SKKN Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

SKKN Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

 Lịch sử là khoa học nghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực quá khứ của xã hội loài người. Trong phạm vi nhà trường, lịch sử là môn học tốt nhất có tác dụng giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh, hơn thế nữa là sự biết ơn, kính trọng không chỉ đối với cha ông, các vị anh hùng dân tộc mà còn biết ơn, kính trọng đối với những người có cống hiến lớn cho nhân loại.

Học tốt lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quá khứ, rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hiện tại, từ đó đưa ra những dự báo cho tương lai.

 Thế nhưng một nghịch lý, thực tế đáng buồn là hiện nay, thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước lại khá thờ ơ đối với môn học lịch sử. Có rất nhiều lý do như quan niệm lịch sử chỉ là những sự kiện, con số khô khan, rất khó hình dung. Ngoài ra một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh cho rằng học lịch sử sẽ không có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề cho tương lai, vì vậy học sinh không mặn mà với môn học. Hậu quả là một bộ phận lớn học sinh, thậm chí là cả sinh viên đại học cũng khá mơ hồ về lịch sử dân tộc. Thực tế đó thể hiện rất rõ trong kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng gần đây.

 Nguyên nhân của hệ quả đó theo tôi, ngoài những lý do đã nêu trên, còn có lý do không nhỏ xuất phát từ phía những thầy cô dạy môn học này. đó là việc dạy chay, dạy theo phương pháp truyền thống “ thầy đọc, trò chép” đã biến tiết học lịch sử trở nên nhàm chán và vô cảm đối với học sinh ở độ tuổi hiếu kỳ, ham thích những yếu tố mới lạ. Nhưng với những lý do nói trên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách đổi mới phương pháp dạy học.

 

docx 21 trang thuychi01 7200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Mở đầu 
Trang 1
2. Nội dung đề tài
Trang 3
2.1 cơ sở lý luận
Trang 3
2.2. Thực trạng nghiên cứu
Trang 3
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trang 4
2.3.1. Sử dụng kênh hình tạo tình huống bài học
Trang 4
2.3.2. Sử dụng kênh hình trong nội dung bài học
Trang 5
2.3.2.1.Sử dụng kênh hình kết hợp kĩ thuật đặt câu hỏi
Trang 5
2.3.2.2. Sử dụng kênh hình kết hợp kĩ thuật mảnh ghép
Trang 8
2.3.2.3. Sử dụng kênh hình kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy
Trang 11
2.3.3. Sử dụng tranh ảnh trong phần sơ kết bài học
Trang 13
2.4. Hiệu quả của phương pháp dử dụng kênh hình...
Trang14
3. Kết luận
Trang 17
Tài liệu tham khảo
Trang 19
1. MỞ ĐẦU
 Lịch sử là khoa học nghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực quá khứ của xã hội loài người. Trong phạm vi nhà trường, lịch sử là môn học tốt nhất có tác dụng giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh, hơn thế nữa là sự biết ơn, kính trọng không chỉ đối với cha ông, các vị anh hùng dân tộc mà còn biết ơn, kính trọng đối với những người có cống hiến lớn cho nhân loại.
Học tốt lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quá khứ, rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hiện tại, từ đó đưa ra những dự báo cho tương lai. 
 Thế nhưng một nghịch lý, thực tế đáng buồn là hiện nay, thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước lại khá thờ ơ đối với môn học lịch sử. Có rất nhiều lý do như quan niệm lịch sử chỉ là những sự kiện, con số khô khan, rất khó hình dung. Ngoài ra một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh cho rằng học lịch sử sẽ không có nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề cho tương lai, vì vậy học sinh không mặn mà với môn học. Hậu quả là một bộ phận lớn học sinh, thậm chí là cả sinh viên đại học cũng khá mơ hồ về lịch sử dân tộc. Thực tế đó thể hiện rất rõ trong kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, đại học, cao đẳng gần đây.
 Nguyên nhân của hệ quả đó theo tôi, ngoài những lý do đã nêu trên, còn có lý do không nhỏ xuất phát từ phía những thầy cô dạy môn học này. đó là việc dạy chay, dạy theo phương pháp truyền thống “ thầy đọc, trò chép” đã biến tiết học lịch sử trở nên nhàm chán và vô cảm đối với học sinh ở độ tuổi hiếu kỳ, ham thích những yếu tố mới lạ. Nhưng với những lý do nói trên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách đổi mới phương pháp dạy học.
 Dạy – học như thế nào để đưa lại kết quả học tập tốt nhất là điều mong mỏi của tất cả các thầy cô giáo. Muốn vậy chúng ta phải không ngừng đổi mới trong phương pháp dạy học. Bản thân mỗi chúng ta phải tổ chức một cách linh hoạt các khâu lên lớp, từ khâu ổn định cho đến khâu cuối cùng là củng cố và dặn dò. Tất cả những hoạt động đó giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức môn học một cách chủ động và sáng tạo.
 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong tiết học lịch sử? Có rất nhiều biện pháp khác nhau như: Ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp liên môn . Ngoài việc xây dựng hệ thống câu hỏi tích cực trong dạy học nói chung và trong bộ môn lịch sử nói riêng thì phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan bằng tranh ảnh(tranh vẽ mang nội dung lịch sử và tranh ảnh tư liệu trong sách giáo khoa) là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả bài học cao nhất, sinh phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Quá trình hoạt động thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các em.
Mặt khác nhằm giảm bớt tỷ lệ học sinh yếu, kém, nâng tỷ lệ học sinh khá giỏi, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
 Tranh ảnh là một nguồn tư liệu quí, có giá trị tả lại những sự kiện, hiện tượng lịch sử, minh họa cụ thể tri thức lịch sử, giúp cho học sinh dễ ghi nhớ sự kiện lịch sử, vận dụng tri thức lịch sử vào giải quyết tình huống thực tiễn, gắn “học đi đôi với hành”, “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Tranh ảnh có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, sâu sắc, giáo dục những tư tưởng, quan điểm, óc thẫm mĩ, năng khiếu hội họa, lòng yêu nước, có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước cho học sinh một cách đúng đắn, lành mạnh. 
 Vì vậy, sử dụng kênh hình vào dạy-học trong bài “ Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV” Sách giáo khoa Lịch sử 10- chương trình cơ bản là đường đi ngắn nhất đưa tri thức lịch sử “xích lại” gần với nhận thức của học sinh, tạo sự hứng thú, đam mê học tập cho học sinh, phát huy được tính cực của học sinh, giúp cho học sinh biết đúng, hiểu đúng, biết phân tích, đánh giá, so sánh, biết liên hệ, nhớ lâu kiến thức lịch sử, phát triển ở học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, các kĩ năng xã hội, đáp ứng theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 
 Mặc dù là giáo viên trẻ, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng tôi cũng xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về sử dụng kênh hình 
( tranh ảnh) để phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường thpt áp dụng cho bài “ Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV” Sách giáo khoa Lịch sử 10- chương trình cơ bản.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ giúp cho giáo viên tiến hành một giờ học có hiệu quả hơn, học sinh tích cực, hứng thú và yêu thích môn học hơn.
 Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu dạy và học tập thông qua việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường thpt.
Đối tượng mà tôi nghiên cứu là học sinh lớp 10B2 và học sinh lớp 10B3 trường THPT Như Xuân.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài:
 Năng lực được hiểu là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội, hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, cũng như sự sẵn sàng hành động có hiệu quả, có trách nhiệm đạo đức. Năng lực là một thuộc tính của nhân cách, đó là khả năng của cá nhân phù hợp với từng ngành nghề trong lĩnh vực hoạt động cụ thể. Nhờ vào khả năng này con người thực hiện có hiệu quả các hoạt động đạt được mục đích mong muốn. 
 Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ, niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội, vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập và thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang xảy ra của xã hội.
 Cũng như các bộ môn khoa học khác, trong dạy học Lịch sử, quá trình nhận thức Lịch sử của học sinh cũng tuân theo qui luật nhận thức con người. Nhận thức Mác-xít đã khẳng định: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khánh quan”. Do đó để giúp học sinh tái tạo về bức tranh quá khứ, mà những hình ảnh đó học sinh không được quan sát trực tiếp, xa lạ với đời sống hiện nay. Sử dụng tranh ảnh là rất cần thiết trong quá trình tạo hình ảnh, biểu tượng lịch sử, làm cụ thể hóa một sự kiện, hiện tượng lịch sử để học sinh dễ hình dung về sự kiện ấy, nó không chỉ phát huy tính tích cực của học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện phát triển năng lực bộ môn, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm tòi, khám phá, năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống cụ thể của cuộc sống và nghề nghiệp cho học sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
 Trên thực tế, việc sử dụng tranh ảnh trong dạy- học lịch sử còn nhiều bất cập, một số giáo viên cho học sinh tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa xong, sau đó khái quát, tổng hợp kiến thức cho học sinh cần nắm và đưa tranh ảnh ra cho học sinh xem, hay có trường hợp giáo viên đưa ồ ạt hàng loạt tranh ảnh cho học sinh xem một lượt rồi quay lại đọc chép cho học sinh ghi kiến thức lịch sử, chưa biết lựa chọn tranh ảnh tiêu biểu để khai thác kênh kiến thức từ tranh ảnh mà sử dụng tranh ảnh với mục đích “minh họa” cho bài học được phong phú hơn, chưa biết gắn kết kênh hình với kênh chữ, chưa biết kết hợp trực quan với lời nói nên dẫn đến tình trạng, phần đông học sinh không quen, không biết đặt câu hỏi, không biết nhận xét, rút ra kết luận sau khi sử dụng tranh ảnh. Từ đó dẫn đến giáo dục theo định hướng năng lực học sinh cũng bị giáo viên làm “lu mờ” hoặc lãng quên trong dạy- học lịch sử và không nâng cao được hiệu quả bài học.
 Bên cạnh đó nhiều giáo viên dạy Lịch sử chỉ chú trọng đến nội dung lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc mà xem nhẹ nội dung lịch sử kinh tế, vì cho rằng: Lịch sử Việt Nam chiến tranh viết bằng máu nhiều hơn lịch sử phát triển kinh tế. Nội dung dạy- học lịch sử kinh tế chỉ qua loa, thậm chí cho học sinh đọc sách giáo khoa, sau đó giáo viên đọc chép cho học sinh ghi, không tạo sự đam mê học tập lịch sử và không góp phần phát triển theo năng lực học sinh. Mặt khác chỉ chú trọng đến cung cấp kiến thức lịch sử chuyên sâu mang tính hàn lâm khoa học, xem nhẹ sự vận dụng kiến thức lịch sử cho người học vào giải quyết tình huống thực tiễn.
2.3. Phương pháp sử dụng kênh hình nhằm phát triển năng lực học sinh.
2.3.1. Sử dụng tranh ảnh để tạo tình huống cho bài học:
 Giáo viên đưa tranh ảnh: Lễ cày tịch điền; Hình rồng và hoa dây(chùa Phật Tích-Bắc Ninh); Bức tranh phác họa được cho là bến Cái Làng thuộc Vân Đồn- Quảng Ninh.
Hình rồng và hoa dây
(Chùa Phật Tích –Bắc Ninh) 
Lễ tịch điền
 Với tranh ảnh này GV chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: 
- Những hình ảnh trên phản ánh nước ta ở thời kỳ nào?
- Bối cảnh nước ta từ thế kỷ X- XV như thế nào? 
- Bối cảnh đó đã tác động đến sự phát triển kinh tế ra sao?
- Thời kì này có những ngành kinh tế nào phát triển? Các ngành kinh tế đó phát triển ra sao? Nguyên nhân phát triển các ngành kinh tế đó? Em thích nghề gì trong các ngành kinh tế của bài học này?
 Sử dụng tranh ảnh để tạo tình huống (mở bài) cho bài học, học sinh phải quan sát tranh ảnh kết hợp kiến thức trong sách giáo khoa, tạo biểu tượng ngay từ đầu về sự phát triển kinh tế Đại Việt từ thế kỷ X-XV, tạo sự chú ý, gây hướng thú học tập, phát huy tính tích cực cho học sinh, làm cho tư duy lôgic được hình thành, buộc học sinh phải động não và phát huy sở thích nghề nghiệp. Qua tranh ảnh những kiến thức cơ bản, trọng tâm, tư duy tri thức bài học mà học sinh cần phải tìm hiểu, ghi nhớ một cách cụ thể, lâu bền hơn là chỉ đọc sách giáo khoa. Đồng thời góp phần phát triển vận dụng thuyết nhận thức, rèn luyện năng lực tư duy lô gíc đến phát triển năng lực chuyên môn. 
2.3.2. Sử dụng kênh hình trong nội dung bài học:
 Bài “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV”, Sách giáo khoa Lịch sử 10- chương trình cơ bản gồm có 4 mục, trong đó mục 4 đã giảm tải(không dạy). Vì vậy, tôi chỉ áp dụng phương pháp của đề tài này trong mục 1, mục 2 và mục 3.
2.3.2.1. Sử dụng kênh hình kết hợp với kĩ thuật dạy- học đặt câu hỏi trong mục 1 “Mở rộng, phát triển nông nghiệp”.
Đê “quai vạc” thời nhà Trần năm 1248
Lễ tịch điền
 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
- Nhìn vào kênh hình trên hãy cho cô biết:
Những biểu hiện mở rộng và phát triển nông nghiệp Đại Việt từ thế kỷ X-XV?
Nguyên nhân phát triển kinh tế nông nghiệp từ thế kỷ X-XV? Tại sao bấy giờ giai cấp thống trị lại quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp?
Tác dụng sự phát triển kinh tế nông nghiệp từ thế kỷ X-XV?
 Với câu hỏi này học sinh không chỉ nêu được biểu hiện phát triển nông nghiệp, mà còn đưa ra những nguyên nhân phát triển kinh tế, giải thích được vì sao giai cấp thống trị thời bấy giờ lại quan tâm nhiều đến sự phát triển nông nghiệp là do: Đất nước mới trở lại độc lập, còn lạc hậu, cần phải củng cố quyền thống trị. Đồng thời các em sẽ nêu được tác dụng phát triển nông nghiệp là làm cho đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố. 
 Giáo viên giải thích chính sách quân điền là: thực hiện việc lấy đất công và ruộng bỏ hoang đem chia cho nông dân. Nội dung chính của chế độ quân điền:
- Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy. 
- Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc. 
- Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối. 
 Sau khi giải thích xong chế độ quân điền, giáo viên đặt câu hỏi mở rộng : Chính sách quân điền có tác dụng gì? 
 Khi học sinh xây dựng bài, đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, làm cho không khí lớp học sôi nổi, giáo viên đi đến chốt ý: Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân, còn có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội, góp phần động viên những người đã và đang có công đóng góp xây dựng quân đội, đánh giặc giữ nước, như Lê Lợi (Lê Thái Tổ) đã nói: "Người đi đánh giặc thì nghèo, người đi rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất để ở, mà những kẻ du thủ du thực không có ích gì cho nước lại có ruộng đất quá nhiều... Nay sắc cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan, quân và dân, trong từ đại thần trở xuống đến các người già yếu, mồ côi, goá chồng, đàn ông, đàn bà trở lên"
 Ngoài ra, giáo viên giúp học sinh vận dụng, liên hệ thực tế thông qua câu hỏi mở: Hiện nay,kinh tế nông nghiệp của nước ta phát triển như thế nào? Em sẽ làm gì để góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng hiện đại hóa?.
 Với câu hỏi này đã tạo ra sự hiểu biết, liên hệ thực tế cho các em rất đa dạng. Sau khi học sinh tranh luận xong, giáo viên nhấn mạnh:
 Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nên nó đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế của nhà nước. Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến xuất khẩu; đồng thời, sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng, bảo hiểm...Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 80 % dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Gần đây, tình hình kinh tế có khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, nông nghiệp Việt Nam ngày càng rõ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng. Năm 2011 nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và chiếm 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới cùng với Ấn Độ, Thái Lan. Sự phát triển nông nghiệp Việt Nam có các ngành nghề, đó là: Ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt.
 Bản thân các em đều xuất thân từ thành phần nông dân. Nên phương pháp trên đã khơi dậy những hiểu biết trong đời sống thực tiễn của bản thân và gia đình làm cho học sinh tham gia học bài thảo luận với không khí học tập thoải mái, làm chủ kiến thức, hào hứng học tập, thể hiện sự hiểu biết, nắm vững tri thức lịch sử của bài học, các em có điều kiện thể hiện năng lực khai thác kiến thức từ sách giáo khoa, từ tranh ảnh, năng lực phân tích, đánh giá, rút ra các nhận xét về sự phát triển kinh tế nông nghiệp từ thế kỷ X-XV. Từ đó học sinh dễ dàng chiếm lĩnh tri thức lịch sử mà không cần phải học vẹt, tạo sự ghi nhớ sâu sắc, khó quên. Đồng thời giúp cho học sinh không chỉ có kiến thức thực tế sâu rộng mà còn tạo ra sự yêu thích, ham tìm hiểu để lựa chọn nghề nghiệp bản thân. Qua đó các em xác định được động cơ học tập và học tập suốt đời, có ý thức trách nhiệm bản thân trong cuộc sống, xác định được bản thân luôn sống vì mọi người, nêu được trách nhiệm của người học sinh trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế hiện nay của đất nước. 
 Như vậy, giáo viên đã hình thành phát triển năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử đến năng lực thực hành bộ môn, năng lực xác định, giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử, phân tích, so sánh và năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn.
2.3.2.2. Sử dụng kênh hình kết hợp với kĩ thuật dạy- học mảnh ghép trong mục 2 “Phát triển thủ công nghiệp”.
Bát men ngọc thời Lý	 Hình rồng và hoa dây thời Lý
 	 (Chùa Phật Tích – Bắc Ninh) 
Chuông qui điền Tháp Báo Thiên Vạc Phổ Minh Chùa Quỳnh Lâm 
 Đồng tiền đời Trần Súng thần cơ- nhà Hồ 
 Mục này giáo viên chiếu kênh hình lên cho học sinh xem, khái quát nội dung cơ bản các bức tranh, sau đó chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua hoạt động nhóm. 
Chia hoạt động học làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 chia làm 4 nhóm. Giai đoạn 2 trộn học sinh các nhóm trong giai đoạn một, tạo lập nhóm mới cùng chung một nhiệm vụ.
Nhiệm vụ cho các nhóm trong giai đoạn 1:
Nhóm 1: Nêu sự phát triển thủ công nghiệp trong nhân dân? Kể tên các làng nghề thủ công tiêu biểu nước ta thời kì đó?
Nhóm 2: Tình hình phát triển thủ công nghiệp nhà nước thời kì này như thế nào?
Nhóm 3: Kể tên tứ đại khí của An Nam? Nêu khái quát hiểu biết của em về tứ đại khí?
Nhóm 4: Nguyên nhân phát triển thủ công nghiệp?
Nhiệm vụ cho giai đoạn 2:
Em có nhận xét gì về sự phát triển thủ công nghiệp đương thời? Kể tên các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa mà em biết? Em thích làng nghề nào nhất? Nếu trở thành sứ giả truyền thông, em sẽ đem đén thông điệp gì về sự phát triển làng nghề ở Việt Nam ra thế giới?
 Qua tranh ảnh, học sinh trình bày rất rõ ràng về sự phát triển của thủ công nghiệp từ thế kỉ X-XV, bởi vì nhìn vào tranh ảnh đã thể hiện rõ nét từng sản phẩm thủ công, các em phân biệt đâu là thủ công làng nghề, đâu là thủ công nhà nước (Quan xưởng). Bên canh đó qua sách giáo khoa, ca dao tục ngữ, qua thông tin đại chúng học sinh dễ dàng nêu được các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam, nêu khái quát được tứ đại khí An Nam và cũng như lí giải được vì sao thủ công nghiệp thời kì này phát triển.
 Thông qua đó, học sinh cũng nêu lên sự hiểu biết, tự hào của mình về các làng nghề truyền thống của quê hương, giáo dục ý thức giữ gìn, phát triển, nối nghiệp các nghề truyền thống của cha ông để lại. Sự yêu thích nghề nghiệp của học sinh cũng được hình thành.
 Trong phần này, giáo viên còn chọn lựa bức ảnh“Hình rồng và hoa dây” (Chùa Phật Tích – Bắc Ninh), Hình 36 sách giáo khoa Lịch sử, chương trình cơ bản. Giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh và nêu câu hỏi: Hình tượng rồng thời Lý được các nhà điêu khắc chạm trổ như thế nào? Có ý ‎nghĩa gì? Hình rồng thời Lý còn thể hiện sự phát triển của ngành nào nước ta thời bấy giờ? Các ngành này ở nước ta hiện nay phát triển như thế nào?
 Khi học sinh nhìn vào bức ảnh, các em sẽ có nhiều phát hiện và nêu lên ‎ kiến đúng đắn, mạch lạc, biết liên hệ kiến thức thực tế và giáo viên đi đến chốt ‎‎ý:
 Đây là hình ảnh chụp, quan sát hình ảnh ta thấy, hình tượng điêu khắc trung tâm là hình rồng, thân dài, tròn lẵn, đều đặn, không vẩy, uốn mềm mại nhiều khúc trên một đường thẳng, lông gáy và tua rồng bay về phía trước, đuôi giống như đuôi rắn, chân thường có ba ngón giống như chân bò sát.
 Rồng được chạm khắc với những đường nét mềm mại, uyển chuyển, không thô cứng trên chất liệu đá. Hình rồng nổi bật lên trên nền của những họa tiết hoa văn trang trí. Đó là những hình vân mây, sóng lượn và các họa tiết hoa, lá. Vòng tròn ngoài là lớp hoa văn hoa lá dây xoắn hình tròn nối nhau tạo hình chữ S, tượng trưng cho mây, mưa, sấm chớp. Có thể nói hình tượng con rồng gắn liền với nguồn gốc lịch sử dân tộc “Con Rồng cháu Tiên”, đồng thời cũng nói lên mong muốn mưa, gió thuận hòa của cư dân trồng lúa nước Việt Nam.
 Hình rồng thể hiện sự phát triển của ngành kiến trúc và điêu khắc với trình độ chạm trổ tinh vi lúc bấy giờ. Hiện nay ngành kiến trúc và điêu khắc ở nước ta rất phát triển, có nhiều thành tựu không chỉ ứng dụng trong thực tiễn như kiến trúc nhà ở, trạm trổ đền chùa... mà còn đạt nhiều giải thưởng trong nước, khu vực và trên thế giới. 
 Sử dụng kênh hình và kĩ thuật dạy học mảnh ghép ở mục 2 “Phát triển thủ công nghiệp”, giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo như xác định, làm rõ thông tin, phân tích các kiến thức lịch sử độc lập, phát hiện các hạn chế tro

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cong_cuoc_xay_dung_va_phat_trien_kinh_te_trong_cac_the.docx