hai trong mỗi chủ điểm (gồm 3 tuần học). Vì vậy các em còn bỡ ngỡ, lo lắng khi phải tìm những câu chuyện trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe người thân hoặc ai đó kể) để kể lại. - Nhiều học sinh ngại học, có khi sợ học vì không có “vốn”, khả năng kể chưa tốt, khả năng ghi nhớ kém, nhiều em còn nhút nhát, rụt rè,. - Học sinh lên kể nhưng không trôi chảy, chưa diễn đạt rõ nội dung câu chuyện. Có em kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc văn bản. - Nhiều đề bài kể chuyện quá xa lạ với các em, có khi các em chưa hiểu rõ đề bài cho nên các em chọn sai câu chuyện để kể. - Chưa biết chọn câu chuyện có độ dài phù hợp để kể. Có khi các em chọn truyện quá dài cho nên thời gian kể cho các em không đủ. Mà khi các em muốn kể tóm tắt thì khả năng tóm tắt nội dung câu chuyện của các em còn hạn chế, hay kể tóm tắt thì bỏ mất đi các chi tiết quan trọng cho nên người nghe không hiểu. Mặt khác, khi các em kể tạo nên sự sốt ruột cho người nghe. Bên cạnh đó, lại có những em kể quá ngắn, không truyền tải đủ nội dung, đề tài, cái hay, cái đẹp của câu chuyện. - Về khả năng nhận xét bạn kể thì quả là khó với các em khi nghe một câu chuyện hoàn toàn xa lạ.Trao đổi ý nghĩa câu chuyện các em làm thường chưa tốt và cho là khó. Các em chưa rút ra được ý nghĩa của chuyện, mà chỉ dừng lại trong việc nêu được trong truyện em hay bạn vừa kể có ai tốt ai xấu, em thích nhân vật nào, tình tiết nào hay. Điều tra trên học sinh khối 4 trường Tiểu học Quảng Thành đầu năm cho thấy: Lớp HS kể mạch lạc, rõ ràng, đúng diễn biến, trình tự câu chuyện, biết kết hợp nét mặt điệu bộ, hấp dẫn người nghe. Nói được ý nghĩa câu chuyện HS kể đúng diễn biến, trình tự câu chuyện, nhưng chưa biết kết hợp nét mặt điệu bộ, chỉ dừng lại ở mức độ nắm vững truyện và thuộc chuyện. Nói được ý nghĩa câu chuyện HS kể đúng diễn biến, trình tự câu chuyện, câu chuyện có đầu có cuối, nhưng chưa biết kết hợp nét mặt điệu bộ, chỉ dừng lại ở mức độ thuộc truyện. Chưa biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 4A 5 em- 14.7% 19 em - 55.8 % 10 em- 29.5 % 4B 5 em- 14.7 % 23 em - 67.6 % 6 em- 17.7 % 4C 4em- 12,1 % 23em - 69.7 % 6 em- 18,2 % 4D 5em - 15,1% 8 em - 24,2% 20em - 60,7% III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Ở LỚP 4 1. Thực hiện tốt và có sáng tạo khi vận dụng quy trình giảng dạy vào từng bài cụ thể A. Phần Kiểm tra bài cũ: - Tùy từng tiết, có thể cho 1 đến 2 HS kể lại 1 -2 đoạn của câu chuyện đã kể trong tiết học trước và kết hợp nhắc lại ý nghĩa về nội dung câu chuyện đó. Có những tiết, bước này không diễn ra. B. Phần Dạy bài mới: Bước 1. Giới thiệu bài : Để vào bài học, cần nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học Kể chuyện đã nghe, đã đọc một cách nhẹ nhàng, đúng trọng tâm. Bước 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : - Cho cả lớp đọc thầm yêu cầu của đề bài bằng cách gọi các em lần lượt đọc đề bài, đồng thời GV chép đề bài lên bảng lớp. Sau đó, yêu cầu HS dùng chì gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng ở đề bài và nhắc lại nhiệm vụ của đề bài vừa xác định. GV chốt và gạch chân dưới những từ quan trọng ở đề bài trên bảng. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm gợi ý trong SGK, một số HS nhắc lại. Gợi ý thường là cụ thể hoá yêu cầu của đề. GV ghi lại những ý chính trong gợi ý lên bảng lớp. Những ý này sẽ giúp HS xác định câu chuyện đúng chủ đề hơn. - GV hướng dẫn và giúp đỡ mọi đối tượng học sinh tìm được những câu chuyện phù hợp với đề bài: nhắc đọc kĩ đề nhớ nội dung, khuyến khích các em có khả năng thuộc câu chuyện. - Kiểm tra việc chuẩn bị truyện kể của HS ở nhà, căn cứ vào đó để GV có những dự kiến cho tình huống xảy ra trong giờ dạy. Sự định hướng của giáo viên về chủ đề của tiết kể chuyện trước đó 1 tuần là vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ cho thành công của tiết dạy. Khi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài, cần luôn luôn chú ý đến học sinh ở mọi trình độ đều tìm được những câu chuyện phù hợp với khả năng của mình. Trong một vài trường hợp cụ thể, nếu học sinh không tìm được những câu chuyện khác thì có thể gợi ý học sinh kể lại những câu chuyện đã đọc trong SGK Tiếng Việt của các lớp ở bậc tiểu học. VD: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 12) Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe học được đọc về một người có nghị lực. Học sinh có thể kể những câu chuyện trong SGK như: “Vua tàu thuỷ”, Bạch Thái Bưởi (Tiếng Việt 4 – tập 1), Người trí thức yêu nước (Tiếng Việt 3 – tập 2); Có công mài sắt, có ngày nên kim (Tiếng Việt 2 – tập 1) - Để định hướng được nội dung truyện mà học sinh sẽ kể trong tiết học này, GV nên thường hỏi những em nào kể chuyện ngoài nhà trường và em kể chuyện gì, nếu có thể em mang cả truyện đó đến lớp. Trong thực tế, nhiều câu chuyện học sinh kể, giáo viên có thể chưa biết nhưng không vì thế mà GV bỏ qua việc nhận xét nội dung câu chuyện. Điều quan trọng nhất là đánh giá học sinh xem có chọn nội dung câu chuyện phù hợp hay không, kể có lô - gíc hay không. - Nếu trong thời gian cả một tuần mà HS vẫn chưa tìm nguồn truyện, sách báo ứng với đề tài đã học, GV cần gợi ý cho HS tìm truyện trong SGK, sách Truyện đọc 4 (Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành). - Nếu nhiều em cùng chọn một câu chuyện có trong chương trình thì GV động viên các em tìm câu chuyện khác, hay đưa ra một vài câu chuyện mà mình đã chuẩn bị cho học sinh đọc sau đó kể trong tiết học đó. - Để tăng cường nguồn sách báo cho HS đọc, ngay từ đầu năm, GV nên phát động phong trào “Tủ sách em yêu”. Cụ thể là mỗi em (và ngay cả GV) góp vào tủ sách của lớp từ 2 - 3 quyển truyện bằng chữ dành cho thiếu nhi. Bằng việc làm này mỗi năm tủ sách của lớp sẽ được tăng cường nguồn truyện. Chính vì có truyện ngay trong tủ sách của lớp nên đã phần nào kích thích sự ham mê đọc sách của các em. GV cũng nên định hình và giúp đỡ các em nên đọc những chuyện nào và cách đọc ra sao, góp phần nâng cao ý thức đọc sách của các em trong khi ngoài thị trường thì rất nhiều những câu chuyện, những truyện tranh vô bổ, thiếu lành mạnh. - Khi hướng dẫn HS kể, GV cho các em lập dàn bài nhanh ra giấy nháp, chỉ vạch ra thứ tự các sự việc chứ không cần cụ thể. Nhờ việc lập dàn bài này, các em khả năng nói theo dàn bài, kể lại câu chuyện tốt hơn. HS đọc thầm dàn bài hay hướng dẫn kể chuyện trong sgk. GV có thể ghi bảng dàn ý hoặc đã chép sẵn ở bảng phụ. Bước 3. Học sinh luyện tập kể chuyện : - Ở bước luyện kể trong cặp ( nhóm đôi), từng cặp quay mặt vào nhau, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Hình thức này học sinh cả lớp đều được kể, không mất thời gian. Để hoạt động này không mang hình thức,GV nên tới gần, quan sát lắng nghe, xem xét các cặp tham gia kể. Sau hoạt động này thường có nhận xét đánh giá các cặp làm việc tốt. Để cho các em làm việc có hiệu quả, GV luôn định lượng thời gian khoảng 8 - 10 phút cho hoạt động này và thường xuyên thay đổi chỗ ngồi cho các cặp tạo điều kiện cho các em giao lưu nhiều cách kể khác nhau. - Luyện kể trước lớp: Trong khoảng thời gian giành cho mỗi em tập kể trước lớp là 4 -5 phút, sau khi đã được kể trong cặp, các em có thể đứng tại chỗ kể lại câu chuyện của mình đã chọn trước lớp cho cả lớp nghe. Khi gặp HS đọc thuộc kĩ truyện, kể sinh động như sống với câu chuyện ấy, GV cần đặc biệt khen ngợi học sinh đó. Khi HS kể được một cách sống động nghĩa là các em đã sáng tạo, đã đưa được cảm xúc riêng của mình vào trong câu chuyện, làm cho văn bản truyện trở thành câu chuyện của riêng mình.Còn nếu có những HS khi kể mà cố gắng nhớ từng câu chữ thì nhắc nhở em đó nên kể bằng ngôn ngữ của riêng mình. Chỉ trong trường hợp kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc văn bản, GV mới nhận xét kể như thế chưa đạt yêu cầu vì đó là cố gắng đọc thuộc, không phải là kể. - Muốn kể chuyện hấp dẫn, người kể cần chú ý những điều sau: + Kể đúng: đúng cốt truyện, đúng nhân vật, đúng các chi tiết quan trọng, diễn biến và ý nghĩa câu chuyện. + Kể lại bằng lời của chính mình, không nhất thiết phải thuộc lòng từng câu, chữ trong truyện, thuộc lòng lời kể của người khác. + Kể có thể thêm thắt một vài chi tiết phụ như thêm chi tiết tả khung cảnh xảy ra sự kiện, chi tiết tả nhân vật,... miễn sao cho hợp lí và phù hợp với ý nghĩa câu chuyện.VD: Kể chuyện Pha- ê- tông và cỗ xe mặt trời (thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ), người kể có thể thêm lời tả vẻ đẹp lộng lẫy của các vị thần: Mùa Xuân đầy hoa thơm và tiếng chim hót líu lo; Mùa Hè với ánh nắng vàng rực rỡ và những giỏ quả chín; Mùa Thu khoác bộ quần áo nhiều màu, quàng trên cổ chiếc khăn voan nhẹ như mây; Mùa Đông đội vòng bằng tuyết trên đầu trắng xoá, khoác chiếc áo lông cừu xốp và mượt như nhung. + Kể cần phải biết nhấn chỗ này, lướt chỗ khác. Lướt là kể lược bớt chi tiết đi vì người kể cho là không quan trọng. Nhấn là kể rõ hơn, rõ thêm các chi tiết người kể cho là quan trọng. Có thể nhấn thêm các chi tiết bằng cách miêu tả cụ thể, kĩ, sinh động. Có thể nhấn thêm các chi tiết bằng nhiều thủ pháp: đổi giọng, kéo dài giọng, ngừng kể một vài giây, dùng thêm động tác phụ trợ: khoát tay, nghiêng đầu,... VD: Kể câu chuyện Từ hai bàn tay (thuộc chủ điểm Có chí thì nên), khi đến đoạn An Tiêm đáp lời viên quan đang hết lời xưng tụng mình, có thể kết hợp kể lời đáp với cử chỉ xoè đôi tay của mình ra: “Có gì đâu,tất cả những thứ trong ngôi nhà này đều do hai bàn tay của tôi làm nên cả!” - Đối với những HS không nắm vững cốt truyện, GV luôn cho các em kể những câu chuyện là những bài tập đọc mà có trong chương trình. HS khi kể trước lớp có thể nêu ý nghĩa câu chuyện một cách nhẹ nhàng. - Trong thực tế giảng dạy kể chuyện, bất kì giáo viên nào cũng từng gặp trong trường hợp học sinh kể một câu chuyện khá dài. Nếu để các em kể hết câu chuyện đó thì sẽ mất thời gian của các em khác mà cũng dễ gây ra cảm giác chán với học sinh nghe. Nếu yêu cầu các em kể tóm tắt là một yêu cầu quá khó mà học sinh có thể sẽ làm mất đi những chi tiết thú vị, những hình ảnh đẹp hay từ ngữ gợi cảm. Để tạo điều kiện cho các em kể chuyện dễ dàng, GV cho các em dừng hợp lí hoặc cho các em tự chọn một hai đoạn mình thích để kể và nhắc các em sẽ kể tiếp cho nhau nghe trong giờ ra chơi. - Thi kể chuyện, GV gọi học sinh lên trên bục quay mặt xuống để kể câu chuyện của riêng mình bằng cả nét mặt, cử chỉ, động tác, Ở đây, các em đã tự tin hoá thân vào nội dung câu chuyện, đã nâng việc kể chuyện như một hoạt động biểu diễn nghệ thuật, một cuộc thi kể chuyện mà ban giám khảo là các bạn trong lớp. Hoạt động này thường các em thích nhất. - Trong quá trình kể, nếu có học sinh đọc thuộc lòng truyện, GV không cấm các em đó nhưng khi kể đòi hỏi em đó phải kể được cách sống động, tạo được cảm xúc riêng, tránh việc vừa kể vừa cố nhớ một cách máy móc văn bản, điều này là cố gắng đọc thuộc chứ không phải kể chuyện. - Nếu có em chọn kể câu truyện em nào kể dài thì GV giúp em đó chọn một hay hai đoạn thật hay trong truyện ( chọn đoạn có sự kiện, nhân vật ý nghĩa) để kể. Và GV nên hỏi: “ Cuối cùng câu chuyện kết thúc ra sao?” Hay “ Câu chuyện bạn A kể còn dài, giờ ra chơi, ai muốn biết câu chuyện kết thúc ra sao chúng ta mượn truyện của A đọc nhé?”. - Để dành thời gian cho nhiều học sinh được kể, sau lời kể của mỗi em, GV thường nhận xét nhanh, hay định hướng câu hỏi nhận xét rõ ràng để học sinh nhận xét trúng. - Mỗi em kể xong GV thường gọi 1- 2 em nhận xét. Không mời nhiều học sinh nhận xét sau lời kể của mỗi bạn hoặc nêu những nhận xét quá tỉ mỉ, chi tiết về từng câu chữ. Nếu HS không nhận xét được, GV cần gợi ý bằng các câu hỏi để HS dễ nhận xét hơn. - Đặc biệt tránh tình trạng để vài ba HS thi kể xong mới cho cả lớp nhận xét lần lượt từng bạn. Như thế các em sẽ bị lẫn lộn, Các em không thể ghi nhớ chính xác những sai phạm của mỗi bạn được. Bước 4. HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Việc nhận xét, bình luận về cái hay, cái đẹp của câu chuyện mà bạn tìm được là rất quan trọng, vì từ đó HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện. - Khi HS nói về nhân vật chính và ý nghĩa câu chuyện, GV nên đưa ra các câu hỏi gợi ý để các em trả lời dễ dàng hơn. - GV chốt ý nghĩa chung của chủ đề kết hợp liên hệ thực tế, nêu bài học giáo dục tư tưởng, đạo đức một
Tài liệu đính kèm:
- skkn_doi_moi_hinh_thuc_va_phuong_phap_day_ke_chuyen_da_nghe.doc