SKKN Chia nhóm để hoàn thành bài toán quản lí bằng cách xây dựng các chương trình cụ thể tạo hứng thú trong các giờ thực hành access ở lớp 12C1 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho

SKKN Chia nhóm để hoàn thành bài toán quản lí bằng cách xây dựng các chương trình cụ thể tạo hứng thú trong các giờ thực hành access ở lớp 12C1 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Chúng ta đang sống trong 1 thế giới của công nghệ và ứng dụng của nó có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Để hoà nhịp cùng sự phát triển của thế giới, tin học đã được đưa vào chương trình học của học sinh trung học phổ thông từ năm 2007. Ở lớp 10 các em được tìm hiểu các khái niệm cơ bản về máy tính về tin học, internet và một phần mềm soạn thảo rất gần gũi microsoft word học sinh rất hứng thú, tiếp theo chương trình lớp 11 là phần mềm lập trình pascal khơi gợi sự tò mò, thích thú vì được làm quen với lập trình cơ bản thì ở chương trình tin học lớp 12 các em lại làm quen với 1 số khái niệm về bài toán quản lí, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu rất trừu tượng và khó hiểu đó là phần mềm microsoft Access.

 “Access là một phần nằm trong bộ office và dùng để xây dựng một phần mềm đơn giản. Ở đây Access có 2 phần chính vừa là chương trình cơ sở dữ liệu và cung cấp các công cụ để có thể lập trình xử lý giao diện, tạo báo cáo và viết mã lệnh(code) cho người sử dụng. Chính vì thế mà không cần phải thêm những công cụ khác. Access có thể xây dựng ứng dụng từ cơ bản đến nâng cao chương trình cài đặt không quá cồng kềnh và dễ sử dụng vì được xây dựng theo kiểu kéo thả của Microsoft rất dễ dùng, bên cạnh đó cung cấp những công cụ lập trình VBA cho những người muốn tìm hiểu sâu hơn về lập trình”.[2]

Học sinh lớp 12 tập trung đầu tư nhiều vào các môn khối để thi thpt quốc gia, tin học là môn phụ nên học sinh không dành nhiều thời gian để học tập và nghiên cứu.

 Chương trình tin học lớp 12 ở chương II tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsof Access số tiết thực hành nhiều hơn lí thuyết (16/29 tiết thực hành), nội dung các bài thực hành có tính chất nối tiếp và liên kết kiến thức, bài sau sử dụng dữ liệu của bài trước, nội dung mới lạ nên học sinh ngại thực hành. Qua nhiều năm giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận việc tạo hứng thú cho học sinh và giúp học sinh hiểu bài ngay trong các giờ thực hành là rất cần thiết và cũng chưa có tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, đó là lí do tôi chọn đề tài “Chia nhóm để hoàn thành bài toán quản lí bằng cách xây dựng các chương trình cụ thể tạo hứng thú trong các giờ thực hành access ở lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Quán Nho”.

 

doc 16 trang thuychi01 10822
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chia nhóm để hoàn thành bài toán quản lí bằng cách xây dựng các chương trình cụ thể tạo hứng thú trong các giờ thực hành access ở lớp 12C1 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục Lục
1 . Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đang sống trong 1 thế giới của công nghệ và ứng dụng của nó có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Để hoà nhịp cùng sự phát triển của thế giới, tin học đã được đưa vào chương trình học của học sinh trung học phổ thông từ năm 2007. Ở lớp 10 các em được tìm hiểu các khái niệm cơ bản về máy tính về tin học, internet và một phần mềm soạn thảo rất gần gũi microsoft word học sinh rất hứng thú, tiếp theo chương trình lớp 11 là phần mềm lập trình pascal khơi gợi sự tò mò, thích thú vì được làm quen với lập trình cơ bản thì ở chương trình tin học lớp 12 các em lại làm quen với 1 số khái niệm về bài toán quản lí, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu rất trừu tượng và khó hiểu đó là phần mềm microsoft Access.
 “Access là một phần nằm trong bộ office và dùng để xây dựng một phần mềm đơn giản. Ở đây Access có 2 phần chính  vừa là chương trình cơ sở dữ liệu và cung cấp các công cụ để có thể lập trình xử lý giao diện, tạo báo cáo và viết mã lệnh(code) cho người sử dụng. Chính vì thế mà không cần phải thêm những công cụ khác. Access có thể xây dựng ứng dụng từ cơ bản đến nâng cao chương trình cài đặt không quá cồng kềnh và dễ sử dụng vì được xây dựng theo kiểu kéo thả của Microsoft rất dễ dùng, bên cạnh đó cung cấp những công cụ lập trình VBA cho những người muốn tìm hiểu sâu hơn về lập trình”.[2]
Học sinh lớp 12 tập trung đầu tư nhiều vào các môn khối để thi thpt quốc gia, tin học là môn phụ nên học sinh không dành nhiều thời gian để học tập và nghiên cứu.
 Chương trình tin học lớp 12 ở chương II tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsof Access số tiết thực hành nhiều hơn lí thuyết (16/29 tiết thực hành), nội dung các bài thực hành có tính chất nối tiếp và liên kết kiến thức, bài sau sử dụng dữ liệu của bài trước, nội dung mới lạ nên học sinh ngại thực hành. Qua nhiều năm giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận việc tạo hứng thú cho học sinh và giúp học sinh hiểu bài ngay trong các giờ thực hành là rất cần thiết và cũng chưa có tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, đó là lí do tôi chọn đề tài “Chia nhóm để hoàn thành bài toán quản lí bằng cách xây dựng các chương trình cụ thể tạo hứng thú trong các giờ thực hành access ở lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Quán Nho”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Thay đổi phương pháp giảng dạy trong các giờ thực hành để tạo hứng thú cho học sinh và giúp học sinh có thể hiểu bài ngay tại lớp.
 Giúp các em có kĩ năng thực hành Access thông qua cách chia nhóm để giải quyết các bài toán cụ thể và xây dựng các chương trình hoàn chỉnh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 12C1 trường THPT Nguyễn Quán Nho. Lớp 12C1 là lớp khoa học tự nhiên, đặc điểm là học sinh có khả năng tiếp thu nhanh, tinh thần học tập tự giác. Từ việc chia nhóm lớp để hoàn thành các bài toán quản lí cụ thể bằng hệ quản trị cơ sở dữ liệu access trong các giờ thực hành giúp học sinh thấy được lợi ích và những ứng dụng thực tế trong cuộc sống của access và giúp các em có hứng thú với môn học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan. Rút kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi áp dụng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4116/BGDĐT, ngày 08/9/2017 đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo.
“Triển khai có hiệu quả đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2025 (được phê duyệt theo quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ”.[3]
 Trường THPT Nguyễn Quán Nho là trường xa trung tâm cơ sở vật chất còn nghèo, hiện tại trường chỉ có 1 phòng máy gồm 21 máy để phục vụ việc dạy học thực hành nên mỗi giờ thực hành phải ngồi 2hs/ máy. Trên phòng máy có trang bị máy chiếu giúp việc hướng dẫn thực hành và báo cáo thực hành tốt hơn.
 “Việc giảng dạy Tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên. Không thể áp đặt kiến thức của giáo viên hay sách giáo khoa làm chuẩn. Để giúp học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực và sáng tạo của mình với môn tin học lớp 12, làm việc nhóm là một giải pháp hiệu quả; giúp học sinh cố gắng tìm hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm”.[4]
 Ở chương II, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, mục tiêu là để học sinh có kĩ năng cơ bản sử dụng Access và bước đầu tạo lập, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu. Ban đầu học sinh khá hứng thú vì được tìm hiểu một phần mềm mới. Nhưng qua các tiết học tìm hiểu các loại đối tượng Table, Form, Query, Report, mặc dù đã có các bài tập ví dụ của mỗi bài, nhưng học sinh vẫn chưa hình dung được ứng dụng thực tế của Access trong việc quản lí dữ liệu như thế nào, học Access sẽ được ứng dụng trong thực tế ra sao? Dẫn đến việc học sinh cảm thấy khó, không chú trọng vào môn học nữa. Cái mà học sinh cần là thấy một sản phẩm cụ thể được tạo ra từ những gì mình đã học, sẽ học về Access và ứng dụng thực tiễn của nó. Từ đó mới kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh để có thể đạt được mục tiêu đề ra khi tìm hiểu nội dung này.
 Ở sách giáo khoa có 3 bài toán quản lí được đề cập trong các bài thực hành đó là: Bài toán quản lí học sinh (bài tập thực hành 2), bài toán quản lí thư viện (bài tập thực hành 1), bài toán quản lí bán hàng (bài tập thực hành 5). Việc chia nhóm hoàn thành 3 bài toán cụ thể sẽ kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh để có thể đạt được mục tiêu đề ra khi tìm hiểu nội dung này.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy với nhiều đối tượng học sinh, nên cách các em học và hiểu bộ môn này cũng theo nhiều cách khác nhau. Khi giảng dạy trên một tập thể học sinh, cụ thể với chương trình tin học 12 - tìm hiểu về cơ sở dữ liệu có thể thấy một thực tế hiện lên đó là các em càng học, càng có xu hướng không hứng thú và yêu thích môn học, học sinh có cảm giác không hiểu bài, kêu khó và ngại suy nghĩ. Nguyên nhân một phần do các em không có điều kiện trong học tập, máy tính không đủ để 1 học sinh/1 máy tính để thực hành ngay nội dung kiến thức vừa học. Một phần do ở lớp cuối cấp, các em chỉ chú trọng những môn học thi trung học phổ thông quốc gia. Và một nguyên nhân nữa, đó là sự truyền đạt kiến thức cho các em chưa thật sự hiệu quả, chưa thật sự giúp học sinh hiểu bài nhanh. Một nội dung không hiểu sẽ kéo theo nhiều nội dung khác khó hiểu.
Lớp 12 c1 có 37 học sinh theo khảo sát thăm dò những em có máy tính ở nhà phục vụ việc học tập thì chỉ có 4/37 học sinh có máy vi tính chiếm (0.1%). Số học sinh thực hành ở nhà sau khi học trên lớp là 1/4 học sinh.
Kết quả thăm dò về khả năng hứng thú với môn học bằng phiếu kín:
Hứng thú
Bình thường
Ngại học
Số lượng
5
22
10
Tỉ lệ %
13.5
59.5
27
Trong chương trình tin học 12, Khi tìm hiểu Access với các kiến thức khá trừu tượng, mặc dù những phần minh họa trên mỗi phần học (Table, Query, Form, Report) là một ví dụ nhưng còn rời rạc, chưa có tính kế thừa, làm cho người học đôi khi thấy còn quá trừu tượng, không hình dung ra cơ sở dữ liệu sau khi tạo ra hoàn chỉnh sẽ như thế nào, ứng dụng ra sao, chưa khơi gợi sự hứng thú và chủ động trong học tập.
 Từ thực trạng và những mâu thuẫn, việc chia nhóm để hoàn thành bài toán quản lí bằng cách xây dựng các chương trình cụ thể trong các giờ thực hành sẽ thúc đẩy người học tích cực, chủ động trong học tập, dễ dàng tiếp thu kiến thức và áp dụng nó, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Sau khi nghiên cứu, phân tích sách giáo khoa với 3 bài toán quản lí cơ bản của các bài thực hành là bài toán quản lí học sinh, bài toán quản lí thư viện và bài toán quản lí bán hàng tôi đã đưa ra phương pháp dạy học như sau:
2.3.1 Thực hiện chia nhóm học sinh :
Thực hiện lớp thành 3 nhóm để giải quyết 3 bài toán theo nội dung thực hành chương II hoàn thành chương trình cụ thể:
 Có rất nhiều cách để chia nhóm và giáo viên chọn cách chia nhóm theo sở thích. “Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn để tạo thành một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau.”[4]
Giáo viên cho học sinh tự chọn bạn để tạo nhóm với số lượng nhóm từ 12-13 bạn theo số lượng học sinh của lớp là 37 học sinh. Các nhóm nộp danh sách của nhóm mình và cử trưởng nhóm phụ trách ( Tên nhóm trưởng được in đậm trong danh sách)
Nhóm 1:
STT
 HỌ TÊN
STT
HỌ TÊN
1
Trần Thị Vân Anh
7
Nguyễn Thị Bình
2
Hàn Thị Hà
8
Vũ Thị Hảo
3
Quản Thu Huyền
9
Bùi Văn Lâm
4
Lê Phương Linh
10
Đỗ Thị Loan
5
Đặng Thanh Nam
11
Phạm Ngọc Nam
6
Vũ Thị Linh
12
Đỗ Ngọc Dũng
Nhóm 2:
STT
 HỌ TÊN
STT
HỌ TÊN
1
Vũ Duy Bảo
7
Lê Văn Dương
2
Lê Văn Dưỡng
8
Trần Trọng Đạt
3
Nguyễn Thị Hằng
9
Trần Thị Minh Huyền
4
Hoàng Thị Phượng
10
Nguyễn Thị Thanh
5
Cao Thị Thuý
11
Đỗ Ngọc Tỉnh
6
Lê Quang Tuấn
12
Lê Chúc Tùng
Nhóm 3:
STT
 HỌ TÊN
STT
HỌ TÊN
1
Nguyễn Thị Hà
7
Nguyễn Tiến Đạt
2
Hoàng Thị Huyền
8
Nguyễn Hoài Linh
3
Nguyễn Thị Phương
9
Nguyễn Thị Ngọc
4
Đỗ Thị Quý
10
Nguyễn Thị Thảo
5
Đỗ Thị Uyên
11
Lê Hồng Vĩ
6
Nguyễn Thị Trang
12
Hoàng Thị Thương
13
Nguyễn Thị Thu Huyền
2.3.2 Thực hiện giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
 Nhóm 1: Bài toán quản lí học sinh.
 Nhóm 2: Bài toán quản lí thư viện.
 Nhóm 3: Bài toán quản lí bán hàng.
2.3.3 Giáo viên xây dựng nội dung cho từng bài thực hành 
 Do nội dung các bài thực hành trong sách giáo khoa chỉ có nội dung của 1 bài toán quản lí tương ứng với 1 nhóm cụ thể nên để áp dụng phương pháp thì giáo viên phải chuẩn bị nôi dung yêu cầu thực hành cho 2 nhóm còn lại:
 Bài tập thực hành 2,3,4,6,7,8: Xây dựng hệ thống câu hỏi yêu cầu thực hành cho nhóm 2, 3.
 Bài tập thực hành 5: Xây dựng yêu cầu thực hành cho nhóm 1, 2.
2.3.4 Quá trình thực hiện:
2.3.4.1 Bài tập thực hành số 2: Tạo cấu trúc bảng:
 Tiết 11 theo PPCT các nhóm thực hiện phân tích bài toán, xây dựng cơ sở dữ liệu và tạo bảng trên tinh thần thảo luận trong nhóm dựa vào kiến thức đã học (ở phần 4 bài 2: Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu).
Tiết 13 theo PPCT giáo viên chỉ định 1 nhóm bất kì lên trình bài các cách tạo bảng và các bảng dữ liệu của nhóm mình xây dựng bằng máy chiếu.
2 nhóm còn lại, giáo viên sẽ đặt những câu hỏi về cách xây dựng cơ sở dữ liệu, cách quản lí của bài toán, cách khai báo dữ liệu, cách chọn khoá mà nhóm vừa trình bày:
Một số câu hỏi được đặt ra với nhóm 1 như:
-Bài toán quản lí học sinh thì đối tượng quản lí là gì? Sẽ quản lí nhưng thông tin nào của đối tượng?
-Các bảng dữ liệu cần có cho bài toán?
Nhóm 1 cử 1 bạn đại diện trả lời các câu hỏi của nhóm và của giáo viên.
Tương tự với 2 nhóm còn lại nếu còn thời gian.
Cuối buổi giáo viên tổng hợp, nhận xét kết quả các nhóm.
Kết quả đạt được sau bài tập thực hành 2 của nhóm 1:
2.3.4.2 Bài tập thực hành 3: 
 Với mục đích và yêu cầu của bài là: Luyện kĩ năng thao tác trên bảng và sử dụng các công cụ lọc, sắp xếp để kết xuất thông tin từ bảng.[1]
 Tiết 16 theo PPCT các nhóm tự thực hành theo các thao tác được học về các thao tác cơ bản trên bảng dữ liệu nhóm mình đã tạo ở bài thực hành trước để nắm bắt, hiểu các thao tác
Nhóm 1 thực hiện các thao tác thực hành theo nội dung sách giáo khoa.
Nhóm 2,3 thực hiện theo nội dung yêu cầu của giáo viên dạy:
Nhập dữ liệu cho các bảng, thực hiện các thao tác thêm, sửa, xoá trên bảng đã được tạo trước đó.
 Tiết 17 các nhóm đặt câu hỏi và yêu cầu nhóm còn lại thực hiện thao tác như sắp xếp, lọc, tìm kiếm trên máy chiếu theo nội dung câu hỏi.
Ví dụ một số câu hỏi được đặt ra với nhóm 3:
-Lọc trên bảng khách hàng những khách hàng có địa chỉ ở Thiệu Quang?
-Sắp xếp các mặt hàng trong bảng mặt hàng theo thứ tự tăng dần của đơn giá?
-Tìm trong bảng hoá đơn những mặt hàng được giao ngày 3/2/2018?...
Một số kết quả đạt được của nhóm 3:
Lọc các khách hàng có địa chỉ ở Thiệu Quang:
Lọc theo ngày giao hàng:
2.3.4.3 Bài tập thực hành 4: Tạo biểu mẫu đơn giản
 Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của bài thực hành: 
Tạo biểu mẫu, chỉnh sửa biểu mẫu trong chế độ thiết kế, nhập dữ liệu cho bảng bằng biểu mẫu, cập nhật và tìm kiếm thông tin.[1]
Tiết 20 theo PPCT với yêu cầu chung tất cả các nhóm tạo biểu mẫu nhập dữ liệu với tất cả các bảng được tạo trong bài toán quản lí theo cách dùng thuật sĩ
Tiết 21 các nhóm trình bày sản phẩm của mình bằng máy chiếu
Giáo viên hướng dẫn thêm cho các nhóm cách chỉnh sửa phông chữ, di chuyển các trường trong chế độ thiết kế.
Kết quả đạt được của nhóm 2: 
2.3.4.4 Bài tập thực hành 5: Liên kết giữa các bảng
Liên kết là thao tác cần thiết kết nối các bảng với nhau để kết xuất thông tin. Dựa theo các bước trong kĩ thuật tạo liên kết giữa các bảng các nhóm hoàn thiện liên kết trong các bảng dữ liệu của nhóm mình.
Các nhóm cử học sinh đại diện trình bày trên máy chiếu, trong quá trình đó giáo viên hỏi thêm các câu hỏi về xoá, sửa liên kết.
Kết quả đạt được của các nhóm:
2.3.4.5 Bài thực hành 6-7 
 Mẫu hỏi trên 1 bảng và mẫu hỏi trên nhiều bảng
Mẫu hỏi là một nội dung khó trong cách tạo cách đối tượng của Access nên cần có sự hướng dẫn, làm mẫu của giáo viên giúp học sinh thực hiện thao tác.
Với mục đích, yêu cầu của bài là: “làm quen với mẫu hỏi kết xuất thông tin từ một bảng, tạo được những biểu thức điều kiện đơn giản, làm quen với mẫu hỏi có sử dụng gộp nhóm ở mức độ đơn giản”[1]. Căn cứ vào đó giáo viên đưa ra yêu cầu với từng nhóm:
Ví dụ đối với nhóm 1:
 Khai thác cơ sở dữ liệu quản lí học sinh, tạo mẫu hỏi đưa ra danh sách học sinh có điểm thi học kì 1>= 6.
Yêu cầu học sinh trình bày các bước và thao tác trên máy chiếu để cả lớp theo dõi, 2 nhóm còn lại đặt thêm các câu hỏi liên quan:
Kết quả của nhóm 1:
Mẫu hỏi trên 1 bảng :
Mẫu hỏi trên nhiều bảng:
2.3.4.6 Bài tập thực hành 8: Tạo báo cáo
 Báo cáo là hình thức khi cần tổng hợp, trình bày và in dữ liệu. Học sinh cần có kĩ năng cơ bản để tạo báo cáo bằng thuật sĩ.
 Ngoài những nội dung yêu cầu có trong sách giáo khoa giáo viên cần chuẩn bị một số câu hỏi cho các nhóm không có trong nội dung bài thực hành
Nhóm 1: Thực hiện theo yêu cầu của sách giáo khoa.
Nhóm 2: Tạo báo cáo thống kê các loại sách có trong thư viện tăng dần theo số lượng?
Tạo báo cáo để in danh sách những sách được mượn trong 1 ngày cụ thể?
Nhóm 3:Tạo báo cáo thống kê các khách hàng có địa chỉ ở Thiệu Quang?
 Tạo báo cáo để in danh sách các mặt hàng đã được bán trong 1 ngày cụ thể?
2.3.4.7 Bài tập thực hành tổng hợp:
 Giáo viên cho học sinh kiểm tra 15, làm bài độc lập để đánh giá quá trình học của từng học sinh sau khi thực hành, làm việc nhóm tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsof Access. 
Nội dung đề kiểm tra như sau:
1/ Tạo CSDL Quản lý thi Nghề PT, đặt tên là tên của mình gõ không dấu 	(1đ)
Lưu bài: D:\KT15\tenhocsinh.mdb
2/ Tạo các bảng sau: 	 (3đ)
	DANH_SACH (Số báo danh, Họ và Tên, Ngày Sinh, Giới Tinh, Lớp)
	DIEM_THI (Số báo danh, điểm thực hành, điểm lý thuyết)
3/ Chọn khóa chính và tạo liên kết cho các bảng trên.	(3đ)
4/ Nhập dữ liệu cho các bảng. 	(3đ)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Chia nhóm để hoàn thành bài toán quản lí bằng cách xây dựng các chương trình cụ thể tạo hứng thú trong các giờ thực hành access ở lớp 12c1 trường THPT Nguyễn Quán Nho” tôi nhận thấy sáng kiến đã mang lại hiệu quả tích cực, học sinh rất háo hứng và hứng thú với các giờ thực hành, cả lớp đều cố gắng tìm hiểu để đạt kết quả cao trong môn học và kết quả có sự tiến bộ qua các bài kiểm tra trong năm học 2017-2018 vừa qua. 
Kết quả kiểm tra của học sinh lớp 12 C1 ở tiết kiểm tra 45 phút tiết 12 theo phân phối chương trình
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng
7
22
8
0
0
Tỉ lệ %
18.9
59.5
21.6
0
0
Kết quả kiểm của học sinh lớp 12 C1 ở tiết kiểm tra 45 phút tiết 30 theo phân phối chương trình
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng
10
24
3
0
0
Tỉ lệ %
27
64.9
8.1
0
0
Kết quả kiểm của học sinh lớp 12C1 ở bài kiểm tra 15 phút của bài thực hành tổng hợp sau khi áp dụng hoàn chỉnh phương pháp chia nhóm để thực hành như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Số lượng
27
7
3
0
0
Tỉ lệ %
73
25.9
8.1
0
0
 Trong năm học vừa qua, ngoài việc giúp các em hứng thú trong các giờ học tôi nhận thấy các em học tập 1 cách tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các em trong nhóm giúp đỡ nhau cùng học, cùng tiến bộ, ngoài ra còn giúp các em có khả năng trình bày trước đám đông như em Lê Văn Dương, em Vũ Thị Hảo. Các em có thể tự xây dựng 1 chương trình quản lí nhỏ của mình bằng Access. Ngoài ra tôi nhận thấy rất nhiều em yêu thích môn tin như đăng kí thi đại học chuyên ngành công nghệ thông tin: Em Nguyễn Tiến Đạt đăng kí thi khoa công nghệ thông tin trường Học viện kĩ thuật mật mã, em Quản Thu Huyền đăng kí thi ngành hệ thống thông tin quản lí trường Học viện tài chính, em Đỗ Ngọc Tỉnh đăng kí khoa công nghệ thông tin của 4 trường: Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Học viện kỹ thuật quân sự, Đại học công nghiệp Hà Nội. Em Nguyễn Thị Thảo đăng kí thi khoa công nghệ thông tin trường Đại học công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, em Đỗ Thị Uyên đăng kí thi khoa công nghệ thông tin trường: Học viện nông nghiệp Việt Nam..
 Ngoài ra tôi còn tham mưu cho bên đoàn trường nên tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng tin học trẻ với nội dung “xây dựng các phần mềm bằng các kiến thức đã học và ứng dụng thực tế trong cuộc sống” tạo nguồn cho cuộc thi tin học trẻ do tỉnh đoàn tổ chức hàng năm.
 3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trường THPT Nguyễn Quán Nho là trường cách xa trung tâm, học sinh đa số là con nông dân, điều kiện kinh tế còn khó khăn, chưa có điều kiện mua máy vi tính ở nhà để phục vụ cho việc học tập nên thời gian học các giờ thực hành chủ yếu là ở trên trường nên việc chia nhóm giúp các em thực hành để hiểu bài ngay trên lớp để các em có hứng thú và đạt kết quả cao là rất thiết thực và cần thiết. Và có thể kết luận về lợi ích của phương pháp mang lại sau khi áp dụng là: Đa số học sinh hứng thú trong giờ thực hành, có các kĩ năng cơ bản trên máy tính, khả năng làm việc nhóm và sự tự tin khả năng trình bày trước đám đông, có thể hiểu bài dễ dàng trong giờ học, hiểu được tầm quan trọng của môn học và ứng dụng thực tế của access vào cuộc sống.
Nhà trường có phòng thực hành được trang bị máy chiếu để việc hoạt động nhóm và trình bày kết quả, hướng dẫn nội dung bài học rất thuận tiện.Việc dạy học đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Khả năng ứng dụng đề tài này vào toàn những đối tượng phù hợp( Các lớp khối với độ tiếp thu nhanh, ý thức học tập tốt) sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Sau quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế trong dạy học các giờ thực hành, cách dạy theo nhóm, tôi cũng áp dụng vào 1 số nội dung thực hành nhỏ trong các bài thực hành tin học lớp 10. Tôi cũng trao đổi phương pháp với đồng nghiệp để áp dụng vào dạy học bộ môn.
Tuy nhiên đề tài chỉ mới nghiên cứu ở phạm vi hẹp, lớp 12C1 với đối tượng học sinh lớp khối có độ tiếp thu bài nhanh, khả năng làm việc tập thể và ý thức học tập tốt, rất mong được sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi hơn.
3.2. Kiến nghị
 Đối với giáo viên, phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, tìm hiểu những cái mới, tìm hiểu đối tượng học sinh để có phương phá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chia_nhom_de_hoan_thanh_bai_toan_quan_li_bang_cach_xay.doc
  • docbia.doc