SKKN Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11 tìm hiểu khởi nghĩa ba đình

SKKN Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11 tìm hiểu khởi nghĩa ba đình

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 – NQ/TW) với nội dung: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định mục tiêu của đổi mới lần này là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nội lực, tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.

 Trong những năm qua, vấn đề đổi mới dạy học lịch sử là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ ở người làm công tác giáo dục, các nhà sử học, mà ngay cả ở các cấp, các ngành, ở trung ương và địa phương cũng rất quan tâm đến đổi mới dạy học lịch sử. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, việc đổi mới dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay lại chưa được chú ý và đầu tư. Hầu như việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh về lịch sử địa phương chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ. Mặc dù, chúng ta đều biết rằng, lịch sử địa phương và lịch sử có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào sảy ra cũng mang tính chất địa phương vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể, một địa phương nhất định, dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có sự kiện hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp, có sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt qua khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là quốc tế.

 

doc 24 trang thuychi01 6441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11 tìm hiểu khởi nghĩa ba đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 11
TÌM HIỂU KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH
 Người thực hiện: Ngô Thị Bình
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKNthuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HÓA NĂM 2018.
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài...1
1.2. Mục đích nghiên cứu.2
1.3. Đối tượng nghiên cứu2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..2
2. NỘI DUNG3
2.1. Cơ sở lý luận..3
2.1.1. Khái niệm....3
2.1.2. Mối quan hệ ...3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.... 4
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề...5
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định mục tiêu bài học lịch sử địa phương........5
2.3.2. Giải pháp 2: Xác định nội dung bài học lịch sử địa phương ..6
2.3.3. Giải pháp 3: Xác định hình thức tổ chức bài học lịch sử địa phương tại thực địa....16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục..16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...18
3.1. Kết luận18
3.2. Kiến nghị..19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 	Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29 – NQ/TW) với nội dung: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định mục tiêu của đổi mới lần này là tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nội lực, tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả...
 Trong những năm qua, vấn đề đổi mới dạy học lịch sử là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ ở người làm công tác giáo dục, các nhà sử học, mà ngay cả ở các cấp, các ngành, ở trung ương và địa phương cũng rất quan tâm đến đổi mới dạy học lịch sử. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, việc đổi mới dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay lại chưa được chú ý và đầu tư. Hầu như việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh về lịch sử địa phương chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ. Mặc dù, chúng ta đều biết rằng, lịch sử địa phương và lịch sử có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào sảy ra cũng mang tính chất địa phương vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể, một địa phương nhất định, dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có sự kiện hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp, có sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt qua khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là quốc tế.
 	Xuất phát từ thực tế trên, trong những năm học vừa qua, được phân công giảng dạy lịch sử địa phương ở khối lớp 11- THPT, tôi luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học nên đã tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới khi dạy, vì vậy, để khắc phục những hạn chế trong việc dạy học lịch sử địa phương, đồng thời nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy - học lịch sử địa phương tôi đã thực hiện đề tài “ Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa Ba Đình”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 	 Đề tài “Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa Ba Đình” nhằm mục đích giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. Từ đó sẽ hình thành cho các em nhân cách, ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của quê hương mình và có ý thức học tập, rèn luyện để vươn lên xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa Ba Đình” là dạy - học lịch sử địa phương lớp 11, thông qua việc tìm hiểu Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa) cuối thế kỷ XIX. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Đề tài “Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa Ba Đình” được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng; dựa trên lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Chính phủ về công tác giáo duc. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài là vận dụng các phương pháp nghiên cứu của bộ môn: đọc, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu lịch sử, những tài liệu có liên quan đến Khởi nghĩa Ba Đình; đồng thời kết hợp với tìm hiểu thực tế ở địa phương Ba Đình, Nga Sơn, Thanh Hóa. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm
 	Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia, có những sác thái, đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành của đất nước. Khái niệm “ địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng.Với nghĩa cụ thể, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa trừu tượng, có thể gọi địa phương là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác. 
 	Lịch sử địa phương chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố hoặc lịch sử của vùng, miền. Bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng và phong phú về cả nội dung và thể loại. 
 	Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11 là cách giải quyết thông qua giảng dạy kiến thức tại thực địa để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương ở lớp 11 THPT. 
2.1.2. Mối quan hệ
 Mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương là mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “ cái chung và cái riêng ”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào sảy ra cũng mang tính chất địa phương vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể, một địa phương nhất định, dù rằng các sự kiện đó có tính chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THPT. Việc giảng dạy lịch sử địa phương góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu của học sinh. Trong trương trình Lịch sử lớp 11 THPT, tôi chọn Khởi nghĩa Ba Đình để giảng dạy giúp các em thấy được sự phát triển đa dạng, sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương; thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc; thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa cuộc khởi nghĩa Ba Đình với phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Lịch sử địa phương có những độc đáo, đặc thù riêng song vẫn phải tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong việc dạy học lịch sử hiện nay, chúng tôi gặp không ít khó khăn, trong đó ngay cả những tiết dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực. Nhưng tiếc rằng trong nhiều năm qua những tiết học về lịch sử địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy, hoặc bỏ qua. Do quan niệm khác nhau nên nhiều người chưa coi trọng lịch sử địa phương mặc dù trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này.
 Từ thủa bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn rau, cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ, của chị luôn có một phần không nhỏ nói về quê hương, nó đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết và là tri thức ban đầu về quê hương. Dựa trên nền tảng đó chúng ta mới có thể giáo dục, hình thành cho các em lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có truyền thống văn hóa và bề dày lịch sử lâu đời, oanh liệt, gắn liền với lịch sử chung của dân tộc. Nhà sử học Phan Huy Chú khi viết về Thanh Hóa đã khẳng định “ Mạch núi cao vót, sông lớn lượn quanh, biển ở phía đông..Vẻ non sông tươi tốt chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nên nảy sinh nhiều bậc nho văn. Đến những sản vật quý cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi, nên nẩy ra những bậc phi thường, vương khí chung đúc nên đứng đầu cả nước.” (Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú). Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên gọi khác nhau đến đời Lý được đổi tên thành Thanh Hóa. Theo sách Dư địa chí, Thanh Hóa là vùng địa lý thuận lợi, hình thể tốt có thể xem như yết hầu của đất nước. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa khiến Thanh Hóa thuận lợi trở thành nơi xưng vương, dựng nước. Liên tiếp các triều vua, chúa xuất phát từ đất Thanh. Theo thống kê thì từ thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến cuối cùng là triều Nguyễn với vua Bảo Đại thì Thanh Hóa chính là khởi nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nước vì vậy nên mới có câu “Vua xứ Thanh”. Là vùng đất “địa linh” chúng ta còn có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa lớn, với nhiều anh hùng dân tộc: Kháng chiến chống Tống dưới sự chỉ huy của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn; Khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự chỉ huy của anh hùng dân tộc Lê Lợi; Khởi nghĩa Ba Đình dưới sự chỉ huy của Phạm Bành, Đinh Công Tráng; rồi trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chúng ta càng tự hào với những chiến thắng làm nức lòng người: Đò Lèn còn đó, Hàm Rồng – Nam Ngạn còn đây; và những tấm gương hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc: anh Tô Vĩnh Diện, anh Lê Mã Lương, chị Ngô Thị Tuyển... 
Vì lẽ đó, không có lý do nào để chúng ta - những người dạy lịch sử lại bỏ trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu lịch sử địa phương hết sức phong phú nhưng với bốn tiết trong phân phối chương trình ba năm THPT và lớp 11 chỉ có một tiết quả là quá ít. Vậy nên, chúng ta cần phải tận dụng triệt để thời gian và càng không thể bỏ qua mà không dạy. Bởi vì, chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có nhiều điều chưa biết, cần phải biết để làm hành trang cho các em vững bước xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương, đất nước.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định mục tiêu bài học lịch sử địa phương lớp 11
Tìm hiểu chuyên đề lịch sử địa phương: Đổi mới dạy học lịch sử địa phương lớp 11. Tìm hiểu khời nghĩa Ba Đình cần xác định những mục tiêu cơ bản sau:
 * Về kiến thức: hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nắm vững:
+ Tình hình Thanh Hóa trước cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
+ Vị trí địa lý của Ba Đình.
+ Kỹ thuật đào đắp và bố trí hào lũy ở căn cứ Ba Đình.
+ Cách tổ chức và sử dụng lực lượng trong khởi nghĩa Ba Đình.
+ Bài học kinh nghiệm của khởi nghĩa Ba Đình.
+ Đóng góp xây dựng và chiến đấu của nhân dân Hà Trung trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.
* Về kỹ năng: 
Giúp học sinh biết sưu tầm, nghiên cứu, sử dụng tài liệu truyền thống dân tộc, địa phương vào học tập và đời sống.
* Về thái độ: 
+ Giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.
+ Khơi dậy cho các em tự hào về những chiến công của cha ông mình ngay trên quê hương mình; tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong đấu tranh, tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng và sản xuất.
+ Giáo dục các em có ý thức thừa kế, giữ gìn và phát huy truyền thống của địa phương và dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
2.3.2. Giải pháp 2: Xác định nội dung bài học lịch sử địa phương lớp 11 - Khởi nghĩa Ba Đình.
 	 Để bài học lịch sử địa phương lớp 11: “ Khởi nghĩa Ba Đình ” thành công, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh nắm vững những vấn đề trọng tâm của cuộc khởi nghĩa.
2.3.2.1.Tình hình Thanh Hóa trước cuộc khởi nghĩa Ba Đình
 	Vào cuối thế kỷ XIX, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lâm vào khủng hoảng, suy vong và trở thành miếng mồi ngon của các nước tư bản phương Tây đang khao khát thuộc địa. Ngày 01-09-1858, thực dân Pháp bất ngờ tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), rồi tiếp tục đánh chiếm 6 tỉnh Nam Bộ. Sau khi chiếm xong các tỉnh phía Nam , thực dân Pháp tìm mọi cách tấn công ra phía Bắc. Từ năm 1873 đến năm 1883, Pháp liên tục tiến đánh và chiếm miền Bắc. Sau khi thành Hà Nội thất thủ, quan quân triều đình nhà Nguyễn kẻ hàng, người trốn, có những thành như Phủ Lý, Ninh Bình, có đến hàng ngàn quân canh giữ, nhưng chỉ cần 5 - 6 tên lính Pháp đã hạ được thành. Năm 1883, 1884, Triều đình nhà Nguyễn đã phải chấp nhận đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, nước ta từ nước phong kiến độc lập trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Thanh Hóa là tỉnh thuộc Trung kỳ, hưởng chế độ cai trị do quan lại cấp tỉnh vẫn tiếp tục cai trị như trước. Nhưng thực tế Pháp đã dọn đường cho bọn công sứ mở rộng quyền lực. Chính quyền thực dân phong kiến huy động tối đa lực lượng phản động tập trung tại Thanh Hóa để đàn áp và nô dịch nhân dân. Chính quyền thực dân phong kiến còn tăng cường lực lượng quân sự tại Thanh Hóa với một sư đoàn đóng tại Kép, một lữ đoàn bộ binh phụ trách Thanh Hóa.
 	Từ sau Hiệp ước ngày Hác – măng, Pa- tơ- nốt (1883, 1884), triều đình nhà Nguyễn bị phân hóa thành 2 bộ phận: bộ phận chủ hòa và bộ phận chủ chiến. Bộ phận chủ hòa đã trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp. Bộ phận chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết đã tập hợp lực lượng, phát động nhân dân các nơi trong nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị), ra Chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Phong trào Cần Vương do các văn thân, sỹ phu yêu nước lãnh đạo phát triển mạnh mẽ, được nhân dân trên khắp cả nước hưởng ứng. Chiếu Cần Vương đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
 	Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân cả nước diễn ra sôi sục. Lúc này phong trào ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các huyện, lôi cuốn những văn thân có tiếng như: Tuần Bát Nô; bố chính Nguyễn Xuân Quỳnh; Tổng đốc Lê Văn Rạng; tiến sỹ Tống Duy Tân; đốc học Phạm Bành; quan huyện Hoàng Bật Đạt; Cử nhân Lê Khắc Thảo, Hà Văn Mao vv...
 	Tôn Thất Thuyết cho rằng, Thanh Hóa là yết hầu giữa miền Trung và miền Bắc, là một vị trí chiến lược quan trọng, hình mạch hướng vào, thế lớn nhóm lên, có đủ ba điều lợi cho việc dấy binh tụ nghĩa, mở mang nghiệp lớn, chống giặc cứu nước. Biết Đinh Công Tráng là một tướng giỏi thao lược, nhiều mưu kế, đã từng đánh Pháp ở Hà Nam, Ninh Bình và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Tôn Thất Thuyết đã mời ông vào Thanh Hóa bàn quốc sự. Đến cuộc họp ở chùa Trang Các, Phủ Tống Sơn (huyện Hà Trung ngày nay) vào tháng 3 - 1886, Trần Xuân Soạn đã phân tích cái lợi, cái hại và quyết định lập căn cứ Ba Đình và ông khẳng định "Người giữ vùng này, ngoài Đinh Công Tráng không ai đảm nhiệm nổi". Thế là Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, được giao trọng trách xây dựng, bảo vệ vị trí trọng yếu này trong thế trận chung, nhằm biến Thanh Hóa thành một căn cứ kháng chiến vững chắc cho cả nước.
2.3.2.2. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình
* Vị trí địa lí của Ba Đình
 	 Ba Đình là một xã đồng chiêm trũng thuộc huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Phía Bắc giáp Nga Vịnh, phía Nam giáp Nga Thắng, phía Đông giáp Nga Văn, phía Tây giáp huyện Hà Trung. Cách Ba Đình 3km về phía Đông Nam là núi Sa Liễn (núi Sến), xa hơn chút nữa là núi Chiêm Ba, Tam Linh, núi Vân Hoàn nằm bên bờ sông Lèn và bến Thắm, phía Tây có núi Giao Thụy, phía Đông Bắc là dẫy núi Tam Điệp hiểm trở như bức tường thành.
 	Căn cứ Ba Đình được xây dựng trên địa bàn ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh. Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ đình làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia. Mỗi làng chỉ có một con đường độc đạo đi vào.
* Kỹ thuật đào đắp và bố trí hào lũy ở căn cứ Ba Đình
 	 Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã họp các tướng lĩnh, trình bầy kế hoạch xây dựng căn cứ Ba Đình. Việc xây thành ông giao cho Đốc Khế chỉ huy. Việc huy động dân phu và nguyên liệu giao cho các tướng khác. Nhân dân ở các làng quanh Ba Đình bao gồm cả hai huyện Nga Sơn và Tống Sơn đã hết lòng ủng hộ nghĩa quân. Mỗi làng góp 30 cái rọ lớn cao 2m, 100 cây tre tươi còn nguyên cả cành và 10 gánh rơm để nghĩa quân xây dựng công sự. Nhân dân ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh đã nhường lại nhà cửa, vườn tược, chuyển đi ở nơi khác để nghĩa quân xây dựng căn cứ. Nhờ tinh thần yêu nước và sự đóng góp to lớn của nhân dân, chỉ trong vòng một tháng, căn cứ Ba Đình đã được xây dựng thành một cụm cứ điểm chiến đấu hết sức kiên cố, bằng cách triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, với một hệ thống công sự hầm, hào, thế trận chặt chẽ, liên hoàn, tập trung hỏa lực, phân tán binh lực, bí mật, bất ngờ. Điều đáng lưu ý là ý thức được tính chất gay go, ác liệt của cuộc chiến đấu sắp tới, nghĩa quân đã tổ chức cho người già và trẻ em đi sơ tán ở những vùng phụ cận, nhằm tránh cho nhân dân những tổn thất không cần thiết.
 	Bao bọc xung quanh căn cứ là luỹ tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến một lớp thành đất cao 3m, chân rộng từ 8-10m, thành rộng 400m, dài 1.200m, mặt thành có thể đi lại được. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre đựng bùn trộn rơm. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển lương thực và vận động khi không chiến đấu, tải lương thực, tiếp tế đạn dược. Ngoài thành là 3 vòng hào lũy, vòng trong rộng khoảng 50m cắm chông ngầm bằng tre tươi đẽo vát, xiên về phía ngoài, làm vật cản hoặc sát thương địch. Vòng giữa là lũy tre xanh dầy đặc gai góc, rậm rạp. Vòng ngoài cùng là một tầng cọc tre ngầm, đẽo nhọn và thả những cành tre, ngọn tre bùng nhùng như dàn mướp. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu được xây dựng theo hình chữ "chi", nhằm hạn chế thương vong.
 	Lợi dụng ba ngôi đình có sẵn, nghĩa quân lập ba đồn tiền tiêu: Thượng Thọ có đồn Thượng, Mậu Thịnh có đồn Trung, Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể hỗ trợ tác chiến lẫn nhau khi bị tấn công,nhưng cũng có thể độc lập tác chiến. Đầu mỗi làng đều xây dựng chốt gác kiên cố, có bãi chông mìn cẩn mật và súng thần công. Chốt một: Án ngữ con đường phía tây từ Thạch Lễ vào làng Mỹ Khê. Chốt hai: Chặn đường từ Sa Liễn, Nga Thôn, vào làng Mậu Thịnh. Chốt ba: Ngăn chặn từ Tuân Đạo, Điền Hộ từ phía đông và phía đông bắc vào làng Thượng Thọ. Các ngọn núi cao ở bên ngoài căn cứ được đặt các trạm gác và đồn tiền tiêu như: Trạm viễn vọng Nga Châu, trạm gác ở Xa Loan, Thổ trung ở phía đông, trạm Thanh Đồn, Tuân Đạo ở phía bắc, trạm Hang Giơi, núi Răng Cưa (núi Tam Điệp) phía đông. Để đánh lạc hướng địch. Nghĩa quân ở các nơi đã tiến đánh, gây rối thu hút lực lượng quân Pháp, tạo điều kiện giữ bí mật cho nghĩa quân Ba Đình xây dựng căn cứ. Xây dựng xong thành lũy, Đinh Công Tráng cho mở cống Hói Cái. Nước thủy triều dâng cao thì lấp cống lại. Ba Đình thành một pháo đài nổi lềnh bềnh giữa biển nước mênh mông.
 	Có thể nói, với cách xây dựng và bố phòng cẩn mật như vậy, căn cứ Ba Đình là căn cứ tiêu biểu nhất, một chiến tuyến phòng ngự quy mô nhất thời kỳ Cần Vương cuối thế kỷ XIX. Bộ chỉ huy quân sự Pháp phải thực sự lo lắng khi tấn công vào cứ điểm được xây dựng vững chắc của Ba Đình. Pháp đã phải thừa nhận: Trong chiến dịch 1886 – 1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất
 	Trong chiến đấu nghĩa quân Ba Đình không bị cô lập. Gần Ba Đình có các đội quân của Nguyễn Kiên đóng ở Bồ Giông, Mậu Yên, Trường Phi Lai. Tống Duy Tân đóng ở Bồng Trung; Cao Điển đóng ở Sơn Thôn; Thanh Xá; Cầm Bá Thước đóng ở Thường Xuân; Trần Xuân 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_day_hoc_lich_su_dia_phuong_lop_11_tim_hieu_khoi.doc