SKKN Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng

SKKN Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng

Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.

Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó.

Trên thế giới, tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại, nó góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng; có khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể.

Những năm gần đây, nhiều phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở THPT như: dạy học tích cực, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tạo ô chữ, phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học…Tất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư duy sáng tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy học các môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra môi trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh đem đến hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thông.

doc 34 trang Mai Loan 18/03/2025 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến:
 DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
 TÁC PHẨM “TÂY TIẾN” CỦA QUANG DŨNG 
Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ NHUNG
Mã sáng kiến: 12.51
 Lập Thạch, Năm 2020 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Ngữ văn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn 
lịch sử, môn Văn có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ 
cho sự phát triển của xã hội. Vận mệnh của Tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền 
với vận mệnh của dân tộc. Vì vậy, môn Ngữ văn có vai trò, vị trí rất quan trọng 
trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng. Vị trí 
của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng, môn Văn là một 
nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, là kim chỉ nam của những tâm 
hồn đang lớn. Vì thế đây là một trong những môn học chính, quan trọng trong nhà 
trường.
 Dạy học theo chủ đề tích hợp là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm 
phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp 
người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy 
được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được 
tính rời rạc trong kiến thức.
 Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức 
giao thoa như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học, Rèn luyện kĩ năng 
sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương,để học sinh tiếp thu kiến thức, 
biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề 
liên quan đến môn học.
 Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn 
các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành 
động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được khi đầu 
óc sảng khoái. 
 Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi 
mới phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một 
phương pháp tiêu biểu.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình 
Ngữ văn lớp 12, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến 
thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu 
việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của 
học sinh trong từng bài học. Tiếp nối vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: 
“Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng”.
 Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp cho bài 
dạy Ngữ văn được tiến hành hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong 
việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do mà tôi chọn đề tài 
này, hy vọng sẽ góp phần cùng đồng nghiệp từng bước nâng dần chất lượng giờ 
học bài Tây Tiến của Quang Dũng ở trường THPT Ngô Gia Tự nói riêng và các 
trường THPT nói chung.
2. Tên sáng kiến: 
 “Dạy học tích hợp liên môn tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng” 
 2 dạy họcTất cả đêu nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh và phát triển tư 
duy sáng tạo chủ động cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy học các môn 
nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thực sự là phương pháp hữu hiệu, tạo ra môi 
trường giáo dục mang tính phát huy tối đa năng lực tri thức của học sinh đem đến 
hứng thú mới cho việc dạy học ở trường phổ thông.
7.1.2. Quan điểm vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT 
 Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT 
chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập 
trong các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức 
khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi 
hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt 
thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng 
vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý 
nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy 
học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt 
và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như 
mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho 
nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc 
giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn.
7.1.3. Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm “Tây Tiến” của 
Quang Dũng
 Việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm “Tây Tiến” của 
Quang Dũng không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải 
xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS 
từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng 
thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm 
duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt 
động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết 
nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên 
một nội dung riêng rẽ thuộc nội bộ phân môn.
 Tích hợp kiến thức Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Làm 
văn, kĩ năng sống trong dạy học tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng thực sự đã 
khơi dậy cho học sinh niềm đam mê, ham hiểu biết đối với tác phẩm. 
 7.2. Cơ sở thực tiễn 
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền 
thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời 
từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại 
cũng chưa cao. Mặc dù phương pháp dạy học tích hợp đã được triển khai vào 
trường học từ nhiều năm nay. Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cũng đã có nhiều 
cuộc thi soạn giảng tích hợp liên môn dành cho giáo viên và Vận dụng kiến thức 
liên môn để giải quyết một tình huống thực tiễn dành cho học sinh. Nhưng có một 
thực tế là trong các nhà trường phương pháp tích hợp chưa thực sự phổ biến dẫn 
đến hiệu quả thấp. Do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
 4 như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, 
qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
 Tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, 
thái độ chính trị của người viết đối với thời đại. Qua tác phẩm học sinh còn nắm 
bắt được cảm xúc, khát vọng, tâm huyết của người viết. Để từ đó khi liên hệ đến 
hiện thực đời sống, học sinh có những suy nghĩ, hành động đúng. 
7.3. Giải pháp thực hiện
7.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đây là một đề tài gắn liền với thực tiễn giảng dạy nên tôi tập trung nghiên 
cứu, tìm hiểu và thực hiện trong nhà trường phổ thông một cách hiệu quả.
 Đối tượng nghiên cứu:
 - Bài Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12, tập 1)
 - Học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Gia Tự
 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 
 - Phạm vi: Trường THPT Ngô Gia Tự 
 - Kế hoạch nghiên cứu: 4 năm học (Năm học 2016-2017; năm học 2017-
 2018; Năm học 2018-2019; Năm học 2019-2020) 
7.3.2. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp phân tích - tổng hợp
 Phương pháp so sánh
 Phương pháp đọc - hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thể loại. 
 Phương pháp khảo sát thống kê - phân loại
 Phương pháp hệ thống
 Thảo luận nhóm, điều tra thực tiễn, tự liên hệ.
 Tổ chức cho HS nghe nhạc, xem băng hình về chủ đề “người lính trong 
kháng chiến chống Pháp”. 
7.3.3. Điều kiện để thực hiện 
 - Chuẩn bị của GV: 
 + Để xây dựng bài giảng Tây Tiến của Quang Dũng theo hướng tích hợp 
kiến thức liên môn, giáo viên cần: Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong 
bài cần tích hợp, tích hợp với kiến thức thuộc môn học hay lĩnh vực nào, tích hợp 
ở mức độ nào; chọn hình thức tích hợp: giáo viên diễn giảng bằng lời, cung cấp 
trên giáo cụ trực quan hay đưa ra nhiệm vụ học sinh thu thập, tìm hiểu ở nhà trước 
hoặc sau bài học.
 + Xây dựng thiết kế bài giảng: phải bám sát kiến thức bài học, mục tiêu thời 
lượng dành cho mỗi đơn vị kiến thức trong bài học để đưa ra phương pháp và 
cách tổ chức dạy học phù hợp; cần đa dạng hóa các hình thức luyện tập sáng tạo 
để phát huy khả năng liên tưởng, tưởng tượng của HS; dự kiến được các tình 
huống phát sinh trước hoạt động tích hợp liên môn;
 + Chuẩn bị phương tiện dạy học sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1, sách 
chuẩn kiến thức kỹ năng, bài soạn, phiếu học tập, hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh 
giá và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá xếp loại HS;
 + Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh. 
 - Chuẩn bị của học sinh: 
 + Ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 6 - GV tích hợp kiến thức địa lí giới thiệu về địa danh khu tưởng niệm các 
chiến binh Tây Tiến ở Mộc Châu- Sơn La.(Thời gian: 1phút 29giây)
 Ví dụ 2: Để tìm hiểu đoạn 1 của bài thơ thầy cô cần giúp các em học sinh 
nắm được đặc điểm địa hình Tây Bắc và vị trí địa lý của Tây Bắc. Thuỷ trình của 
Sông Mã trên dải đất Tây Bắc.
 (Địa lí lớp 12- Bài 6 tiết 1 “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên 
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) 
7.3.4.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật
 Hội họa, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnhlà kết quả sáng tạo của 
xã hội loài người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng 
tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng.
 Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng 
để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.
 Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh đồ dùng trực quan kết hợp với 
bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.
 Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của 
học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong 
bài học tư liệu thuyết minh hình ảnh
 Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh 
hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, 
màu sắc sinh động và ấn tượng hơn
 Ví dụ : Khi dạy đoạn 3 của tác phẩm Tây Tiến, Gv trình chiếu đoạn phim 
tài liệu về đời sống của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp đồng thời 
 8

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_lien_mon_tac_pham_tay_tien_cua_quang_d.doc