SKKN Dạy phụ đạo phần tính thể tích khối chóp trong chương trình hình học lớp 12 ở lớp có nhiều học sinh học yếu, kém môn Toán
Đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, học sinh mà là nhiệm vụ chung của nhiều cấp học, bậc học trong toàn ngành. Muốn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, chúng ta phải từng bước đổi mới sao cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với đối tượng học sinh. Do đó trong quá trình dạy học, đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải tích cực học tập, không ngừng cố gắng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mỗi người giáo viên cần phải làm và có thể llàm cho học sinh của mình đều tiếp thu được những kiến thức tối thiểu mà chương trình sách giáo khoa qui định. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn học sinh còn học tập một cách thụ động, chưa tích cực phát huy tư duy, sáng tạo và thiếu vận dụng kiến thức vào thực tế, đặc biệt là việc học của học sinh đối với phần tính thể tích khối chóp trong chương trình hình học lớp 12, đây là một trong những dạng bài thường gặp trong đề thi của kì thi THPT Quốc gia, là dạng toán có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy năng lực của người học. nhưng đa phần các em học sinh lại không biết làm, thậm chí ngại làm, không thích làm dạng bài này.
Qua nhiều năm giảng dạy môn học này, tôi cũng đúc kết được một số kinh nghiệm nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức được tốt hơn, tôi xin đề cập tới vấn đề: “ Dạy phụ đạo phần tính thể tích khối chóp trong chương trình hình học lớp 12 ở lớp có nhiều học sinh học yếu, kém môn Toán”.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, học sinh mà là nhiệm vụ chung của nhiều cấp học, bậc học trong toàn ngành. Muốn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, chúng ta phải từng bước đổi mới sao cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với đối tượng học sinh. Do đó trong quá trình dạy học, đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải tích cực học tập, không ngừng cố gắng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mỗi người giáo viên cần phải làm và có thể llàm cho học sinh của mình đều tiếp thu được những kiến thức tối thiểu mà chương trình sách giáo khoa qui định. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn học sinh còn học tập một cách thụ động, chưa tích cực phát huy tư duy, sáng tạo và thiếu vận dụng kiến thức vào thực tế, đặc biệt là việc học của học sinh đối với phần tính thể tích khối chóp trong chương trình hình học lớp 12, đây là một trong những dạng bài thường gặp trong đề thi của kì thi THPT Quốc gia, là dạng toán có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy năng lực của người học... nhưng đa phần các em học sinh lại không biết làm, thậm chí ngại làm, không thích làm dạng bài này. Qua nhiều năm giảng dạy môn học này, tôi cũng đúc kết được một số kinh nghiệm nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức được tốt hơn, tôi xin đề cập tới vấn đề: “ Dạy phụ đạo phần tính thể tích khối chóp trong chương trình hình học lớp 12 ở lớp có nhiều học sinh học yếu, kém môn Toán”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Khi tìm hiểu tình hình, tôi nhận thấy: Sở dĩ có tình trạng trên là bởi đa số học sinh lớp 12 bị hổng kiến thức cơ bản của hình học từ lớp dưới dẫn đến tâm lí ngại học hình, nhất là hình học không gian nên các em thường bỏ qua, không quan tâm, thậm chí không làm bài tập dạng này nếu gặp trong đề thi. Để giải được dạng bài tập này ngoài việc phải vẽ được hình đúng, học sinh còn cần phải nắm vững một hệ thống các kiến thức cơ bản có liên quan từ lớp 9 đến lơp 12. Chinh vì vậy, dù là những bài toán đơn giản nhưng các em cũng thấy khó. Vậy, dạy hoc sinh như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là ở lớp có nhiều học sinh học yếu, kém môn Toán? Đó chính là điều tôi muốn chia sẻ, trao đổi và học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Từ những hiện trạng trên tôi mạnh dạn đề ra ý tưởng đưa ra phương pháp dạy học môn hình học không gian phù hợp với lớp có nhiều học sinh học yếu, kém môn Toán của trường THPT Yên Định 2, tạo hứng thú học tập cho các em. Giúp học sinh biết cách phân loại và nhận dạng và giải quyết các bài toán tính thể tích khối chóp để từ đó tránh được cảm giác “e ngại", "sợ”, học môn Hình học. Giúp cho học sinh khá, giỏi định hướng tư duy, giải quyết các bài toán thường gặp trong đề thi THPT Quốc Gia. Rèn luyện cho học sinh khả năng tính toán các bài tập một cách có hệ thống, chính xác và lôgíc. Từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh đối với môn toán hình và các môn học khác. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Kiểm tra, phân loại đối tượng học sinh. - Xây dựng kế hoạch dạy học. - Hệ thống lại các kiến thức cơ bản của hình học đã học ở lớp 9, 10, 11 có liên quan. - Chuẩn bị các dạng bài tập, ví dụ. - Hướng dẫn học sinh giải quyết các bài toán từ dạng bài dễ đến dạng khó. Học sinh vận dụng thực hành giải bài tập trên lớp, ở nhà.... - Đánh giá kĩ năng thông qua việc vận dụng giải bài tập của học sinh. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Trong quá trình dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề thì việc giáo viên cần chú trọng gợi động cơ học tập giúp các em thấy được sự mâu thuẫn giữa những điều chưa biết với khả năng nhận thức của mình, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Mỗi tình huống có vấn đề được nêu ra có tác động nhất định đến quan niệm nội tại của bản thân các em. Từ đó kích thích các em phát triển, bộc lộ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp giáo dục mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy và học không phải là việc làm riêng của một lớp hoặc một cấp học nào mà là nhiệm vụ chung của nhiều bậc học. Việc giảng dạy Toán trong lớp có nhiều học sinh yếu, kém mỗi giáo viên làm theo một trình tự khác nhau, phần lớn được hình thành trong kinh nghiệm của giáo viên chứ chưa có sự đầu tư, nghiên cứu tường tận. Vì thế, hiệu quả của công tác này thường không cao. Đối với học sinh học yếu, kém về môn Toán có những biểu hiện: Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kỹ năng; tiếp thu chậm; năng lực tư duy yếu; có thái độ thờ ơ với việc học, thiếu tự tin; kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình... Hiện tượng học sinh học yếu, kém về môn Toán không phải chỉ có ở những vùng điều kiện kinh tế khó khăn mà còn có ở những vùng điều kiện kinh tế thuận lợi hơn. Thực tế cho thấy có những em nhà ở cách trường 9- 10km, những ngày mưa gió các em đến trường rất vất vả, mùa đông các em đi học còn mang theo cả đèn pin. Nhưng bên cạnh đó những em nhà ở gần trường, điều kiện kinh tế gia đình khá giả nhưng vì không chịu học, ham chơi nên cũng dẫn đến kết quả yếu, kém. Đó là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học yếu, kém môn Toán của học sinh, ngoài ra cũng còn nhữn nguyên nhân khách quan sau: + Về phía giáo viên: - Chưa thật nắm vững những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của từng bài; việc giảng dạy mang tính chất dàn trải, còn ham mở rộng kiến thức. - Chưa chú ý đúng mức tới đối tượng học sinh yếu kém, chưa theo dõi sát sao và kịp thời xử lí những biểu hiện sa sút của học sinh, thường chú ý đến những học sinh khá, giỏi. - Tốc độ giảng dạy kiến thức mới, luyện tập còn nhanh, khiến học sinh yếu, kém không theo kịp. + Về phía phụ huynh: Thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con cái, phó mặc cho nhà trường. Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm. Đứng trước thực trạng trên, sau đây tôi xin giới thiệu qui trình giáo dục hướng tới đối tượng học sinh yếu, kém và xem việc thực hiện qui trình này là một trong những điểm mấu chốt của công tác khắc phục tình trạng học kém môn Toán của học sinh hiện nay. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Chuẩn bị kiến thức Thứ nhất, bản thân giáo viên phải nắm vững nội dung và khối lượng kiến thức, kỹ năng cần có trong quá trình giảng dạy. Muốn vậy, điều quan trọng là giáo viên phải nghiên cứu sâu những tài liệu chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục,...các hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, đọc nhiều tài liệu viết về các vấn đề cần nghiên cứu, lựa chọn bài tập phù hợp với từng nội dung cần phân tích, cố gắng kết hợp với hình ảnh trực quan để làm nổi bật được nội dung cần phân tích. Thứ hai, giáo viên cần phân loại được đối tượng học sinh, cần biết những kiến thức, kỹ năng cần thiết đã có sẵn ở những học sinh học yếu, kém tới mức độ nào và điều này giáo viên phải theo dõi trong quá trình giảng dạy. Thứ ba, giáo viên phải tìm cách lấp lỗ hổng kiến thức cho học sinh thông qua quá trình học lí thuyết và làm bài tập. Giáo viên cần tập cho học sinh có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng kiến thức của bản thân mình và biết cách tra cứu tài liệu, sách vở để tự lấp lỗ hổng đó. 2.3.2. Luyện tập vừa sức học sinh yếu, kém. Đối với học sinh yếu, kém, giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu, tiền đề cao, mở rộng kiến thức. Do đó khi hướng dẫn học sinh luyện tập cần chú ý: - Đảm bảo học sinh hiểu được bài: Học sinh học yếu, kém nhiều khi gặp bế tắc ngay từ bước đầu tiên, không hiểu bài toán nói gì nên không thể giải được toán. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý phân tích đề bài cho học sinh, làm cho học sinh tháy được cái gì mà đề bài đã cho, cái gì cần phải tìm, nhằm giúp cho học sinh tháo gỡ được bế tắc đầu tiên đó. - Đưa ra nhiều bài tập cùng thể loại và cùng mức độ. Học sinh yếu, kém cần giải những bài tập cùng thể loại, cùng mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em có lực học trung bình, khá, giỏi. - Mức độ bài tập cũng tăng dần, không phân hoá rõ rệt để các em không bị hụt hẫng nhằm giúp các em yên tâm hơn, tâm lí tự tin hơn vào sức mình. - Giáo viên cần nghiêm khắc uốn nắn những thói quen xấu của học sinh như: Chưa học kĩ lý thuyết đã làm bài tập, không đọc kĩ đề bài, tính toán cẩu thả, trình bày tuỳ tiện, ỉ lại, dựa dẫm,Nhưng bên cạnh đó, một việc không thể thiếu được đó là giáo viên cần phải có lời khen, lời động viên, khích lệ kịp thời nếu các em làm đúng và cần đi sát, đôn đốc, giúp đỡ, động viên những em chưa làm được. Trong một buổi dạy phụ đạo về phần tính thể tích khối chóp, ngoài yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, phân tích giả thiết bài toán, vẽ hình đúng ta cần phải chú ý đến nhiều yếu tố khác như: Có cần xác định thêm các yếu tố khác trên hình vẽ hay không? Hình vẽ như thế tốt chưa? Có thể hiện được hết các yêu cầu của đề bài hay không? Để giải quyết một vấn đề ta cần phải bắt đầu từ đâu? Nội dung kiến thức nào liên quan đến vấn đề đó, trình bày như thế nào cho đúng? Ngoài ra cần nắm vững hệ thống lí thuyết, phương pháp làm cho từng dạng như: Khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy; Khối chóp có một mặt bên vuông góc với đáy; Khối chóp đều; Khối chóp có các cạnh bên hợp với đáy các góc bằng nhau; Khối chóp có các mặt bên hợp với đáy các góc bằng nhau,Có như thế mới giúp chúng ta giải quyết được nhiều bài toán mà không gặp phải khó khăn. Sau đây tôi trình bày giáo án dạy phụ đạo ở lớp 12C6 khi học về phần tính thể tích khối chóp. Hoạt động 1: Hệ thống các kiến thức có liên quan Hệ thống các kiến thức hình học phẳng (lớp 9,10,11) Phần này giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà, ghi đầy đủ từng mục ra vở. Nội dung gồm: Hệ thức lượng trong tam giác Các điểm đặc biệt trong tam giác và cách xác định chùng (trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác) Định lý sin, côsin và trung tuyến Các công thức tính diện tích (tam giác, hình thang, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình tròn) Chứng minh hai đường thẳng vuông góc Chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Chứng minh hai mặt phẳng vuông góc Cách xác định góc (góc giữa hai đường thẳng, góc giữa đường thẳng với mặt phẳng, góc giữa hai mặt phẳng) Khoảng cách (Khoảng cách giữa hai điểm, khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, khoảng cách giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song, khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau) Hình vẽ và tính chất của một số hình chóp đặc biệt * Hình chóp tam giác đều . Đáy là tam giác đều . Các mặt bên là những tam giác cân Đặc biệt: Hình tứ diện đều có: . Đáy là tam giác đều . Các mặt bên là những tam giác đều Cách vẽ: . Vẽ đáy ABC . Vẽ trung tuyến AI . Dựng trọng tâm H . Vẽ SH (ABC) Ta có: . SH là đường cao của hình chóp . Góc giữa cạnh bên và mặt đáy là . Góc giữa mặt bên và mặt đáy là * Hình chóp tứ giác đều . Đáy là hình vuông . Các mặt bên là những tam giác cân Cách vẽ: . Vẽ đáy ABCD . Dựng giao điểm H của hai đường chéo AC và BD . Vẽ SH (ABCD) Ta có: . SH là đường cao của hình chóp . Góc giữa cạnh bên và mặt đáy là . Góc giữa mặt bên và mặt đáy là * Hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy. . SA (ABC) . Góc giữa cạnh bên SB và mặt đáy là . Góc giữa cạnh bên SC và mặt đáy là . SA (ABCD) . Góc giữa cạnh bên SB và mặt đáy là . Góc giữa cạnh bên SC và mặt đáy là . Góc giữa cạnh bên SD và mặt đáy là Hệ thống các kiến thức hình học 12 * Công thức tính thể tích khối chóp B: Diện tích đáy h: Độ dài đường cao * Công thức tỉ số thể tích Cho khối tứ diện S.ABC và là các điểm tuỳ ý khác S lần lượt thuộc SA, SB, SC. Khi đó: * Phương pháp thông thường tính thể tích của một khối chóp - Phương pháp 1: Sử dụng công thức: qua các bước cơ bản: + Bước 1: Xác định đường cao và tính độ dài đường cao của hình chóp Để tìm chân đường cao của hình chóp ta cần lưu ý một số đặc điểm thường gặp như sau: Hình chóp có các cạnh bên bằng nhau ( cạnh bên cùng hợp với đáy các góc bằng nhau): chân đường cao là tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy Hình chóp có các mặt bên cùng hợp với đáy các góc bằng nhau: chân đường cao là tâm đường tròn nội tiếp đa giác đáy (cách đều các cạnh đáy) Hình chóp có một mặt bên vuông góc với đáy: đường cao của hình chóp là đường cao của mặt bên đó hạ từ đỉnh của hình chóp ( chân đường cao nằm trên giao tuyến của mặt bên đó với mặt phẳng đáy) Hình chóp có hai mặt bên kề nhau cùng vuông góc với đáy: đường cao của hình chóp là cạnh chung của hai mặt bên đó. Hình chóp đều: chân đường cao là tâm của đa giác đáy. Bước 2: Tính diện tích đáy Bước 3: Thay vào công thức rồi kết luận. Hoạt động 2: Luyện tập một số dạng toán tính thể tích khối chóp thường gặp Dạng 1: Khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy * Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABC có ; SA = a; đáy là tam giác vuông cân AB = BC = a. Gọi B’ là trung điểm của SB, C’ chân đường cao hạ từ A của SAC. a. Tính thể tích khối chóp S.ABC b. CMR: c. Tính thể tích khối chóp S.AB’C’ Lời giải: a) Ta có : b) Ta có : (1) Mặt khác, cân tại A nên (2) Từ (1) và (2) => : (3) Mà (4) Từ (3) và (4) => c) Sử dụng tỉ số thể tích và hệ thức lượng trong tam giỏc vuông, ta có : * Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a; và (SCD) hợp với đáy một góc 60 1) Tính thể tích của khối chóp S.ABCD 2) Tính khoảng cách từ A đến (SCD) Lời giải 1)Ta có: AD là hình chiếu của SD lên (ABCD) mà (Định lí ba đường vuông góc) Do đó, Ta thấy, vuông tại A nên Vậy: 2) Cách 1: Dựng (1) Ta có : Từ (1) và (2) Ta lại có SAD vuông tại A và Vậy Cách 2: Ta thấy Dạng 2: Khối chóp có một mặt bên vuông góc với đáy * Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Mặt bên SAB là tam giác đều nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy (ABCD). 1) CMR: Chân đường cao khối chóp trùng với trung điểm của cạnh AB 2) Tính thể tích của khối chóp S.ABCD Lời giải 1) Gọi H là trung điểm của AB đều Suy ra mà Vậy H chân đường cao của khối chóp 2) Ta có : đều nên Vậy thể tích của khối chóp S.ABCD là: * Ví dụ 2: (Khối B – 2008) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a, SA= a, SB = và mặt phẳng (SAB) vuông góc với đáy. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, BC. Tính thể tích của khối chóp S.BMDN theo a Lời giải Gọi H là hình chiếu vuông góc của S trên AB SH(ABCD) Tacó : Vuông tại S . Dođóđều Diện tích tứ giác BMDN là: Vậy thể tích của khối chóp cần tìm là: Dạng 3: Khối chóp đều * Ví dụ 1: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng 2a. Chứng minh rằng: Chân đường cao kẻ từ S của hình chóp là tâm của tam giác đều ABC. Tính thể tích của khối chóp S.ABC Lời giải Dựng Ta có SA = SB = SC OA = OB = OC Do đó O là tâm của tam giác đều ABC * Ví dụ 2: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và mặt đáy bằng Tính tan theo Tính thể tích của khối chóp S.ABCD theo a và Lời giải a) Gọi O là tâm hình vuông Ta có : Gọi M là trung điểm của AB Ta có: SAO có : SO = AO.tan SAO = SMO có: tanSMO = b) Thể tích của khối chóp S.ABCD là: Dạng 4: Khối chóp có các cạnh bên hợp với đáy các góc bằng nhau * Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, AB = 3a, AD = 4a. Các cạnh bên hợp với đáy góc . Tính thể tích của khối chóp S.ABCD Lời giải Kẻ Khi đó : Ta có : * Ví dụ 2: Cho khối chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A, BC = a, SA = SB = SC = 2a và góc ABC bằng . Gọi H là hình chiếu của S trên BC. a) Tính thể tích khối chóp S.ABC theo a và b) Tính khoảng cách từ B đến (SAH) c) Cho (P) là mặt phẳng đi qua A, trọng tâm tam giác SBC và song song với BC chia khối chóp S.ABC thành hai phần. Tính thể tích mỗi phần Lời giải a)Ta có SA = SB = SC nên HA = HB = HC Ta lại có: Do đó, b) Gọi V’là thể tích của khối chóp S.ABH Ta có : (vì ) Khoảng cách từ B đến (SAH) là: d(B,(SAH)) c) Ta có (P) // BC nên cắt (SBC) theo giao tuyến B’C’// BC. Do đó: Từ đó : Dạng 5: Khối chóp có các mặt bên hợp với đáy các góc bằng nhau * Ví dụ 1: Cho khối chóp S.ABC có đáy là tam giác cân, AB = AC = 5a, BC = 6a và các mặt bên tao với đáy một góc 60. Hãy tính thể tích của khối chóp đó. Lời giải Kẻvà HA’, HB’, HC’ lần lượt vuông góc với BC, CA, AB. Theo định lí ba đường vuông góc ta có: Vậy H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Do tam giác ABC cân ở A nên AH vừa là đường phân giác, vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến => A, H, A’ thẳng hàng và A’ là trung điểm của BC. Do đó: Vậy AA’= 4a Gọi p là nửa chu vi của tam giác ABC r là bán kính đường tròn nội tiếp của nó Vậy: * Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thoi, AC = 6, BD = 8. Các mặt bên của hình chóp hợp với đáy một góc 45. Tính thể tích của khối chóp đó. Lời giải Kẻ , Như vậy: Từ đó, SOH là tam giác vuông cân tại O Tương tự, kẻ,, thì các tam giác SOK, SOM, SON đều là các tam giác vuông cân tại O . Ta có : Vậy O là tâm của đường tròn nội tiếp của hình thoi ABCD Trong tam giác OAB : Thể tích của khối chóp cần tìm là: Hoạt động 3: Một số bài tập về nhà Bài 1: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tai đỉnh B, cạnh bên SA vuông góc với đáy. Biết SA= AB = BC = a.Tính thể tích của khối chóp S.ABC (Đề thi tốt nghiệp THPT-2007) Bài 2: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B,BA=a.Đường thẳng SA vuông goc với (ABC) và SA= a. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A trên SB và SC.Tính độ dài đoạn SC và tính thể tích của khối chóp S.AHK theo a (Đề thi tốt nghiệp THPT-2009) Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy, góc giữa (SBD) và (ABCD) bằng 60.Tính thể tích của khối chóp ABCD theo a. (Đề thi tốt nghiệp THPT-2010) Bài 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ,gócABC = gócBAD= 90, BC=BA=a ,AD=2a.Cạnh bên SA vuông góc với đáy và SA=.Gọi H là hình chiếu của A trên SB.Chứng minh rằng vuông và tính khoảng cách từ H đến (SCD) (Tuyển sinh đại học khối D-2007) Bài 5: Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, SA=2a và SA(ABC) .Gọi M,N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên SB, SC. Tính thể tích của khối chóp A.BCNM (Tuyển sinh đại học khối D-2006) Bài 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a .Mặt bên SAD là tam giác đều và nằm trên mặt phẳng vuông với đáy .Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của SB, BC và CD . Chứng minh rằng : AM BP . Tính thể tích khối tứ diện CMNP. Bài 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại Avà D; AB= AD= 2a; CD = a; Góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (ABCD) bằng 60. Gọi I là trung điểm của cạnh AD. Biết hai mặt phẳng (SBI) và (SCI) cùng vuông góc với (ABCD), tính thể tích của khối chóp S.ABCD theo a (Tuyển sinh đại học khối A- 2009) Bài 8: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có AB= a, SA= a.Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của các cạnh SA,SB,CD. Chứng minh rằng đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng SP. Tính thể tích của khối tứ diện AMNP theo a. (Đề thi cao đẳng khối A,B,D- 2009) Ghi chú: Trong các ví dụ ở mỗi dạng toán trên, ví dụ 1 giáo viên hướng dẫn , đồng thời cho lớp thảo luận, đưa ra lời giải nhưng đến ví dụ 2 thì giáo viên để cho mỗi học sinh tự suy nghĩ và xung phong lên bảng trình bày lời giải. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng ngiệp và nhà trường Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, tôi đã tăng cường kiểm tra học sinh kiến thức cơ bản có liên quan, rèn kĩ năng vẽ hình, giúp học sinh biết tưởng tưởng hình khối trong không gian và hướng dẫn các em biết phân tích bài toán theo phương pháp phân tích đi lên để tìm lời giải . Sau khi học xong chuyên đề này, học sinh đã biết tự phân
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_phu_dao_phan_tinh_the_tich_khoi_chop_trong_chuong_t.doc