SKKN Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện đối với thư viện trường đạt CQG - Trường THCS Quang Hiến

SKKN Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện đối với thư viện trường đạt CQG - Trường THCS Quang Hiến

Thư viện trường học là một bộ phận vô cùng quan trọng, không chỉ là nơi lưu trữ và cho mượn tài liệu, thư viện còn là cơ quan truyền thông, nhằm mục đích cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh; là động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường, nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập và giảng dạy trong nhà trường. Điều 1, Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 về Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã nêu rõ: Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. [2]

doc 19 trang thuychi01 6652
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện đối với thư viện trường đạt CQG - Trường THCS Quang Hiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thư viện trường học là một bộ phận vô cùng quan trọng, không chỉ là nơi lưu trữ và cho mượn tài liệu, thư viện còn là cơ quan truyền thông, nhằm mục đích cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh; là động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường, nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập và giảng dạy trong nhà trường. Điều 1, Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 về Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã nêu rõ: Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường. [2]
Đối với một đơn vị trường học đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia (CQG) thì thư viện lại càng quan trọng, bởi đây không chỉ là điều kiện để công nhận và công nhận lại một trường đạt CQG (Điều 7-Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT quy định: “Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học”[3]), mà thư viện góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nó là công cụ phục vụ mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), là linh hồn của một nhà trường, là nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người. Nó không chỉ giúp cho Thầy và trò nhà trường dạy tốt, học tốt mà nó còn góp phần mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và phông văn hóa cá nhân. [1]
Trên cơ sở nền tảng trường trung học cơ sở (THCS) Quang Hiến đã được UBND tỉnh công nhận trường THCS đạt CQG, thư viện nhà trường đã được công nhận là thư viện Tiên tiến; trong cương vị là một lãnh đạo quản lý, bản thân tôi luôn quan tâm đến việc phát huy hiệu quả nền tảng các tiêu chuẩn của một trường CQG mà đơn vị đã phấn đấu đạt được, trong đó đặc biệt ưu tiên cho chỉ đạo tổ chức hoạt động thư viện nhằm nâng cao chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh. Vì vậy, tôi chọn đề tài“Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện đối với thư viện trường đạt CQG - trường THCS Quang Hiến” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm trong quản lý trường học để từ đó nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thực hiện tốt hơn nữa hoạt động thư viện ở trường THCS Quang Hiến. 
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tổ chức các hoạt động của thư viện trường học đảm bảo các tiêu chuẩn của thư viện Tiên tiến và thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thường xuyên khai thác, tìm kiếm các thông tin, bồi dưỡng năng lực, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Đồng thời xây dựng thư viện là nơi có thể thực hiện các hoạt động giải trí, giảm bớt căng thẳng sau các giờ học trên lớp của học sinh theo tinh thần học mà chơi - chơi mà học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình thư viện và các loại hình hoạt động thư viện hiệu quả, phù hợp đối với thư viện trường THCS Quang Hiến, là nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia, thư viện đạt tiêu chuẩn tiên tiến.
 4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu, quan sát và nhận định, đánh giá vấn đề; 
- Phương pháp thực nghiệm và tổng kết kinh nghiệm. 
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Theo UNESCO thì thư viện được hiểu “...là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”[1]. Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng hành với con người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày nay, tầm quan trọng của thư viện chưa hề giảm đi, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, thư viện vẫn chưa mất đi những giá trị nhân văn của mình, có chăng là sự thay đổi vai trò để thích ứng.
Khi nói đến thư viện người ta nghĩ ngay đến sách và ngược lại nói đến sách chúng ta phải nói đến thư viện. Thư viện  trường học là nơi lưu giữ sách, tài liệu, là nơi bạn đọc đến để mượn sách, tìm kiếm thông tin, đáp ứng mọi nhu cầu đọc của bạn đọc. Trong Điều 2, Chương 2, Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 về Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã nêu: Thư viện có nhiệm vụ “Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh”; “Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”. [2]
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục của Đảng là “đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, lành mạnh, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế”[4], chúng ta không thể bỏ qua sự tham gia tích cực của thư viện trường học. Có thể nói thư viện là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, thư viện trường học là một bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. 
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường. Thư viện giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các ấn phẩm mà học sinh đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về khoa học và về cuộc sống. Qua những trang sách, các em thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên trì và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Từ đó hình thành những đức tính tốt đẹp trong nhân cách của các em, nuôi dưỡng ý chí phấn đấu để đạt được ước mơ hoài bão của cuộc đời.
Tuy nhiên, vai trò quan trọng và giá trị của thư viện mang lại cho người đọc chỉ được quản lý và phát huy tác dụng tích cực khi công tác thư viện được tổ chức tốt. Tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu kiến thức cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Chỉ có như vậy mới phát huy văn hóa đọc cho thế hệ tương lai của đất nước, và hướng tới cho thế hệ ấy một thói quen tốt sao cho không thờ ơ với những kho tri thức vô tận ngay trong chính ngôi trường của mình. 
Hoạt động thư viện bao gồm các công việc trong một quy trình xử lý nghiệp vụ sách báo: bổ sung, tổ chức tài liệu, mô tả nội dung và hình thức tài liệu, xây dựng bộ máy lưu trữ và tra cứu thông tin, bảo quản tài liệu, nghiên cứu nhu cầu đọc, hướng dẫn và tổ chức hoạt động đọc, biên soạn thư mục và một số công tác khác. Đây cũng chính là nội dung để xem xét, đánh giá chất lượng của một thư viện trường học theo tiêu chí CQG. Điều 12, chương IV, Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT cũng nêu rõ: “Công tác tổ chức và hoạt động thư viện phải là một nội dung quan trọng trong đánh giá để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và danh hiệu thi đua hàng năm”[2].
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Thực trạng chung
Ngày nay, Internet ngày càng phát triển và phủ sóng rộng khắp, các thiết bị thông minh đáp ứng mọi nhu cầu cho việc truy cập, tiếp cận thông tin ở mọi lúc, mọi nơi trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần một cú click chuột là có thể tìm được nhanh chóng thông tin mình cần, và lẽ dĩ nhiên nhiên nhiều người sẽ chọn cách này hơn là cất công lên thư viện, rồi phải làm thẻ, tra cứu sách có lẽ bởi vậy mà học sinh ngày càng thờ ơ với thư viện, không thích cách đọc sách báo, tìm kiếm thông tin theo cách truyền thống.
Xây dựng thư viện chuẩn là một tiêu chí của trường CQG, để xây dựng được một thư viện đạt tiêu chuẩn phải đầu tư một khoản kính phí khá lớn cho cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị bao gồm: kho sách, phòng đọc, bàn ghế, giá để sách, máy tính kết nối Internet, các loại sách giáo khoa (SGK), sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách pháp luật, sách thiếu nhi, báo, tạp chí và rất nhiều các điều kiện khác kèm theo...Mặc dù thế, thư viện trường học vẫn chưa được bạn đọc mặn mà lui tới thường xuyên, công suất sử dụng thư viện ở trường học còn rất nhiều hạn chế. Số học sinh đến đọc sách ở thư viện thì chủ yếu đọc truyện các loại, các tài liệu, sách chuyên môn ít được học sinh quan tâm. Đấy là một lãng phí để lại những hệ lụy thật đáng buồn. Đáng lo ngại hơn khi mà những kho tri thức trong sách báo giấy nơi thư viện được đầu tư tiền tỷ đặt ngay giữa môi trường sư phạm hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia đang dần mất đi hoặc bị tước đi chức năng vốn có của nó. Một khi những thế hệ tương lai của chúng ta xa rời kho tri thức thì sẽ kéo theo một nền giáo dục què quặt. Kiến thức ở trường là cần nhưng chưa đủ, bài tập ở nhà là đủ nhưng chưa sâu. Muốn cho kiến thức sâu thì các em cần tìm đến thư viện trường học. Có thể ví thư viện trường học như cánh tay phải của nền giáo dục, một khi cánh tay phải ấy yếu thì làm mọi việc đều vô cùng khó khăn. 
Bên cạnh vấn đề về bạn đọc, một thực tế không thể làm ngơ là cán bộ thư viện (CBTV) trong các trường học hiện nay cơ cấu chưa đủ và chưa có chuyên môn cao. Trình độ chuyên môn của họ hoặc là được đào tạo theo “cơ chế” mở một thời của các trung tâm đào tạo; hoặc là do giáo viên dôi dư làm kiêm nhiệm đi tiếp thu nghiệp vụ từ 10 ngày đến 1 tháng lấy chứng chỉ để làm công tác thư viện; có một bộ phận thậm chí chưa được tập huấn nghiệp vụ nên năng lực về chuyên môn nghiệp vụ rất hạn chế. Mặt khác, CBTV trường học hiện nay phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác như văn thư, tạp vụ, thủ quỹ; mức lương của họ khá thấp do không có phụ cấp ưu đãi do vậy họ chưa thực sự tâm huyết với nghề.
Đối với ngành giáo dục huyện Lang Chánh có 12 trường THCS, ở tất cả các trường đều có một hệ thống thư viện, đã có 7/12 thư viện chuẩn, trong đó có 5 thư viện Tiên tiến. CBTV có 7 biên chế trên tổng số 12 nhu cầu. Điều đáng quan tâm là do thuyên chuyển công tác và do định mức biên chế của ngành trong những năm vừa qua nên đã chấm dứt hợp đồng một số CBTV, dẫn đến có 3/7 thư viện đã đạt chuẩn nhưng không còn có CBTV, làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động thư viện tại các nhà trường nói riêng và toàn ngành nói chung. Đây là một thực trạng mà bản thân nội lực của nhà trường hay của ngành không thể tự tháo gỡ. 
2. Thực trạng hoạt động thư viện ở trường THCS Quang Hiến
Trường THCS Quang Hiến được tách lập từ năm 1996, ngay từ khi mới tách lập nhà trường đã có thư viện riêng. Tuy nhiên hoạt động thư viện trong suốt hơn 15 năm tiếp theo chỉ với chức năng là kho sách nghèo nàn chủ yếu là SGK do nhà nước cấp hàng năm, thủ thư là giáo viên kiêm nhiệm tổ chức cho học sinh mượn vào đầu năm học, thu về cuối mỗi năm học. Đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục, hoạt động thư viện của nhà trường cũng đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trong nhà trường. Bám vào hướng dẫn nhiệm vụ hàng năm, căn cứ vào các văn bản của Chính phủ và của Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) như: Pháp lệnh Thư viện; Quyết định ban hành tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Quy chế tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông; Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông... Nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình xây dựng thư viện chuẩn song song với việc củng cố, hoàn thiện các tiêu chí xây dựng trường đạt CQG.
Tháng 6/2013, thư viện nhà trường đã được công nhận thư viện Tiên tiến trước khi công nhận trường CQG một năm (năm 2014 trường đạt CQG). CBTV có trình độ trung cấp Thư viện - thiết bị, nhà trường phân công nhiệm vụ quản lý và tổ chức hoạt động thư viện. Do cơ cấu nhân viên hành chính của nhà trường chỉ có 02 người (01 kế toán) nên trường bố trí kiêm nhiệm thêm văn thư, thủ quỹ và tạp vụ. Có thể nói nhiệm vụ của CBTV khá nặng nề nên không thể chỉ tập trung chuyên tâm cho công tác thư viện.
Mặc dù đã đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến song hoạt động thư viện còn có nhiều khó khăn dẫn đến những tồn tại hạn chế cơ bản trong tổ chức hoạt động thư viện của nhà trường. Có thể dẫn ra 5 vấn đề cùng nguyên nhân của những tồn tại hạn chế cơ bản đó như sau: 
+ Thứ nhất: Vốn tài liệu chưa được phong phú, đa dạng; số lượng và chủng loại sách, báo, tài liệu đủ tiêu chuẩn quy định nhưng nội dung chưa thực sự bắt kịp với sự phát triển và đổi mới của đất nước; những tài liệu mới phát hành thường là cập nhật không kịp thời; tài liệu bổ sung không thường xuyên, chủ yếu nguồn tài liệu của thư viện là do nhà nước cấp và một phần kinh phí của đơn vị.
Nguyên nhân là do điều kiện kinh phí của nhà trường eo hẹp không đủ trang trải cho nhu cầu phục vụ chuyên môn ngày càng cao, trong khi nhà trường chưa có giải pháp huy động các nguồn lực để bổ sung tài liệu cho thư viện.
+ Thứ hai: Mô hình tại trường là Thư viện truyền thống, hoạt động được tổ chức theo hình thức kho đóng, bạn đọc tự tra cứu thư mục, đăng ký mượn (ghi sổ mượn) đọc tại chỗ (phòng đọc) hoặc mượn về nhà theo lịch hoạt động quy định thời gian phục vụ trong tuần, rồi đến lịch trả sách cũng phải tuân thủ quy trình khá mất thời gian, bất tiện cho học sinh. 
Nguyên nhân là CBTV phải kiêm nhiệm nhiều việc nên buộc phải quy định lịch cho việc mượn và trả sách, không thể phục vụ liên tục, đáp ứng nhu cầu bạn đọc như một người chỉ chuyên tâm cho một công việc.
+ Thứ ba: Thư viện có phòng đọc đủ chỗ ngồi tối thiểu theo quy định cho giáo viên và học sinh, nhưng là phòng chung nên rất bất tiện cho việc đọc sách của học sinh, các em ít đến thư viện đọc sách. 
Nguyên nhân tại bởi tâm lý e ngại khi ngồi chung cùng thầy cô giáo, cảm giác mất tự do không được thoái mái như khi chỉ có bạn bè.
+ Thứ tư: Hơn 90% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số, bản tính nhút nhát, khả năng ngôn ngữ hạn chế, thiếu tự tin trong giao tiếp. Hầu như học sinh chưa có thói quen tự đọc sách báo, đặc biệt sách báo giấy. Trong khi đó chúng ta đứng trước sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, với chiếc điện thoại thông minh trên tay, những trò chơi online, các trang mạng xã hội với nhiều thông tin HOT thực sự hấp dẫn hơn nhiều so với trang sách tẻ nhạt. Vì vậy việc thờ ơ với sách, không thích đọc, báo của học sinh trở nên dễ hiểu. 
Nguyên nhân là do nhà trường mà trực tiếp là các giáo viên chưa định hướng tốt cho học sinh, chưa có giải pháp tạo thói quen đọc sách và hình thành văn hóa đọc cho học sinh; thư viện chưa tổ chức được các hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện.
+ Thứ năm: Chuyên môn nghiệp vụ của CBTV chưa sâu, năng lực và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động thư viện còn hạn chế, kĩ năng phục vụ chưa cao nên chưa thực sự trở thành cầu nối giữa bạn đọc và vốn tài liệu. 
Nguyên nhân một phần do trình độ đào tạo của CBTV thấp, ít được tham gia thực tế học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động và giao tiếp với bạn đọc; mặt khác chưa phát huy tốt vai trò của tổ công tác thư viện để trợ giúp tổ chức hoạt động hiệu quả.
Để khắc phục 5 vấn đề nêu trên cần phải có hệ thống giải pháp phù hợp, thực hiện linh hoạt, đúng thời điểm mang tính đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trong nhà trường đã đạt tiêu chuẩn quốc gia.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Bổ sung và phát triển vốn tài liệu có chất lượng cho thư viện một cách thường xuyên
Tài liệu là một trong 4 yếu tố cấu thành nên thư viện. Trong 4 yếu tố, tài liệu là yếu tố đầu tiên mang tính quyết định trong việc xây dựng và phát triển thư viện. Vốn tài liệu không chỉ là tài sản mà còn là cơ sở cho hoạt động hiệu quả của mỗi thư viện, vốn tài liệu càng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu đọc càng lớn và càng có sức thu hút bạn đọc[1]. Bổ sung tài liệu là việc làm hằng năm của mọi thư viện, đây là công đoạn đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ thư viện, bởi vậy cần bổ sung hợp lý và chuẩn xác theo danh mục quy định. Đối với một trường CQG, để duy trì và phát huy các tiêu chuẩn để được công nhận lại ở giai đoạn sau thì hàng năm Hiệu trưởng phải cân đối tài chính mua sắm bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học trong đó có vốn tài liệu cho thư viện. Việc bổ sung và phát triển vốn tài liệu cho thư viện phải tuân thủ nguyên tắc và thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp mới đạt hiệu quả.
* Nguyên tắc bổ sung và phát triển vốn tài liệu: 
Việc bổ sung vốn tài liệu phải được thực hiện bằng kế hoạch do CBTV xây dựng cuối mỗi năm học, số liệu cần bổ sung dựa trên cơ sở kết quả kiểm kê, đánh giá tình hình vốn tài liệu cần bổ sung là bao nhiêu? Chủng loại sách thiếu là gì? nhu cầu dùng thường xuyên là những loại sách nào? Ưu tiên loại tài liệu nào để đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục theo chỉ đạo của ngành... từ đó xác định tài liệu phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường, phù hợp với nhu cầu số đông người sử dụng cả về số lượng và chủng loại sách. Với xu hướng như hiện nay, thư viện nhà trường cần ưu tiên các đầu sách dành cho tuổi mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch sử... 
* Biện pháp phát triển vốn tài liệu:
Với một nhà trường, để có thể đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục, hàng năm bộ phận tài vụ phải rà soát, kiểm kê và đề xuất xây dựng, sửa chữa, mua sắm bổ sung rất nhiều hạng mục CSVC. Trong khi đó nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho các nhà trường ở miền núi thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như trường THCS Quang Hiến rất khiêm tốn (bình quân đạt 100.000.000đ chi cho chuyên môn, sửa chữa nhỏ và chi khác). Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường cần vận dụng linh hoạt các biện pháp huy động tài vật để bổ sung và phát triển vốn tài liệu cho thư viện đạt hiệu quả. Sau đây là các biện pháp chỉ đạo thực hiện đã đem lại hiệu quả cao:
Một là: Điều phối, ấn định kinh phí mua bổ sung sách hằng năm bằng nguồn ngân sách nhà nước. Nghĩa là sau khi có Quyết định giao dự toán đầu năm, Hiệu trưởng chỉ đạo cho kế toán xây dựng kế hoạch chi tiêu tài chính, phân bổ dự toán dành cho phát triển thư viện tối thiểu là 5% kinh phí. Nguồn tài chính này chủ yếu để mua bổ sung các loại tài liệu phục vụ chuyên môn hàng năm. Đây là nguồn tài chính bất di bất dịch thường xuyên hàng năm, không có bất cứ lý do gì cho phép thay đổi mục đích sử dụng.
Hai là: Xây dựng tủ sách dùng chung tại thư viện. Mục đích là góp những tài liệu của mỗi người lại để cho tất cả mọi người cùng sử dụng và làm phong phú thêm nguồn tài liệu của thư viện. Có 2 tủ sách riêng cho 2 đối tượng là giáo viên và học sinh. Cách làm như sau:
+ Tủ sách nghiệp vụ của giáo viên: nhà trường phối hợp với tổ chức công đoàn kêu gọi cán bộ giáo viên (CBGV), nhân viên trong nhà trường tặng hoặc cho thư viện mượn những tài liệu chuyên môn hay, có giá trị mà cá nhân đang sở hữu. Tài liệu này sẽ được CBTV xử lý nghiệp vụ (vào sổ riêng) và quản lý việc mượn/trả theo đúng quy định.
+ Tủ sách học sinh:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_thu_vien_doi_voi_th.doc