SKKN Chỉ đạo công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B

SKKN Chỉ đạo công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B

 Từ xưa đến nay, trong quá trình lao động, trong các hoạt động sống của mình con người đã đúc rút kinh nghiệm, sáng tạo và cải tiến để năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Những kinh nghiệm, những phát minh của loài người đã làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Sự đúc rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau đã nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ tay nghề của mỗi người, mỗi nghề và là công việc hết sức cần thiết; dù dưới hình thức nào thì nó cũng mang tính sống còn đối với mỗi thành viên trong xã hội loài người, vì không có nó không có sự phát triển. Có thể nói đúc rút kinh nghiệm là nền móng của sự tiến bộ xã hội về mọi mặt. Đối với nghề dạy học nói riêng, việc này quan trọng vô cùng bởi sự tiến bộ của đội ngũ giáo viên kéo theo sự tiến bộ của cả một thế hệ. Công tác đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng để đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ tay nghề. Do đó đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác trở thành một yêu cầu bắt buộc trong rèn luyện theo chuẩn nghề nghiệp của mỗi giáo viên; Nó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại thi đua hàng năm của cá nhân và tập thể. Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Do vậy những người dạy học phải là những người sáng tạo. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ cực kì quan trọng của hiệu trưởng nhà trường là xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn có sáng tạo trong quá trình dạy học, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành, của xã hội. Vì vậy, trong thời gian qua tôi đã tập trung thời gian và trí tuệ để nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài: “Chỉ đạo công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B”. Đề tài này tôi đã thực hiện thành công tại đơn vị góp phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch các năm học được giao. Tôi xin trân trọng giới thiệu kinh nghiệm này để bạn đọc tham khảo.

doc 12 trang thuychi01 6522
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1.Cơ sở lý luận
3
2.1.1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
3
2.1.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục ở trường tiểu học Đông Lĩnh B trước năm 2014
4
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác viết SKKN
4
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về công tác viết SKKN
4
2.2.3. Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm cuả CBGV
4
2.2.4. Phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, viết SKKN
4
2.2.5. Tổ chức đánh giá SKKN và vận dụng trong thực tế
4
2.2.6. Tính đầu tầu gương mẫu của cán bộ quản lý trong công tác viết SKKN
5
2.2.7. Việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu, đút rút kinh nghiệm của đơn vị
5
2.3. Các giải pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3.1. Xác định về tư tưởng
5
2.3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
5
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
5
2.4.1. Xác định mục đích ý nghĩa đối với công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục
6
2.4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện hàng năm
6
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
11
3.1. Kết luận
11
3.2. Kiến nghị, đề xuất
12
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Từ xưa đến nay, trong quá trình lao động, trong các hoạt động sống của mình con người đã đúc rút kinh nghiệm, sáng tạo và cải tiến để năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Những kinh nghiệm, những phát minh của loài người đã làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Sự đúc rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau đã nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ tay nghề của mỗi người, mỗi nghề và là công việc hết sức cần thiết; dù dưới hình thức nào thì nó cũng mang tính sống còn đối với mỗi thành viên trong xã hội loài người, vì không có nó không có sự phát triển. Có thể nói đúc rút kinh nghiệm là nền móng của sự tiến bộ xã hội về mọi mặt. Đối với nghề dạy học nói riêng, việc này quan trọng vô cùng bởi sự tiến bộ của đội ngũ giáo viên kéo theo sự tiến bộ của cả một thế hệ. Công tác đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng để đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ tay nghề. Do đó đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác trở thành một yêu cầu bắt buộc trong rèn luyện theo chuẩn nghề nghiệp của mỗi giáo viên; Nó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại thi đua hàng năm của cá nhân và tập thể. Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Do vậy những người dạy học phải là những người sáng tạo. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ cực kì quan trọng của hiệu trưởng nhà trường là xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, luôn có sáng tạo trong quá trình dạy học, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của ngành, của xã hội. Vì vậy, trong thời gian qua tôi đã tập trung thời gian và trí tuệ để nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài: “Chỉ đạo công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B”. Đề tài này tôi đã thực hiện thành công tại đơn vị góp phần quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch các năm học được giao. Tôi xin trân trọng giới thiệu kinh nghiệm này để bạn đọc tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Là Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác phong trào, bản thân có điều kiện để nghiên cứu sâu hơn việc tổ chức nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). Đó là cơ sở để tôi chỉ đạo giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm tốt hơn tại đơn vị. 
Tìm ra phương pháp tổ chức thích hợp nhất trong quá trình chỉ đạo nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm. Từ đó giúp giáo viên vận dụng linh hoạt viết sáng kiến kinh nghiệm một cách hiệu quả nhất.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về công tác nghiên cứu khoa học, dựa trên việc nghiên cứu lý luận về đề tài sáng kiến kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường tiểu học Đông Lĩnh B.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về hệ thống các lỗi cơ bản trong cách viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, cách sửa những lỗi đó.
- Các giải pháp công tác viết SKKN và vận dụng SKKN vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B, thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- Phương pháp phân tích số liệu;
- Phương pháp so sánh, kiểm chứng;
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được tích lũy trong thực tiễn công tác, giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt  trong công tác của người giáo viên.
2.1.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 	Cũng như các ngành khoa học khác, nghiên cứu viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm giúp cho giáo viên hình thành năng lực hoạt động tích lũy trong thực tiễn công tác, giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể. Đây là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng vì nó đảm nhiệm việc tích lũy và phát triển kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy cho giáo viên. Vì thế, công tác nghiên cứu viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm cần làm tốt các nhiệm vụ sau:
	- Khi viết một đề tài sáng kiến kinh nghiệm cần làm rõ được mục đích, tính thiết thực, tính sáng tạo, tính khoa học logic, khả năng vận dụng và mở rộng sáng kiến kinh nghiệm 
	- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải đảm bảo tính thiết thực; tác giả trình bày được những sự kiện đã xảy ra trong quá trình công tác của mình; kết luận rút ra trong đề tài phải là sự khái quát từ những sự thực phong phú, những hoạt động cụ thể đã được tiến hành.
	- Sáng kiến kinh nghiệm phải đảm bảo tính sáng tạo, khoa học logic. Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra; cách trình bày phải rõ ràng, mạch lạc các bước tiến hành; dẫn chứng số liệu chính xác làm nổi bật tác dụng, hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm khi áp dụng.
	- Làm rõ hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có dẫn chứng kết quả số liệu để so sánh giữa cách làm mới và cách làm cũ; nêu ra được bài học kinh nghiệm để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
	Trên đây là những cơ sở lí luận có căn cứ để xây dựng những giải pháp cũng như đề ra những biện pháp góp phần giúp giáo viên nhà trường viết sáng kiến kinh nghiệm và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào công tác quản lý, giảng dạy ở trường Tiểu học Đông Lĩnh B.
2.2. Thực trạng của công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục ở trường tiểu học Đông Lĩnh B trước năm 2014
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác viết SKKN
	Là Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp làm công tác thi đua. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy mặc dù năm học nào nhà trường cũng triển khai kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ giáo viên, song kế hoạch còn chung chung, việc tổ chức thẩm định, đánh giá chưa thực sự khoa học, chưa tổ chức được hội nghị khoa học hằng năm, do vậy công tác này chưa thực sự có hiệu quả. Có thể nói mức độ quan tâm đến công tác viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục chưa nhiều, chưa toàn diện.
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về công tác viết SKKN
	Việc viết SKKN hàng năm đối với CBGV còn mang nặng tính hình thức, thực hiện giao khoán để bảo đảm các tiêu chí thi đua. Nhiều giáo viên chưa hiểu được việc viết sáng kiến kinh nghiệm là đút rút lại kinh nghiệm của những việc làm hàng ngày đạt kết quả cao của mình, nên sa vào nghiên cứu lý thuyết dài dòng, không sát với thực tế. Cũng có những đồng chí cho rằng việc nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và viết sáng kiến kinh nghiệm nói riêng là công việc của các nhà nghiên cứu, giáo viên thuần túy không thể làm tốt đượcMột thực tế nữa là việc đầu tư thời gian, kinh phí, trí tuệ cho viết sáng kiến kinh nghiệm của đại đa số giáo viên của trường là chưa tốt, chưa đạt yêu cầu, có thể nói là quá ít.
2.2.3. Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm cuả CBGV
 Qua tìm hiểu tôi được biết nhà trường có một số đồng chí có thâm niên công tác nhiều năm cũng đã có một số kinh nghiệm đựơc đánh giá cao ở cấp Thành phố, cấp Tỉnh, song phần lớn CBGV của trường đều chưa có kinh nghiệm viết sáng kiến mặc dù thực tế công việc của họ làm rất tốt, đạt hiệu quả cao, được khen thưởng; một số khác chưa nắm được phương pháp nghiên cứu; bố cục của một SKKN, một số còn sao chép cách viết của các bản luận văn tốt nghiệp các khóa học nâng cao nên nó quá dài dòng, mang tính hàn lâm nhiều hơn là đúc rút thực tế. 
2.2.4. Phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, viết SKKN
	Từ năm 2014 trở về trước số người sử dụng máy vi tính thành thạo ở trong trường còn ít, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo phục vụ cho thu thập thông tin của mọi người còn quá hạn chế. Việc tìm đọc được một kinh nghiệm hay của người khác là một công việc khó khăn đối với một số giáo viên. Các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu, đánh giá thẩm định, phổ biến kinh nghiệm như máy vi tính, máy in, máy chiếu, thiết bị truy cập mạng Internet còn thiếu thốn.
2.2.5. Tổ chức đánh giá SKKN và vận dụng trong thực tế
	Nhà trường có tổ chức đánh giá các SKKN song việc làm chưa thật khoa học, chưa tổ chức được hội nghị khoa học để trao đổi kinh nghiệm hay triển khai áp dụng rộng rãi những sáng kiến hay nên sau mỗi năm học, công tác sáng kiến kinh nghiệm chỉ mới dừng lại ở việc thông báo kết quả đánh giá SKKN của các thành viên.
2.2.6. Tính đầu tầu gương mẫu của cán bộ quản lý trong công tác viết SKKN
Trước đây cán bộ quản lý của trường cũng đã tham gia công tác này tương đối tích cực song kết quả chưa cao, nên chưa có tính thuyết phục cao trong chỉ đạo phong trào.
2.2.7. Việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu, đút rút kinh nghiệm của đơn vị
Kinh phí nhà trường dành cho công tác viết SKKN mới dừng lại ở kinh phí khen thưởng cho các sáng kiến kinh nghiệm được giải. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.
	Những thực trạng trên đây cho thấy công tác viết sáng kiên kinh nghiệm hàng năm ở nhà trường còn nhiều khó khăn, chưa được chú trọng đúng mức ở nhiều khâu, do đó kế hoạch còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, chưa có tác dụng thực tiễn cao; chưa trở thành phong trào trong nhà trường. Bản thân tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp cụ thể để xây dựng phong trào một cách có hiệu quả hơn.
2.3. Các giải pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Xác định về tư tưởng
	Tham mưu cho hiệu trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch do đó đòi hỏi người hiệu trưởng phải xác định tư tưởng đúng cho các vấn đề chung trong nhà trường, trong đó có vấn đề xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác viết sáng kiến kinh nghiệm ở các năm học; kế hoạch phải cụ thể, phù hợp với thực trạng của nhà trường, có biện phát thực hiện chi tiết, cụ thể. Phải làm cho mỗi cán bộ, giáo viên trong trường thấy được vị trí tầm quan trọng của công tác tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp, viết sáng kiến kinh nghiệm của bản thân là yêu cầu bắt buộc, là yếu tố có tính sống còn đối với những người muốn rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; việc này phải gắn với công việc thực tế và phải quay lại phục vụ chuyên môn của mình. 
2.3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
	Hàng năm trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động chung của trường phải có nội dung xây dựng phong trào viết và đưa sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy và công tác. Đưa công tác viết sáng kiến kinh nghiệm của mỗi cá nhân vào tiêu chí thi đua đánh giá xếp loại hàng năm. Cần có kế hoạch tổng thể (kế hoạch năm học), kế hoạch theo từng thời gian trong năm học (Kế hoạch tháng, kế hoạch tuần). đặc biệt qua trong là kế hoạch này phải được toàn thể cán bộ, giáo viên của trường thảo luận, thông qua, nhất trí và quyết tâm thực hiện.
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
	Giải pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm bao gồm:
- Xác định mục đích ý nghĩa đối với công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tiễn nhà trường.
- Tổ chức thực hiện hàng năm.
- Kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện hỗ trợ người viết.
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4.1. Xác định mục đích ý nghĩa đối với công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục
Công việc này được thực hiện trong nội dung các hội nghị của trường như hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm; hội nghị sơ kết tháng và triển khai kế hoạch tháng tiếp theo; đặc biệt là hội nghị khoa học hàng năm. Người thực hiện là hiệu trưởng – Chủ tịch hội đồng khoa học của nhà trường.
2.4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện hàng năm
- Kế hoạch về tuyên truyền về nhận thức
	+ Trước hết là từ các văn bản chỉ đạo về kế hoạch các năm học, về điều lệ nhà trường, về các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia, tiêu chuẩn về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học làm cho mỗi cán bộ giáo viên xác định được: Công tác đúc rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ tay nghề là công việc hết sức cần thiết; dù dưới hình thức nào thì nó cũng mang tính sống còn đối với mỗi thành viên trong xã hội loài người vì không có nó không có sự phát triển. Đây là nền móng của sự tiến bộ xã hội về mọi mặt. Do đó đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác trở thành một yêu cầu bắt buộc trong rèn luyện theo chuẩn nghề nghiệp của mỗi người chúng ta. Nó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại thi đua hàng năm của cá nhân và tập thể.
	+ Việc truyền tải các thông điệp trên được thực hiện qua các văn bản của trường như kế hoạch năm học, quy chế phối hợp các hoạt động trong nhà trường; kế hoạch tháng, tuần, kế hoạch hoạt động của các tổ chức như công đoàn, chi đoàn thanh niên Được triển khai trong các hội nghị của các tổ chức trong trường nhất là hội nghị cán bộ giáo viên hàng năm; hội nghị khoa học cấp trường; hội nghị sơ kết, hội nghị giao ban, hội nghị ban thi đua hàng năm.
- Kế hoạch tập huấn phương pháp nghiên cứu
Để bảo đảm tính thống nhất về bố cục một SKKN. Thống nhất về cách trình bày cũng những quy định về pont chữ, căn lề; nhằm giúp giáo viên có những kĩ năng cần thiết cho việc xác định một đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thể hiện kết quả nghiên cứu, nhà trường tiến hành hội nghị tập huấn về bố cục sáng kiến kinh nghiệm và những lưu ý khi trình bày một sáng kiến kinh nghiệm (thường tổ chức sau hội nghi cán bộ giáo viên đầu năm học).
- Trong phạm vi nghiên cứu cá nhân, một SKKN nên có bố cục như sau:
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
2.1.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của công tác viết sáng kiến kinh nghiêm, nghiên cứu khoa học giáo dục ở trường tiểu học Đông Lĩnh B trước năm 2014
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác viết SKKN
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về công tác viết SKKN
2.2.3. Kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm cuả CBGV
2.2.4. Phương tiện, thiết bị, tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học giáo dục, viết SKKN
2.2.5. Tổ chức đánh giá SKKN và vận dụng trong thực tế
2.2.6. Tính đầu tầu gương mẫu của cán bộ quản lý trong công tác viết SKKN
2.2.7. Việc đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu, đút rút kinh nghiệm của đơn vị
2.3. Các giải pháp xây dựng và thực hiện kế hoạch viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm
2.3.1. Xác định về tư tưởng
2.3.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
2.4. Các biện pháp tổ chức thực hiện
2.4.1. Xác định mục đích ý nghĩa đối với công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục
2.4.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện hàng năm
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị, đề xuất
 Những lưu ý khi viết sáng kiến kinh nghiệm:
- Tên gọi của một SKKN cần căn cứ vào: Nội dung những sáng kiến đã triển khai của mình đúc rút ra những kinh nghiệm thực tế, có tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao hơn so với cách làm cũ để đặt tên. HĐKH chỉ nhận những sáng kiến có tên thể hiện đúng nội dung của vấn đề trình bày trong SKKN.
- Các nội dung nghiên cứu không cần thiết phải đề cập nhiều về mặt lý luận mà chủ yếu nêu những cải tiến, những cách làm mới làm thay đổi một cách có hiệu quả nội dung được nêu ra trong SKKN và thực chất phải là sáng kiến của cá nhân được rút ra từ thực tiễn công tác. Với góc độ một SKKN, mỗi sáng kiến chỉ một người triển khai thực hiện. Trong từng nội dung cần có số liệu minh hoạ nhằm đối chiếu để làm sáng tỏ từng luận điểm, luận cứ, nội dung công việc cụ thể.
- Hình thức: Đóng thành quyển, không bọc bìa bằng giấy kính. Soạn thảo bằng máy vi tính, in 01 mặt trên giấy trắng khổ giấy A4, font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2.0cm, lề dưới 2.0cm, lề trái 3.0cm, lề phải 2.0cm, dãn dòng single, số trang được đánh góc dưới bên phải trang.
- Các bước tiến hành viết một sáng kiến kinh nghiệm gồm: 
Xác định tên gọi đề tài; 
Thu tập số liệu, tài liệu có liên quan; 
Lập đề cương của sáng kiến; 
Triển khai đề cương hoàn thành chi tiết; 
Kiểm tra lại số liệu, chính tả, cách thức trình bày. 
Trong đó việc lập đề cương là quan trọng nhất vì nó giúp tác giả khi trình bày nghiên cứu của mình đúng hướng, đúng trọng tâm, không chồng chéo, bảo đảm tính khoa học và đúng ý đồ đã vạch ra khi nghiên cứu. Khi hoàn thành nộp về trường bản in kèm file mềm.
- Kế hoạch tạo điều kiện hỗ trợ người viết
+ Gồm các nội dung cụ thể sau: Thông báo về thời gian đăng kí tên đề tài trong năm học; thông báo về thời gian nghiên cứu đề tài; thông báo về thời gian hoàn thành đề cương, duyệt và góp ý đề cương của các cá nhân. Nhà trường hỗ trợ về thiết bị như máy vi tính, máy in, thiết bị về cổng thông tin, hỗ trợ nhân lực nhập dữ liệuCác khoảng thời gian này phải được tính toán sao cho phù hợp và đủ thời lượng cần thiết cho mỗi công đoạn, không gây áp lực quá lớn cho giáo viên vì mọi người còn nhiều việc khác quan trọng phải hoàn thành.
	+ Thông thường kế hoạch hàng năm như sau: Tháng 9 các cá nhân đăng kí tên đề tài nghiên cứu; tháng 10 đến tháng 11 hoàn thành đề cương, tháng 12 chỉnh sửa đề cương; từ tháng 1 đến tháng 2 hoàn thành viết sáng kiến kinh nghiệm; tháng 3 nhà trường thu và tổ chức đánh giá, chỉnh sửa bổ sung các đề tài loại A cấp trường để gửi lên Hội đồng khoa học ngành thẩm định đánh giá cấp thành phố.
- Kế hoạch về tổ chức đánh giá, xếp loại gồm các bước sau:
+ Thành lập hội đồng khoa học cấp trường gồm: Bam Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi cấp tỉnh, giáo viên có kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm. Hội đồng khoa học do hiệu trưởng làm chủ tịch; Thư kí hội đồng nhà trường làm thư kí.
+ Chuẩn bị các loại hồ sơ làm việc: Gồm mẫu phiếu đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm, biên bản làm việc, Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm. Nội dung phiếu đánh giá xếp loại như sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 20-20
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..................................

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_cong_tac_viet_skkn_va_van_dung_skkn_vao_cong_ta.doc