SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của phân môn vẽ tranh, đối tượng HS THCS

SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của phân môn vẽ tranh, đối tượng HS THCS

 Trong bối cảnh ngành giáo dục và đào tạo ( GD&ĐT ) đang không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp dạy – học ( PPDH ) nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh ( HS ) . Giáo viên (GV) tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp HS đạt được những mục tiêu bài học. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có sự quan tâm, chung tay của nhiều cấp, nhiều mặt. Theo chương trình sách giáo khoa ( SGK) trung học cơ sở ( THCS) môn Mĩ Thuật, có 4 phân môn: Thường thức Mĩ Thuật; Vẽ tranh; Vẽ trang trí; Vẽ theo mẫu. Thống nhất lại thành một môn học gọi là: Môn Mĩ Thuật. Coi trọng tính thực hành , SGK Mỹ Thuật THCS tập trung theo hướng theo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong đó phân môn vẽ tranh rất được quan tâm.

 Chương trình mới bồi dưỡng GD đã và đang cải cách theo quan điểm hướng đến thiết thực, tập trung vào những kĩ năng, kiến thức cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, nhiều nội dung GD, tích hợp được nhiều mặt. Trong quá trình dạy học GV chủ yếu là người định hướng cho HS tự học, tự tìm hiểu, tự tìm tòi sáng tạo, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Đổi mới quan điểm là điều tất yếu nếu không muốn nền GD nước nhà tụt hậu so với nền GD thế giới mà theo định hướng của UNESCO là : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”

 Với quan điểm như vậy chương trình SGK và phân phối chương trình đã được giảng dạy lâu nay có những điểm thay đổi ( Không theo tuần tự bài trong SGK, cắt bỏ bài, tăng thời lượng những bài thực hành trong phân môn vẽ tranh). Do vậy người làm công tác giảng dạy không thể không tự học, tự tìm cách thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu dạy và học mới.

 

doc 19 trang thuychi01 6830
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của phân môn vẽ tranh, đối tượng HS THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TỀN MỤC
TRANG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
1
1
1
2
2
3
3
5
9
15
16
16
17
18
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
 Trong bối cảnh ngành giáo dục và đào tạo ( GD&ĐT ) đang không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp dạy – học ( PPDH ) nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh ( HS ) . Giáo viên (GV) tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp HS đạt được những mục tiêu bài học. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có sự quan tâm, chung tay của nhiều cấp, nhiều mặt. Theo chương trình sách giáo khoa ( SGK) trung học cơ sở ( THCS) môn Mĩ Thuật, có 4 phân môn: Thường thức Mĩ Thuật; Vẽ tranh; Vẽ trang trí; Vẽ theo mẫu. Thống nhất lại thành một môn học gọi là: Môn Mĩ Thuật. Coi trọng tính thực hành , SGK Mỹ Thuật THCS tập trung theo hướng theo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong đó phân môn vẽ tranh rất được quan tâm.
 Chương trình mới bồi dưỡng GD đã và đang cải cách theo quan điểm hướng đến thiết thực, tập trung vào những kĩ năng, kiến thức cơ bản, coi trọng thực hành vận dụng, nhiều nội dung GD, tích hợp được nhiều mặt. Trong quá trình dạy học GV chủ yếu là người định hướng cho HS tự học, tự tìm hiểu, tự tìm tòi sáng tạo, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Đổi mới quan điểm là điều tất yếu nếu không muốn nền GD nước nhà tụt hậu so với nền GD thế giới mà theo định hướng của UNESCO là : “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
 Với quan điểm như vậy chương trình SGK và phân phối chương trình đã được giảng dạy lâu nay có những điểm thay đổi ( Không theo tuần tự bài trong SGK, cắt bỏ bài, tăng thời lượng những bài thực hành trong phân môn vẽ tranh). Do vậy người làm công tác giảng dạy không thể không tự học, tự tìm cách thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu dạy và học mới.
 Với những năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng, tôi nhận thức rõ phân môn vẽ tranh là nền tảng, là công cụ giao tiếp phát huy tốt tính tích cực , sáng tạo của HS, từ sự vận dụng vẽ tranh trong việc lý giải vẻ đẹp và hiệu quả của nghệ thuật, kĩ năng trong những bài học ( Đề tài) hàng ngày. HS sẽ tự nâng cao tri thức, trí tưởng tượng, sáng tạo để hoàn thành bài của mình tốt. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài viết SKKN này: “Dạy học theo chủ đề tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của phân môn vẽ tranh, đối tượng HS THCS”
1. 2 Mục đích nghiên cứu:
 Qua những năm thực tế giảng dạy, tôi suy nghĩ, nghiên cứu viết SKKN “ Dạy học theo chủ đề tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của phân môn vẽ tranh, đối tượng HS THCS” với mục đích tìm ra phương pháp, đánh giá, nhận xét tốt nhất góp phần bổ sung vào lượng kiến thức còn thiếu để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ Thuật huyện nhà nói chung, trường THCS Xuân Du nói riêng.
1.3.Đối tượng nghiên cứu : 
 Đối tượng nghiên cứu của tôi ở đề tài này là: “ Dạy học theo chủ đề tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của phân môn vẽ tranh, đối tượng HS THCS” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Mỹ thuật ở trường THCS Xuân Du.
1.4 Phương pháp nghiên cứu :
a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
 Phương pháp phân tích tích hợp và tích hợp lý thuyết ( Qua các giáo trình, tài liệu, SGK, sách báo, qua mạng Internet)
 Tham khảo một số trường thuộc vùng nông thôn, thị trấn lứa tuổi từ 12 đến 15 tuổi với những nhận thức đặc diểm, tính cách riêng. Là một môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, lại vừa chung chung trừu tượng, lấy những sự vật hiện tượng xung quanh để biểu đạt.Điều đó đòi hỏi người GV cần phải có kiến thức chuyên môn vững và phải nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan như: Lịch sử, Văn học, Sinh học, Toán, Tâm lý lứa tuổi ...vv.Trong đó cái cốt yếu là phải nắm được phương pháp DH theo chủ đề tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình cho HS THCS mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này nó nằm trong phạm vi phân môn vẽ tranh.
 VD: Vẽ tranh: Đề tài cuộc sống quanh em
 Dạy học tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của hội hoạ nói chung bao gồm những yếu tố như tính không gian, tính tạo hình trực tiếp trong đó bao gồm bố cục, đường nét, hình khối, màu sắc, và đối tượng HS THCS ngôn ngữ tạo hình của các em cũng không nằm ngoài những yếu tố đó.
 b, Phương pháp nghiên cứu các thực tiễn :
 Qua chuyên đề trao đổi, dự giờ đồng nghiệp, đúc rút kinh nghiệm về phương pháp GD môn Mỹ Thuật.
 Phương pháp thực nghiệm dạy giờ mẫu bằng phương pháp mà mình đã đề ra để đồng nghiệp dự giờ góp ý. Giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực.
2. NỘI DUNG SÁNG KINH NGHIỆM :
 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Sự xuất hiện và phát triển của ngôn ngữ tạo hình trong phân môn vẽ tranh.
 Qua tài liệu và SGK Mỹ Thuật 6 bài 2 “Sơ lược về Mỹ Thuật Việt Nam thời kì cổ đại” Đã khẳng định và cho chúng ta thấy rằng con người trước khi chưa có chữ viết và tiếng nói thì đã biết vẽ rồi. Vậy vẽ có trước chữ viết và tiếng nói. Trong hang động, những viên đá cuội ta bắt gặp hình vẽ, những hình vẽ lúc bấy giờ chỉ mang tính trao đổi thông tin với nhau thay thế cho tiếng nói. Nói như vậy tức là vẽ xuất hiện từ rất sớm nhưng lúc này cái đẹp trong hình vẽ của con người chưa nhận thức được về bố cục, đường nét, màu sắc và cũng chẳng có khái niệm hay định nghĩa gì về cái đẹp, chỉ đơn giản là trao đổi thông tin đáp ứng nhu câu cuộc sống.
 Đối với trẻ khi mới bước chân vào môi trường học tập (Mầm non, tiểu học) cũng vậy. Sự sắp xếp về bố cục lộn xộn, khi vẽ hình khối phải phải thấy đầy đủ cả khuôn mặt, thân ở góc chính diện. Nhưng với bộ phận 2 chân và bàn chân thì lại vẽ theo góc nhìn ngang, màu sắc xanh, đỏ, tím vàng đặt cạnh nhau làm cho trẻ thích thú, lúc này trẻ chỉ mới là hoạt động , hoạt động này được coi là bản năng.
 Khi bản năng của trẻ càng hoàn thiện hơn biết ý thức được về bố cục, hình khối, màu sắc thì lúc này ta mới coi là hoạt động vẽ, trẻ quan sát tốt hơn, cảm nhận suy luận, diễn đạt được nhiều chi tiết về thế giới xung quanh.
 Từ thời cổ đại kiến thức về nghệ thuật với những nét vẽ đơn giản, những đồ vật thô sơ dần dần được hoàn thiện, sự phối kết hợp nhịp nhàng tạo được đường nét – màu sắc- hình khối- bố cục trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Điều này minh chứng rằng nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ tạo hình nói riêng rất quan trọng trong đời sống con người.
 Ngày nay con người trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá ( CNH-HĐH ), thời của công nghệ thông tin ( CNTT) thì nhu cầu về cái đẹp càng được nâng cao. Con người muốn được hoàn thiện cần phải trải qua 4 yếu tố “ Đức – Trí - Thể - Mỹ ” vậy “Đức” là gì ? Là đạo đức, nhân cách , phẩm chất..., “Trí” là gì ? Là trí khôn, óc sáng tạo, tìm tòi tư duy..., “Thể” là gì ? Là khoẻ mạnh, vận động linh hoạt, thao tác nhanh nhẹn..., “ Mỹ” là gì ? Là cái đẹp, lý tưởng, tâm hồn... Như vậy nhu cầu về cái đẹp, về nghệ thuật, Mỹ Thuật không thể thiếu trong đời sống loài người.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Trong các môn học nói chung và môn Mĩ thuật nói riêng, việc vận dụng kiến thức của các bài đã học là một yêu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, đối với GV và học sinh, việc vận dụng kiến thức dạy học tích hợp trong môn Mĩ thuật ở THCS một số năm trở lại đây mặc dù đã có xu hướng tích cực hơn, nhưng vẫn chưa được như mong muốn.Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với thực tế dạy học ở trường THCS Xuân Du những năm trước. Qua khảo sát chất lượng năm học 2015- 2016 cho thấy:
 Năm học 2015-2016
STT
Lớp
Tổng số HS
Xếp loại – tỉ lệ
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Vận dụng
Mức độ thấp
Mức độ cao
1
6A
5
100%
50%
35%
15%
2
7A
5
100%
55%
27%
18%
3
8A
5
100%
60%
25%
15%
4
9A
5
100%
60%
20%
20%
 Sở dĩ có tình trạng này là do một số nguyên nhân cơ bản sau :
 Theo những nhà tâm lí học và những năm kinh nghiệm giảng dạy cho thấy tâm sinh lí của con người ở mỗi lứa tuổi đều có sự thay đổi và khác nhau. Lứa tuổi từ 12- 15 tuổi lúc này trí não của các em phát triển rất nhanh, luôn luôn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Vẽ là một hoạt động vui nên các em rất thích thú thoải mái sáng tạo, tưởng tượng. Bởi thế thông hiểu và vận dụng,sáng tạo của lứa tuổi này ( 12- 15 tuổi ) hoàn toàn khác.
 Đa số các em ở độ tuổi từ 12- 15, THCS đều đam mê môn Mỹ Thuật, ở độ tuổi này vẽ đã trở thành hình thức sáng tạo, nhưng sự đam mê này sẽ dần mất khi tuổi càng lớn sự thông hiểu càng phức tạp, hững hờ vì khi lớn cách nhìn nhận vấn đề thế giới xung quanh có nhiều hơn chi tiết và đầy đủ hơn, bố cục, màu sắc vô cùng phong phú; 
 VD: Vẽ về đề tài phong cảnh hay đề tài sinh hoạt lao động các em đều thấy khó thể hiện hoặc có thể là không thể hiện được những gì mà mắt mình trông thấy. Song song với giai đoạn này là sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất, giới tính cũng được phân định rõ ràng, lúc này sự xuất hiện của tình cảm khác giới nên sự đam mê sáng tạo, niềm vui khi được hoạt động vẽ sẽ xa dần mà giờ chỉ còn là trách nhiệm, nhiệm vụ phải hoàn thành trước yêu cầu của GV.
 Minh chứng cho sự thông hiểu và vận dụng của ngôn ngữ và đặc điểm tạo hình của HS THCS có thể chia làm 4 độ tuổi:
Thông hiểu, vận dụng ngôn ngữ tạo hình của HS lớp 6 ( 12 tuổi )
 HS lớp 6 độ tuổi 12 là giai đoạn đặc điểm của các em vẽ ít khi nhìn mẫu mà chỉ vẽ theo trí nhớ sự tưởng tượng, vẽ theo sự cảm nhận thế giới xung quanh, tranh của các em mang nhiều về tính tượng trưng còn yếu tố tự nhiên ít, mang tính kể ,liệt kê lại những gì mà mắt mình trông thấy vào trong tác phẩm của mình. Độ đậm nhạt chưa thể hiện được , đường nét, bố cục chưa chặt chẽ, rời rạc, hình dáng xiêu vẹo, nhà cửa vẽ theo khối vuông, chữ nhật, hình thang, người ở xa to hơn người ở gần, chưa hiểu sâu về luật xa gần nên chưa có chiều sâu, không gian dàn trải trên mặt phẳng. 
 Cách vẽ người của các em đơn giản như tay, chân, thân khối hình chữ nhật, đầu khối tròn, tuy đơn giản ở các phần, bộ phận nhưng mắt mũi miệng chân tay phải đầy đủ. Khi vẽ con vật hoặc xe cộ thì lại vẽ ở góc độ ngang, ví dụ như vẽ con chó, mèo, gà... vì cách nhìn đó mới thể hiện đầy đủ các bộ phận của con vật ( chân, thân, đầu, đuôi, mắt...) thiên nhiên là yếu tố các em đưa tranh chỉ là trưng, như bầu trời thì rất ít, cây cối to chỉ có thân và tán lá to khong có cành, các em vẽ ở nhiều góc nhìn, nhiều mặt cắt khác nhau, đang vẽ người ở bên trái lại chuyển sang phải (Đi bên trái hoặc phía sau các em lại xoay tờ giấy và khi nhìn tổng thể thì dáng lộn ngược...). Các đồ vật trong nhà như tủ, giường, ghế phải đầy đủ 4 chân, khi vẽ tranh các em rất thích kể lể, liệt kê mội sự vật hiện tượng vì sợ rằng người xen hay GV khi xem, chấm bài không hiểu được ý tưởng sáng tạo của mình mà nhận xét, đánh giá kết quả thấp hoặc chưa đạt.
 Với những ưu điểm và nhược điểm của lứa tuổi 12 này là người GV cần nắm rõ, bám sát để dạy và đưa ra phương pháp, yêu cầu phù hợp, đúng với khả năng của HS, GV không nên áp đặt, nguyên tắc cứng nhắc là phải vẽ giống cảnh thật như các em thấy ở ngoài đời, hay vẽ giống GV.
Thông hiểu, vận dụng ngôn ngữ tạo hình của HS lớp 7 ( 13 tuổi )
 Với độ tuổi 13 ở lớp 7 đã nắm bắt được kiến thức vững hơn: Về cách sắp xếp bố cục, cũng chặt chẽ hơn, miêu tả thế giới xung quanh cũng chi tiết, và số lượng nhiều hơn, cụ thể hơn, luật xa gần, không gian trong tranh cũng bắt đầu thể hiện, màu sắc hình dáng, đường nét tốt hơn.
 Nói chung ở độ tuổi 12- 13 qua nghiên cứu trải nghiệm và giảng dạy cho thấy sự thông hiểu, vận dụng khác nhau nhau không đáng kể. Từ cách vẽ , cách thể hiện bố cục , đường nét, hình khối , màu sắc và đồ vật gần giống nhau, tuy là ở độ tuổi 13 có sự lựa chọn về màu sắc và bố cục sắp xếp rõ ràng cụ thể hơn.
Thông hiểu, vận dụng ngôn ngữ tạo hình của HS lớp 8 (14 tuổi )
 Ở độ tuổi 14, các em có vận dụng và thông hiểu nhiều hơn, sự chuyển biến mô tả nhiều hơn, chi tiết, hình vẽ cũng chính xác về tỉ lệ, quan sát thế giới xung quanh ở nhiều phương diện. Hình ảnh trong tranh sinh động, thể hiện đường nét trau chuốt, vẽ đúng góc độ, quan tâm đến thực tế, diễn tả độ đậm nhạt màu sắc có sự phong phú, có chiều sâu, biết sắp xếp bố cục có mảng chính, phụ rõ ràng hợp lý, biết phối cảnh xa gần diễn tả được không gian 3 chiều.
 Ở bức tranh trên nếu chúng ta quan sát kĩ sẽ nhận thấy kiến thức mà các em lĩnh hội được để áp dụng vào bài vẽ đó là cách sắp xếp bố cục, hình khối, đường nét, màu sắc. Nhưng về phần diễn tả không gian đó là chiều sâu vẫn chưa biểu đạt tinh tế và đang còn chung chung. Vì trong nghệ thuật nói chung đặc biệt môn Mỹ Thuật phân môn vẽ tranh ngay cả những người được đào tạo có kiến thức đầy đủ đôi khi cũng còn gặp khó khăn trong việc diễn tả chiều sâu, hay còn gọi là không gian thứ 3.
Thông hiểu, vận dụng ngôn ngữ tạo hình của HS lớp 9 ( 15 tuổi )
 Đối với ngôn ngữ tạo hình của HS lớp 9 qua nhiều năm rèn luyện, học tập nên đã thành thạo các bước , cách vẽ cũng như kĩ năng vẽ cũng được vận dụng ở mức độ nâng cao, cách xử lí đường nét tinh tế, diễn tả nhân vật trong tranh cụ thể hơn ( Trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi cũng đã được phân biệt ). Sắp xếp bố cục hợp lý, thuận mắt, chặt chẽ và biết đưa được trọng tâm nội dung đề tài vào mảng chính, màu sắc rõ ràng có sự lựa chọn tính toán làm nổi bật lên được nội dung đề tài, ví dụ: Đề tài lễ hội. 
 Hình khối cũng được thể hiện qua đường nét cụ thể , rõ ràng và có sự sáng tạo hơn,ví dụ: Như khuôn mặt là khối tròn những đường nét cong của các bộ phận ( Mắt, mũi, miệng, cằm, tai...) cũng được các em khẵng định.
 Không gian trong tranh các em diễn tả qua hình ảnh ( Người, nhà cửa ) và cảnh thiên nhiên cũng được diễn tả kĩ và sâu , đó chính là sự khéo léo tinh tế trong cách sắp xếp bố cục, cách xử lí màu sắc và thêm kiến thức luật xa gần mà GV đã truyền đạt.
 Xét một cách toàn diện ở 2 độ tuổi 14-15 này sự khác biệt về mức độ thông hiểu, vận dụng không đáng kể trừ những em có năng khiếu về bộ môn Mỹ thuât. Vì những em có này có nhiệt huyết lòng đam mê ham học hỏi, sáng tạo nên các em lại càng được rèn giũa nhiều hơn, hơn nữa các em cũng được GV quan tâm bồi dưỡng thường xuyên vì đó là nguồn là mũi nhọn để GV lựa chọn khi có các kì thi HSG các cấp tổ chức.
 2.3 Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề : 
 Với môn học nào cũng vậy để thành công được thì sự chuẩn bị của GV đặc biệt là chuẩn bị ĐDDH trước khi lên lớp là rất quan trọng, nhất là với môn Mĩ Thuật cần sự chuẩn bị nhiều hơn như: ( Mẫu vẽ, tranh ảnh, giấy ruki, màu vẽ, tẩy, chì, thước) 
* Đối với giáo viên:
- Xác định rõ mục tiêu học tập, hướng HS tới mục tiêu học tập của môn học
( Kiến thức, kỹ năng, thái độ ).
- Chuẩn bị đầy đủ ĐDDH phù hợp với nội dung ,mục tiêu , kiến thức bài học
( Tranh, ảnh, máy chiếu, mẫu vẽ, giấy ,chì, tẩy).
- Khai thác khả năng đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức tư duy khác nhau để HS đó được thể hiện trí tuệ vừa sức của mình.
- GV thâu tóm được mức độ nhận thức của HS qua bài học ở các lĩnh vực
( Kiến thức, kỹ năng, thái độ ) để đánh giá cụ thể sau mỗi nội dung bài học.
- Kết hợp linh hoạt các nội dung bài học với phương pháp dạy học để HS học tập hứng thú có hiệu quả.
- Đề ra hoạt động học tập cụ thể cho từng nội dung, từng bài học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tổ chức lồng ghép các trò chơi .
* Đối với HS:
- Xác định rõ nội dung bài học, chủ động lĩnh hội tiếp thu kiến thức bài học.
- Chuẩn bị chu đáo đầy đủ ĐDHT ( Giấy, chì, tẩy, màu vẽ).
- Quan sát, so sánh sự vật hiện tượng xung quanh, tìm ra ý tưởng riêng cho mình.
- Thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ GV yêu cầu.
Những điểm rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài:
 “Dạy học theo chủ đề thích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của phân môn vẽ tranh” ở từng độ tuổi tôi nhận thấy rõ qua những năm giảng dạy. Nhưng để có đầy đủ cơ sở thực tiễn tôi đã làm thử nghiệm:
 Sau đây tôi xin trình bày 1 giáo án minh họa: “Dạy học theo chủ đề tích hợp thông qua ngôn ngữ tạo hình của phân môn vẽ tranh độ tuổi HS THCS”
 Đối tượng thử nghiệm làm bài phân môn vẽ tranh với ba đề tài khác nhau, tôi chọn học sinh từ lớp 6, 7, 8, 9 mỗi khối lớp chọn 5 em HS, thời gian thực hành chính thức 25 phút, trong đó:
 -> 10 phút triển khai nội dung kiến thức và nêu yêu cầu của vấn đề cần giải quyết.
 -> 25 phút chính thức HS làm bài thực hành.
 -> 10 phút nhận xét, đánh giá, thu bài, dặn dò.
 Giáo án tích hợp như sau:
CHỦ ĐỀ: "HOẠT ĐỘNG NGÀY HÈ"
 Các bài học được tích hợp:
Bài 1: 	Vẽ tranh: Hoạt động trong những ngày hè.
Bài 2: 	Vẽ tranh: An toàn giao thông 
Bài 3: 	Vẽ tranh: Trò chơi dân gian\
PHẦN A
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- HS nắm được nội dung các hoạt động trong ngày hè. 
- Nắm được cách vẽ tranh. 
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết chọn nội dung, vận dụng cách vẽ để vẽ được một bức tranh hoạt động hè.
3. Thái độ:
- Học sinh nhận thức đúng đắn được những hoạt động bổ ích trong ngày hè.
- Chấp hành nghiêm túc luật ATGT và biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Nội dung:
HĐ 1: Tìm chọn và vẽ tranh hoạt động trong những ngày hè.
HĐ 2: Vẽ tranh đề tài an toàn giao thông.
HĐ 3: Vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian.
III. Ma trận công cụ đánh giá năng lực.
NỘI DUNG
CÂU HỎI
BÀI TẬP
NHẬN BIẾT
(MÔ TẢ YÊU CẦU CẦN ĐẠT)
(1)
THÔNG HIỂU
(MÔ TẢ YÊU CẦU CẦN ĐẠT)
(2)
VẬN DỤNG THẤP
(MÔ TẢ YÊU CẦU CẦN ĐẠT)
(3)
VẬN DỤNG CAO
(MÔ TẢ YÊU CẦU CẦN ĐẠT)
(4)
NĂNG LỰC HÌNH THÀNH
HĐ 1:
TÌM CHỌN VÀ VẼ TRANH HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NGÀY HÈ.
Nhận biết được các hoạt động bổ ích trong những ngày hè.
Chọn được hoạt động cụ thể phù hợp vói nội dung.
Sắp xếp được bố cục hợp lý rõ nội dung. Có trọng tâm,
Thể hiện được nội dung sinh động hấp dẫn phù hợp vơi hoạt động hè.
Năng lực khám phá tư duy, giải quyết vấn đề
Hãy nêu các hoạt động trong ngày hè?
Em thích nhất hoạt động nào trong những ngày hè?
Vẽ một bức tranh hoạt động ngày hè mà em thích?
Em hãy thể hiện một bức tranh hoạt động ngày hè có ý nghĩa ở nơi em sống?
HĐ 2:
TÌM HIỂU ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
- Hiểu được nội dung vẽ tranh đề tài ATGT
- Lựa chọn được hình ảnh phù hợp về đề tài ATGT
- Sắp xếp được bố cục họp lý, chặt chẽ
- Vẽ được bức tranh có hình ảnh sinh động có ý tưởng theo đề tài và màu sắc hấp dẫn.
Năng lưc giải quyết vấn đề và thực hành sáng tạo
Thế nào là thực hiện đúng ATGT?
Chọn hình ảnh tiêu biểu thể hiện rõ đề tài ATGT?
Thể hiện một bức tranh đề tài ATGT?
Em hãy vẽ một bức tranh có sáng tạo về bố cục, hình mảng, màu sắc?
HĐ 3:
TÌM HIỂU TRÒ CHƠI DÂN GIAN
-Nhận biết được một số trò chơi dân gian.
- Chọn được những hình ảnh phù hợp của trò chơi dân gian.
- Vẽ được bố cục, hình ảnh phù hợp với đề tài.
- Có sáng tạo trong cách sắp xếp bố cục và tìm chọn được hình ảnh sinh động có ý tưởng hay và màu sắc đẹp.
Năng lưc quan sát khám phá, biểu đạt
Thế nào là trò chơi dân gian?
Nêu các trò chơi dân gian mà em biết?
Thể hiện trò chơi dân gian mà em thích?
Thể hiện trò chơi dân gian tiêu biểu của quê hương em?
PHẦN B
 I. NỘI DUNG / HOẠT ĐỘNG
	Câu hỏi / bài tập
 HĐ 1: Tìm chọn và vẽ tranh hoạt động trong những ngày hè.
	- Nhận biết được các hoạt động bổ ích trong những ngày hè.
	- Hãy nêu các hoạt động trong ngày hè? 
 HĐ 2: Tìm hiểu đề tài An toàn giao thông.
	- Hiểu được nội dung vẽ tranh đề tài ATGT
	- Thế nào là thực hiện đúng ATGT?
 HĐ 3: Tìm hiểu trò chơi dân gian.
	- Nhận biết được một số trò chơi dân gian.
	- Thế nào là trò chơi dân gian dân?
 Kết quả cho thấy là 25 phút thời gian thực hành hầu hết các em đều chưa hoàn thành. Các bài hoàn thành được đánh giá đạt 40% - 60%. Lý do ở lứa tuổi 14 – 1

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_thong_qua_ngon_ngu_tao_hin.doc