SKKN Chỉ đạo giáo viên một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học

SKKN Chỉ đạo giáo viên một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học

 Trước đây công nghệ thông tin chưa phát triển, trò chơi điện tử chưa xâm nhập rộng rãi vào đất nước ta, thế hệ học trò thời ấy mỗi khi đến trường hay giờ ra chơi thường tụ tập nhau lại chơi những trò chơi dân gian như “ Kéo co”, “ Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “ Đá cầu”, “ Rồng rắn lên mây”, “Ô ăn quan”.

Những trò chơi dân gian không những mang tính lành mạnh mà còn rèn luyện thân thể, kĩ năng tính toán và trò chơi mang tính cộng đồng cao. Tất cả các em đều có thể tham gia chơi và chơi một cách nhiệt tình, bởi trò chơi dân gian mang tính thân thiện cao, không phải đầu tư tốn kém, không phân biệt giầu nghèo. Thông qua trò chơi dân gian mà các em rất dễ dàng làm thân, kết bạn và nâng cao tinh thần đoàn kết. Đúng như PGS - TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước.

 

doc 18 trang thuychi01 9796
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo giáo viên một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Họ và tên: Lê Thị Nguyên
Chức vụ: P.Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ - NĂM 2016
MỤC LỤC
 Trang
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................... 2
Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm............................ 2
2. Thực trạng của vấn đề tổ chức trò chơi dân gian ở trường Tiểu học Lý Tự Trọng .............................................................................. 3
3. Các giải pháp thực hiện ................................................... 5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.............................. 12
Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.............................................................................. 14
2. Kiến nghị............................................................................ 14
 PHÀN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
	Trước đây công nghệ thông tin chưa phát triển, trò chơi điện tử chưa xâm nhập rộng rãi vào đất nước ta, thế hệ học trò thời ấy mỗi khi đến trường hay giờ ra chơi thường tụ tập nhau lại chơi những trò chơi dân gian như “ Kéo co”, “ Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “ Đá cầu”, “ Rồng rắn lên mây”, “Ô ăn quan”............
Những trò chơi dân gian không những mang tính lành mạnh mà còn rèn luyện thân thể, kĩ năng tính toán và trò chơi mang tính cộng đồng cao. Tất cả các em đều có thể tham gia chơi và chơi một cách nhiệt tình, bởi trò chơi dân gian mang tính thân thiện cao, không phải đầu tư tốn kém, không phân biệt giầu nghèo. Thông qua trò chơi dân gian mà các em rất dễ dàng làm thân, kết bạn và nâng cao tinh thần đoàn kết. Đúng như PGS - TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. 
Ngày nay các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ có ở Thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về cội nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”. Công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh mẽ, hệ thống máy tính của các gia đình đều nối mạng nên trò chơi điện tử xâm nhập vào từng gia đình khiến cho tuổi trẻ học đường có thể ngồi hàng giờ trên máy tính với những trò chơi mang tính bạo lực, cảm giác mạnh như đấm đá, võ thuật .....khiến cho tâm hồn trẻ thơ trong trắng có thể trở nên hung hãn, liều lĩnh. Chính vì vậy mà nạn bạo lực học đường đã từng xuất hiện ở đâu đó làm cho không ít gia đình và nhà trường hết sức lo lắng.
	Bên cạnh đó Thông tư 30/2014 ra đời, điểm nhấn của Thông tư là không dùng điểm số để đánh giá học sinh và giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, chú trọng giáo dục kĩ năng sống và các tinh hoa văn hóa dân tộc cho học sinh.
	Chính bởi những lí do trên mà với cương vị là Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh một cách hiệu quả nhất, sau thời gian nghiên cứu tôi đưa ra sáng kiến: “ Chỉ đạo giáo viên một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học” để triển khai tới toàn thế giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em.
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Tìm ra cách tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả nhất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Cách tổ chức các trò chơi dân gian
4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra.
- Quan sát.
- Nghiên cứu tài liệu ( tham khảo một số bài viết về cách tổ chức trò chơi dân gian được đăng trong các báo giáo dục).
- Phỏng vấn
 PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Nằm trong hệ thống phân loại của trò chơi có trò chơi dân gian, thực tế trò chơi dân gian tồn tại ở nhiều tên gọi khác nhau nhưng trong hệ thống phân loại thì mỗi loại trò chơi được phân biệt bởi những dấu hiệu đặc trưng riêng, dựa trên cách tiếp cận khác nhau về phân loại trò chơi.
	Trò chơi dân gian và tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Trò chơi dân gian trước hết thể hiện nét văn hóa dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng người trong lịch sử phát triển, hơn nữa nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Từ trước đến nay việc nghiên cứu về trò chơi dân gian, sử dụng trò chơi dân gian đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tuy nhiên chỉ giới hạn trong lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu. Tác giả Nguyễn Thị Vân Hương với bài viết “ Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học” đã đề cập tới công tác giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học thông qua tổ chức, sử dụng các trò chơi dân gian. Ở khía cạnh tiếp cận văn hóa dân gian, tác giả Đỗ Thị Hòa đã mạnh dạn đưa ra cách nhìn về vai trò của trò chơi dân gian và việc bảo tồn loại hình trò chơi này trong giai đoạn hiện nay “ Một vài kiến nghị về việc bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay ”. Cùng với xu thế phát triển của kinh tế xã hội , văn hóa và đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trẻ nhỏ hiện nay còn được tiếp cận với những trò chơi điện tử hiện đại . Ở những khu vực kinh tế phát triển, khu đô thị, thành phố các trò chơi dân gian đang mất dần vị thế bởi sự thế chỗ của các trò chơi điện tử. Một số các em học sinh có thể ngồi trên máy tính hàng giờ đồng hồ , thậm chí nhiều giờ đồng hồ liền để chơi các trò chơi điện tử hiện đại. Trò chơi dân gian đang dần mất đi vai trò và vị thế trong xã hội hiện đại , biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề này là sự hiện diện của số đông học sinh tại các quán net ngoài cổng trường ngoài giờ học, thậm chí một số không ít các em trốn học để có thời gian chơi game. Vì vậy việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học một cách bài bản trong các nhà trường là một vấn đề cấp thiết.
2. Thực trạng của vấn đề tổ chức trò chơi dân gian ở trường Tiểu học Lý Tự Trọng 
2.1: Thực trạng về việc tổ chức trò chơi dân gian ở trường Tiểu học Lý Tự Trọng.
	Trường Tiểu học Lý Tự Trọng nằm cạnh Quốc lộ 47, nhà trường có khuôn viên tương đối rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ phù hợp với việc tổ chức các trò chơi dân gian, đa số giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của trò chơi dân gian trong giáo dục. Mặc dù nhà trường có cơ sở vật chất thuận lợi và nhận thức của giáo viên đúng đắn tích cực như vậy, song giáo viên lại thiếu kinh nghiệm và vốn kiến thức cần thiết trong công tác tổ chức trò chơi dân gian nên chưa giúp được học sinh biết cách chơi và chưa gây được hứng thú cho học sinh. Nội dung các trò chơi chưa phong phú, đa dạng dễ tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán bởi chỉ có vài trò chơi cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức trong việc sưu tầm, lựa chọn trò chơi và chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi. Nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều lúng túng. Thời gian tổ chức cho học sinh chơi còn hạn hẹp. Công tác lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá của bộ phận chịu trách nhiệm chưa thường xuyên và kịp thời. Cách thức tổ chức còn máy móc, thiếu kế hoạch rõ ràng, các trò chơi diễn ra một cách đơn điệu nên học sinh chưa tỏ ra hứng thú với trò chơi dân gian. Một số em tham gia chơi nhưng chưa nhận thức rõ ràng về vai trò tác dụng của trò chơi vì vậy việc tiếp cận, lĩnh hội các trò chơi dân gian còn hạn chế dẫn đến học sinh thường vi phạm luật chơi hoặc nhanh quên nội dung trò chơi. Kết quả trên đã phản ánh việc tổ chức trò chơi dân gian chưa thực sự hấp dẫn để thu hút học sinh tham gia chơi, vì vậy ở các lớp vẫn còn học sinh thích chạy nhảy, dượt đuổi với bạn trong khi chơi ở sân trường hoặc chơi các trò chơi không có nội dung tốt, dễ dẫn đến quá chớn rồi mất đoàn kết với bạn hoặc tai nạn.
2.2: Kết quả phỏng vấn nhu cầu chơi của học sinh trường Tiểu học Lý Tự Trọng.
Đứng trước thực trạng của nhà trường như vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên tiến hành phỏng vấn học sinh ở 5 lớp đại diện cho 5 khối học như sau:
Câu hỏi đặt ra cho các em là: Các em có thích chơi trò chơi dân gian không?
Lớp
TS học sinh
Số học sinh được phỏng vấn
Trả lời
rất thích
Trả lời
thích
Trả lời
không thích
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1E
39
39
10
25,6%
12
30,8%
17
43,6%
2A
42
42
8
19%
12
28,6%
22
52,4%
3A
37
37
9
24,3%
15
40,5%
13
35,2%
4C
35
35
5
14,3%
10
28,6%
20
57,1%
5D
36
36
6
16,7%
8
22,2%
22
61,1%
Thông qua kết quả phỏng vấn tôi thấy tỉ lệ học sinh không thích chơi trò chơi dân gian còn quá nhiều. Tôi đã đưa ra các giải pháp sau:
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1: Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:
	Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động tham mưu với hiệu trưởng nhà trường, xây dựng kế hoạch tố chức trò chơi dân gian lồng ghép vào các tiết hoạt động ngoài giờ và triển khai cụ thể đến từng đơn vị lớp, đồng thời phổ biến một cách sâu rộng chủ trương của nhà trường về công tác tổ chức trò chơi dân gian để giáo viên và học sinh xác định tư tưởng, mục tiêu, tập trung thực hiện tốt kế hoạch mà nhà trường đã đề ra. Kịp thời mua sắm, bổ sung thêm một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho trò chơi dân gian như: Dây kéo co, bao tải, cờ, khăn......từ nguồn kinh phí của nhà trường. Vận động giáo viên và học sinh tự làm các đồ dùng đơn giản khác để làm phong phú hơn bộ đồ dùng tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường
3.2: Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi:
	Khi lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học, tôi chỉ đạo giáo viên dựa vào các tiêu chí sau:
- Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp
- Đồ dùng phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kĩ năng cho học sinh.
- Gây được hứng thú, thu hút được sự chú ý của học sinh
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm học sinh trong lớp.
	Từ những tiêu chí trên, tôi đã định hướng cho giáo viên lựa chọn các trò chơi sau: “ Thả đỉa ba ba”; “ Chuyền thẻ”; “ Kéo co”; “ Cướp cờ”; “Nhảy bao bố”; “ Cá sấu lên bờ”; “ Trồng nụ trồng hoa”; “ Rồng răn lên mây”; “ Bịt mắt bắt dê”; “ Chi chi chành chành”.........
3.3: Chuẩn bị đồ dùng, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian
3.3.1: Chuẩn bị đồ dùng cho các trò chơi dân gian
	Đồ dùng của các trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú đa dạng, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng tương ứng mà thiếu nó trò chơi không thể tiến hành được.
 	Ví dụ như trò “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có hình khối như quả bóng, quả bưởi non...........Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể tổ chức được nếu như không có vài dải vải hoặc giải khăn bịt mắt............. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi dân gian nào đó, tôi yêu cầu giáo viên cần tìm hiểu kĩ lưỡng và nắm vững về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không các đồ dùng phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
3.3.2 Dạy học sinh thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng giao)
	Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi học sinh không phải chỉ thực hiện các vận động của mình mà các em thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng giao nào đó. Các bài đồng giao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ. nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng giao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của học sinh Tiểu học. Ví dụ như chơi “ Chi chi chành chành”, học sinh hát:
 “ Chi chi chành chành
 Cái đanh thổi lửa
 Con ngựa đứt cương
 Tam vương ngũ đế
 Cấp kế đi tìm.”
Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành. Trò chơi chỉ có thể tổ chức khi học sinh đã thuộc lời đồng giao. Chính vì vậy, tôi yêu cầu giáo viên phải cho học sinh làm quen với lời đồng giao của các trò chơi dân gian trước. Khi học sinh đã thuộc lời đồng giao, giáo viên mới được tổ chức cho các em chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng giao đó. Vì thế, học sinh đã chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
3.3.3: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi.
	Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: Kéo co; Rồng rắn lên mây; Thả đỉa ba ba; Trồng nụ trồng hoa. Nhưng lại có trò chơi tĩnh, học sinh hay chơi theo nhóm như: Chi chi chành chành; Chuyền thẻ; Ô ăn quan; ......Chính vì vậy, yêu cầu giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức trò chơi cho học sinh
3.4: Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất hoạt động
3.4.1: Với hoạt động ngoài trời:
	Tận dụng không gian rộng và thoáng của sân trường, tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho học sinh như: “ Rồng rắn lên mây” ; “Bịt mắt bắt dê”; “ Nhảy dây”; “ Nhảy lò cò”; “Thả đỉa ba ba”..........
3.4.2: Với hoạt động nhóm:
	Tôi yêu cầu giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: Trong lớp học vào những hôm trời mưa hoặc dưới những gốc cây có bóng mát vào những hôm trời nắng to để tổ chức các trò chơi phù hợp như: “Ô ăn quan”; “ Chơi chuyền”.......
3.5: Lồng ghép nội dung học tập trong trò chơi dân gian
	Bên cạnh luật chơi truyền thống, tôi đã chỉ đạo giáo viên lồng ghép khéo léo trò chơi vào những nội dung học tập nhẹ nhàng. Ví dụ trò chơi “ Rồng rắn lên mây” được cải biên thêm lời: Rồng rắn lên mây/ Có cây lúc lắc/ hỏi thăm thầy thuốc/ Có nhà hay không? Thầy thuốc trả lời: Có bài tập đọc/ Chúng ta cùng học/ Ai mà quên lời/ Là đội thua cuộc...... Rồi thầy thuốc yêu cầu mỗi đội chơi phải đọc đồng thanh 1,rồi 2, rồi 3 bài tập đọc - học thuộc lòng đã học trong chương trình môn Tiếng Việt của lớp tham gia chơi. Đoàn rồng rắn vừa đi vừa đọc đồng thanh, đọc trôi chảy xong, thầy thuốc mới thực hiện tiếp việc hỏi han và lừa bắt khúc “ đuôi”; đoàn rồng rắn túm đuôi nhau, vừa che chở cho “ Đuôi” chạy trốn, vừa tiếp tục đọc và cười vui.
	Với trò chơi “ Cướp cờ”: Trên lá cờ được ghi thêm các từ. Học sinh phải nhận diện đúng cờ có vần theo yêu cầu của quản trò để cướp đúng. Như vậy, ngoài việc phải nhanh tay, nhanh chân và khéo léo để tránh bị đối phương vỗ thua, học sinh còn phải nhanh trí, nhanh mắt nhận diện đúng vần được ghi trên cờ. Ví dụ: Có các cờ ghi từng chữ quân, đội, nhân, dân. Nếu quản trò hô “ Cờ có vần ân” thì ai cướp được cờ ghi chữ nhân hoặc chữ dân đều được.......
3.5: Động viên tất cả học sinh tham gia vào trò chơi
	Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi thường xuyên nhắc nhở giáo viên luôn khuyến khích, động viên tất cả học sinh tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “ Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “ Thả đỉa ba ba”, “ Chi chi chành chành”, “ Nhảy lò cò”, “ Nhảy dây”, “ Mèo đuổi chuột”.....cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi học sinh đều bình đẳng như nhau. Nếu học sinh nào ích kỉ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các em được nâng lên rất nhiều.
3.6: Hướng dẫn cách chơi một số trò chơi cụ thể:
	Để giúp giáo viên có thêm tư liệu về cách tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh, tôi đã sưu tầm và soạn thảo nội dung nhiều trò chơi, cách chơi cung cấp cho giáo viên. Sau đây là một số ví dụ minh họa:
* Trò chơi “ Nhảy bao bố”
	- Cách chơi: Người chơi chia làm hai đội trở lên, thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức: Một mức xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến mức đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Khi nào người thứ nhất về đích thì người thứ hai mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng
	- Luật chơi: Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi trò chơi.
	- Hình ảnh minh họa:
* Trò chơi “ Cướp cờ”:
	- Cách chơi: Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số người bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo thứ tự 1,2,3,4,5....các bạn phải nhớ số của mình. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Khi quản trò gọi số nào thì số đó phải quay về. Mỗi lúc quản trò có thể gọi ba bốn sô.
	- Luật chơi: Khi đang cầm cờ nếu bạn vỗ vào người là thua cuộc. Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị bạn vỗ vào người là thắng cuộc. Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua. Số nào vỗ vào số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào là không thua. Số nào bị thua rồi quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về. Lựa chọn sân bãi phù hợp để tránh nguy cơ cờ ra khỏi vòng, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn. Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.
	- Hình ảnh minh họa:
* Trò chơi “ Cá sấu lên bờ”
	-Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3 mét để làm bờ. Sau khi oẳn tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa 2 vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước( tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân ra khỏi vạch). Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài 2 bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “ Cá sấu, cá sấu lên bờ”, khi nào các sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.
	- Luật chơi: Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được thì phải thay làm cá sấu. Nếu cá sấu bắt được cùng một lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua. Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì phải làm cá sấu đến lúc “ Chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi. Trò chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.
	- Hình ảnh minh họa:
* Trò chơi “ Chùm nụp”:
	- Cách chơi và luật chơi: Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau. Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị làm đầu tiên. Tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng giao tương tứng với một nắm tay, tất cả cùng hát:
 “ Chùm num chùm nẹo
 Tay tí tay tiên
 Đồn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_giao_vien_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.doc