SKKN Định hướng cho học sinh cách sử dụng điện thoại thông minh hữu ích thông qua công tác chủ nhiệm

SKKN Định hướng cho học sinh cách sử dụng điện thoại thông minh hữu ích thông qua công tác chủ nhiệm

Trong thời đại công nghệ hiện nay,chiếc điện thoại thông minh đang là phương tiện hữu dụng cho tất cả mọi người, nó là công cụ kết nối chúng ta với cả thế giới, là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng chiếc điện thoại thông minh một cách thông minh nhất, đặc biệt là các em học sinh THPT.

Điều đáng báo động hiện nay là chiếc ĐTTM, với hàng trăm nghìn phần mềm, ứng dụng, chỉ cần có mạng internet và 1 nút bấm là nó có thể mang đến cho người dùng hàng hà sa số thông tin, nguy hại nhất là có nhiều phần mềm ứng dụng độc hại, hoặc 1 số phần mềm không được kiểm soát sẽ dễ dàng chứa đựng nội dung xấu, độc hại, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo.Ngoài ra trên điện thoại của mình người dùng điện thoại có thể chơi game,lướt FB,sống ảo…., trong đó sự xuất hiện của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho người dùng sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành,phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ.

Học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu nói chung, ở 3lớp 11A9, 11A6, 10A12, nói riêng cũng nằm trong thực trạng trên, qua khảo sát, chúng tôi thấy mỗi học sinh đều có 1 chiếc điện thoại thông minh và có ít nhất một tài khoản của mạng xã hội và tất nhiên, không phải em nào cũng sử dụng ĐTTM một cách có ý thức. Trong phạm vi của nhà trường, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm ,chúng tôi nghĩ, cần định hướng cho cho các em, tận dụng những ưu điểm của ĐTTM để qua đó tư vấn tâm lí, bồi dưỡng thế giới quan,làm giàu thêm kiến thức, giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho các em.

Thực tế cho thấy một số học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu đã trở thành những người nghiện game, thường xuyên bỏ học để theo đuổi các trò chơi điện tử tốn kém và thiếu lành mạnh, một bộ phận lớn học sinh lại có hiện tượng nghiện mạng xã hội như Facebook, Zalo... xem mạng xã hội như một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, từ đó dẫn đến suy nghĩ, hành vi và đạo đức cũng như kết quả học tập của học sinh giảm sút. Điều này không chỉ khiến cho giáo viên nhà trường, phụ huynh mà cả chính các bạn học sinh hết sức lo lắng.

Thực tế tại Sở GD&ĐT Nghệ An, trên cơ sở Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025” (ban hành theo Quyết định số 3296 QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở đã ban hành hoặc lồng ghép ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện. Sở đã chủ động "nhập cuộc", tận dụng các tiện ích ĐTTM, của internet, mạng xã hội trong triển khai công tác chuyên môn và phong trào thi đua trong học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú đa dạng như: Chỉ đạo các đơn vị triển khai xây dựng các trang thông tin điện tử, cổng thông tin, các trang mạng xã hội. Theo đó, tính đến hiện tại, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử của đơn vị.

Trước thực trạng như vậy, một câu hỏi được đặt ra: Việcsử dụng điện thoại thông minh ảnh hưởng như thế nào đến học sinh THPT? Tích cực hay tiêu cực? Làm thế nào để sử dụng điện thoại thông minh một cách có hiệu quả ở lứa tuổi học sinh THPT?.

docx 37 trang Thu Kiều 07/09/2024 2282
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Định hướng cho học sinh cách sử dụng điện thoại thông minh hữu ích thông qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 z
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 Đề tài: ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI 
 THÔNG MINH HỮU ÍCH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 Lĩnh vực công tác chủ nhiệm
 Năm học 2022-2023
 1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lí do chọn đề tài
 Trong thời đại công nghệ hiện nay,chiếc điện thoại thông minh đang là 
 phương tiện hữu dụng cho tất cả mọi người, nó là công cụ kết nối chúng ta với cả 
 thế giới, là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Tuy nhiên không phải ai 
 cũng sử dụng chiếc điện thoại thông minh một cách thông minh nhất, đặc biệt là 
 các em học sinh THPT. 
 Điều đáng báo động hiện nay là chiếc ĐTTM, với hàng trăm nghìn phần 
 mềm, ứng dụng, chỉ cần có mạng internet và 1 nút bấm là nó có thể mang đến 
 cho người dùng hàng hà sa số thông tin, nguy hại nhất là có nhiều phần mềm ứng 
 dụng độc hại, hoặc 1 số phần mềm không được kiểm soát sẽ dễ dàng chứa đựng 
 nội dung xấu, độc hại, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, 
 lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết 
 dân tộc, tôn giáo.Ngoài ra trên điện thoại của mình người dùng điện thoại có thể 
 chơi game,lướt FB,sống ảo., trong đó sự xuất hiện của các trang mạng xã hội 
 rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào 
 mà không hay biết, làm cho người dùng sao nhãng việc học hành, giảm năng 
 suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống 
 thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh 
 lý và việc hình thành,phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là 
 giới trẻ.
 Học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu nói chung, ở 3lớp 11A9, 11A6, 
 10A12, nói riêng cũng nằm trong thực trạng trên, qua khảo sát, chúng tôi thấy 
 mỗi học sinh đều có 1 chiếc điện thoại thông minh và có ít nhất một tài khoản 
 của mạng xã hội và tất nhiên, không phải em nào cũng sử dụng ĐTTM một cách 
 có ý thức. Trong phạm vi của nhà trường, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm 
 ,chúng tôi nghĩ, cần định hướng cho cho các em, tận dụng những ưu điểm của 
 ĐTTM để qua đó tư vấn tâm lí, bồi dưỡng thế giới quan,làm giàu thêm kiến 
 thức, giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. 
 Thực tế cho thấy một số học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu đã trở 
 thành những người nghiện game, thường xuyên bỏ học để theo đuổi các trò chơi 
 điện tử tốn kém và thiếu lành mạnh, một bộ phận lớn học sinh lại có hiện tượng 
 nghiện mạng xã hội như Facebook, Zalo... xem mạng xã hội như một nhu cầu 
 không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, từ đó dẫn đến suy nghĩ, hành vi và 
 đạo đức cũng như kết quả học tập của học sinh giảm sút. Điều này không chỉ 
 khiến cho giáo viên nhà trường, phụ huynh mà cả chính các bạn học sinh hết sức 
 lo lắng. 
 Thực tế tại Sở GD&ĐT Nghệ An, trên cơ sở Đề án “Tăng cường quản lý, 
giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến 
năm 2025” (ban hành theo Quyết định số 3296 QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2019 của 
Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở đã ban hành hoặc lồng ghép ban hành nhiều văn bản 
 3 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 I. Cơ sở lí luận
 1. Về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở 
trường phổ thông
 - Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có 
 đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc 
 trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện 
 nhiệm vụ quản lí lớp học và là người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu 
 trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học 
 sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây:
 - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu 
 trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường TH ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ 
 nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. 
 Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn 
 diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì 
 thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục 
 trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
 - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là người 
 góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ 
 nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý 
 GD thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý không có dấu 
 đỏ”. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về GD, có thể coi 
 GV chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; 
 Người điều khiển lớp học;Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công 
 tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu 
 trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; Người có trách 
 nhiệm phản hồi tình hình lớp Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần 
 xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà 
 trường vững mạnh.
 - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội .Nếu 
 thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này 
 trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.
 2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
 Chính vì có vị trí quan trọng và vai trò to lớn trong công tác giáo dục mà 
 nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm cũng khá nặng nề và vất vả. Xin được nêu một số 
 nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp
 - Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, 
 bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá 
 sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh.
 - Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH nhà trường, các tổ 
 chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói 
 5 Đối với chi đoàn thanh niên: Giáo viên chủ nhiệm chủ động đưa ra kế hoạch 
 phối hợp công tác của cả năm học, kế hoạch công tác học kì, hàng tháng, hàng 
 tuần. Phối hợp tổ chức sinh hoạt tập thể; sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, thực chất 
 là phát huy tinh ý thức trách nhiệm và thần sáng tạo của các đoàn thể và từng cá 
 nhân tham gia thực hiện các mục tiêu giáo dục chung, để không chồng chéo, 
 trùng lặp các công việc của lớp, đoàn thể, không gây khó khăn cho học sinh. Tuy 
 nhiên, phối hợp công tác không có nghĩa là đơn giản hóa công việc hay chủ 
 nhiệm làm thay các đoàn thể.
 Đồng thời GVCN thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học 
 sinh để cùng trao đổi ,nắm vững tình hình học tập, quá trình rèn luyện,tu dưỡng 
 của các em ở lớp và ở nhà. Mối quan hệ này cần được thiết lập thường xuyên, 
 phương thức thực hiện là sử dụng điện thoại, thư điện tử, sổ liên lạc,ban đại diện 
 chi hội, liên lạc nhằm trao đổi với phụ huynh về tình hình của các em HS. Đặc 
 biệt tại các cuộc họp phụ huynh các GVCN có thể trao đổi, bàn bạc nhiều mặt để 
 tìm ra giải pháp tốt nhất để giáo dục HS.
 Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần 
có phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công 
tác chủ nhiệm có hiệu quả.
 3. ĐTTM-Lợi ích và những nguy cơ tiềm ẩn
 3.1.Khái niệm ĐTTM
 Điện thoại thông minh hay smartphone là khái niệm để chỉ chiếc điện 
 thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên 
 tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông 
 thường.Ban đầu điện thoại thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại di 
 động thông thường kết hợp với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện 
 tử cầm tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Điện thoại thông 
 minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web, Wi-Fi, các 
 ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy. Những điện 
 thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay dựa trên nền tảng của hệ điều hành 
 Android của Google và iOS của Apple.
 Điện thoại thông minh đa số có một màn hình độ phân giải cao hơn so với 
 điện thoại truyền thống và điện thoại thông minh như một máy tính di dộng, vì nó 
 có một hệ điều hành riêng biệt vì có thể hiển thị phù hợp các trang website bình 
 thường và người dùng có thể thay đổi một giao diện. và sở hữu khả năng mở ứng 
 dụng, tiện hơn và dễ dàng cài đặt lẫn gõ bỏ ứng dụng; điện thoại thông minh có 
 màn hình cảm ứng độ phân giải cao, và sẵn sàng để gọi bàn phím ảo và viết chữ 
 tay.Với những tính năng vượt trội như vậy,chiếc ĐTTM sẽ mang đến cho người sử 
 dụng muôn vàn tiện ích ,nhưng cũng có thể chứa đựng rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
 7 ĐTTM là thiết bị công nghệ có nhiều tính năng vượt trội, tùy vào mục đích, 
cách thức sử dụng mà với từng cá nhân nó sẽ phát huy những lợi ích hay tác hại 
khác nhau. Chính vì vậy, GVCN cùng với các lực lượng khác như gia đình, nhà 
trường...phải hướng dẫn các em biết làm chủ chiếc ĐTTM, cân nhắc mức độ sử 
dụng một cách hợp lý, chọn lọc thông tin bổ ích để ĐTTM trở thành công cụ nâng 
cao giá trị bản thân, nâng cao sự hiểu biết, rèn luyện thêm nhiều kĩ năng để cống 
hiến góp sức mình xây dựng xã hội văn minh,Đất Nước phát triển,giàu mạnh
 3.3.ĐTTM và những nguy cơ tiềm ẩn
 Không thể phủ nhận những lợi ích của ĐTTM trong thời đại công nghệ số, 
nhưng nếu để nó chi phối quá nhiều cuộc sống của người dùng, hoặc nếu chúng ta 
sử dụng không kiểm soát cũng để lại những hậu quả khôn lường.Việc sử dụng 
ĐTTM rất dễ gây nghiện, và một khi đã nghiện nó thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến 
cuộc sống của chúng ta. Có 1 thời gian khá dài chúng ta sẽ ôm nó trong mọi lúc 
mọi nơi, cả khi thức lẫn khi ngủ, cả khi đang tham gia sinh hoạt tập thể hay cả khi 
đã về nhà. Đi đâu, chúng ta có thể quên nhiều thứ,nhưng ĐTTM thì không, thật 
khó chịu khi máy hết pin, mạng chập chờn hay máy bị hỏngChưa hết, vì nghiện 
ĐTTM nên cuộc sống của chúng ta mất đi sự kết nối thực.Người dùng cảm thấy 
cuộc sống xung quanh thật vô vị, nhạt nhẽo, cảm thấy cô đơn, mất dần khả năng 
giao tiếp,thậm chí có thể mắc các bệnh về tâm sinh lí,thậm chí là bị trầm cảm,thần 
kinh
 Quan sát HS chúng tôi nhận thấy trạng thái bồn chồn phấp phỏng của các cô 
cậu Hs có biểu hiện nghiện điện thoại,lúc nào trong tay cũng lăm lăm chiếc 
ĐTTM, chỉ cần thầy cô sơ hở là tranh thủ bấm, bấm.. Với những biểu hiện ấy, về 
nhà nếu bố mẹ không quản lí chặt chẽ thì các em sẽ học bài qua quýt, làm việc 1 
cách hời hợt, chỉ mong chóng gạt bỏ tất cả để được ngồi với người bạn thông minh 
nhỏ bé kia. Một khi đã nghiện ĐTTM thì sẽ dẫn đến nghiện các trang mạng xã hội 
bởi trên chiếc ĐTTM, người sử dụng có thể dễ dàng truy cập các nền tảng mạng 
xã hội.Trong khi đó các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghiện mạng xã hội rất 
nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn cả nghiện rượu bia, thuốc lá. Ngoài ra, sử 
dụng mạng xã hội sai cách, sai mục đích sẽ tác động tiêu cực đến bản thân về sức 
khỏe, tinh thần, suy nghĩ lệch lạc... như: sao nhãng mục tiêu cá nhân dẫn đến nguy 
cơ trầm cảm; hạn chế tương tác giữa người với người; mất kiểm soát quyền riêng 
tư, có xu hướng bạo lựcBên cạnh đó, hiện nay có nhiều kẻ xấu đã lợi dụng các 
mạng xã hội để lừa đảo, đưa các thông tin sai sự thật...gây hoang mang dư luận. Vì 
vậy, khi dùng mạng xã hội, người dùng cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin, tránh để 
sơ hở, lộ thông tin..
 Không những thế ĐTTM còn tạo cho người dùng tiếp cận với các trò chơi 
điện tử, tiền ảo và vô vàn những phần mềm độc hại có thể đầu độc tâm hồn và trí 
tuệ của con người. Nghiện ĐTTM cũng sẽ khiến cho người dùng mắc chứng 
biếng ăn,cơ thể mệt mỏi, phản ứng lờ đờ, chậm chạp,thị lực giảm sút,mất 
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_dinh_huong_cho_hoc_sinh_cach_su_dung_dien_thoai_thong_m.docx