SKKN Dạy học bài “Chiều tối” theo đặc trưng thi pháp

SKKN Dạy học bài “Chiều tối” theo đặc trưng thi pháp

Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục nước ta hiện nay khi giáo dục đã được khẳng định là “quốc sách hàng đầu”trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo yêu cầu đổi mới, giáo viên trong nhà trường các cấp không chỉ cung cấp tri thức mà còn phải dạy học sinh biết cách học, cách suy nghĩ để nâng cao trình độ tư duy, phát triển trí thông minh, tính chủ động sáng tạo và gây được hứng thú học tập cho các em. Đó đang là một vấn đề trăn trở của nhiều người nghiên cứu, giảng dạy văn học. Thực tế, việc dạy văn trong trường phổ thông hiện nay tuy đã có những đổi mới tích cực nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, phức tạp. Chất lượng học văn của các em chưa được như ý muốn. Do vậy, đổi mới thực sự việc dạy văn, tìm ra cách dạy văn có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của thời đại là một việc làm có tính thời sự cấp thiết đòi hỏi sự suy nghĩ và đóng góp công sức của nhiều người. Vì vậy, trong điều kiện thời gian hạn chế, tôi đã chọn đề tài “Dạy học bài “Chiều tối” theo đặc trưng thi pháp” . Hy vọng đề tài này sẽ đóng góp được một hướng đi, một cách làm vào nhiệm vụ đổi mới đó.

doc 11 trang thuychi01 8200
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dạy học bài “Chiều tối” theo đặc trưng thi pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục nước ta hiện nay khi giáo dục đã được khẳng định là “quốc sách hàng đầu”trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo yêu cầu đổi mới, giáo viên trong nhà trường các cấp không chỉ cung cấp tri thức mà còn phải dạy học sinh biết cách học, cách suy nghĩ để nâng cao trình độ tư duy, phát triển trí thông minh, tính chủ động sáng tạo và gây được hứng thú học tập cho các em. Đó đang là một vấn đề trăn trở của nhiều người nghiên cứu, giảng dạy văn học. Thực tế, việc dạy văn trong trường phổ thông hiện nay tuy đã có những đổi mới tích cực nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, phức tạp. Chất lượng học văn của các em chưa được như ý muốn. Do vậy, đổi mới thực sự việc dạy văn, tìm ra cách dạy văn có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của thời đại là một việc làm có tính thời sự cấp thiết đòi hỏi sự suy nghĩ và đóng góp công sức của nhiều người. Vì vậy, trong điều kiện thời gian hạn chế, tôi đã chọn đề tài “Dạy học bài “Chiều tối” theo đặc trưng thi pháp” . Hy vọng đề tài này sẽ đóng góp được một hướng đi, một cách làm vào nhiệm vụ đổi mới đó.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra một hướng đi mới, tăng hiệu quả và chất lượng dạy bài “Chiều tối”. Xây dựng được những mẫu thiết kế bài cho bài “Chiều tối” theo đặc trưng thi pháp. Thiết kế này sẽ tạo tiền đề để thiết kế những bài đọc hiểu khác theo đặc trưng thi pháp. Đồng thời củng cố, khắc sâu kiến thức về thi pháp văn thơ cổ điển và hiện đại.
3. Đối tượng nghiên cứu
Dạy đọc hiểu bài thơ Chiều tối theo đặc trưng thi pháp.
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: 
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận 
Thi pháp học là một trong những bộ môn khoa học có bề dày lịch sử lâu đời nhất trong lịch sử văn học của nhân loại.Thuật ngữ thi pháp nhằm chỉ phương pháp sáng tác thơ ca. Thuật ngữ thi pháp này được dung cho cả văn học, trong đó có cả thơ và văn xuôi.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử định nghĩa: “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sang tác văn học”. Nhà kí hiệu học Đỗ Đức Hiểu cho rằng thi pháp có nhiệm vụ tìm hiểu các lớp nghĩa tiềm ẩn trong tác phẩm: “Thi pháp học là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn chương từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn của tác giả”(Thi pháp hiện đại). Như vậy, khai thác một tác phẩm văn học dựa trên hệ thống thi pháp là một hướng đi hợp lí, xu thế mới hiện nay. Vì thế, với đề tài: “Dạy học bài “Chiều tối” theo đặc trưng thi pháp”,là một thiết kế theo xu hướng nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp dạy học.
Thi pháp tức là hệ thống các phương thức, phương tiện thủ pháp thể hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt văn hóa nghệ thuật của tác giả và thời kì văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm.
Với môn ngữ văn trong trường THPT, việc đổi mới phương pháp dạy học vô cùng quan trọng. Đổi mới PPDH môn ngữ văn ở trường THPT là kết quả của một quá trình nghiên cứu, thực hiện kiên trì và được nghiệm thu. Khâu đột phá về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là bồi dưỡng năng lực thực hành nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên phải nhận thức việc đổi mới  phương pháp dạy học bộ môn thường xuyên là lẽ sống, là trách nhiệm, lương tâm, danh dự của người thầy. Người thầy phải không ngừng nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo xu thế quốc tế, đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biết thường xuyên vận dụng kết quả tự nghiên cứu của mình vào quá trình dạy học bộ môn.
	2. Thực trạng vấn đề 
Trên thực tế, có một thực trạng: Rất nhiều giáo viên khi dạy bài Chiều tối chỉ biết đi theo một lối chung như dạy bất kì một tác phẩm thơ nào khác. Kết quả là: chất “Đường thi” trong một bài thơ hiện đại bị mất rất nhiều, học sinh học không thấy được điểm khác biệt về thơ Đường luật trong thơ Bác cũng như việc kết hợp cả yếu tố hiện đại trong bài thơ.
Cho đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về tập Nhật kí trong tù, tuy nhiên việc nghiên cứu riêng lẻ bài thơ và cách dạy bài thơ này thì còn rất hạn chế. Bởi vậy với đề tài này, người viết muốn đưa một kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bài thơ Chiều tối tạo giờ học vừa hứng thú vừa sâu sắc và đạt kết quả cao.
Có hiện trạng trên là do nhiều nguyên nhân:
Đây là bài thơ tương đối khó cảm nhận.
Một số giáo viên dạy tác phẩm này cũng theo trình tự của một tác phẩm thơ thông thường nên sẽ không thấy rõ điểm độc đáo, mới mẻ vừa cổ điển, vừa hiện đại của bài thơ.
Giáo viên khi dạy không tạo được sự liên kết với học sinh.
Cung cấp quá nhiều kiến thức gây tâm lí “ngán” bài học.
Học sinh thiếu niềm say mê học văn nhất là văn học sáng tác bằng chữ Hán.
Thiếu kiến thức về văn hóa thời đại xuất hiện tác phẩm và bối cảnh của nó.
Cách hướng dẫn học sinh tiếp cận với tác phẩm còn khó hiểu và thiếu hấp dẫn, sâu sắc.
Từ các nguyên nhân đã nêu trên, chúng tôi nhận thấy có một nguyên nhân có thể tác động và làm thay đổi đó là: Cách hướng dẫn học sinh tiếp cận với tác phẩm còn khó hiểu và thiếu hấp dẫn, sâu sắc.
3. Giải pháp thực hiện
3. 1. Khai thác một số đặc trưng thi pháp khi dạy bài “Chiều tối”.
3. 1. 1. Khai thác bài thơ “Chiều tối” từ phương diện không gian nghệ thuật.
Trong tác phẩm nghệ thuật, con người xuất hiện với tư cách là hình tượng con người và không gian được tạo dựng cũng chỉ là hình tượng không gian. Vậy không gian nghệ thuật là hình tượng không gian trong tác phẩm. Đặc biệt, chúng ta khó có thể hiểu được hình tượng nếu tách tách nó ra khỏi không gian, nơi nó tồn tại. 
Trong bài Chiều tối, đó là không gian rừng núi vào buổi chiều muộn, vậy không gian đó thường xuất hiện hình ảnh nào ? Đặc biệt, tâm trạng con người như thế nào trong không gian đó. Điểm mới gì trong cách cảm nhận của Hồ Chí Minh ?
3. 1.2. Khai thác bài thơ “Chiều tối” từ góc độ biểu tượng.
Biểu tượng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Sáng tạo ra một thế giới mang tính biểu tượng, có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của hiện tượng, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về cuộc đời về con người.
Ví dụ: “chim nhạn” là biểu tượng của tin tức, của tình cảm hoài hương, “độc nhạn” là biểu tượng của nỗi niềm cô khổ ... Cắt nghĩa những biểu tượng giúp ta hiểu sâu hơn cấu tứ bài thơ.
Tính biểu tượng trong bài Chiều tối thể hiện ở hình ảnh “cánh chim” trong thơ ca cổ hình ảnh này thường gợi buổi chiều. Đồng thời người dạy cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu điểm mới ( tính hiện đại) qua hình ảnh này. Hình ảnh “bếp lửa rực hồng”.
3. 1.3. Khai thác bài thơ “Chiều tối” từ góc độ nhãn tự.
 “Nhãn tự” hay “thi nhãn”: Là chữ hay nhất, khéo nhất, quan trọng nhất trong câu thơ, bài thơ thể hiện tập trung cho quan niệm, tình cảm, vẻ đẹp của bài thơ. Thẩm thơ qua thi nhãn là một truyền thống tinh tế lâu đời của văn học Á Đông.
Chiều tối là bài thơ mà Hồ Chí Minh đã tạo được nhãn tự rất đắc địa cho toàn bài thơ người dạy hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của chữ “hồng”.
3. 1.4. Khai thác bài thơ “Chiều tối” theo mạch thơ.
Ở đây, khái niệm “mạch thơ” được hiểu đơn giản: Đó là sự vận hành liên tục của ý tứ bài thơ (dòng vận hành của cảm xúc bên trong và sự thay đổi của những hình ảnh thơ bên ngoài). Mạch thơ đứt - nối là kiểu mạch thơ có nhiều đột biến bất ngờ. Đơn giản hơn, đó là việc tác giả đột ngột không nói về vấn đề đang nói mà chuyển sang nói tới vấn đề khác. Những vấn đề đặt cạnh nhau, tưởng như không liên quan gì tới nhau, chệch khỏi nhau (đứt), nhưng thực chất lại rất thống nhất (nối) trong việc thể hiện ý tứ tư tưởng chung của cả bài.
Ở bài Chiều tối mạch thơ có sự vận hành liên tục từ rừng núi đến thôn xóm, từ lạnh lẽo, âm u đến ánh sáng ấm áp, đồng thời thấy được tâm hồn của Hồ Chí Minh qua sự vận hành của mạch thơ đó.
Bên cạnh việc khai thác bài thơ dựa vào thi pháp trung đại thì người dạy cũng vận dụng thi pháp hiện đại vào giảng dạy đó là: Nhân vật trữ tình trong thơ.
3.2.Thiết kế giáo án dạy bài “Chiều tối” theo đặc trưng thi pháp
Đọc văn:	TIẾT 87 CHIỀU TỐI. 
(Trích “Nhật kí trong tù” Hồ Chí Minh )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
1 Kiến thức : 
Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống ; nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh.
Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh : sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.
2. Kĩ năng : 
Đọc – hiểu tác phẩm trữ tình.
Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ
Giáo dục kĩ năng sống
+ Tự nhận thức xác định giá trị cho bản thân về tấm lòng yêu thương chia sẻ giữa con người với con người trong cuộc sống.
+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên và con người.
+ Tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về hình ảnh thơ vừa mang tính cổ điển vừa mang tính hiện đại.
Thái độ : Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, rèn luyện nghị lực sống vượt lên mọi hoàn cảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Giáo viên: Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo
Học sinh: Sgk. vở soạn, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Từ ấy” và cho biết niềm vui say náo nức của tác giả khi bắt gặp lí tưởng được thể hiện như thế nào.
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Nêu hoàn cảnh ra đời của tập “Nhật kí trong tù” và bài thơ “Chiều tối”.
HS: Theo dõi phần tiểu dẫn trả lời.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn 
bản
HĐ thứ nhât: So sánh bản dịch với nguyên tác.
- Câu 1: không dịch được từ “cô”, “mạn mạn” dịch chưa chính xác
- Câu : dịch thừa từ tối ( làm lộ ý thơ Đường).
- Câu 3,4: không thể hiện được biện pháp lặp vòng
- Câu 4: ngắt nhịp 4/3 phù hợp hơn nhịp 2/5.
HĐ thứ hai: Tìm hiểu hai câu thơ đầu
GV: Chia lớp thành hai nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu không gian, thời gian bài thơ.
Nhóm 2: Tìm hiểu xem, trong hai câu thơ đầu xuất hiện hình ảnh mang tính biểu tượng nào, ý nghĩa.
? Nhận xét về không gian, thời gian trong bài thơ. 
Đại diện nhóm 1 trả lời.
? Để khắc họa khung cảnh buổi chiều tác giả đã phác họa bằng bút pháp chấm phá qua hai nét vẽ mang tính biểu tượng, đó là những nét vẽ nào? 
HS nhóm 2 : Phát hiện, tìm ý và trả lời.
? Vậy ở đây cánh chim biểu tượng cho điều gì.
 HS trả lời.
GV: Liên hệ với hình ảnh cánh chim trong thơ cổ cánh chim mang ý nghĩa buổi chiều.
-“Chim bay về núi tối rồi” ( Ca dao)
- “Chim hôm thoi thót về rừng” 
 (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Thậm chí còn in dấu cả trong bài thơ hiện đại: “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”. ( Tràng giang – Huy Cận)
? Tuy nhiên hình ảnh này trong bài thơ có điểm khác biệt gì.
HS: Phát hiện từ “mỏi” và phân tích.
? Từ đó nhận thấy giữa hình ảnh thơ và nhân vật trữ tình có mối liên hệ gì.
? Điều gì đã làm cho tù nhân như Bác suốt chặng đường đày ải nhưng lại có cảm hứng làm thơ.
? Nhận xét về nét vẽ thứ hai trong bức tranh thiên nhiên.
GV so sánh với những hình ảnh đám mây xuất hiện trong thơ ca cổ.
-“Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” ( Hoàng Hạc Lâu)
-“Chúng điểu cao phi tận
 Cô vân độc khứ nhàn”. ( Lí Bạch).
? Do đâu mà Hồ Chí Minh có cách cảm nhận về thiên nhiên như vậy.
 HS suy nghĩ trả lời.
? Hãy nhận xét về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
 HS nhận xét theo các khía cạnh mà GV gợi dẫn.
HĐ thứ ba: Tìm hai câu thơ cuối.
? Nhận xét về không gian trong hai câu thơ cuối, so với hai câu thơ đầu có điểm gì khác biệt.
? Nhận xét về hình ảnh trong bài thơ.
HS phát hiện trả lời.
? Ở câu 3, 4 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và tác dụng.
HS phát hiện trả lời.
? Nhìn bài thơ một cách tổng thể, nhận thấy mạch thơ có sự vận động như thế nào. Điều đó có hợp quy luật hay không.
? Toàn bài thơ chỉ có 27 chữ, trong đó có một chữ được xem là sáng nhất, nặng nhất trong bài thơ. Đó là chữ nào tác dụng của chữ đó.
 HS phát hiện nhãn tự và trả lời.
Nhận xét về bức tranh chiều tối.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Nêu chủ đề và nghệ thuật bài thơ.
Học sinh trà lời
Giáo viên chốt lại nội dung
Tìm hiểu chung
1.Hoàn cảnh ra đời của tập: “Nhật kí trong tù”.
- Tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của thế giới, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
- Trong thời gian ở tù ( 8 – 1942 – 9 – 1943), Bác đã sáng tác 134 bài thơ và đặt tên là “Nhật kí trong tù”.
2. Văn bản
a. Xuất xứ: 
Bài thơ thứ 31 của tập “Nhật kí trong tù”.
b. Hoàn cảnh sáng tác: 
 Được gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, cuối thu 1942.
c. Bố cục
- Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên.
- Hai câu sau: Bức tranh đời sống.
d. Thể loại, đề tài
 - Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. ( viết bằng chữ Hán, thường sử dụng trong thơ cổ).
- Đề tài: Buổi chiều đến với người tha hương trên đường xa. ( dễ gợi buồn).
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hai câu đầu: 
a.Thời gian, không gian
+ Thời gian: “Chiều tối”: Thời khắc cuối cùng của một ngày.
→ Thời gian nghỉ ngơi, mọi vật tìm về tổ ấm.
Không gian: rừng núi, bao la, tĩnh lặng.
→ Dễ gợi cảm giác buồn, cô đơn.
b.Hình ảnh mang tính biểu tượng:
*“Cánh chim ”: bay về rừng, bay về núi thường mang ý nghĩa là biểu tượng cho buổi chiều tà. 
( So sánh với thơ cổ) 
Cánh chim vừa mang ý nghĩa không gian vừa mang ý nghĩa thời gian.
→ Ảnh hưởng của thơ ca cổ phương Đông, mang màu sắc cổ điển.
 Điểm khác biệt: Nhận thấy sự vận động bên trong của cánh chim, cánh chim “mỏi” ( hiện đại).
Sự gần gũi tương đồng giữa hình ảnh thơ và nhân vật trữ tình:
+ Cánh chim mỏi mệt sau một ngày dài bay đi kiếm ăn Bác cũng mệt mỏi sau chặng đường dài đày ải.
+ Bác cô đơn trên đất khách. Cánh chim cũng đơn lẻ bay về rừng ( Quyện điểu khác với quần điểu)
 Đó là sự cảm thông, tình yêu thương mênh mông Bác dành cho mọi sự sống trên đời.
*“Chòm mây” ( lẻ, lững lờ trôi trên tầng không): Sự cao rộng, trong trẻo, êm ả, không gian mênh mông vô tận.
-Một hình ảnh thường xuất hiện trong thơ ca cổ ( So sánh với thơ của Thôi Hiệu, Lí Bạch, Nguyễn Khuyến)
- Chòm mây như mang tâm trạng, cô đơn, lẻ loi, lặng lẽ nhưng vẫn không ngừng vận động “trôi lững lờ” như cánh “chim mỏi” nhưng vẫn về rừng tìm cây ngủ.
- Tâm hồn của Hồ Chí Minh: Mệt mỏi trên đường chuyển lao nhưng vẫn tự do phóng khoáng, tha thiết với thiên nhiên.
c.Nhận xét
- Điểm nhìn: Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn
- Thi liệu: Cổ, tả cảnh bằng nét chấm phá, ước lệ, hình ảnh đăng đối nhưng với cái nhìn hiện đại.
- Thiên nhiên: Chân thực, sinh động, bức tranh chiều tối đẹp nhưng buồn.
- Tâm trạng: con người mang khát vọng tự do ẩn kín trong đôi mắt dõi theo cánh chim, chòm mây giữa trời rộng một tinh thần ung dung tự tại, nghị lực sống và tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hồ Chí Minh.
Hai câu cuối
-Không gian
+ Có sự vận động, ( từ núi rừng đến thôn xóm).
+ Xóm núi với không khí lao động
 - Hình ảnh cụ thể, chân thực: 
 +Thiếu nữ xóm núi xay ngô: trẻ trung, khỏe mạnh, sống động trong cuộc sống lao động giản dị.
→ hơi ấm của sự sống, niềm vui hạnh phúc trong lao động vất vả mà tự do.
Nghệ thuật điệp vòng: ma bao túc ở cuối câu 3, được điệp vòng ở đầu câu 4 đã tạo nên sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng, diễn tả vòng quay không dứt của động tác xay ngô.
→ Cô gái thật chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình.
Mạch thơ
 Có sự vận động
+ Thiên nhiên ( rừng, bầu trời) – đời sống ( xóm núi)
+ Chim muông, mây – con người lao động.
+ Rừng núi – làng xóm.
+ Âm u lạnh lẽo - ấm áp, tươi sáng.
 ð Bức tranh chiều tối ấm áp, đáng yêu hơn.
 - Nhãn tự
 + Chữ “hồng” ở câu thơ cuối.
 +Gợi sự ấm áp, xua tan bóng tối, mang đến niềm vui, sự sống mãnh liệt.
+ Niềm tin tưởng lạc quan của Hồ Chí Minh.
+ Làm sáng rực cả bài thơ.
→ Rất hiện đại. Dù ban đầu cảnh có âm u, lạnh lẽo, hiu quạnh nhưng cuối cùng vẫn là không khí ấm áp, tươi vui.
 Niềm lạc quan đối với cuộc sống, nghị lực của người tù ở xứ người.
*Nhận xét
- Bức tranh chiều tối vừa bao la, mênh mông (trời, mây, núi) vừa thân mật, ấm cúng (thiếu nữ, lò than hồng), là bức tranh của thiên nhiên, của cuộc sống sinh hoạt chân thực, phóng khoáng, hài hoà chất thơ, chất tình.
- Có sự chuyển đổi thời gian chiều tối (cánh chim, chòm mây, vòng quay cối xay, lò than đỏ rực) và tâm trạng cô đơn lạnh lẽo đến ấm áp.
- Bài thơ cổ điển về hình thức, hiện đại trong thể hiện và tâm trạng của nhân vật trữ tình.
III. Tổng kết
1.Chủ đề
 Bài thơ Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
2.Nghệ thuật
-Từ ngữ cô đọng, hàm súc
- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn.
3.Ý nghĩa văn bản
 Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống, kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung tự tại, lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
- Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển: lấy động tả tĩnh, sáng tả tối, ngoại cảnh biểu hiện nội tâm.
- Hiện đại: khắc hoạ chân dung người hướng về sự sống để vượt qua thử thách; có ý chí, bản lĩnh và tình yêu đối với con người, cảnh vật
4. Củng cố
Học sinh trình bày một phút về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và tâm trạng của con người trong bài Chiều tối.
- Đáp án: Học sinh trình bày được những ý cơn bản như
+ Thiên nhiên chiều muộn thể hiện chủ yếu qua những hình ảnh xuất hiện nhiều trong thơ ca cổ như: cánh chim, chòm mây. Nhưng hiện đại ở chỗ cảnh luôn có sự vận động.
+ Bức tranh đời sống giản dị, cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy sức sống và ấm áp qua hình ảnh cô gái xóm núi và bếp lửa rực hồng.
+ Tâm trạng nhân vật trữ tình: Yêu thiên nhiên tha thiết, ung dung, tự tại, vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để hướng về sự sống, ánh sáng, niềm tin, lạc quan ở tương lai.
5.Dặn dò:
 -HS đọc thuộc lòng bài thơ. ( phiên âm và dịch thơ).
- Chuẩn bị bài tiết sau: Chuẩn bị đọc thêm 4 bài: Lai Tân, Nhớ đồng, Tương tư, Chiều xuân.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
4.1. Tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp: 11B1
Giáo viên tổ chức dạy học theo giáo án đã soạn trong đó vận dụng các đặc trưng thi pháp vào dạy học. Thời gian thực hiện vẫn theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Ra đề kiểm tra để kiểm chứng kết quả bài dạy.
Kiểm tra bài viết ở hai lớp: Lớp đối chứng là lớp 11B7, lớp thực nghiệm là lớp 11B1. Học lực môn văn của hai lớp ban đầu là tương đương nhau.
Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm cùng làm chung một đề, trong cùng một thời điểm. Sau đó chấm theo đáp án đã xây dựng.
Kết quả thu được sau kiểm tra:
Lực học môn văn của hai lớp đối chứng và thực nghiệm khi chưa thực hiện giảng dạy theo hướng mới:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
11B1
(Lớp thực nghiệm)
5/47
11 %
20/47
42,4 %
21/47
44,6 %
1/47
2 %
11B7
(Lớp đối chứng)
5/40
12,5 %
17/40
42,5 %
17/40
42,5 %
1/40
2,5 %
Kết quả lực học của hai lớp sau khi thực nghiệm
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
11B1
(Lớp thực nghiệm)
9/47
19,1 %
23/47
49 %
15/47
31,9 %
0
11B7
(Lớp đối chứng)
5/40
12,5%
18/40
45 %
17/40
42,5%
0
Kết quả cho thấy , điểm bài viết rất khả quan so với lực học trước đó của học sinh. Lớp thực nghiệm theo hướng dạy mới có kết quả cao hơn hẳn so với lớp đối chứng, học lực tiến bộ hơn nhiều hơn so với trước đây. Giờ dạy theo hướng khai thác mới đem lại hiệu quả rõ rệt. Học sinh hào hứng , nắm vững kiến thức và xử lí các đề tốt. Tác động đã có ý nghĩa lớn với tất cả học sinh: yếu, trung bình, khá. Số học sinh yếu giảm, số học sinh khá, giỏi tăng đáng kể.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_bai_chieu_toi_theo_dac_trung_thi_phap.doc