SKKN Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

SKKN Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

Tác phẩm văn xuôi chiếm một số lượng lớn trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn xuôi một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 cần trang bị một vốn kiến thức vững chắc để thi tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm văn xuôi: có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật,. Nhưng trong mỗi tác phẩm văn xuôi đều thể hiện những nội dung khác nhau thì sẽ có những cách khám phá, tìm hiểu khác nhau. Có tác phẩm đi sâu vào miêu tả cuộc sống khổ cực của con người mất quyền tự do, bị áp bức, bóc lột như: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,. Có những tác phẩm thể hiện cách nhìn khám phá về đời sống hằng ngày đa diện, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp như: Chiếc thuyền ngoài xa, Người Hà Nội, Mùa lá rụng trong vườn, Có những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước như: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông,.

Có những tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc ta. Hiện thực hào hùng của cách mạng nước ta giai đoạn 1945 – 1975 làm cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuất hiện và phát triển, đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại một khối và mỗi người trong đó phải sống vượt cao hơn khả năng mình hiện có. Sau Cách mạng tháng Tám, toàn Đảng và toàn dân tộc ta ý thức điều đó rất rõ, tất cả đều hướng về Tổ quốc, dân tộc, kháng chiến và mỗi người đều sống vượt mình. Nhờ thế họ lập được những thành tích phi thường mà nếu trong hoàn cảnh bình thường khó giải thích: Cù Chính Lan bị đạn giặc bắn nát hai tay rồi hai chân, anh vẫn nói: còn miệng còn chiến đấu, chỉ đến khi kiệt sức mới chịu ngã xuống; Ngô Thị Tuyển vác hòm đạn nặng gấp đôi cơ thể mình chạy ra trận địa giữa lúc máy bay giặc vẫn quần đảo trên bầu trời; Nguyễn Viết Xuân bị thương rất nặng cả hai chân vẫn hiên ngang đứng dậy phất cờ cho toàn đơn vị pháo “nhằm thẳng quân thù mà bắn” Nhưng họ không phải là anh hùng sử thi trong trong truyền thống mang tính chất huyền thoại, họ là những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Trong hoàn cảnh đặc biệt của thử thách, họ đã huy động tận cùng sức lực, ý chí để vượt qua với một sức mạnh của lý tưởng vì độc lập - tự do của dân tộc. Vì thế họ không phải là kiểu người anh hùng cá nhân mà là những con người tiêu biểu nhất cho cộng đồng trong một thời đại nhất định. Họ là anh hùng của quần chúng, từ trong quần chúng. Con người này vốn gắn bó với đồng ruộng, quê hương xứ sở nhưng vì đất nước có giặc, họ ra đi quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, họ có mặt ở khắp mọi nẻo đường kháng chiến, làm mọi việc khác nhau, miễn là góp sức cùng đất nước, tập thể, nhân dân để làm nên chiến thắng vẻ vang của của Tổ quốc.

 

doc 19 trang thuychi01 10802
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tác phẩm văn xuôi chiếm một số lượng lớn trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Vì vậy, việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn xuôi một cách đúng đắn, có hiệu quả cao vẫn đang là một thử thách lớn với giáo viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 cần trang bị một vốn kiến thức vững chắc để thi tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm văn xuôi: có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật,... Nhưng trong mỗi tác phẩm văn xuôi đều thể hiện những nội dung khác nhau thì sẽ có những cách khám phá, tìm hiểu khác nhau. Có tác phẩm đi sâu vào miêu tả cuộc sống khổ cực của con người mất quyền tự do, bị áp bức, bóc lột như: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt,... Có những tác phẩm thể hiện cách nhìn khám phá về đời sống hằng ngày đa diện, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp như: Chiếc thuyền ngoài xa, Người Hà Nội, Mùa lá rụng trong vườn, Có những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước như: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông,...
Có những tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến ác liệt của dân tộc ta. Hiện thực hào hùng của cách mạng nước ta giai đoạn 1945 – 1975 làm cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng xuất hiện và phát triển, đòi hỏi mọi người phải gắn kết lại một khối và mỗi người trong đó phải sống vượt cao hơn khả năng mình hiện có. Sau Cách mạng tháng Tám, toàn Đảng và toàn dân tộc ta ý thức điều đó rất rõ, tất cả đều hướng về Tổ quốc, dân tộc, kháng chiến và mỗi người đều sống vượt mình. Nhờ thế họ lập được những thành tích phi thường mà nếu trong hoàn cảnh bình thường khó giải thích: Cù Chính Lan bị đạn giặc bắn nát hai tay rồi hai chân, anh vẫn nói: còn miệng còn chiến đấu, chỉ đến khi kiệt sức mới chịu ngã xuống; Ngô Thị Tuyển vác hòm đạn nặng gấp đôi cơ thể mình chạy ra trận địa giữa lúc máy bay giặc vẫn quần đảo trên bầu trời; Nguyễn Viết Xuân bị thương rất nặng cả hai chân vẫn hiên ngang đứng dậy phất cờ cho toàn đơn vị pháo “nhằm thẳng quân thù mà bắn” Nhưng họ không phải là anh hùng sử thi trong trong truyền thống mang tính chất huyền thoại, họ là những con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Trong hoàn cảnh đặc biệt của thử thách, họ đã huy động tận cùng sức lực, ý chí để vượt qua với một sức mạnh của lý tưởng vì độc lập - tự do của dân tộc. Vì thế họ không phải là kiểu người anh hùng cá nhân mà là những con người tiêu biểu nhất cho cộng đồng trong một thời đại nhất định. Họ là anh hùng của quần chúng, từ trong quần chúng. Con người này vốn gắn bó với đồng ruộng, quê hương xứ sở nhưng vì đất nước có giặc, họ ra đi quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, họ có mặt ở khắp mọi nẻo đường kháng chiến, làm mọi việc khác nhau, miễn là góp sức cùng đất nước, tập thể, nhân dân để làm nên chiến thắng vẻ vang của của Tổ quốc.
Như vậy, trong những năm kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ, chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nhân tố làm nên phong cách thời đại, là mảng đất khơi nguồn đề tài cho văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã đạt nhiều thành tựu lớn, đặc biệt là trong mảng tác phẩm thể hiện phẩm chất anh hùng của con người Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống lại kẻ thù xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi là hai tác phẩm đã thành công trong sự khắc họa những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Với những lí do trên tác giả chọn đề tài: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua thực tế giảng dạy hai tác phẩm văn xuôi trong chương trình ngữ văn lớp 12, cách thức này đem lại nhiều mục đích thực tế có lợi cho thầy và trò:
- Học sinh nắm bắt được chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm, nhận diện được thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó, thấy được chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
- Thầy và trò tiết kiệm được thời gian, dễ ghi nhớ, ôn tập nắm vững được kiến thức. Đồng thời cũng là cơ sở để vận dụng vào việc giảng dạy những tác phẩm văn xuôi khác trong chương trình phổ thông.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊM CỨU
Với đề tài này tác giả nghiên cứu trong diện hẹp: Hai tác phẩm văn xuôi ở chương trình ngữ văn lớp 12. Cụ thể, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, quan niệm về nghệ thuật, tác phẩm của hai nhà văn Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi. Để từ đó hướng dẫn học sinh thực nghiệm cụ thể về cách tìm hiểu: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, thể nghiệm thuyết trình và phát vấn trong quá trình giảng dạy.
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm văn xuôi giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm văn học thông qua việc phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm.
- Trong quá trình làm rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, đặt trong tương quan so sánh với những bài viết khác liên quan đến vấn đề nội dung của đề tài để làm rõ nội dung mà đề tài đang nghiên cứu.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bằng con đường phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tri thức, nội dung tác phẩm, giáo viên định hướng cho học sinh đi vào thế giới nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, không phải là là để chia lẻ nội dung, kết cấu nghệ thuật ấy theo kiểu điểm danh, kê cứu mà là quá trình đi tìm nội dung, nghệ thuật, chất kết dính chúng lại với nhau theo cách nhìn sáng tạo nên vẻ đẹp mới để giãi bày cái độ gặp gỡ, cái độ khó, độ sâu trong quá trình khám phá tác phẩm. 
Như vậy, để học sinh nắm vững về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm, cần định hướng cho học sinh một cách cụ thể những vấn đề trọng tâm như:
- Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. 
- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Xây dựng hệ thống đơn vị kiến thức về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm, cụ thể như:
+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện rõ ở những hình tượng nhân vật mang phẩm chất anh hùng bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược:
● Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc.
● Họ đã chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc.
● Họ đều mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, là những con người Việt Nam kiên trung trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
+ Chủ nghĩa anh hùng cách mạng còn thể hiện ở sức sống bất diệt của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu ác liệt.
+ Những yếu tố sử thi trong hai tác phẩm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong quá trình học học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tác phẩm văn xuôi. Nhất là khó khăn trong việc tìm hiểu các lớp nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi. Học sinh thường thể hiện cảm nhận một cách chung chung về nội dung tác phẩm mà không làm nổi bật được những vấn đề được thể hiện trong tác phẩm. Bởi cảm thụ, nắm vững tác phẩm văn học, nghệ thuật hoàn toàn khác với việc phân tích các hiện tượng thiên nhiên, hoá chất hay sinh học mà cần có quan điểm và phương pháp trong việc phân tích nội dung, tư tưởng, tính cách nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ... của tác phẩm, vì tác phẩm văn học vốn là một kiến trúc nghệ thuật tinh vi, bởi nó có khả năng phản ánh bức tranh đời sống hết sức phong phú và đa dạng. Vì thế, không được mơ hồ, hỗn độn, phi chân lý khi cảm nhận và khắc sâu nội dung của tác phẩm. Muốn nắm vững, khắc sâu cái hay của tác phẩm bên cạnh các phương pháp tiếp cận khác chúng ta không thể bỏ qua việc đi sâu vào các lớp nội dung của tác phẩm, đến việc hình dung ra các chi tiết, sự kiện, hình ảnh, lớp hình tượng nhân vật được miêu tả,... của tác phẩm. Việc tìm hiểu các lớp nội dung tác phẩm là sự tái hiện lại nội dung, nghệ thuật tác phẩm, tái hiện lại những biến cố, sự kiện, chi tiết, tình tiết, hình tượng nhân vật được tổ chức theo những mối liên hệ nhất định nhằm tái hiện lại bức tranh đời sống được thể hiện trong tác phẩm. Bởi mỗi tác phẩm là một công trình nghệ thuật không lặp lại, có tính độc đáo, thể hiện sự sáng tạo riêng của tác giả. 
Với đề tài này, tác giả muốn đưa ra một khía cạnh tìm hiểu về nội dung trong tác phẩm văn xuôi. Từ đó, hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụ thể nội dung tác phẩm qua giờ học tác phẩm tự sự và giờ làm văn phân tích các khía cạnh nội dung trong tác phẩm tự sự. Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong hai tác phẩm văn xuôi trong trường phổ thông: “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đất nước đang ngày càng phát triển về mọi lĩnh vực, nhất là kinh tế, văn hoáCác phương tiện thông tin, giải trí ngày càng phong phú và đa dạng như Internet, điện tử, truyền thông  Điều này chứng tỏ cuộc sống ngày càng phát triển văn minh và tiến bộ hơn. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh sẽ kéo theo một thực trạng mà chúng ta, người giáo viên cần phải quan tâm đó là sự lơ là, ham chơi, bỏ học của một số học sinh. Thực tế hàng ngày cho thấy người giáo viên luôn tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh (Học sinh giỏi, khá, TB, yếu, kém). 
Trong trường THPT, GDNN - GDTX hiện nay, học sinh thường có những quan niệm rất sai lệch trong việc học môn Ngữ văn. Nhất là đối với học sinh khối 12, các em rất chủ quan và xem nhẹ việc học môn Ngữ văn. Ở trên lớp, trong một tiết học nhiều học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên một cách máy móc, thiếu tư duy, suy nghĩ kỹ tuy các em có tham khảo bài học nhưng thiếu cơ sở, chưa hiểu cặn kẽ vấn đề. Bên cạnh đó cũng có một số học sinh có thói quen thụ động, nghe, ghi chép những gì giáo viên nói mà không tham gia vào tìm hiểu bài giảng, còn lơ là trong tiết học hoặc nói chuyện riêng Từ chỗ không hiểu bài, học sinh sẽ chán nản, buông xuôi việc học. Thậm chí trốn tiết đi chơi hoặc chơi các trò chơi ảnh hưởng đến việc học tập. Khi chuẩn bị bài học hay làm văn, các em còn lệ thuộc vào tài liệu hay làm theo một cách máy móc. Như vậy, thường lạc đề hoặc không trình bày đúng nội dung yêu cầu. 
Thực tế ở Trung tâm GDNN – GDTX Hậu Lộc đa số học sinh có học lực trung bình, yếu, kém nên việc cảm thụ phân tích một tác phẩm văn học là một việc hết sức khó khăn đối với các em. Ý thức học tập của các em rất chây lười, thụ động trong quá trình học, không chịu suy nghĩ sáng tạo mặc dù giáo viên cố gắng định hướng cách tiếp cận khám phá tác phẩm cho các em. Mà học văn không phải chỉ thụ động đọc chép mà là cả một quá trình cảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo để nắm vững nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do như đã nêu ở trên tuy nhiên có một nguyên nhân đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút học sinh bằng bài giảng của mình mà điều quan trọng nhất là có những phương pháp định hướng, hướng dẫn thích hợp trong một bài giảng văn. 
 Trước tình hình học tập như trên, qua thực tế giảng dạy thế nào góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn THPT nói chung và Ngữ văn 12 nói riêng. Tôi nghĩ rằng đó cũng là điều kiện để học sinh yêu thích môn học, biết việc học tập là cần thiết, nhất là đối với những học sinh lớp 12 có học lực trung bình đặc biệt là học sinh yếu, kém. Từ đó giúp các em có cơ hội phát huy tính sáng tạo năng động, chủ động chuẩn bị bài, tham gia tốt vào nội dung bài học, biết khám phá tìm ra những tri thức mới cho mình. Với sáng kiến kinh nghiệm: “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi” một phần nào đó giúp các em lớp 12 nắm vững và khắc sâu kiến thức tác phẩm văn học. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* Giúp học sinh hiểu: “Thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học ?”
 Dựa vào những khái niệm, định nghĩa của các nhà lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh hiểu nội hàm khái niệm này như sau: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong văn học là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành với lí tưởng cách mạng được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
- Truyện ngắn “Rừng xà nu”
Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết vào giữa năm 1965, lúc cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam ở vào một bước ngoặc chuyển từ chiến tranh “đặc biệt” sang chiến tranh “cục bộ”, hàng chục vạn quân viễn chinh Mỹ ồ ạt đổ vào miền Nam, lực lượng cách mạng phải đương đầu với những thách thức to lớn, nhưng vẫn kiên trì mục tiêu và ý trí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nguyễn Trung Thành lúc ấy đang hoạt động báo chí trong lực lượng quân giải phóng miền Trung Trung bộ, đã khịp thời viết bài tùy bút nổi tiếng “Đường chúng ta đi”, được xem như một bài hịch của thời chống Mỹ. Tiếp đó, trước tình hình lịch sử như dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, đòi hỏi phải có tác phẩm kịp thời, động viên cổ vũ nhân dân đứng dậy kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, theo yêu cầu của tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ”, “bằng vốn hiểu biết và tình cảm sâu nặng với mảnh đất, con người Tây Nguyên, nhà văn đã viết rất nhanh truyện “Rừng xà nu” cùng với tư tưởng cơ bản là khẳng định con đường duy nhất để giải phóng của nhân dân miền Nam là đứng lên cầm vũ khí chiến đấu, dùng bạo lực cách mạng để chống lại sự tàn bạo của kẻ thù”[4;291]. Tác phẩm lần đầu in trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, số 2, năm 1965, sau đó in trong tập “Trên hương những anh hùng Điện Ngọc” xuất bản năm 1969.
- Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng, và tác phẩm đã ra đời trong hoàn cảnh đó, năm 1966. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành vối cách mạng.
- Hai truyện ngắn: “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Đó là bối cảnh lịch sử để từ đó hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.
* Định hướng phân tích, tìm hiểu về: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm thể hiện rõ ở những hình tượng nhân vật mang phẩm chất anh hùng bất khuất, từ đau thương trỗi dậy để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược
- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, của dân tộc
+ Truyện ngắn “Rừng xà nu”
	Cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng và những người dân làng Xô Man họ đều sinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên với những bản trường ca hùng tráng về chàng Đăm San dũng mãnh, dám táo bạo đi tìm bắt nữ thần mặt trời về làm vợ, chàng Xinh Nhã hiếu thảo kiên trì, quyết chí đi báo thù cho cha để cứu lấy người mẹ bất hạnh bị kẻ quyền thế bắt làm nô lệ Tây Nguyên ấy tất nhiên phải sinh ra những con người anh hùng như Núp, mà Nguyên Ngọc đã miêu tả trong “Đất nước đứng lên”, một mẫu người hết sức mới nhưng cũng rất có truyền thống ở Tây Nguyên, họ sớm giác ngộ và đi theo cách mạng, gieo những hạt giống cách mạng đầu tiên trên mảnh đất quê hương, để rồi từ những hạt giống đó, cách mạng đã mọc lên thành cây, thành rừng xanh tốt. Tây Nguyên càng có thể đẻ ra những con người chan chứa nhiệt tình cách mạng, trung thành với Đảng, với dân như các nhân vật trong nhiều tác phẩm viết về Tây Nguyên ngày nay mà tác phẩm Rừng xà nu là tiêu biểu. 
	Truyện ngắn này đã xây dựng cả một hệ thống nhân vật, thể hiện sự tiếp nối của các thế hệ cách mạng của làng Xô Man ở Tây Nguyên. Các nhân vật trong tác phẩm họ không phải ai khác mà chính là những anh hùng Núp của giai đoạn cách mạng hiện tại nối tiếp truyền thống của quê hương, đất nước. Cụ Mết là gạch nối giữa lịch sử và hiện tại, là thế hệ chiến đấu từ thời chống Pháp, anh Quyết là người cán bộ cách mạng, người đã “gieo mầm” cách mạng trong đồng bào Tây Nguyên, rồi Tnú, Mai và tiếp đó là Dít, cả bé Heng – các thế hệ nhân dân Tây Nguyên truyền thống nối tiếp truyền thống, tiếp nối cuộc chiến đấu, càng về sau càng trưởng thành mau lẹ. 
Đặc biệt, Tnú là người con của dân làng Xô Man, cha mẹ mất sớm và được dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng "có cái bụng thương núi, thương nước", Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ khác cho hay: "Cán bộ là Đảng. Đảng còn núi nước này còn". Vì vậy ngay từ chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ. Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính... Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ - đầu anh Xút, bà Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai và Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô Man mãi tự hào " Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng". Tnú là người con của làng Xô Man, nơi từng người dân đều hướng về cách mạng, bảo vệ cán bộ “ Đảng còn, núi nước này còn” – Lời cụ Mết. 
+ Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”
Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: Cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ. Là những đứa con trong một gia đình nông dân một lòng một dạ đi theo cách mạng và có những mối thù riêng đối với quân giặc. Chiến và Việt - hai chị em đồng thời là hai nhân vật chính của tác phẩm không còn cha mẹ. Cha bị địch giết hồi chín năm (kháng chiến chống Pháp) còn mẹ thì chết vì trúng đạn đại bác Mỹ. Họ lớn lên trong sự dìu dắt, đùm bọc của ông Năm (người chú ruột) và sau này là của đoàn thể, đồng đội (một gia đình mới thân thiết của họ). Tuy nói chuyện một gia đình nhưng tác phẩm của Nguyễn Thi có khả năng ôm trùm hiện thực rộng lớn. Số phận của mấy chị em ở đây cũng như cảnh ngộ gia đình họ không phải chỉ có ý nghĩa cá biệt. Có biết bao người, bao gia đình cũng phải gánh chịu những mất mát và đã vượt lên như thế trong cuộc chiến tranh khốc liệt này. Hình tượng cuốn sổ gia đình được nhắc tới mấy lần trong truyện có ý nghĩa nghệ thuật rất quan trọng. Hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn muốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn. Lời của chú Năm trong truyện đã nói lên điều đó : "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chu_nghia_anh_hung_cach_mang_trong_tac_pham_rung_xa_nu.doc
  • docBìa.doc
  • docMục lục.doc