SKKN Chỉ đạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

SKKN Chỉ đạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Đây là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp, thực hiện bổ sung, tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. Thông qua hoạt động này, góp phần củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức đã được học qua các môn học văn hoá. Đồng thời, tạo điều kiện cho các em được tham gia vào đời sống cộng đồng, vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn. Trên cơ sở đó, phát triển ở học sinh vốn tri thức phù hợp về một số lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mặt khác, tạo điều kiện cho các em được thực hành, được trải nghiệm, tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. [1]

 Trước đây, ở cấp tiểu học chưa có một chương trình chính thức, cũng không có tài liệu hướng dẫn cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hằng năm, Bộ GD&ĐT chỉ có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện, khiến cho việc chỉ đạo và thực hiện hoạt động này ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, lúng túng; dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình, tài liệu và quy định thời lượng dạy học cho các trường tiểu học. Các lớp học 1 buổi/ngày, một tuần chỉ có 1 tiết. Đối với những lớp học 2 buổi/ngày thì mỗi tuần có 2 hoặc 3 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Khối 1, 2: 3 tiết/tuần. Khối 3, 4, 5: 2 tiết/tuần). Với nội dung chương trình, thời lượng cũng như tài liệu giảng dạy như vậy thì việc chỉ đạo và tổ chức các hình thức sao cho hiệu quả nhất là việc làm không dễ, đòi hỏi mỗi đồng chí cán bộ quản lí phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lí tốt; phải nhiệt tình, năng động, sáng tạo và căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cho phù hợp.

 Là ng¬ười Hiệu trưởng nhà tr¬ường, tôi luôn ý thức đ¬ược vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất l¬ượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Vì thế, tôi luôn trăn trở tìm những biện pháp hữu hiệu, khả thi để chỉ đạo hoạt động dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tôi quyết định chọn đề tài “Chỉ đạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”

 

doc 17 trang thuychi01 6762
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
1
 MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG CỦA SKKN
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học hiện nay. 
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
5
2.3.1
 Xây dựng các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
5
2.3.2
Xây dung kế hoạch chỉ đạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
6
2.3.3
Chỉ đạo hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh
8
2.3.4
Kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp
10
2.4
Hiệu quả của công tác chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp 
14
3
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. Đây là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp, thực hiện bổ sung, tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động trong giờ lên lớp. Thông qua hoạt động này, góp phần củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức đã được học qua các môn học văn hoá. Đồng thời, tạo điều kiện cho các em được tham gia vào đời sống cộng đồng, vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn. Trên cơ sở đó, phát triển ở học sinh vốn tri thức phù hợp về một số lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mặt khác, tạo điều kiện cho các em được thực hành, được trải nghiệm, tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. [1]
 Trước đây, ở cấp tiểu học chưa có một chương trình chính thức, cũng không có tài liệu hướng dẫn cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hằng năm, Bộ GD&ĐT chỉ có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện, khiến cho việc chỉ đạo và thực hiện hoạt động này ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, lúng túng; dẫn đến chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình, tài liệu và quy định thời lượng dạy học cho các trường tiểu học. Các lớp học 1 buổi/ngày, một tuần chỉ có 1 tiết. Đối với những lớp học 2 buổi/ngày thì mỗi tuần có 2 hoặc 3 tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Khối 1, 2: 3 tiết/tuần. Khối 3, 4, 5: 2 tiết/tuần). Với nội dung chương trình, thời lượng cũng như tài liệu giảng dạy như vậy thì việc chỉ đạo và tổ chức các hình thức sao cho hiệu quả nhất là việc làm không dễ, đòi hỏi mỗi đồng chí cán bộ quản lí phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lí tốt; phải nhiệt tình, năng động, sáng tạo và căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cho phù hợp. 
 Là người Hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Vì thế, tôi luôn trăn trở tìm những biện pháp hữu hiệu, khả thi để chỉ đạo hoạt động dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tôi quyết định chọn đề tài “Chỉ đạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Từ yêu cầu của việc đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh, từ việc khảo sát thực tế chất lượng học sinh, bản thân đã chủ động nghiên cứu đề tài này, từ đó đề ra và thực nghiệm những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài này tập trung chủ yếu vào thực trạng chỉ đạo công tác giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học hiện nay; đề ra những giải pháp đã áp dụng thành công ở đơn vị Trường TH Thiệu Nguyên trong năm học 2016-2017; đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm đề tài và nêu lên một số kinh nghiệm cũng như đề xuất để có thể thực hiện tốt hơn công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong các trường Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo, tôi đã tiến hành các giải pháp điều tra thực trạng, thu thập thông tin, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp thực hiện. Thường xuyên kiểm tra kết quả thực hiện để điều chỉnh kế hoạch và các biện pháp thực hiện. Xây dựng kế hoạch và nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh để khẳng định tính hiệu quả của đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định cụ thể tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định 51/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại điều 26 ghi rõ : “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý học sinh lứa tuổi tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.” [2]
 Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hoá, xã hội của dân tộc. Chính từ những hoạt động như : lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp cho các em biết tự học tập, tự rèn luyện và tự hoàn thiện mình. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em mối quan hệ phong phú đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định, gắn với giáo dục cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống.
  Từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào một số môn học phù hợp và chuyển tải trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp từ bậc tiểu học cho đến Trung học phổ thông. Đặc biệt là phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã thể hiện qua các hoạt động ngoài giờ tạo nên những sân chơi bổ ích cho trẻ em, đồng thời thông qua những hoạt động trò chơi tương tác, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, tham quan các di tích lịch sử, tham gia dọn vệ sinh bảo vệ môi trường... để từ đó xây dựng và hình thành cho học sinh tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm, những kỹ năng tích cực trong việc học tập và rèn luyện một cách linh hoạt. Nhằm từng bước đưa giáo dục kỹ năng sống hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả cho học sinh tiểu học, giúp cho các em xây dựng hành vi thói quen tốt trong môi trường hoạt động cụ thể và điều chỉnh hành vi thói quen đúng theo phương châm Giáo dục kỹ năng sống : “Sống an toàn, sống khoẻ, sống lành mạnh.” [3]
2.2. Thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học hiện nay.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, đã được các cấp quản lý giáo dục các trường, đội ngũ giáo viên cũng như được cộng đồng quan tâm. Hầu hết các nhà trường đã tích cực, chủ động lên kế hoạch chỉ đạo công tác Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo đúng tinh thần chỉ đạo của các cấp quản lí. Chính vì thế, chất lượng học sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh năng động hơn, tự tin hơn và biết quan tâm, chia sẻ với mọi người nhiều hơn.
Bên cạnh đó cũng còn không ít trường do không xác định đúng mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay, ngại đổi mới nên bằng lòng với kết quả giáo dục hiện tại. Vì thế Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã bị xem nhẹ, chỉ chú tâm dạy các hoạt động trên lớp, nhất là các môn Toán và Tiếng Việt; dẫn đến học sinh tuy lý thuyết thì nhiều nhưng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống hạn chế, kĩ năng sống kém, thiếu tự tin, thiếu năng động. Công tác chỉ đạo mang tính hình thức, chỉ lên kế hoạch để đảm bảo cho công tác kiểm tra của cấp trên mà không tổ chức thực hiện, thậm chí có trường còn lúng túng trong công tác chỉ đạo bởi vì tài liệu hướng dẫn dạy dọc cho từng tiết không có. Cũng có trường do không làm tốt công tác tổ chức nên phân công giáo viên phụ trách cũng như giáo viên dạy không phù hợp với năng lực chuyên môn và uy tín trước học sinh và phụ huynh. Giáo viên chỉ tổ chức các hình thức hoạt động đơn điệu, nhàm chán mà không biết khơi dậy và phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh, không có khả năng lựa chọn các hình thức phù hợp với các chủ điểm của từng tháng để lôi cuốn tất cả học sinh tham gia một cách hào hứng mà hiệu quả giáo dục cao.
Mặt khác, việc xác định nội dung hoạt động theo từng chủ điểm của từng tháng ở một số nhà trường chưa trọng tâm, chưa đúng hướng. Chưa nghiên cứu kĩ chương trình nên chưa biết cách lồng ghép các hoạt động cho phù hợp. Nội dung này phần lớn do người dạy đảm nhiệm mà cán bộ quản lí trong nhà trường thì lơ là, phó mặc cho giáo viên. Khi tổ chức các hoạt động, giáo viên chủ yếu cung cấp kiến thức và yêu cầu học sinh ghi nhớ mà không biết tổ chức cho học sinh tự tham gia các hoạt động, tự giúp đỡ nhau để hoàn thành mục tiêu, tự đánh giá kết quả thực hiện để khơi dậy niềm say mê, thích thú cho các em.
Kết quả khảo sát
Khi nhận công tác quản lí tại trường Tiểu học Thiệu Nguyên, tôi đã nhanh chóng tiếp cận công việc, nắm bắt các hoạt động của nhà trường, đặc điểm tình hình nhà trường cũng như địa phương, khảo sát chất lượng toàn diện học sinh. 
Sĩ số
Các môn học và hoạt động
Phẩm chất
Năng lực
535
Hoàn thành
CHT
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
530
99,1
5
0,9
529
98,9
6
1,1
526
98,3
9
1,7
Qua khảo sát chất lượng, tôi nhận thấy: Kiến thức giải các bài tập Toán, Tiếng Việt từ cơ bản đến nâng cao ở các em thì cơ bản đạt mục tiêu đề ra nhưng kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống và một số kĩ năng khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng lập kế hoach, kĩ năng hợp tác nhóm,...thì không có. Các em không tự tin trong giao tiếp, không có tinh thần đồng đội, không biết cách xử lí tình huống khi gặp khó khăn. Đặc biệt ít có khả năng đồng cảm, chia sẻ trước những khó khăn trong cuộc sống.
Trước thực trạng trên, tôi tiến hành tìm hiểu và nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là do công tác chỉ đạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường chưa được coi trọng, chưa được thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc. Qua khảo sát thực trạng và tìm biện pháp khắc phục, tôi mạnh dạn Chỉ đạo Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bằng những biện pháp mới, bắt đầu từ năm học 2016-2017.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Từ việc điều tra thực trạng công tác chỉ đạo Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường trong địa bàn huyện, từ kinh nghiệm đã chỉ đạo thành công hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở đơn vị tôi đã từng công tác, từ kết quả khảo sát trình độ hiện có của học sinh trong nhà trường, từ điều kiện thưc tế về cơ sở vật chất của nhà trường, qua tập huấn chuyên đề và nghiên cứu nội dung chương trình, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau.
2.3.1. Xây dựng các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Đây là quá trình đầu tiên, quan trọng, quyết định chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đồng thời cũng là quá trình chuẩn bị lâu dài, liên tục và có hệ thống của mỗi nhà trường. Các lực lượng trong và ngoài nhà trường bao gồm: Ban chỉ đạo hoạt động; các lực lượng bên trong nhà trường và các lực lượng bên ngoài nhà trường.
* Thành lập ban chỉ đạo
Trưởng ban: Là Hiệu trưởng nhà trường.
Phó trưởng ban thường trực: phó hiệu trưởng được phân công phụ trách hoạt động ngoài giờ. .
Ban viên : Là Tổng phụ trách Đội, các tổ trưởng, tổ phó và một số giáo viên có kinh nghiệm.
 * Các lực lượng bên trong nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm, Ban chỉ huy Chi đội.
Ban chấp hành Đoàn, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Các giáo viên bộ môn.
* Các lực lượng bên ngoài nhà trường
Đại diện cấp uỷ chính quyền địa phương.
Các đoàn thể quần chúng địa phương.
Các ban ngành địa phương.
Hội cha mẹ học sinh.
 Việc xây dựng các lực lượng trong và ngoài nhà trường phải được thực hiện nghiêm túc, đúng đối tượng. Cán bộ chỉ đạo, Tổng Phụ trách Đội và những người có trách nhiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh phải nhiệt tình và có năng lực thiết kế các hoạt động, năng lực tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động và năng lực đánh giá các hoạt động. 
2.3.2.Xây dựng kế hoạch chỉ đạo Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
Đây là biện pháp vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam để hoạt động đi đúng hướng. Để thực hiện các biện pháp có kết quả, tôi nghiên cứu kĩ chương trình cũng như thời lượng học của mỗi khối lớp. Từ đó, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chi tiết. Sau mỗi tháng, mỗi kì có đánh giá, rút kinh nghiệm để tìm biện pháp điều chỉnh kế hoạch sao cho đạt hiệu quả.
Mục đích của việc xây dựng kế hoạch nhằm giúp bản thân có kế hoạch cụ thể trong quá trình chỉ đạo; giúp giáo viên có định hướng, có trách nhiệm để tổ chức các hoạt động đạt kết quả cao hơn.
Căn cứ vào nội dung, mục tiêu chương trình; căn cứ vào trình độ hiện có của giáo viên; căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho cả năm, từng tháng. đề ra.
Nội dung kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng nội dung công việc đến từng tuần. Trong đó, cần xác định rõ:
- Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện.
- Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cần đạt.
- Ghi rõ những tài liệu có thể sử dụng để tham khảo nội dung cũng như hình thức và phương pháp thực hiện.
- Xác định chủ điểm và nội dung cụ thể cho từng chủ điểm.
- Dự kiến thời gian tổ chức thực hiện.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên chỉ đạo hoạt động.
 Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, chúng tôi họp tổ chuyên môn để triển khai, thống nhất kế hoạch hoạt động và giao cho tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo để xây dựng kế hoạch chi tiết cho tổ mình, khối mình và chỉ đạo các thành viên trong tổ soạn bài, chuẩn bị các nội dung và tổ chức các hoạt động theo đúng kế hoạch đã ra.
Dẫn chứng kế hoạch chi tiết của khối 3 – Năm học 2016-2017
Tháng
Chủ điểm
Tuần
Nộị dung hoạt động 
Hình 
 thức
Người thực hiện
9
Mái trường thân yêu của em
1
Ngày hội khai trường
Toàn trường
Nhà trường, GVCN+Đôi
2
Chúng em hát về mái trường thân yêu
Lớp
GVCN
3
ATGT: Biển báo hiệu đường bộ
Khối
GVCN+Đ/c Lan
4
Vui trung thu
Toàn trường
GVCN+Đội
10
Vòng tay bè bạn
5
Chào cờ 
Trò chơi: Biển - Đất - Trời
Toàn trường
Nhà trường, Đội
6
Nghe kể chuyện: Màu của cầu vồng
Lớp
GVCN
7
Trò chơi: Kết thân
Tiểu phẩm “Đụng xe”, Đi xe đạp an toàn
Toàn trường
Nhà trường, GVCN+Đội
8
Kể chuyện về tấm gương bạn tốt
Lớp
GVCN+Đ/C Lộc
11
Biết ơn thầy, cô giáo
9
Chào cờ
Cách phòng tránh tai nạn đuối nước
Toàn trường
Nhà trường, Đội
10
Vẽ tranh chủ đề:Thầy cô giáo của em.
Lớp
GVCN
11
- Thi Kể chuyện và ATGT
Toàn trường
GVCN+Đội
12
Trò chơi: Em tập làm cô giáo
GVCN
12
Uống nước nhớ nguồn
13
Chào cờ 
Chúng em học tập
Toàn trường
Nhà trường, Đội
14
Nghe kể chuyện về vị anh hùng dân tộc (Mời Cựu chiến binh xã nói chuyện)
Toàn trường
Nhà trường Đội
15
- Tác phong anh bộ đội.
- ATGT: Đi xe đạp trên đường an toàn.
Khối
GVCN + Đ/C Nguyên
16
Viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương.
Lớp
GVCN
1
Ngày tết quê em
18
Chào cờ 
Tiểu phẩm “Lì xì”
Toàn trường
Nhà trường, Đội
19
Làm bưu thiếp chúc tết
Khối
GVCN+Đ/C La Dung
20
Khéo tay hay làm
Lớp
GVCN
21
Chúng em làm nhân đạo
Toàn trường
Chữ thập đỏ + GVCN
2
Em yêu tổ quốc Việt Nam
22
Chào cờ
Toàn trường
Nhà trường, Đội
23
Thi hát về làn điệu dân ca quê hương
Toàn trường
GVCN+Đội
24
Trò chơi “Du lịch vòng quanh trái đất
Khối
GVCN+Đ/c Ngọ Lan
25
Trò chơi dân gian
Lớp
GVCN
3
Yêu quý mẹ và cô giáo
26
Chào cờ 
Kể chuyện về những tấm gương nữ sinh tiêu biểu
Toàn trường
Nhà trường, Đội
27
Giao lưu văn nghệ: Múa hát sân trường.
.
Toàn trường
GVCN+Đội 
28
Trò chơi: Giúp mẹ việc gì
Khối
GVCN+Đ/c Lộc
29
Kể chuyện về mẹ, bà và các chị em gái của em
Lớp
GVCN
4
Hoà bình và hữu nghị
30
Chào cờ 
Đoàn kết năm châu
Toàn trường
Nhà trường, Đội
31
Vẽ tranh chủ đề “Chúng em yêu hoà bình”
Lớp
GVCN
32
Lễ hội hoá trang
Thi kéo co
Khối
GVCN+Đ/C Nguyên
33
Gấp chim hoà bình
Lớp
GVCN
5
Bác Hồ kính yêu
34
Chào cờ
Toàn trường
Nhà trường, Đội
35
Nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ
Lớp
GVCN
36
Tham quan nhà tưởng niệm Bác Hồ trên tranh ảnh ở một số địa phương
Lớp
GVCN
Liên hoan cháu ngoan Bác Hồ
Khối
GVCN+Đ/c La Dung
37
Chia tay nghỉ hè
Lớp
GVCN
2.3.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.
Đây là công việc khó khăn nhưng có tính chất quyết định đến chất lượng dạy học.
Cứ hai tuần, trường tôi dành một buổi chiều thứ 4 để sinh hoạt chuyên môn. Nội dung họp được thực hiện theo chuyên đề về “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn và hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở Tiểu học” mà chúng tôi đã tiếp thu tại Phòng GD&ĐT trong năm học này và đã triển khai đến tất cả cán bộ giáo viên ngay từ đầu năm học. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn là một nội dung phù hợp với những vấn đề cần trao đổi, tháo gỡ thắc mắc cũng như khó khăn khi thực hiện của từng thành viên trong tổ, từ đó thống nhất nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện nội dung chương trình của 2 tuần tới (Có cả các hoạt động dạy học trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp). 
Đối với chương trình ngoại khoá, căn cứ vào chương trình đã thống nhất, tổ xây dựng kế hoạch cả tháng và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho tiết hoạt động ngoại khoá. Sau đó nạp lại cho Ban giám hiệu duyệt trước khi lên lớp. Việc xây dựng kế hoạch phải được thể hiện rõ mục tiêu cần đạt, địa điểm thực hiện, thể hiện rõ phương pháp, hình thức tổ chức, hoạt động của học sinh và đồ dùng cũng như phương tiện cần thiết. Đặc biệt những tiết tổ chức với hình thức tập thể như tổ chức toàn trường hoặc theo đơn vị khối để đóng kịch, tiểu phẩm, trò chơi, rung chuông vàng,... thì việc chuẩn bị càng phải chu đáo từ nội dung cho đến trang phục và các phương tiện hỗ trợ. 
Khi duyệt kế hoạch, tôi yêu cầu duyệt kĩ từng phần, từng hoạt động. Những phần nào chưa đảm bảo yêu cầu hoặc chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh, tôi yêu cầu giáo viên điều chỉnh bổ sung, khi đạt yêu cầu tôi mới kí duyệt, sau đó yêu cầu GV dạy theo kế hoạch đã được duyệt. Kế hoạch phải được kí duyệt mới được tổ chức thực hiện. 
Để đạt được mục tiêu đề ra, người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lí học sinh, phải biết rõ năng khiếu cũng như hạn chế của từng em để tạo điều kiện cho tất cả học sinh được thể hiện năng khiếu và đặc biệt là tạo không khí phấn khởi, thoải mái để các em tự tin, thích thú khi tham gia các hoạt động. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá, cả giáo viên và học sinh phải có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các loại hình hoạt động. 
 Mỗi tuần tôi dự một lớp hoặc một lớp. Những tiết tổ chức theo đơn vị khối hoặc toàn trường thì cả BGH dự vừa để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch (đã được duyệt) của tổ, vừa để kiểm tra trình độ học sinh. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cho phù hợp. Kết quả học tập của học sinh là tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên. Sau mỗi giờ học hoặc sau mỗi hoạt động, học sinh phải được thực hành, được trải nghiệm các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn, nội dung giáo dục phải được chuyển tải một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp các em phát triển được những phẩm chất, năng lực và kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Vì thế cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học.
Cụ thể: Tuần học thứ 20: Tổ chức Hội thi khéo tay hay làm theo đơn vị lớp. Trước khi học 1 tuần, GV giao cho các tổ chuẩn bị các dụng cụ để làm các sản phẩm ngày tết

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_o_truong_t.doc