SKKN Dạy - Học bài “mộ” (chiều tối - Hồ Chí Minh) theo định hướng phát triển năng lực người học và tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

SKKN Dạy - Học bài “mộ” (chiều tối - Hồ Chí Minh) theo định hướng phát triển năng lực người học và tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ cấp bách của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của chúng ta - những cán bộ, giáo viên trong mỗi trường học. Đối với phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho người học là việc cần làm ngay, không thể làm ngơ, không được chậm trễ. Đổi mới không chỉ là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của nhà giáo. Bên cạch đó, khi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng định hướng phát triển năng lực người học đảm bảo cho tất cả các em học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học; tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ; nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường; góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.

doc 20 trang thuychi01 9973
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy - Học bài “mộ” (chiều tối - Hồ Chí Minh) theo định hướng phát triển năng lực người học và tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT NGA SƠN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY - HỌC BÀI “MỘ” (CHIỀU TỐI - HỒ CHÍ MINH) THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VÀ TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
 Họ và tên: Mai Thị Thúy
 Chức vụ : Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn
 THANH HÓA NĂM 2018
 SỞSỞ 
 MỤC LỤC
1. Mở đầu ..3
 1.1. Lý do chọn đề tài.........3
 1.2. Mục đích nghiên cứu ....5
 1.3. Đối tượng nghiên cứu ...5
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.....5
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm... 6
 2.1. Cơ sở lí luận....6
 2.2. Thực trạng vấn đề....8
 2.3. Các giải pháp thực hiện...9
 2.3.1. Xác định mục tiêu cần đạt.9
 2.3.2. Chuẩn bị bài học........9
 2.3.3. Nội dung bài học.....10
 2.3.4. Bài viết của học sinh trường THPT Nga Sơn..........15
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm.. 16
3. Kết luận, kiến nghị........17
 3.1. Kết luận........17
 3.2. Kiến nghị..........18
Tài liệu tham khảo
Một số cụm từ viết tắt trong sáng kiến
1. Mở đầu 
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ cấp bách của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của chúng ta - những cán bộ, giáo viên trong mỗi trường học. Đối với phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho người học là việc cần làm ngay, không thể làm ngơ, không được chậm trễ. Đổi mới không chỉ là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của nhà giáo. Bên cạch đó, khi đổi mới phương pháp dạy học theo hướng định hướng phát triển năng lực người học đảm bảo cho tất cả các em học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về học; tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ; nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường; góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
 Song song với việc đổi mới phuương pháp dạy học, người viết muốn lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho các em học sinh trong tiết học này. Bởi, Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới, suốt cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã làm “rạng rỡ non sông ta đất nước ta”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã hình thành từ hàng nghìn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Người đã đi xa nhưng để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng to lớn, một nhân cách đạo đức cao cả. Từ lâu Đảng và nhân dân ta đã xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam. Bởi vì, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, trong những năm qua, Trung ương Đảng đã triển khai, tổ chức và thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong mọi nghành, mọi giới, tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng về ý thức tu dưỡng rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.
 Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như xu thế toàn cầu hoá và đặc biệt do không nghiêm túc trong rèn luyện phấn đấu, một bộ phận thanh thiếu niên nói chung đang có những biểu hiện tiêu cực như chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, phai nhạt lý tưởng, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh, sa vào các tệ nạn xã hội thậm chí là vi phạm pháp luậtĐó là một vấn đề luôn đựơc xã hội quan tâm. Vì vậy, Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo có một vị trí rất quan trọng, giáo dục phải lấy giáo dục con người làm gốc.
 Tại trường THPT Nga Sơn, sau những năm triển khai, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường, đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp đi học, đến truờng. Tuy nhiên để việc giáo dục đạo đức học sinh được duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, nhà trường cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Ngoài việc phối kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thì trong công tác giảng dạy nói chung, bộ môn ngữ văn nói riêng cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, thông qua bộ môn này, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng các em đến cái Chân, Thiện, Mĩ, 
 Từ những vấn đề trên , cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần dạy học theo phương pháp đổi mới đã được tiếp thu, bồi dưỡng qua các đợt tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cộng với kinh nghiệm vốn có của mình, năm học này tôi chọn đề tài “ Dạy – học bài “Mộ” (Chiều tối - Hồ Chí Minh) theo định hướng phát triển năng lực người học và tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu 
 - Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học.
 - Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kĩ năng sư phạm và phát huy năng lực sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học thông qua dự giờ trao đổi, thảo luận, chia sẻ khi dự giờ.
 - Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
 - Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
 - Nâng cao cho học sinh ý thức và ý chí học tập,rèn luyện vì bản thân, gia đình và xã hội, chú trọng tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trường và pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Bài thơ “Mộ” (Hồ Chí Minh), sách giáo khoa ngữ văn 11, tập 1 (NXB giáo dục) 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Với đề tài này, tôi đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp của các phương pháp: 
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - Phương pháp tâm lí.
 - Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề.
 - Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành , thực tiễn.
 - Tăng cường học tập nhóm.
 - Giáo viên – học sinh: cộng tác
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lý luận
 Những năm qua, nhà giáo chúng ta đã được trang bị khá nhiều lí thuyết về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục qua các văn bản chỉ đạo, các đợt tập huấn từ Bộ, Sở, Trường. Đó là những cơ sở lí luận vững chắc, làm nền tảng cho việc thực hành đổi mới cho giáo viên. Có thể kể ra như các tài liệu, các lớp tập huấn về phương pháp. kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh,
 Năng lực là một thuộc tinh tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm.
 Trong quá trình dạy học, năng lực được hiểu :
 - Năng lực là sự kết hợp tri thức, kĩ năng và thái độ.
 - Mục tiêu bài học được cụ thể hóa thông qua các năng lực được hình thành.
 - Nội dung kết hợp với hoạt động cơ bản nhằm hình thành nên năng lực trong mỗi môn học.
 Năng lực người học cần đạt là cơ sở để xác định mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương pháp, dạy học mà người dạy cần phải căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục.
 Như vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là mô hình dạy học nhằm phát huy tối đa năng lực của người học, trong đó, người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. Quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học trên nguyên lý: Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
 Đặc biệt, khi tham gia dạy theo định hướng phát triển năng lực người học, chúng ta sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú cho người học.
 Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã hình thành nên những chuẩn mực đạo đức, các giá trị đạo đức tốt đẹp. Ông cha ta luôn coi trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp. Đó là tình yêu quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết, thuỷ chung, dũng cảm, kiên cường, hiếu học, cần cù, sáng tạo,Trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng xã hội mới, Đảng ta và Bác Hồ kính yêu luôn chăm lo, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, vì đạo đức cách mạng đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền tảng tư tưởng xã hội, là động lực, sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân ta vượt qua mọi thách thức, dành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội mới.
 Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, đất nước đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN, từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN”. Vì vậy trong các nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có năng lực có trí thức, được giáo dục theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó giáo dục đạo đức luôn được coi trọng.
 Trong những năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã và đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên khắp cả nước, các nhà trường đã và đang phát động tổ chức thực hiện cuộc vận động này. Để góp phần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vân động, tại trường THPT Nga Sơn thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết. Nhà truờng chính là một môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ và tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ chí Minh cần được tích hợp trong các môn học đặc biệt là môn ngữ văn, điều đó sẽ đem đến cho học sinh một niềm tin, nhận thức đúng đắn, tránh những tư tưởng sai lệch do những thông tin ngoài luồng, do tác động của xã hội. 
 2.2. Thực trạng vấn đề
 Trong thời gian qua, trường THPT Nga Sơn cũng đã tiến hành ứng dụng việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ở tất cả các phân môn. Khi tham gia dạy theo định hướng phát triển năng lực người học, ta có thể nhìn thấy được những lợi ích thiết thực như : phát huy được tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người học và người dạy nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú cho người học. Tuy nhiên, trên thực tế ở trường chỉ mới thực hiện ở các tiết thao giảng và thi giáo viên giỏi trường, vì còn gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng : như chương trình sách giáo khoa chưa phù hợp, nhiều giáo viên chưa được tiếp thu trực tiếp từ các chuyên viên của Sở GD những lí luận cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học, lớp học hẹp khó bố trí chỗ ngồi, giáo viên chuẩn bị bài mất nhiều thời gian, số lượng học sinh trong lớp đông, chất lượng học sinh không đồng đều, ý thức học tập của một số học sinh chưa tốt,.Nhưng không ví thế mà chúng ta không mạnh dạn đổi mới tiết dạy của mình đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
 Là giáo viên dạy học môn ngữ văn, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Bởi vì cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã gắn liền với chiều dài của lịch sử dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay. 
 Vì vậy, để giáo dục thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng của Bác trong dạy học môn ngữ văn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh là rất cần thiết. Trong thực tế trường THPT Nga Sơn không chỉ lồng ghép giáo dục đạo đức của Bác trong các môn học mà còn tổ chức các buổi ngoại khóa tìm hiểu về Bác và hoạt động ngoài giờ lên lớp (1 buổi/tháng) rất hiệu quả, gây hứng thú cho các em học sinh.
 2.3. Các giải pháp thực hiện
 Trong chương trình giáo dục nhà trường, bài thơ “Chiều tối”(Mộ) của Hồ Chí Minh được dạy trong một tiết học và tăng thêm một tiết tự chọn .Vì vậy, tiết tự chọn người viết dành để tìm hiểu về Bác. (tiểu sử và sự nghiệp) 
 2.3.1. Xác định mục tiêu cần đạt 
 (GV cần xác định mục tiêu cần đạt: về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ, các năng lực cần có cho học sinh) 
 2.3.2. Chuẩn bị bài học
 Giáo viên 
 - Máy chiếu, thu thập tài liệu
 - Phiếu học tập cho học sinh theo mẫu.
 - Giáo viên hưỡng dẫn học sinh: Chia nhóm, phân công nhiện vụ cho từng nhóm, giới thiệu một số tài liệu liên quan để các em tìm hiểu, dăn dò các em xem trước bài ở nhà: Tìm hiểu về Bác và bài thơ Mộ, viết một đoạn văn ngắn cảm nhận chung về Bác và bài thơ Mộ.
 Học sinh:
 - Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên
 - Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Bác
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập .
 2.3.3. Nội dung bài học.
 Tiết tự chọn : Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
 - Các em đã có sự chuẩn bị ở nhà nên giáo viên gọi học sinh trình bày theo sự chuẩn bị của các em, giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh (Tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh)
 I. Tiểu sử của Hồ Chí Minh
 - Câu hỏi: Trình bày tiểu sử của Hồ Chí Minh? (Nhóm 1 trình bày)
 - HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, các tổ khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
 II. Sự nghiệp văn học
 - Câu hỏi: Trình bày sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? (yêu cầu nhóm 4 trình bày)
 - HS trình bày theo nhóm đã chuẩn bị, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 - Sau đó giáo viên cho học sinh xem thêm bộ phim tài liệu tóm tắt về tiểu sử của Bác và trình chiếu tranh ảnh, các sáng tác và những lời bình hay về sự nghiệp văn học của Người. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi:
 - Câu hỏi: Sau khi các anh /chị đã tìm hiểu và được xem thêm những tư liệu về Bác, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân từ Bác Hồ kính yêu của chúng ta? (HS làm việc cá nhân).
 - HS sẽ có những câu trả lời khác nhau theo cách cảm nhận riêng của mỗi em.
 - GV nhận xét và có những lời khen đối với từng câu trả lời của các em
 Tiết dạy: Bài “Mộ” (Hồ Chí Minh)
 Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
 - GV chia học sinh thành 4 nhóm để hoạt động(trong thời gian 5 phút) nhóm nào kể nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh nhất nhóm đó sẽ thắng (học sinh làm việc theo nhóm)
 - Câu hỏi: Kể tên những tác phầm văn học của Hồ Chí Minh mà anh/chị biết hoặc đã được học ở lớp dưới?
 - Các nhóm trình bày, giáo viên bổ sung và nhận xét 
 - GV chốt và giới thiệu bài học.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (33 phút)
 I. Tìm hiểu chung .
 - GV sẽ tạo tâm thế bước đầu thâm nhập vào tác phẩm bằng cách yêu cầu nhóm được phân công giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ. Sau đó cho cả lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung .
 - GV gọi nhóm đã được phân công tìm hiểu về thể loại và bố cục của bài thơ ” Mộ” trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
 - GV tổng hợp bổ sung và chốt kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, thể loại và bố cục của bài thơ .
 - GV: Từ hoàn cảnh ra đời bài thơ, giáo viên định hướng giáo dục tích hợp: Bác vĩ đại là thế nhưng tâm hồn Bác lại giản dị và nhân hậu biết bao. Bác yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, luôn lạc qua hướng về sự sống ánh sáng. Điều này làm nên sự giản dị mà cao cả ở Người.
 - GV liên hệ cho HS: Không phải ai trong hoàn cảnh khó khăn cũng có thể vượt qua nếu thiếu đi niềm tin và ý chí.
 - GV cho HS xem một số thông tin, tranh ảnh về tập thơ ” Nhật kí trong tù” và sơ đồ chuyển lao của Hồ Chí Minh trong 13 tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
 II. Đọc - Hiểu văn bản
 Để tạo hứng thú cho phần đọc hiểu văn bản giáo viên có thể cho học sinh nghe giọng ngâm của một nghệ sĩ về bài thơ “Mộ”, có thể chọn một em HS có giọng đọc tốt đọc bài thơ.
 - GV cho học sinh so sánh bản dịch thơ với nguyên tác.
 1. Bức tranh thiên nhiên 
 - GV đặt câu hỏi:
 - Câu hỏi: Bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua những chi tiết, hình ảnh nào? Cảm nhận của anh/chị về những chi tiết, hình ảnh đó? (HS làm việc nhóm ).
 - Các nhóm trình bày, nhận xét và bổ sung. Sau đó GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
 + Bức tranh thiên nhiên:	 Hình ảnh “cánh chim”
	 Hình ảnh “chòm mây”
 - Phần tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: Từ việc phân tích cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ, anh/chị rút ra điều gì cho bản thân?
 - GV: Giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, biết sống chan hòa với thiên nhiên
 2. Bức tranh cuộc sống con người
 - GV nêu câu hỏi:
 - Câu hỏi: Bức tranh đời sống được tác giả khắc họa qua hình ảnh nào /Hình ảnh ấy gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
 + Bức tranh cuộc sống con người: Hình ảnh “thiếu nữ xay ngô”
 Hình ảnh”lò than rực hồng”
 - Hướng tích hợp: Thông qua bức tranh cuộc sống con người, anh /chị học tập được gì từ Bác?
 - GV: Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người là hình ảnh người chiến sĩ cộng sản - Hồ Chí Minh. Hình ảnh ấy hiện lên như thế nào? (học sinh làm việc cá nhân)
 - HS trả lời,nhận xét, bổ sung (có thể nhiều ý kiến, nhận định khác nhau )
 - GVchốt: Hình ảnh người chiến sĩ công sản - Hồ Chí Minh: Một tâm hồn nghệ sĩ dạt dào tình yêu thiên nhiên, con người; một ý chí sắt đá vượt lên mọi hoàn cảnh; một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Bức chân dung ấy là sự hòa hợp giữa chất thép và chất tình, thi sĩ và chiến sĩ .
 - Phần tích hợp: Anh /chị học tập được gì từ con người, tinh thần Hồ Chí Minh?
 - HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
 3. Đặc sắc nghệ thuật
 - GV nêu câu hỏi: Anh/chị hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Mộ”?
 - HS trả lời, nhận xét, bổ sung và GV chốt kiến thức trọng tâm về nghệ thuật
 III. Tổng Kết.
 - GV sẽ đưa câu hỏi gợi mở mang tính tổng kết đồng thời lồng câu hỏi tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
 - Câu hỏi: Đặt trong hoàn cảnh trên đường chuyển lao ”xiềng xích thay dây trói” anh/chị có nhận xét gì về sự vận động của hình tượng thơ và qua đó hãy nêu cảm nhận về tâm hồn nhân cách nhà thơ.
 - HS thảo luận, ghi vào phiếu học tập trình bày trước lớp (HS làm việc theo nhóm).
 - GV chốt kiến thức:
 + Sự vận động của hình tượng thơ: Từ ánh chiều âm u đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_bai_mo_chieu_toi_ho_chi_minh_theo_dinh_huong_ph.doc