SKKN Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức, sử dụng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi

SKKN Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức, sử dụng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi

Năm học 2018-2019 chương trình lớp 11 tiếp tục được đưa vào đề thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi cấp Tỉnh dành cho lớp 11 của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa. Đây vẫn được xem là mảng kiến thức khá mới trong chương trình ôn thi THPT và ôn thi học sinh giỏi. Đây là phần kiến thức thực nghiệm có tính lý luận và thực tiễn cao. Muốn học tốt phần này, người học phải nắm vững bản chất Sinh học của các hiện tượng, quá trình, dụng được các kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Đối với học sinh thì phải nắm vững kiến thức để trả lời đúng các câu hỏi thi, đặc biệt là vận dụng để trả lời đúng câu hỏi thi trắc nghiệm là một yêu cầu quan trọng để làm tốt bài thi.

Thực tế, có học sinh nắm kiến thức cơ bản khá tốt nhưng làm bài thi trắc nghiệm điểm lại không cao, rất bất lợi cho các em khi tham gia làm bài thi THPT quốc gia. Trong bài thi tự luận các em rất khó lấy điểm tuyệt đối vì thiếu ý. Xuất phát từ những lý do trên, là giáo viên tham gia và trực tiếp giảng dạy các lớp ôn thi ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi tỉnh nhiều năm, Tôi đã thu thập, tập hợp tài liệu và biên soạn theo hướng hệ thống hóa kiến thức, câu hỏi tự luận và trắc nghiệm giúp cho học sinh có thể tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao. Chính vì vậy tôi đi sâu vào việc nghiên cứu đề tài: " Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức, sử dụng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia và ôn thi HSG"

 

doc 23 trang thuychi01 12274
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức, sử dụng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1
NG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC PHẦN CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT – SINH HỌC 11 BẰNG CÁCH HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC, SỬ DỤNG CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM ÔN THI HSG VÀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
Người thực hiện: Phạm Thị Hà.
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn.
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh.
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1.Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. NỘI DUNG 
2
2.1. Cơ sở lí luận.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm
2
2.3. Các giải pháp thực hiện.
2
2.3.1. Hệ thống hóa kiến thức phần chuyển hóa năng lượng ở động vật.
2
2.3.1.1. Tiêu hóa ở động vật. 
2
2.3.1.2. Hô hấp ở động vật.
3
2.3.1.3. Tuần hoàn máu.
4
2.3.1.4. Cân bằng nội môi.
5
2.3.2. Hệ thống câu hỏi tự luận từ dễ đến khó để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu rõ bản chất sinh học của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật.
6
2.3.3. Sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để các em củng cố kiến thức và rèn luyện tư duy.
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận.
20
3.2. kiến nghị.
20
Tài liệu tham khảo.
21
Phụ lục
22
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Năm học 2018-2019 chương trình lớp 11 tiếp tục được đưa vào đề thi THPT quốc gia và thi học sinh giỏi cấp Tỉnh dành cho lớp 11 của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa. Đây vẫn được xem là mảng kiến thức khá mới trong chương trình ôn thi THPT và ôn thi học sinh giỏi. Đây là phần kiến thức thực nghiệm có tính lý luận và thực tiễn cao. Muốn học tốt phần này, người học phải nắm vững bản chất Sinh học của các hiện tượng, quá trình, dụng được các kiến thức cơ bản để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Đối với học sinh thì phải nắm vững kiến thức để trả lời đúng các câu hỏi thi, đặc biệt là vận dụng để trả lời đúng câu hỏi thi trắc nghiệm là một yêu cầu quan trọng để làm tốt bài thi.
Thực tế, có học sinh nắm kiến thức cơ bản khá tốt nhưng làm bài thi trắc nghiệm điểm lại không cao, rất bất lợi cho các em khi tham gia làm bài thi THPT quốc gia. Trong bài thi tự luận các em rất khó lấy điểm tuyệt đối vì thiếu ý. Xuất phát từ những lý do trên, là giáo viên tham gia và trực tiếp giảng dạy các lớp ôn thi ôn thi THPT quốc gia và ôn thi học sinh giỏi tỉnh nhiều năm, Tôi đã thu thập, tập hợp tài liệu và biên soạn theo hướng hệ thống hóa kiến thức, câu hỏi tự luận và trắc nghiệm giúp cho học sinh có thể tham gia các kỳ thi đạt kết quả cao. Chính vì vậy tôi đi sâu vào việc nghiên cứu đề tài: " Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức, sử dụng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia và ôn thi HSG"
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh làm được các câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn, chính xác hơn từ đó tạo được hứng thú cho học sinh với môn học .
- Góp phần cùng với đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo.
- Nhằm trau dồi và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất cho học sinh học sinh thi tốt nghiệp THPT, những học sinh yêu thích môn sinh học có nguyện vọng thi khối B, những em học sinh ôn thi HSG cấp tỉnh. Phương pháp ôn tập này còn có thể được ứng dụng trong phạm vị nhất định của việc giảng dạy môn sinh học nói chung theo hướng đổi mới trong giảng dạy, học tập và thi cử hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu " Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 bằng cách hệ thống hoá kiến thức, sử dụng câu hỏi tự luận và trắc nghiệm ôn thi THPT quốc gia và ôn thi HSG" là các em lớp 12 và các em lớp 11 ôn thi HSG được phân công giảng dạy.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp giữa phương pháp lí luận và phương pháp phân tích, tổng kết thực tiễn.
- Kết hợp giữa phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết và phương pháp thống kê thực nghiệm
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.
Để có thể trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm về phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật thì học sinh cần nắm vững các phần kiến thức sau: 
2.1.1. Tiêu hóa ở động vật.
2.1.2. Hô hấp ở động vật.
2.1.3. Tuần hoàn máu. 
2.1.4. Cân bằng nội môi.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Trước khi áp dụng phương pháp phân loại các dạng bài tập phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể, khảo sát tại hai lớp 12A1 và 12A2 là những lớp chọn thi ban khoa học tự nhiên trường THPT Thạch Thành 1, hầu hết các em tỏ ra khá lúng túng và làm một cách mò mẫn hoặc đưa ra những phương án trả lời cảm tính và các em thường làm sai, nhất là những em có lực học trung bình. Do đó các em rất nản và sợ bài thi môn Sinh khi mà các em phải làm bài tích hợp cả Lí, Hóa , Sinh trong một bài thi, thi học sinh. Các em đội tuyển lớp 11 thì làm bài chưa chắc chắn do kiến thức chưa chắc. Vì vậy để làm được thành thạo các câu hỏi phần này cần nắm vững bản chất kiến thức của phần này để các em có thể trả lời tốt và hiệu quả . 
2.3. Các giải pháp thực hiện :
2.3.1. Hệ thống hóa kiến thức phần chuyển hóa năng lượng ở thực vật: 
2.3.1.1. Tiêu hóa ở động vật:
2.3.1.1.1. Tiêu hóa là gì?
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
-Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào(không bào tiêu hóa)và tiêu hóa ngoại bào(túi tiêu hóa,ống tiêu hóa).
2.3.1.1.2. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
- Động vật : trùng roi, trùng giày, amip 
- Thức ăn được tiêu hóa nội bào. 
- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn :
+ Hình thành không bào tiêu hóa.
+ Tiêu hóa chất dinh dưỡng phức tạp thành chất đơn giản.
+ Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất.
2.3.1.1.3 Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa.
- Động vật : Ruột khoang và giun dẹp. 
- Cấu tạo túi tiêu hóa :
+ Hình túi và cấu tạo từ nhiều tế bào.
+ Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất(hậu môn).
+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.
- Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào(hình 15.2)
2.3.1.1.4. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa.
- Động vật : Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như : miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn.
- Trong ống tiêu hóa,thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.
2.3.1.1.5. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :
a. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt:
- Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, xé thức ăn
- Dạ dày: Dạ dày đơn bào, to chứa nhiều thức ăn và tiêu hóa cơ học, hóa học.
- Ruột ngắn, ruột tịt không phát triển, không tiêu hóa thức ăn.
b. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật:
- Bộ răng : răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng.
- Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).
- Ruột dài, manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn.
2.3.1.2. Hô hấp ở động vật.
2.3.1.2.1. Hô hấp là gì?
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Hô hấp ở động vật gồm : hô hấp ngoài và hô hấp trong.
2.3.1.2.2. Bề mặt trao đổi khí:
- Bề mặt trao đổi là bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(máu) và cho CO2 khuếch tán từ tế bào(máu) ra ngoài.
- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí :
 + Diện tích bề mặt lớn.
 + Mỏng và luôn ẩm ướt.
 + Có rất nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp.
 + Có sự lưu thông khí.
2.3.1.2.3. Các hình thức hô hấp:
a. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:
- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp : ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
- Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hay bề mặt cơ thể nhờ sự khuếch tán.
b. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:
- Động vật : côn trùng.
- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra ngoài bằng lỗ thở.
c. Hô hấp bằng mang:
- Động vật : cá, tôm, cua, trai, ốc
- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :
 + Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.
 + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.
2.3.1.2.4. Hô hấp bằng phổi:
- Động vật :Bò sát, Chim, Thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí.
- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. 
- Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
2.3.1.3. Tuần hoàn máu. 
2.3.1.3.1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
2.3.1.3.1.2. Cấu tạo chung.- Hệ tuần hoàn gồm :
 + Dịch tuần hoàn.
 + Tim.
 + Hệ thống mạch máu.
2.3.1.3.1.2. Chức năng của hệ tuần hoàn.
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
2.3.1.3.2. Các dạng hệ tuần hoàn.
2.3.1.3.2.1. Hệ tuần hoàn hở.
- Động vật : Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
- Đặc điểm :
 + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
 + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2.3.1.3.2.2. Hệ tuần hoàn kín.
- Động vật : Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. 
- Đặc điểm :
 + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
 + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
- Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).
2.3.1.3.3. Hoạt động của tim:
2.3.1.3.3.1. Tính tự động của tim.
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.
- Hoạt động của hệ dẫn truyền: (SGK)
2.3.1.3.3.2. Chu kì hoạt động của tim.
- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.
2.3.1.3.4. Hoạt động của hệ mạch.
2.3.1.3.4.1. Cấu trúc của hệ mạch.
- Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
- Hệ thống động mạch: Động mạch chủ → Động mạch nhỏ dần → Tiểu động mạch.
- Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch→ Các tĩnh mạch lớn dần → Tỉnh mạch chủ.
2.3.1.3.4.2. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. 
- Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
2.3.1.3.4.3. Vận tốc máu:
- Vận tóc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
-Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
2.3.1.4. Cân bằng nội môi.
2.3.1.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi.
- Nội môi : là môi trường bên trong cơ thể. Gồm các yếu tố hoá lý, 
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.
- Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được sự ổn định(mất cân bằng nôi môi) thì sẽ gây ra biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, các cơ quan, cơ thể gây tử vong.
2.3.1.4.2. Sơ đồ khái quát của cân bằng nội môi.
2.3.1.4.3. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
2.3.1.4.3.1. Vai trò của thận.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao : Thận tăng cường tái hấp thu nước tả về máu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm : Thận tăng cường thải nước.
- Thận còn thải các chất thải như : urê, crêatin.
2.3.1.4.3.2. Vai trò của gan. 
+ Gan điều hoà nồng độ nhiều chất trong huyất tương như : protêin, các chất tan và glucôzơ trong máu.
+ Nồng độ glucôzơ trong múa tăng cao : Tuyến tuỵ tiết ra isullin làm tăng quá trình chuyển glucôzơ đường thành glicogen dự trữ trong gan, làm cho tế bào tăng nhận và sử dụng glucôzơ.
+ Nồng độ glucôzơ trong múa giảm : Tuyến tuỵ tiết ra glucagôn tác dụng chuyển glicôgen trong gan thành glucôzơ đưa vào máu.
2.3.1.4.4. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.
+ Hệ đêm có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu→Duy trì pH trong máu ổn định
+ Có 3 loại hệ đệm trong máu:
- Hệ đệm bicacbonnat : H2CO3/NaHCO3
- Hệ đệm photphat : NaH2PO4/NaHPO4-
- Hệ đệm prôtêinat(prôtêin).
2.3.2. Hệ thống câu hỏi tự luận từ dễ đến khó để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu rõ bản chất sinh học của phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: 
Câu 1. a)Trình bày chiều hướng tiến hóa về hệ tiêu hóa ở động vật (về cấu tạo, chức năng, hình thức tiêu hóa)?
b)Tại sao cỏ là thức ăn nghèo dinh dưỡng nhưng bò ăn cỏ thì thịt bò lại có nhiều chất đạm bổ dưỡng cho con người ?
c)Vì sao ruột của động vật ăn cỏ dài hơn động vật ăn thịt ?
d) Hệ tiêu hóa của thỏ thải ra hai loại phân màu xanh và màu đen , thỏ thích ăn loại phân nào? Tại sao ? 
Trả lời:
- Về cấu tạo : 
+ Từ động vật không có cơ quan tiêu hóa (động vật đơn bào) đến động vật có cơ quan tiêu hóa .
 + Từ động vật có túi tiêu hóa (ruột khoang, giun giẹp) đến động vật có ống tiêu hóa 
- Chức năng: lấy thức ăn trực tiếp từ môi trường ngoài qua hình thức thực bào →túi tiêu hóa đơn giản gồm 1 xoang với đầu vào và ra chung với nhau (thủy tức
chưa có sự phân hóa về chức năng → hệ tiêu hóa phân thành các cơ quan chuyên biệt như miệng, thực quản, dạ dày (giun đốt, giun tròn) →hệ tiêu hóa với các cơ quan tiêu hóa chuyên biệt và tuyến tiêu hóa phát triển .
- Hình thức : từ tiêu hóa nội bào →(nhờ enzim do lizoxom) → tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào (ruột khoang, thủy tức) → tiêu hóa ngoại bào giúp tiêu hóa được những thức ăn có kích thước lớn .
- Bò ăn số lượng lớn thức ăn thực vật → hấp thụ lượng lớn chất dinh dưỡng :
+ Trong dạ dày của bò có hệ vi sinh vật sẽ bị tiêu hóa →nguồn bổ sung prôtêin .
+ Vi sinh vật trong dạ dày của bò có khả năng tổng hợp nhiều loại prôtêin cung cấp cho bò → thịt bò là thức ăn bổ dưỡng .
- Động vật ăn cỏ: thức ăn nghèo dinh dưỡng chủ yếu là xenlulozo, thức ăn cứng , khó tiêu hóa (tiêu hóa ở miệng xảy ra qua loa) nên ruột phải dài để quá trình tiêu hóa và hấp thụ được triệt để .
- Động vật ăn thịt : thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng, tiêu hóa cơ học ở miệng thực hiện mạnh (tạo điều kiện cho tiêu hóa hóa học ở giai đoạn sau) nên ruột ngắn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn, khối lượng cơ thể giảm →dễ di chuyển săn mồi .
- Thỏ là thú ăn cỏ, không nhai lại nên :
+ Phân có màu xanh là phân tiêu hóa lần đầu còn xác bã thực vật và vi sinh vật đường ruột chưa được tiêu hóa. Thỏ thường ăn lại loại phân này nhằm bổ sung nguồn đạm từ vi sinh vật .
+ Phân có màu đen đã qua tiêu hóa lần thứ hai, thỏ không ăn loại phân này .
Câu 2: a) Vì sao trẻ em mới sinh lại cất tiếng khóc chào đời ?
b) Khi chạy nhanh thì nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp như thế nào? Tại sao ? 
c) Nguyên nhân giúp cá xương trao đổi khí hiệu quả ? 
d) Nồng độ CO2 trong máu tăng thì nhịp tim và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào? Tại sao?
e) Mặc dù đều hô hấp bằng ống khí nhưng hiệu quả hô hấp của chim vẫn cao hơn côn trùng. Giải thích tại sao ?
Trả lời:
a) Vì: Trong thai nhi trẻ trao đổi khí với mè thông qua nhau thai. Khi cắt dây rốn →không trao đổi khí với mẹ → tăng lượng CO2 trong máu →gia tăng H+ trong máu →kích thích trung khu hô hấp → cơ thở co (cơ hoành co) →phát nhịp hít thở đầu tiên →Trẻ khóc chào đời .
b) Nhịp hô hấp và độ sâu hô hấp tăng : vì 
+ Khi chạy nhanh → cần nhiều năng lượng →tăng oxi hóa chất hữu cơ →nồng độ oxi trong máu giảm, nồng độ CO2 trong máu tăng →kích thích thụ thể ở cung động mạch chủ và xoang cảnh →kích thích trung khu hô hấp →tăng hô hấp .
c) Cá xương trao đối khí hiệu quả (có thể lấy được 80% O2 qua mang) là nhờ mang cá đáp ứng được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí :
 + Mang cấu tạo từ nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang nên diện tích trao đổi khí lớn .
+ Hệ thống mao mạch dày đặc, có sắc tố hô hấp Hb →trao đổi và vận chuyển khí hiệu quả .
+ Dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang đem theo O2 →mang→CO2 →thải ra ngoài .
+ Dòng chảy song song và ngược nhiều với dòng chảy trong các mao mạch → tăng hiệu quả trao đổi khí .
+ Cá hít vào : cửa miệng mở , thềm miệng hạ thấp xuống →thể tích khoang miệng tăng → nước vào khoang miệng, nắp mang phình ra →diềm nắp mang đóng lại →nước tràn qua mang 
+ Cá thở ra: miệng ngậm, thềm miệng nâng lên rất nhanh → thể tích khoang miệng giảm → áp lực đẩy nước qua lại mang , hai nắp mang ép vào trong →diềm nắp mang mở →nước qua khe mang →Ra ngoài 
→Hoạt động nhịp nhàng của cửa miệng , thềm miệng và nắp mang, diềm nắp mang tạo dòng nước chảy qua mang 1 chiều và gần như liên tục 
+ Cơ quan thích nghi môi trường nước, màng mỏng, mang có hình răng lược, có khe hở .
+ Bề mặt mang rộng , khoảng cách ngắn → O2, CO2 có thể khuechses tán giữa nước và máu .
d) Nồng độ CO2 trong máu tăng thì: 
+ Nhịp tim tăng vì nồng độ CO2 trong máu tăng →tăng lượng ion H+ trong máu, các ion H+ sẽ tác động lên các thụ quan hóa học ở động mạch làm phát xung thần kinh truyền về trung ương giao cảm , trung ương giao cảm sẽ kích thích hạch xoang nhĩ tăng tần số phát nhịp làm tăng nhịp tim .
+ Độ sâu của hô hấp tăng vì: trung ương giao cảm sẽ phát xung đến trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở, gây co thắt mạnh cơ hoành và các cơ liên sườn làm thở sâu.
e) Mặc dù đều hô hấp bằng ống khi nhưng hiệu quả hô hấp của chim cao hơn của côn trùng là do :
+ Cấu tạo đặc biệt của cơ quan hô hấp ở chim làm cho dòng khí đi qua các ống khí gần nhu liên tục và theo một chiều nên không có khí cặn, chim trao đổi khí theo nguyên tắc dòng chảy ngược dòng nên hiệu quả rất cao.
+ Đối với côn trùng, hệ thống ống khí chỉ thay chức ăng dẫn khí, sự thông khí diễn ra gián đoạn (có giai đoạn hít vào và thở ra) trong ống khí vẫn có khí cặn nên hiệu quả trao đổi khí thấp hơn so với chim. 
Câu 3: a) Giải thích tại sao những người mắc bệnh về gan có thể biểu hiện da và mắt có màu vàng và ăn mỡ khó tiêu?
 b) Khi kiểm tra hàm lượng glucôzơ máu sau 3 giờ đồng hồ kể từ khi ăn thức ăn giàu tinh bột, thì thấy hàm lượng glucôzơ máu của bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. Tuy nhiên không thấy sự khác biệt về hàm lượng insulin ở bệnh nhân và người bình thường. Hãy giải thích nguyên nhân gây ra biểu hiện đái tháo đường nêu trên ở bệnh nhân.
 (Trích đề thi vòng loại HSG Quốc gia Tỉnh Thanh Hóa năm 2013-2014 )
Trả lời: 
a) Những người mắc bệnh về gan có thể biểu hiện da và mắt có màu vàng và ăn mỡ khó tiêu do:
- Muối mật có trong dịch mật do gan tiết ra, tham gia vào quá trình nhũ tương hóa lipit thành các giọt mỡ rất nhỏ, làm tăng diện tích tác động của lipaza, nhờ vậy làm tăng hiệu quả phân giải lipit thành glixêrin và axit béo. Vì vây, nếu gan bị bệnh, muối mật giảm thì ăn mỡ khó tiêu. 
- Sắc tố mật có trong dịch mật, có bản chất là bilirubin, là sản phẩm phân hủy của hemoglobin. Chất này làm phân có màu vàng nâu. Nếu gan bị bệnh thì máu có nhiều bilirubin làm cho da, mắt có màu vàng.
 b) Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường: Do thụ thể tiếp nhận insulin giảm nhạy cảm đối với insulin hoặc giảm thụ thể tiếp nhận insulin.
Câu 4: Dưới đây là số liệu nhịp thở, nhịp tim và thân nhiệt của 4 loài động vật, từ A đến D.
Loài động vật
Nhịp thở (phút)
Nhịp tim (phút)
Thân nhiệt (oC)
A
160
500
36,5
B

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_phan_chuyen_hoa_vat_chat_va_nang_luong_o_dong_v.doc