SKKN Dạy học đọc- Hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo

SKKN Dạy học đọc- Hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo

 Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn mà ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết 40/QH10 - 2000 yêu cầu đổi mới tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong đó nhấn mạnh đổi mới phương pháp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.

Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí quan trong hàng đầu trong chương trình giáo dục phổ thông nhưng trong thực tế dạy học, ngày càng có nhiều học sinh không coi trọng môn Ngữ văn, không yêu thích học văn. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc hiểu văn bản nói riêng theo hướng phát huy chủ thể sáng tạo của học sinh; giúp học sinh thông qua đọc Văn, học Văn mà bồi dưỡng tâm hồn, phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

 Lý thuyết kiến tạo đang là một trong những lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục. Lý thuyết kiến tạo được đề xuất vào đầu thế kỷ XX bởi Jean Piaget (1896-1980), nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ. Từ đó cho tới nay, nó đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học, đặc biệt là trong giáo dục. Ở nhiều quốc gia, dạy học theo Lý thuyết kiến tạo đã trở thành xu hướng tất yếu của đổi mới giáo dục. Theo Jeans Piaget: “Quá trình nhận thức của người học thực chất là quá trình người học xây dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hoá và điều ứng các kiến thức và kỹ năng đã có để có thể thích ứng với môi trường học tập. Đây chính là nền tảng của lý thuyết kiến tạo”.

 

docx 19 trang thuychi01 20622
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học đọc- Hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn mà ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết 40/QH10 - 2000 yêu cầu đổi mới tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong đó nhấn mạnh đổi mới phương pháp. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”.
Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí quan trong hàng đầu trong chương trình giáo dục phổ thông nhưng trong thực tế dạy học, ngày càng có nhiều học sinh không coi trọng môn Ngữ văn, không yêu thích học văn. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung, dạy đọc hiểu văn bản nói riêng theo hướng phát huy chủ thể sáng tạo của học sinh; giúp học sinh thông qua đọc Văn, học Văn mà bồi dưỡng tâm hồn, phát triển năng lực tư duy, năng lực sáng tạo là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
 Lý thuyết kiến tạo đang là một trong những lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục. Lý thuyết kiến tạo được đề xuất vào đầu thế kỷ XX bởi Jean Piaget (1896-1980), nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ. Từ đó cho tới nay, nó đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học, đặc biệt là trong giáo dục. Ở nhiều quốc gia, dạy học theo Lý thuyết kiến tạo đã trở thành xu hướng tất yếu của đổi mới giáo dục. Theo Jeans Piaget: “Quá trình nhận thức của người học thực chất là quá trình người học xây dựng nên những kiến thức cho bản thân thông qua các hoạt động đồng hoá và điều ứng các kiến thức và kỹ năng đã có để có thể thích ứng với môi trường học tập. Đây chính là nền tảng của lý thuyết kiến tạo”.
 Phương pháp dạy học theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo là dạy học tích cực, dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của người học. Phương pháp này coi trọng vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập, người học chủ động tự xây dựng hiểu biết cho bản thân; tự kết nối thông tin mới với thông tin hiện tại để kiến thức mới có ý nghĩa hơn và tạo nên các thông tin mới khác. Việc học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của học sinh; thay vào đó, mỗi người học tự xây dựng hiểu biết hợp lí mang tính cá nhân của riêng họ.
Lý thuyết kiến tạo từng được ứng dụng rộng rãi trong các trường học tại một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore Tuy nhiên ở Việt Nam, lý thuyết này hầu như vẫn còn rất xa lạ với nhiều người. Những năm đầu thế kỷ XXI, Lý thuyết kiến tạo bắt đầu được tìm hiểu và áp dụng ở một số trường học của Việt Nam (qua một số phương pháp dạy học cụ thể như: dạy học dự án, dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề, dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”), hứa hẹn những thay đổi tích cực hơn cho giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, việc ứng dụng này mới chỉ dành nhiều cho các bộ môn khoa học tự nhiên như Toán, Vật lý, ...còn đối với các bộ môn khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là môn Ngữ văn, phương pháp này chưa được vận dụng nhiều.
 Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, là một trong những kiệt tác của nền văn học hiện đại Việt Nam nên đã được đưa vào SGK và chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn 11. Đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm về dạy học truyện ngắn Chí Phèo. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu dạy học đọc hiểu truyện ngắn này theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo . 
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Dạy học đọc- hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi thực hiện đề tài này nhằm hướng tới mục đích cơ bản sau: đề xuất cách dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo nhằm phát huy năng lực và niềm hứng thú học tập cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu Lý thuyết kiến tạo và dạy học đọc-hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm: 
Để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài, tôi đã nghiên cứu về Lý thuyết kiến tạo, về dạy học đọc-hiểu truyện ngắn trong nhà trường phổ thông nói chung và truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) nói riêng.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Dự giờ của giáo viên, xây dựng giáo án, dạy thực nghiệm, đánh giá kết quả dạy học thực nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
	Tư tưởng nền tảng cơ bản của Lý thuyết kiến tạo là đặt vai trò của chủ thể nhận thức lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức. Theo thuyết kiến tạo, mỗi người học là một quá trình kiến tạo tích cực, tự phản ánh thế giới theo kinh nghiệm riêng của mình. Những gì người học lĩnh hội phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm đã có và vào tình huống cụ thể. Theo Mebrien và Barandt [2;tr9] thì: “Kiến tạo là một cách tiếp cận “dạy” dựa trên nghiên cứu về việc “học” với niềm tin rằng kiến thức được kiến tạo nên bởi mỗi cá nhân người học sẽ trở nên vững chắc hơn nhiều so với việc nó được nhận từ người khác”. Như vậy, dạy học theo Lý thuyết kiến tạo nhấn mạnh đến vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập và cách thức người học thu nhận những tri thức cho bản thân. Theo những quan điểm này, người học không học bằng cách tiếp thu tri thức một cách thụ động mà bằng cách đặt mình vào trong môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề bằng cách đồng hóa hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết mới cho bản thân.
	Như đã nói, dạy học theo Lý thuyết kiến tạo là quan điểm dạy học tích cực với nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam đang được nỗ lực thực hiện. Có thể kể đến một số ưu điểm sau đây: Phát huy tính tích cực, chủ động của chủ thể HS, phát triển khả năng tư duy, phát triển kĩ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của học sinh, giúp học sinh hiểu biết và nhanh chóng thích nghi với thế giới thực tiễn, khuyến khích các phương pháp đánh giá chất lượng học sinh theo hướng mở. 
	Những truyện ngắn được đưa vào chương trình Ngữ văn 11 đều là những tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của các tác giả, tiêu biểu cho giai đoạn, khuynh hướng văn học. Chí Phèo tiêu biểu cho quan điểm “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” của Nam Cao
 2.2. Thực trạng của vấn đề khi chưa áp dụng sáng kiến
Trong những năn gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học Văn trong nhà trường đã được thực hiện nghiêm túc và mang lại hiệu quả đáng kể. Giáo viên đã không ngừng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp; học sinh đã tích cực, chủ động hơn trong các giờ học, do đó, nhiều giờ dạy Văn đã đạt hiệu quả nhất định. Song việc đổi mới phương pháp vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.Qua thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy một số thực trạng khi dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 như sau: vẫn còn việc máy móc, rập khuôn, áp đặt kiến thức trong quá trình giảng dạy, đọc chép, quá tham kiến thức, chưa thực sự đưa văn học đến gần hơn với cuộc sống hiện tại của học sinh. Điều đó dẫn tới việc khi kiểm tra đánh giá, phần lớn học sinh chỉ viết lại những gì giáo viên truyền thụ, chỉ làm được những đề có trong vở, trong sách còn những đề sáng tạo, yêu cầu thể hiện quan điểm cá nhân lại không làm được hoặc có làm nhưng sơ sài, chưa thuyết phục. Nguyên nhân phần lớn là do cách dạy của giáo viên chưa chú ý đến việc phát huy tính tích cực của chủ thể học sinh trong dạy học, quá tham kiến thức, chưa có những câu hỏi kích thích học sinh đưa ra quan điểm của mình. Nhiều giáo viên do tâm lí sợ hết giờ, cháy giáo án nên đã làm thay học sinh hoặc thuyết trình quá nhiều khiến cho tiết học trở nên nặng nề, nhàm chán. Có những học sinh khi được kiểm tra, giáo viên chỉ yêu cầu kể tên các nhân vật trong truyện, các sự việc, chi tiết cũng không thể nhớ. Học sinh không có khả năng liên hệ các tác phẩm văn học với đời sống, với bản thân, không rung cảm trước những số phận, cuộc đời trong tác phẩm.
Tóm lại, qua thực trạng dạy học truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 nhìn từ quan điểm của Lý thuyết kiến tạo, chúng tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều chuyển biến song vẫn chưa thoát khỏi khuôn mẫu của giáo viên về cách hiểu, cách cảm, cách nghĩ. Chưa có nhiều hình thức tổ chức dạy học, chưa có nhiều hoạt động học tập phong phú, chưa có nhiều nội dung mang tính phức hợp từ văn bản đọc hiểu phù hợp với hứng thú người học. Bởi vậy nghiên cứu áp dụng Lý thuyết kiến tạo vào dạy học truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trong chương trình Ngữ văn 11 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và bắt kịp với xu thế dạy học của thế giới là việc làm có tính thời sự, cấp thiết, phù hợp với tinh thần đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện của NQ 29TW khóa XI và NQ 88 của Quốc hội khóa XIII.
2.3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức trên cơ sở đọc truyện và tái hiện cốt truyện
Theo quan điếm dạy học kiến tạo, tri thức là do chính học sinh kiến tạo chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ người khác. Để có thể học tập tốt, kiến tạo được tri thức cần thiết khi đọc hiểu truyện ngắn, mỗi học sinh cần phải chủ động tiếp cận văn bản truyện trước khi đến lớp. Nghĩa là mỗi học sinh phải đọc truyện, tái hiện cốt truyện, tóm tắt truyệnđể nắm được những vấn đề cơ bản nhất của truyện. Học sinh đọc truyện càng kĩ, nắm bắt nội dung câu chuyện tốt thì khả năng kiến tạo sẽ càng tốt, càng sâu. Ngược lại, nếu học sinh không đọc thì các em sẽ không có gì để kiến tạo. Trên lớp, giáo viên tổ chức kiểm tra việc đọc truyện của học sinh theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, trước khi học bài mới giáo viên sẽ tiến hành kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng), khi dạy học bài mới giáo viên có thể kiểm tra bằng biểu đồ KWL. Với hình thức này, giáo viên có thể kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh bằng cách đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức các em đã nắm được từ việc đọc và soạn trước ở nhà. Khi dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, giáo viên có thể kiểm tra việc đọc truyện của học sinh ở nhà bằng cách yêu cầu học sinh kể tên các nhân vật, điểm qua những sự việc, chi tiết trong truyện. Nếu học sinh đã đọc chắc chắn các em sẽ thực hiện được yêu cầu của giáo viên.
Một trong những yêu cầu cơ bản đối với học sinh sau khi đọc văn bản truyện là phải tóm tắt được văn bản đó một cách ngắn gọn, đầy đủ. Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là cách tóm tắt phổ biến và dễ thực hiện nhất. Đọc trước văn bản và tóm tắt được văn bản học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận, kiến tạo nội dung của truyện. Khi dạy học đọc-hiểu truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, giáo viên định hướng để học sinh tự tóm tắt văn bản như sau:
- Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi trong một lò gạch cũ bỏ hoang.
- Chí Phèo được một anh đi thả ống lươn mang về cho người dân làng Vũ Đại nuôi.
- Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Lúc này, Chí là một thanh niên hiền lành, khỏe mạnh, chịu thương chịu khó.
- Chí cứ bị bà Ba nhà Bá Kiến bắt bóp chân, lại bóp lên trên.
- Chí bị Bá Kiến ghen và tìm cách đẩy vào tù
- Sau khi ra tù, Chí Phèo đã hoàn toàn thay đổi: ngoại hình, tính cách Hắn giống hệt một con quỷ dữ.
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến chửi bới, rạch mặt ăn vạ.
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để xin đi ở tù và bị Bá Kiến biến thành tay sai.
- Chí Phèo gặp Thị Nở và đã thức tỉnh, khát khao làm người lương thiện.
- Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đã giết Bá Kiến và tự sát.
- Sau khi Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và trong đầu thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ hoang.
Như vậy, với dạy học kiến tạo, việc đọc truyện, tóm tắt truyện hay tái hiện cố truyện của học sinh vô cùng quan trọng, giúp học sinh tiếp cận và kiến tạo nội dung của văn bản nhanh chóng và dễ dàng hơn, rút ngắn quá trình chinh phục tri thức. Trong thực tế giảng dạy, nhiều học sinh đã không đọc truyện, không thể tóm tắt (tái hiện được cốt truyện) khiến cho quá trình dạy học gặp nhiều khó khăn. Mỗi giáo viên cần phải hình thành cho học sinh thói quen đọc truyện, không chỉ đọc truyện trong sách giáo khoa mà còn đọc cả những truyện có liên quan (cùng tác giả, cùng đề tài) để có thể liên hệ so sánh trong quá trình kiến tạo.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức thông qua hoạt động phân tích ý nghĩa của truyện theo hệ thống nhân vật
Nhân vật trong tác phẩm văn học “là con người hay những sự vật mang cốt cách của con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ” [9;tr26]. Nhân vật được coi là linh hồn, là xương sống của tác phẩm tự sự nói chung và của truyện ngắn nói riêng, là yếu tố dẫn dắt, chi phối cốt truyện, nơi chuyên chở nội dung phản ánh, nơi bộc lộ quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. Mỗi nhân vật có những đặc điểm riêng về ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ, thế giới nội tâmvà giữa các nhân vật có mối quan hệ qua lại với nhau. 
Trong thực tế, tên tuổi của những nhà văn nổi tiếng trong văn học Việt Nam hiện đại đều gắn với tên một nhân vật chính bởi nhân vật thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn, đồng thời người đọc còn nhận ra bóng dáng của nhà văn thấp thoáng qua nhân vật. Nhân vật Chí Phèo, thị Nở, Bá Kiến đã đi cùng tên tuổi của nhà văn Nam Cao, nhắc đến Nam Cao người ta sẽ nhớ ngay đến những nhân vật này và ngược lại.
Nhân vật trong truyện ngắn không chỉ phản ánh đời sống hiện thực mà còn thể hiện nhân sinh quan của tác giả về cuộc đời, về con người. Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo, tác phẩm toát lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là hiện thực người nông dân bị lưu manh hóa, giai cấp thống trị tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, cướp đi quyền sống, quyền làm người của họ. Mặc dù bị vùi dập nhưng từ sâu thẳm tâm hồn họ vẫn sáng lên vẻ đẹp của bản chất lương thiện, của khát khao được làm người. Qua đó, nhà văn bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc, phát hiện, trân trọng vẻ đẹp bên trong - bản chất lương thiện của họ. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để học sinh có thể đọc ra được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm được gửi gắm thông qua hình tượng nhân vật mà phải có sự định hướng, dẫn dắt của giáo viên. Để học sinh có thể kiến tạo tri thức của tác phẩm từ phương diện nhân vật, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh lần lượt khám phá từng khía cạnh, biểu hiện của nhân vật như: ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tính cách. Khi dạy học truyện ngắn Chí Phèo của nhà Văn Nam Cao, GV có thể định hướng để học sinh kiến tạo tri thức về nhân vật Chí Phèo theo trình tự như sau:
- Sự xuất hiện độc đáo của Chí ở đầu tác phẩm.
- Hoàn cảnh xuất thân đặc biệt của Chí.
- Con người Chí trước khi bị đẩy vào tù.
- Sự thay đổi của Chí sau khi ra tù.
- Sự thay đổi của Chí sau khi gặp thị Nở.
- Hành động giết Bá Kiến và tự sát của Chí.
- Ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao qua hình tượng Chí Phèo.
Từ những định hướng trên mà giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi sao cho hợp lí để học sinh kiến tạo tri thức vừa lô gíc, vừa sáng tạo.Ví dụ giáo viên có thể định hướng để học sinh kiến tạo bằng những câu hỏi như sau:
- Nam Cao chọn cách mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi là có dụng ý gì? Cách mở đầu này đã đem lại hiệu quả gì?
- Hoàn cảnh xuất thân của Chí Phèo (bị bỏ rơi, không người người thân thích) đã dự báo điều gì về cuộc sống và tương lai của Chí?
- Khi bị bà Ba nhà Bá Kiến bắt bóp chân, Chí không muốn nhưng vẫn không phản kháng là vì lí do gì?
- Nhà văn Nam Cao muốn phản ánh điều gì và bộc lộ thái độ như thế nào khi khi tái hiện hình ảnh Chí Phèo sau khi ra tù?
- Tại sao Chí Phèo nói là đến để giết con khọm già nhưng cuối cùng lại giết Bá Kiến?
Khi đã quan sát, dõi theo diễn biến của truyện, phân tích nhân vật trong truyện, học sinh sẽ kiến tạo nên những kiến thức cần thiết. Như vậy, kiến tạo tri thức từ vai người quan sát, phân tích ý nghĩa của truyện từ hệ thống nhân vật là không thể thiếu khi đọc - hiểu văn truyện ngắn Chí Phèo. Đây thực chất là một khía cạnh của đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Cả giáo viên và học sinh đều phải nhận thức rõ điều này để xác định được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức trên cơ sở nhận biết, phân tích ý nghĩa của tình huống trong truyện
Đối với truyện ngắn, tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất. “Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống” (Chu Văn Sơn). Có 3 dạng tình huống truyện: tình huống hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức. Khi đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, giáo viên phải định hướng cho HS tìm hiểu tình huống truyện của truyện ngắn này đó là cuộc gặp gỡ “định mệnh” giữa Chí Phèo và thị Nở bằng những câu hỏi như sau:
- Chí Phèo và thị Nở gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
- Kết quả của cuộc gặp gỡ đó là gì?
- Nhà văn Nam Cao xây dựng tình huống này nhằm mục đích gì?
Bằng sự định hướng, dẫn dắt của giáo viên, những câu hỏi đó có thể sẽ được học sinh lí giả như sau:
- Chí Phèo và thị Nở gặp nhau vào một đêm trăng sau khi Chí đã uống say còn thị Nở đi gánh nước ngủ quên bên gốc chuối.
- Kết quả là Chí Phèo đã thức tỉnh, đã trở lại là anh canh điền hiền lành ngày xưa và khát khao được trở về cuộc sống của con người.
- Xây dựng tình huống này nhà văn Nam Cao muốn khẳng định: tình người có sức mạnh lớn lao, đã cảm hóa được con người; bản chất lương thiện của con người không bao giờ mất đi dù có bị vùi dập đến nhường nào, chính sự vô tâm tàn nhẫn của con người đã đẩy người khác vào cùng đường; không phải lúc nào hình thức và nội dung cũng có sự tương đồng
Như vậy, kiến tạo tri thức từ tình huống truyện là việc làm không thể thiếu đối với cả giáo viên và học sinh. Khi xác định và giải mã được tình huống truyện nghĩa là học sinh đã khám phá được phần lớn tác phẩm, những vấn đề sau đó đều có liên quan mật thiết, thậm chí là đều xuất phát từ tình huống truyện. Ví dụ như sự thức tỉnh của Chí Phèo (Chí Phèo - Nam Cao).
2.3.4. Hướng dẫn học sinh kiến tạo tri thức bằng cách nhập vai, hóa thân vào nhân vật trong truyện
Khi kiến tạo với tư cách là người quan sát, chứng kiến, mỗi học sinh sẽ có những nhìn nhận, đánh giá khách quan về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, giúp các em nắm vững kiến thức cần thiết và phần nào đó bộc lộ năng lực của bản thân. Song như vậy vẫn là chưa đủ đối với việc đọc hiểu truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Chí Phèo nói riêng. Phải khi các em thực sự nhập vai, nghĩa là tự hóa thân vào nhân vật, trải qua những tình huống của nhân vật thì lúc đó các em mới có thể hiểu sâu sắc hơn về nhân vật, về tác phẩm và bộc lộ tư tưởng, tình cảm cũng như quan điểm, cách nhìn nhận của mình. Có những học sinh, nếu coi đó là chuyện của người khác thì các em không quan tâm nhưng khi nói đó là chuyện của mình các em sẽ có những phản ứng mạnh mẽ. Vì vậy khi dạy học truyện ngắn Chí Phèo theo quan điểm của Lý thuyết kiến tạo, mỗi giáo viên cần dẫn dắt học sinh nhập vai, hóa thân vào nhân vật để các em tự xử lí theo cách của mình.
Học sinh có thể nhập vai, hóa thân vào nhân vật trong truyện bằng những cách sau đây: đọc phân vai, diễn kịch, đóng vai nhân vật để trả lời phỏng vấn, Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh diễn một số trích đoạn trong truyện ngắn Chí Phèo như đoạn Chí Phèo bị ép bóp chân cho Bà Ba nhà Bá Kiến, Chí Phèo

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_doc_hieu_truyen_ngan_chi_pheo_nam_cao_trong_chu.docx
  • docxBia SKKN.docx
  • docxPHỤ LỤC SKKN.docx