SKKN Rèn luyện phương pháp tư duy quy lạ về quen cho học sinh lớp 12 thông qua một lớp các bài toán tích phân hàm ẩn

SKKN Rèn luyện phương pháp tư duy quy lạ về quen cho học sinh lớp 12 thông qua một lớp các bài toán tích phân hàm ẩn

Tích phân là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình môn Toán lớp 12. Để hoàn thành tốt được kiến thức phần này thực sự không đơn giản. Đặc biệt khi hàm dưới dấu tính phân không phải là một hàm cụ thể. Trong các dạng tích phân này ta thường gặp một số dạng: hàm dưới dấu tích phân là hàm . Để giải quyết cơ bản được các dạng toán này ta sử dụng hai phương pháp tính tích phân quen thuộc nhưng rất hữu hiệu là đổi biến số và tích phân từng phần. Tuy nhiên vận dụng hai phương pháp đó như thế nào để có thể giải quyết tốt được các bài toán tích phân hàm ẩn thực sự gây không ít khó khăn cho học sinh. Do vậy với bản chất là một dạng toán mới lạ, đòi hỏi sự suy luận cao, tư duy lôgic cộng với việc tính toán nhanh thì đây chính là thách thức đối với học sinh lớp 12.

 Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm giảng dạy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Rèn luyện phương pháp tư duy quy lạ về quen cho học sinh lớp 12 thông qua một lớp các bài toán tích phân hàm ẩn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2018 – 2019. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét và đánh giá của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

 

doc 19 trang thuychi01 12892
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện phương pháp tư duy quy lạ về quen cho học sinh lớp 12 thông qua một lớp các bài toán tích phân hàm ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Tích phân là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình môn Toán lớp 12. Để hoàn thành tốt được kiến thức phần này thực sự không đơn giản. Đặc biệt khi hàm dưới dấu tính phân không phải là một hàm cụ thể. Trong các dạng tích phân này ta thường gặp một số dạng: hàm dưới dấu tích phân là hàm ... Để giải quyết cơ bản được các dạng toán này ta sử dụng hai phương pháp tính tích phân quen thuộc nhưng rất hữu hiệu là đổi biến số và tích phân từng phần. Tuy nhiên vận dụng hai phương pháp đó như thế nào để có thể giải quyết tốt được các bài toán tích phân hàm ẩn thực sự gây không ít khó khăn cho học sinh. Do vậy với bản chất là một dạng toán mới lạ, đòi hỏi sự suy luận cao, tư duy lôgic cộng với việc tính toán nhanh thì đây chính là thách thức đối với học sinh lớp 12.
	Từ những lý do trên cùng với kinh nghiệm giảng dạy tôi đã quyết định chọn đề tài: “Rèn luyện phương pháp tư duy quy lạ về quen cho học sinh lớp 12 thông qua một lớp các bài toán tích phân hàm ẩn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong năm học 2018 – 2019. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét và đánh giá của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.	
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích nghiên cứu của đề tài là hình thành cách tính nhanh, chính xác một số dạng toán tích phân hàm ẩn trong chương trình Giải tích 12 nhằm rèn luyện các kỹ năng toán học và định hướng phát triển cho học sinh những năng lực sau:
	- Năng lực tư duy quy lạ về quen, năng lực tính toán, năng lực tự học và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (máy tính cầm tay casio).
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học.
	- Kỹ năng vận dụng kiến thức về các phương pháp tính tích phân.	
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp tích phân đổi biến số và tích phân từng phần - Chương III - Giải tích 12 để rèn luyện các kỹ năng và phát triển các năng lực Toán học của học sinh.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài bao gồm
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, khảo sát thực tế dạy học phần tích phân hàm ẩn ở trường THPT Triệu Sơn 3 để từ đó thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng hai phương pháp tính tích phân quen thuộc trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa vào sách giáo khoa Giải tích 12 - Nâng cao và Cơ bản, sách bài tập Giải tích 12 - Nâng cao và Cơ bản, tài liệu phân phối chương trình, tài liệu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu trên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để qua đó thấy được hiệu quả của đề tài.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Trong nghiên cứu khoa học thì việc tìm ra quy luật, phương pháp để giải quyết một vấn đề là vô cùng quan trọng. Nó giúp ta có định hướng tìm được lời giải của một lớp các bài toán. Trong dạy học giáo viên là người có vai trò thiết kế và điều khiển sao cho học sinh thực hiện và luyện tập các hoạt động tương thích với nội dung dạy học. Vì vậy trang bị về phương pháp, tập trung dạy cách học, rèn luyện các kỹ năng, phát triển các năng lực cho học sinh... là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên.
	Trong bài “Nguyên hàm và tích phân” sách giáo khoa Giải tích lớp 12 đưa ra hai phương pháp tính tích phân là đổi biến số và từng phần. Đây là hai phương pháp cơ bản nhất, giải quyết được khá nhiều các bài tập nguyên hàm và tích phân quen thuộc. Không những vậy một số dạng bài tập tích phân “lạ” – dạng tích phân mà hàm dưới dấu tích phân không phải là hàm cụ thể mà là hàm ẩn thì hai phương pháp này vẫn là công cụ cực kì hữu ích. Vì vậy, tôi nhận thấy rất cần thiết rèn luyện phương pháp tư duy quy lạ về quen, giúp học sinh dễ dàng giải quyết dạng toán này.
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Trường THPT Triệu Sơn 3 là một trường nằm ở phía tây của huyện, có nhiều xã miền núi, đặc biệt khó khăn thuộc vùng V135, V134; có nhiều học sinh là con em dân tộc thiểu số nên điểm đầu vào thấp. Tư duy của học sinh chậm, điều kiện kinh tế còn khó khăn, đường đi học còn xa và khó đi nên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em.
	Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy một điều đó là để làm tốt, nhanh phần tích phân hàm ẩn thì cần phải nắm vững kiến thức, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phán đoán, phân tích tốt đồng thời cần có kỹ năng trình bày chặt chẽ và tư duy logic cao, kỹ năng phân tích dạng toán, biết quy lạ về quen. Nhưng trên thực tế điều này lại là điểm yếu của không ít học sinh, kể cả học sinh khá giỏi, do đó dẫn đến tâm lý chán, ngại làm các dạng tích phân khó, lạ. 
	2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	2.3.1. Ôn tập một số kiến thức cần dùng cho học sinh.
	- Bảng nguyên hàm của hàm số sơ cấp, hàm số hợp.
	- Tính chất của nguyên hàm và tích phân, đặc biệt 
	- Phương pháp đổi biến số.
	- Phương pháp tích phân từng phần.
	- Công thức lượng giác.	
	- Đạo hàm các hàm số lượng giác.
	2.3.2. Tìm hiểu tích phân hàm ẩn	
	Tích phân hàm ẩn là tích phân mà hàm dưới dấu tích phân không phải là biểu thức cụ thể mà là 
	Ví dụ: , 
	2.3.3. Hướng dẫn và rèn luyện một số dạng tích phân hàm ẩn bằng phương pháp tư duy quy lạ về quen.
Dạng 1: Sử dụng phép đổi biến tích phân
Khi câu tích phân xuất hiện những biểu thức ở đề bài là dấu hiệu quan trọng giúp ta nghĩ đến phép đổi biến số.
Bài 1: Cho tích phân Tính 
	A. 	B. 	 C. .	 D. 
Đề chính thức mã 101– BGD – 2017
Phân tích: 
- Yếu tố lạ: Giả thiết cho tích phân có hàm dưới dấu tích phân không phải là biểu thức cụ thể mà là . Yêu cầu tính tích phân có hàm dưới dấu tích phân là 
- Yếu tố quen: Sự xuất hiện của tuy lạ nhưng lại là một gợi ý để chúng ta nghĩ đến phép đổi biến số. Mặt khác cận của tích phân ở giả thiết là từ còn cận của tích phân cần tính là . Vậy đặt 
Hướng dẫn: Đổi biến 
	Đáp án D
Bài 2: Cho hàm số thỏa mãn Tính 
	A. . B. . C. .	 D. .
 	Trích đề thi thử lần 1 năm 2019 của trường chuyên ĐH KHTN Hà Nội 
Phân tích: Sự xuất hiện của là gợi ý quan trọng để ta nghĩ đến phép đổi biến 
Hướng dẫn: Đổi biến 
	Đáp án A
Bài 3: Cho tích phân Tính theo tích phân 
	A.. B.. C.. D.. 
 Trích đề thi thử lần 2 năm 2019 của trường THPT Hậu Lộc 1 - Thanh Hóa
Phân tích: 
- Yếu tố lạ: Giả thiết cho tích phân có hàm dưới dấu tích phân không phải là biểu thức cụ thể mà là . Yêu cầu tính tích phân có hàm dưới dấu tích phân là 
- Yếu tố quen: Sự xuất hiện của tuy lạ nhưng lại là một gợi ý để chúng ta nghĩ đến phép đổi biến số. Mặt khác cận của tích phân ở giả thiết là từ còn cận của tích phân cần tính là . Vậy ta đặt 
Hướng dẫn: Đổi biến 
	Đáp án C
Bài 4: Cho hàm số là hàm số chẵn và liên tục trên . Biết: . Tính 
	A.. B.. C. D.. 
 Trích đề thi thử lần 3 năm 2018 của trường chuyên ĐH Vinh 
Phân tích:
- Yếu tố lạ, khó: Giả thiết cho tích phân có hàm dưới dấu tích phân không phải là biểu thức cụ thể mà là. Yêu cầu tính tích phân có hàm dưới dấu tích phân là . Mặt khác mẫu là gây khó khăn cho việc tính tích phân. Vậy để tính được tích phân I cần khử mẫu
- Yếu tố quen: giả thiết cho là hàm số chẵn và liên tục trên nên là một gợi ý để chúng ta nghĩ đến phép đổi biến số. Mặt khác cận của tích phân ở giả thiết là từ và còn cận của tích phân cần tính là . Vậy ta đặt 
Hướng dẫn:
Ta có: 
Đổi biến: 
	Đáp án B
Bài 5: Cho hàm số liên tục trên và thỏa mãn: . Tính 
	A. . B. . C. . D. . 
 Trích đề thi thử lần 1 năm 2019 của trường THPT Hàm Rồng - Thanh Hóa 
Phân tích: Sự xuất hiện của nhắc chúng ta đổi biến 
Hướng dẫn: Đổi biến . Ta có: 
	 Đáp án A
Bài 6: Cho hàm số liên tục trên và thỏa mãn: . Tính 
	A. . B. . C. . D..
 Trích đề thi thử lần 2 năm 2019 của trường THPT Vĩnh Lộc - Thanh Hóa
Phân tích: 
- Yếu tố lạ, khó: Giả thiết cho . Yêu cầu tính tích phân có hàm dưới dấu tích phân là . Cả giả thiết và kết luận của bài toán đều chứa hàm ẩn.
- Yếu tố quen: Sự xuất hiện của tuy lạ nhưng từ giả thiết ta rút được lại là một gợi ý quan trọng giúp ta việc đổi biến 
Hướng dẫn:
Đổi biến: . Ta có: 
Tính 
	Đáp án C
Bài 7: Biết hàm số là hàm số chẵn trên và:
. Tính tích phân 
	A. .	B. .	 C. .	 D. . 
Phân tích: Sự xuất hiện của khiến nhiều em học sinh đã đổi biến và gặp khó khăn. Đây chính là cái “bẫy”. Để ý được giả thiết cho là hàm số chẵn nên và đổi biến hợp lý phải là 
Hướng dẫn: Đổi biến 
	Đáp án B
Bài 8: Cho hàm số liên tục trên và . Tính 
	A. .	B. .	 C. .	 D. . 
 Trích đề thi thử năm 2019 của trường THPT Hoàng Hoa Thám - Hưng Yên 
Phân tích: Bài toán xuất hiện khá nhiều hàm ẩn tuy nhiên chính những hàm ẩn này lại giúp ta nghĩ đến việc đổi biến 
Hướng dẫn:
Xét tích phân , đổi biến 
Xét tích phân , đổi biến 
Xét tích phân , đổi biến 
	Đáp án D
	Một số dạng thường gặp:
	1. Giả thiết cho tích phân Tính 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phân theo biến t.
	2. Giả thiết cho tích phân . Tính 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phân theo biến t để suy ra tích phân cần tính.
	3. Giả thiết cho trong đó là hàm cụ thể và là hàm số chẵn. Tính .
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phân theo biến t.
	4. Giả thiết cho . Tính hoặc 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phân hoặc theo biến t .
	5. Giả thiết cho hai tích phân dạng: 
và. Tính hoặc 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi hai tích phân theo biến . Đặt: để suy ra tích phân cần tính theo hai tích phân trên.
Dạng 2: Sử dụng tích phân từng phần
Khi câu tích phân xuất hiện đạo hàm của một hàm nào đó dưới dấu tích phân giúp ta nghĩ đến việc sử dụng công thức tính tích phân từng phần.
Bài 1: Cho hàm số liên tục trên và , . Tính tích phân .
	A. .	B. .	 C. .	 D. . 
 Trích đề thi thử lần 1 năm 2019 trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành - Yên Bái 
Phân tích: 
- Yếu tố lạ: Sự xuất hiện của các hàm ẩn trong đề bài
- Yếu tố quen: Yêu cầu tính tích phân có chứa hàmlại gợi cho ta nghĩ đến công thức tích phân từng phần.
Hướng dẫn: Đặt 
Ta có: 
Mà:	
	Đáp án A
Bài 2: Cho hàm số có đạo hàm liên tục trên đoạn thỏa mãn , Tính 
	A. .	B. .	 C. .	 D. . 
Trích đề thi thử lần 2 năm 2019 của trường THPT Ngô Sỹ Liên - Bắc Giang 
Phân tích: Hàm dưới dấu tích phân cần tính xuất hiện và thừa số nhân với chính là Từ đó nhận ra để sử dụng công thức tích phân từng phần.
Hướng dẫn: Đặt 
	Đáp án A
Bài 3: Cho hàm số thỏa mãn và . Tính .
	A. B. C. 	 D. 
Trích đề thi thử lần 1 năm 2019 của trường THPT Phan Châu Trinh - Đà Nẵng 
Phân tích: Hàm dưới dấu tích phân ở giả thiết xuất hiện và thừa số nhân với chính là . Từ đó nhận ra để sử dụng công thức tích phân từng phần.
Hướng dẫn: Đặt 
Ta có: 
	Đáp án A
Bài 4: Cho hàm số thỏa mãn . Tính: .
	A. 	B. 	C. 	D. 
Phân tích: Hàm dưới dấu tích phân cần tính xuất hiện và thừa số nhân với chính là . Từ đó nhận ra để sử dụng công thức tích phân từng phần.
Hướng dẫn: Đặt 
Ta có: 
	Đáp án D
Bài 5: Cho hàm số thỏa mãn . Biết: . Tính 
	A. 	B. 	 C. 	 D. 
Phân tích: 
- Yếu tố lạ: Sự xuất hiện của cả hai hàm ẩn trong cùng một tích phân.
- Yếu tố quen: Sự xuất hiện của dưới dấu tích phân ở giả thiết và thừa số nhân với là giúp ta nghĩ đến công thức tích phân từng phân quen thuộc.
Hướng dẫn: 
Ta có: 
Đặt 
Khi đó: 
	Đáp án B
Bài 6: Cho hàm sốlà một nguyên hàm của hàm số trên đoạn . Biết và . Tính 
	A. B. C. 	 D. 
Trích đề thi thử lần 2 năm 2019 của trường THPT Quảng Xương 1- Thanh Hóa 
Phân tích: 
- Yếu tố lạ: Sự xuất hiện của hàm ẩn trong giả thiết và hàm ẩn trong tích phân cần tính.
- Yếu tố quen: Ta cónên sử dụng công thức tích phân từng phần để biến đổi tích phân ở giả thiết hoặc tích phân cần tính.
Hướng dẫn:
Cách1: Đặt 
Khi đó: 
Cách 2: Đặt 
Khi đó: 
	Đáp án B
Bài 7: Cho hàm số thỏa mãn . 
Tính 
	A. B. 	C. 	 D. 
Phân tích: 
- Yếu tố lạ: Sự xuất hiện của 
- Yếu tố quen: là gợi ý sử dụng công thức tích phân từng phần.
Hướng dẫn: 
Đặt 	
	Đáp án A
	Một số dạng thường gặp:
	1. Giả thiết cho tích phân Tính 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phân 
	 2. Giả thiết cho tích phân. Tính 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phânđể suy ra tích phân cần tính.
	3. Giả thiết cho . Tính biết 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phân theo tích phân 
Dạng 3: Sử dụng phối hợp hai phương pháp tích phân từng phần và đổi biến 
Khi câu tích phân xuất hiện đạo hàm của một hàm nào đó dưới dấu tích phân và những biểu thức ở giả thiết là dấu hiệu giúp ta nghĩ đến việc dùng cả hai phương pháp đổi biến số và tính tích phân từng phần.
Bài 1: Cho hàm số thỏa mãn có đạo hàm liên tục trên , và . Tính 
	A. 	B. 	 C. 	 D. 
Trích đề thi thử lần 3 năm 2018 của trường chuyên ĐH Vinh 
Phân tích: Hàm dưới dấu tích phân cần tính xuất hiện và thừa số nhân với chính là . Từ đó nhận ra để sử dụng công thức tích phân từng phần.
Mặt khác giả thiết cho là gợi ý để ta sử dụng phương pháp đổi biến số.
Hướng dẫn: Đặt . 
Đổi biến: 
Lại có: . 
Suy ra: 
	Đáp án B
Bài 2: Cho hàm số nhận giá trị dương, có đạo hàm liên tục trên . Biếtvà . Tính 
	A. 	B. 	 C. 	 D. 
Trích đề thi thử lần 1 năm 2019 của trường THPT Hậu Lộc 2 - Thanh Hóa 
Phân tích: Sự xuất hiện của nhắc chúng ta sử dụng cả công thức tích phân từng phần và phép đổi biến số.
Hướng dẫn: Đặt 
Ta có: . 
Đổi biến: 
Suy ra: 
	Đáp án C
Bài 3: Cho hàm số . Tính 
	A. 	B. 	 C. 	 D. 
Phân tích: Sự xuất hiện của là một gợi ý để ta sử dụng công thức tích phân từng phần. Tuy nhiên cũng gợi cho ta tư duy để sử dụng tích phân liên kết thông qua phép đổi biến số.
Hướng dẫn: Đặt 
Ta có: 
Đổi biến , ta được:
	Đáp án D
	Một số dạng thường gặp:
	1. Giả thiết cho có đạo hàm và liên tục trên thỏa mãn và . Tính 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phân 
	Tiếp tục biến đổi tích phân trên bằng cách đặt để suy ra kết quả.
	2. Giả thiết cho có đạo hàm và liên tục trên thỏa mãn và . Tính 
	Phương pháp: Đặt rồi biến đổi tích phân 
	Tiếp tục biến đổi tích phân trên bằng cách đặt để suy ra kết quả.
	2.3.4. Hệ thống bài tập tích phân hàm ẩn giúp học sinh rèn luyện.
Bài 1: Cho hàm số thỏa mãn: Tính
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử lần 2 năm 2019 của trường THPT Hậu Lộc 1 - Thanh Hóa 
Bài 2: Cho hàm số liên tục trên và thỏa mãn: và . Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Bài 3: Cho hàm số thỏa mãn Tính
	A. 	B. 	C. 	D. 
	Trích đề thi thử lần 1 năm 2019 của trường THPT Hàm Rồng - Thanh Hóa (đề thi thử lần 2 năm 2019 của trường THPT Phan Bội Châu - Nghệ An) 
Bài 4: Cho hàm số liên tục trên và thỏa mãn: . Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử lần 1 năm 2019 của trường THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa 
Bài 5: Cho hàm số là hàm số chẵn và liên tục trên , thỏa mãn: , và . Tính 
	A. 	B. 	 C. 	D. 
Bài 6: Cho hàm số có đạo hàm và liên tục trên , thỏa mãn: . Tính 
	A. B. 	 C. 	D. 
Bài 7: Cho hàm số có đạo hàm liên tục trên và thỏa mãn điều kiện: . Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Bài 8: Cho hàm số là hàm lẻ và liên tục trên biết: và . Tính .
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử lần 2 năm 2019 trường THPT Hàm Rồng – Thanh Hóa 
Bài 9: Cho hàm số liên tục trên và thỏa mãn: . Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Bài 10: Cho Khi đó bằng
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử năm 2019 của Sở Giáo Dục Hà Nội năm 2019
Bài 11: Cho hàm số liên tục trên thỏa mãn: . Khi đó bằng:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Bài 12: Cho hàm số có đạo hàm liên tục trên và: . Tính theo 
	A. 	B. 	C. 	D. 
 Trích đề thi thử lần 3 năm 2019 của trường THPT chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa 
Bài 13: Cho hàm số liên tục trên và:
. Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử lần 2 năm 2019 của trường THPT Nho Quan – Ninh Bình 
Bài 14: Cho hàm số có đạo hàm liên tục trên và:
. Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử năm 2019 của Sở GD Bắc Ninh 
Bài 15: Cho hàm số liên tục và . Giả sử ta có: và . Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Bài 16: Cho hàm số liên tục trên và thỏa mãn: . Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử lần 3 năm 2019 của trường chuyên ĐH Vinh 
Bài 17: Cho hàm số liên tục trên và thỏa mãn: và . Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử lần 3 năm 2019 của trường THPT Kinh Môn 2 – Hải Dương
Bài 18: Cho hàm số liên tục và có đạo hàm trên thỏa mãn: . Biết rằng tích phân 
Trong đó là phân số tối giản. Tính 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Trích đề thi thử năm 2019 của Sở Giáo Dục tỉnh Kiên Giang
	2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
	Thông qua việc đưa ra các một lớp các bài toán tích phân hàm ẩn đồng thời nêu các dạng bài tập thường gặp yêu cầu học sinh nhớ và biết cách áp dụng vào những bài toán cụ thể tôi thấy học sinh thoải mái hơn, hứng thú học tập hơn, tính nhanh và độ chính xác cao hơn. Từ đó kết quả kiểm tra tốt hơn rõ rệt.
	Qua kiểm tra thử nghiệm với hai lần kiểm tra học sinh của các lớp 12D3 và 12D4 mặc dù đề kiểm tra lần 2 ra mức độ khó hơn nhưng thời gian làm bài ngắn hơn và kết quả tốt hơn rõ rệt. Kết quả khảo sát và thực nghiệm cụ thể như sau:
Kết quả kiểm tra lần 1
Lớp
Số HS thực nghiệm
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12D3
43
5
11,63%
19
44,19%
16
37,21%
3
6,98%
12D4
43
8
18,61%
20
46,51%
14
32,56%
1
2,32%
Kết quả kiểm tra lần 2
Lớp
Số HS thực nghiệm
Điểm dưới 5
Điểm 5-6
Điểm 7-8
Điểm 9-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12D3
43
0
0
10
23,26%
23
53,49%
10
23,25%
12D4
43
0
0
14
32,56,%
21
48,84%
8
18,6%
	3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	Trên đây là một vài điều tôi đã làm và nhận thấy có kết quả rõ rệt. Không những giúp cho các em nắm vững kiến thức cơ bản mà còn giúp các em có thói quen tư duy quy lạ về quen những kiến thức đã học một cách linh hoạt đặc biệt giúp học sinh giải nhanh bài toán trắc nghiệm phù hợp với cách thi trắc nghiệm THPT quốc gia hiện nay. Tuy nhiên không có công thức nào vạn năng theo nghĩa có thể áp dụng cho mọi bài toán. Song cách làm trên đã mang lại cho tôi cũng như học sinh những kết quả nhất định, giúp học sinh cảm thấy yêu quý Toán tích phân hàm ẩn đồng thời chúng tôi cũng thu được nhiều điều bổ ích phục vụ tốt hơn cho quá trình dạy Toán trắc nghiệm.
	Vì thời gian có hạn, với phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm đề tài mà tôi nghiên cứu vẫn còn những hạn chế, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được độc giả góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn.
	Qua đây tôi xin có một số đề xuất như sau:
	Đối với giáo viên cần tự giác chủ động tự bồi dưỡng, tích cực tìm tòi các phương pháp, công thức, thủ thuật giải nhanh những bài Toán trắc nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 Tôi hy vọng rằng những vấn đề đã được trình bày trong sáng kiến này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp đang giảng dạy ở lớp 12 ở các trường phổ thông và dạy bồi dưỡng ôn thi Toán trắc nghiệm.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Thị Lan Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_phuong_phap_tu_duy_quy_la_ve_quen_cho_hoc_sin.doc
  • docBia.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTailieuthamkhao.doc