SKKN Cái tôi trữ tình trong thơ văn Nguyễn Công Trứ

SKKN Cái tôi trữ tình trong thơ văn Nguyễn Công Trứ

Hoạt động đọc – hiểu là một hoạt động rất quan trọng bởi nó cũng là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (giao tiếp gián tiếp giữa tác giả và độc giả). Nó hướng người đọc tới các mục đích nhận thức, tình cảm và hành động một cách chủ động. Khi con người nhận thức được vấn đề đúng hay sai thì sẽ tự nhiên đưa đến tình cảm yêu hay ghét, rồi từ đó dẫn con người tới hành động đồng tình hay là không, ngợi ca hay phê phán. Có thể khẳng định, dạy văn không chỉ dạy chữ nghĩa mà quan trọng hơn là dạy cách làm người. Người dạy phải làm sao hướng các em từ yêu thích, hứng thú với môn học đến biết trân trọng, ngợi ca nhân vật tốt, tích cực (trong đó có bản thân tác giả) và có ý thức vươn lên để hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, việc dạy văn hiện nay dường như kéo lệch vai trò “dạy người” sang “dạy chữ”, dạy kĩ thuật đi sâu vào tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm nhiều hơn là chỉ ra cho học sinh thấy được cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở, cái đẹp, cái xấu, biết yêu, biết ghét,

Một thực tế nữa trong giáo dục hiện nay là học sinh thường ngại học văn, nhất là văn học trung đại. Có lẽ do tư tưởng, quan niệm, ý thức hệ của con người ngày nay có sự khác biệt lớn so với thời phong kiến trung đại? Hay do nhu cầu của xã hội hiện đại khiến các em băn khoăn trong việc phải học gì để sau này có việc làm và cơ hội việc làm cao hơn nên ưu thế của môn văn ngày càng giảm sút? Hay đó là hệ lụy từ việc “dạy lệch” (nêu ở phía trên) dẫn đến tâm lí nhàm chán, khô khan, thiếu hứng thú và ngại học từ phía học sinh Nếu các em được trang bị kĩ năng tiếp cận tác phẩm một cách có bài bản thì có thể tránh được tâm lí nhàm chán và các em sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu?

Trong khi đó, mục tiêu của nền giáo dục nước ta đến năm 2020 sẽ được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Nếu chương trình không hợp lí và giáo viên dạy không đúng mục đích, học sinh ngại học văn thì sẽ dẫn tới rất nhiều những khó khăn, trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

 

doc 19 trang thuychi01 18901
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cái tôi trữ tình trong thơ văn Nguyễn Công Trứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động đọc – hiểu là một hoạt động rất quan trọng bởi nó cũng là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (giao tiếp gián tiếp giữa tác giả và độc giả). Nó hướng người đọc tới các mục đích nhận thức, tình cảm và hành động một cách chủ động. Khi con người nhận thức được vấn đề đúng hay sai thì sẽ tự nhiên đưa đến tình cảm yêu hay ghét, rồi từ đó dẫn con người tới hành động đồng tình hay là không, ngợi ca hay phê phán. Có thể khẳng định, dạy văn không chỉ dạy chữ nghĩa mà quan trọng hơn là dạy cách làm người. Người dạy phải làm sao hướng các em từ yêu thích, hứng thú với môn học đến biết trân trọng, ngợi ca nhân vật tốt, tích cực (trong đó có bản thân tác giả) và có ý thức vươn lên để hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, việc dạy văn hiện nay dường như kéo lệch vai trò “dạy người” sang “dạy chữ”, dạy kĩ thuật đi sâu vào tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm nhiều hơn là chỉ ra cho học sinh thấy được cái đúng, cái sai, cái hay, cái dở, cái đẹp, cái xấu, biết yêu, biết ghét,
Một thực tế nữa trong giáo dục hiện nay là học sinh thường ngại học văn, nhất là văn học trung đại. Có lẽ do tư tưởng, quan niệm, ý thức hệ của con người ngày nay có sự khác biệt lớn so với thời phong kiến trung đại? Hay do nhu cầu của xã hội hiện đại khiến các em băn khoăn trong việc phải học gì để sau này có việc làm và cơ hội việc làm cao hơn nên ưu thế của môn văn ngày càng giảm sút? Hay đó là hệ lụy từ việc “dạy lệch” (nêu ở phía trên) dẫn đến tâm lí nhàm chán, khô khan, thiếu hứng thú và ngại học từ phía học sinh Nếu các em được trang bị kĩ năng tiếp cận tác phẩm một cách có bài bản thì có thể tránh được tâm lí nhàm chán và các em sẽ chủ động hơn trong việc tìm hiểu? 
Trong khi đó, mục tiêu của nền giáo dục nước ta đến năm 2020 sẽ được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Nếu chương trình không hợp lí và giáo viên dạy không đúng mục đích, học sinh ngại học văn thì sẽ dẫn tới rất nhiều những khó khăn, trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra. 
Trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ - một con người được đánh giá là tài năng, bản lĩnh trước những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời; một sự nghiệp thơ ca phong phú, đa dạng, đáng nể; một hiện tượng văn học có tính độc đáo và phức tạp của giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX. Tuy nhiên, bên cạnh những ghi nhận, đánh giá tích cực, vẫn còn có những nhận định, đánh giá trái chiều về con người và thơ văn Nguyễn Công Trứ. Điều này gây ra khó khăn cho người dạy và học các tác phẩm của ông. Mặc dù vậy, vẫn chưa có công trình hay tài liệu nào tập trung nghiên cứu rộng và đánh giá sâu về con người và sự nghiệp thơ ca của ông cho thỏa đáng. 
Đó thực sự là những khó khăn, trở ngại và gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh nói chung. 
Là giáo viên dạy môn văn, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ văn Nguyễn Công Trứ”, trên cơ sở đó, đề xuất một hướng tiếp cận và dạy học tác phẩm của Nguyễn Công Trứ trong nhà trường đạt hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua phạm vi bài viết, nguyện vọng của tôi là muốn đóng góp một phần nhỏ bé với đồng nghiệp, góp một ý kiến nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học đọc – hiểu môn văn; đồng thời bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh, hướng dẫn các em cách cảm thụ thơ văn nói chung, thơ văn Nguyễn Công Trứ nói riêng một cách sâu sắc hơn.
Những mong qua hình tượng “cái tôi” Nguyễn Công Trứ - con người tài năng, bản lĩnh, tâm huyết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, phần nào tác động, khơi dậy lòng đam mê, tinh thần trách nhiệm và rèn luyện bản lĩnh cho các em – những thế hệ chủ nhân của đất nước, để các em có thêm hành trang vững tin vào đời.
Bài viết cũng là cách tìm tòi, sáng tạo, thể nghiệm từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình đọc hiểu tác phẩm của Nguyễn Công Trứ để giảng dạy tác phẩm của ông trong nhà trường phổ thông được hiệu quả hơn. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tiếp cận thơ văn Nguyễn Công Trứ qua việc đọc – hiểu cái tôi trữ tình.
	Sau đó, người viết thể nghiệm đề tài của mình qua việc định hướng thiết kế giáo án bài Bài ca ngất ngưởng trong chương trình Ngữ văn 11 (học kỳ I).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng một số phương pháp: Phân tích, tổng hợp khái quát, so sánh đối chiếu, thu thập thông tin, thống kê, xử lí số liệu,...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Thơ trữ tình là tiếng nói tâm hồn, là tiếng lòng của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Nói đến thơ trữ tình là nói đến cái Tôi cá nhân. Đó là một nhận định đã được nhiều người thừa nhận. Trong Tùy viên thi thoại, Viên Mai khẳng định: “Làm người không nên có cái tôi nhưng làm thơ không thể không có cái tôi”. Thế nhưng, khi nói thơ trữ tình Việt Nam trung đại thể hiện cái Tôi lại không được nhiều người chấp nhận. Bởi lẽ, từ trước đến nay, cái Tôi dường như là một phạm trù chỉ dành riêng để nói về Thơ Mới. Tuy nhiên, thơ trữ tình không thể hiện cái Tôi cá nhân không phát huy được sự độc đáo của cá tính. Văn học Việt Nam thời trung đại mang tính quy phạm nhưng ngay từ trong bản chất của văn chương nghệ thuật đã thừa nhận sự sáng tạo, sự “phá vỡ tính quy phạm”. Đó chính là cơ sở, là sự xuất hiện và khẳng định cái Tôi của văn học nói chung và của thơ ca trữ tình nói riêng, đặc biệt là của thơ trữ tình thời trung đại. 
Vậy, “cái Tôi trữ tình” là gì? Đó “là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua lăng kính cá nhân của chủ thể và thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần riêng biệt, độc đáo, mang tính thẩm mĩ, nhằm truyền đạt năng lượng tinh thần ấy đến người đọc” (Nhà phê bình Vũ Tuấn Anh). Và “coi thế giới cái Tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật, điều đó giúp chúng ta hình dung được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật trên cơ sở thế giới quan, truyền thống văn hóa và cá tính sáng tạo của chính cái tôi trữ tình” (Nhà phê bình Lê Lưu Oanh). Từ đó có thể thấy, cái Tôi trữ tình là thế giới nghệ thuật với những đặc trưng mang nét độc đáo để tạo ra dấu ấn riêng của nhà thơ. 
Dạy học thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình trung đại nói riêng, điều quan trọng là định hướng để học sinh có thể khám phá và chiếm lĩnh những nét riêng, những điểm độc đáo trong thơ hay chính xác hơn là khám phá và lĩnh hội cái Tôi trữ tình trong thơ. Các bước để đọc - hiểu một văn bản luôn đi từ ngoài vào trong, từ dễ đến khó là đọc – hiểu ngôn từ; đọc – hiểu hình tượng nghệ thuật; đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản; đọc – hiểu và thưởng thức văn học. Từ đây, ta có thể thấy, để tiếp cận cái tôi trữ tình trong thơ người đọc cần chú ý đến cơ sở đọc – hiểu (tức các yếu tố ngoài văn bản liên quan đến tác giả - chủ thể sáng tạo và hoàn cảnh sáng tác); Thế giới nghệ thuật trong văn bản; Cảm nhận và phát hiện cái Tôi trữ tình của nhà thơ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Một giáo viên dạy văn đã từng trải qua những buồn vui, những thành bại trong quá trình dạy học, tôi thừa nhận và càng thấm thía nỗi buồn khi học sinh ngày càng chán học văn, khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương của các em ngày một kém dần. Nguyên do thì có nhiều, nhưng chủ yếu là các em rất lười đọc bài, đọc văn bản. Đây là điều vô cùng nguy hiểm bởi không đọc thì không hiểu được, hoặc nghe giảng mà không đọc thì “đâu lại vào đấy”, “chữ thầy lại trả cho thầy”! Đọc – hiểu phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Nếu không đọc, người học sẽ tiếp nhận kiến thức ở trạng thái bị động, sáo mòn, sơ cứng và hẳn nhiên không có hứng thú học tập tích cực. Tôi e sợ và thiết nghĩ rằng, những rung cảm trước cái đẹp, trước nỗi đau nhân loại không còn thì tâm hồn con người ta sẽ trở nên trơ lì và chai sạn.
- Dạy đọc hiểu văn bản văn học bao giờ cũng phải xác định những yếu tố chi phối đến văn bản. Việc khai thác các yếu tố ngoài văn bản (tính cách, thái độ của nhà thơ trước cuộc đời; mục đích sáng tác, hoàn cảnh rộng - hẹp để văn bản ra đời) làm cơ sở đọc hiểu là yếu tố tiên quyết, đặc biệt là đối với văn bản thơ trữ tình trung đại. Bản chất của cái Tôi là những nét riêng, độc đáo vì thế, chỉ có thể khám phá đúng cái Tôi của thơ trữ tình trung đại khi đặt nó với những yếu tố riêng, những cảnh ngộ riêng.
Trong thực tế, các yếu tố ngoài văn bản vẫn luôn bị xem nhẹ, dẫn đến trong quá trình tiếp cận văn bản nhiều khi phiến diện thậm chí suy diễn một cách tùy tiện. Bên cạnh đó, một số giáo viên trong quá trình dạy học khai thác các yếu tố ngoài văn bản chưa xác định rõ mục đích. Khi tìm hiểu về tác giả chỉ tập trung vào năm sinh, năm mất hoặc quê quán của tác giả. Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác lại tập trung vào việc được rút ra từ tập thơ nào,... Chính vì thế, học sinh thường không tạo được một cơ sở đọc hiểu cần thiết nên tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản rất khó khăn và thiếu chính xác.
- Đọc hiểu thế giới nghệ thuật trong văn bản là bước quan trọng nhất để tiếp cận đến cái tôi trữ tình. Mục tiêu của việc dạy học đọc hiểu văn bản là dạy học theo đặc trưng thể loại. Trên cơ sở của đặc trưng thể loại, khám phá thế giới ngôn từ là quá trình đầu tiên trong việc tìm hiểu văn bản. Sau đó là khám phá đến thế giới hình tượng. Đây là điều hiển nhiên và có quy luật tuyến tính trong quá trình đọc – hiểu. Bởi phải đọc thông ngôn từ, ngữ nghĩa rồi mới đi đến liên tưởng, tưởng tượng để hình tượng hiện ra trong tâm trí và tình cảm của người đọc. 
Việc hiểu rõ đặc trưng thể loại văn bản văn học cổ cũng là một trở ngại lớn đối với cả giáo viên và học sinh. Thể loại trữ tình trung đại có thể kể đến như thơ Đường luật, hát nói, phú, ngâm khúc Đây thực sự là những thể loại khó, ngay cả giáo viên nếu không có hiểu biết chính xác và đầy đủ thì việc giảng dạy đã là một trở ngại, huống gì học sinh thấy khó nên chán nản. 
Đã là đọc hiểu văn bản văn học thì phải đọc hiểu ngôn từ và hình tượng nghệ thuật, thế nhưng thơ trung đại lại có những khó khăn nhất định. Ngôn từ thì mang tính tượng trưng ước lệ, hàm súc, cô đọng cao, một phần bởi sử dụng nhiều điển cố, điển tích; hình tượng cũng mang tính biểu tượng cao, thường dùng hình ảnh này để quy chiếu cho hình ảnh khác. Nếu không có kiến thức sâu vững, không có khả năng cảm thụ thì việc sinh ra tâm lí chán nản, ngại học văn học trung đại cũng là điều không mấy khó hiểu.
- Đọc hiểu thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình trung đại nói riêng thực chất là việc khám phá cái tôi trữ tình. Cái Tôi trữ tình chính là hình ảnh chủ thể nhà thơ thể hiện trên mỗi con chữ và sau những hình tượng nghệ thuật. Để học sinh có thể khám phá được cái Tôi trữ tình trong thơ trung đại, người dạy phải định hướng để học sinh kết hợp giữa cơ sở đọc hiểu và thế giới nghệ thuật. Nếu đặt thế giới nghệ thuật của bài thơ ngoài cơ sở đọc hiểu của nó chắc chắn cái Tôi trữ tình sẽ khác xa rất nhiều. 
	Thực tế, đọc - hiểu thơ trung đại, phần lớn chỉ khám phá tình cảm, thái độ của tác giả qua những câu kết trong bài thơ. Thực chất, cái Tôi trong thơ trữ tình dù không bộc lộ một cách trực tiếp nhưng luôn xuất hiện xuyên suốt bài thơ. Trước một hiện thực cuộc sống, trước một thời khắc của thời gian, mỗi nhà thơ đều mang một tâm trạng, tình cảm riêng của mình. Cái Tôi còn được thể hiện qua việc lựa chọn một hình thức nghệ thuật tương ứng để chuyển tải những tâm tư, tình cảm, tâm trạng của mình. Như vậy, cái tôi trong thơ trữ tình vừa được thể hiện qua hình ảnh cái Tôi của nhà thơ vừa thể hiện những độc đáo về hình thức nghệ thuật. 
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Cái tôi trữ tình trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
2.3.1.1. Cái tôi trữ tình mang dấu ấn thời đại
	Nguyễn Công Trứ (1778 - 1859), hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, là con nhà nho "nòi" sinh ra và lớn lên ở quê hương Hà Tĩnh. Từ nhỏ nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính tình phóng khoáng. Ông sống và trưởng thành trong một thời đại đầy dông bão và quá ư phức tạp. Tuy vậy, Nguyễn Công Trứ đỗ đạt và làm quan vào thời kì mà nhà Nguyễn mới thống nhất đất nước, chấm dứt nội chiến, củng cố quân quyền và phục hưng nho học. Hoàn cảnh ấy là động lực cho cả một tầng lớp Nho sĩ đang hăm hở bước vào một triều đại mới với một lẽ sống mới, cố gắng vươn lên để khẳng định mình. 
Nguyễn Công Trứ từng tự nhủ:
Đã sinh ra ở trong trời đất 
Phải có danh gì với núi sông.
 (Đi thi tự vịnh)
Ông tâm niệm thế và đã làm được nhiều hơn thế. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc.. Vậy mà cuộc đời ông là những thăng trầm, nhiều lần bị giáng phạt, có khi giáng liền ba bốn cấp Nguyễn Công Trứ là người có tài, đã đem hết tài năng, trí tuệ giúp đời, cứu nước, cứu dân. Nhưng xã hội phong kiến mà ông phụng sự lại quá bé nhỏ, thảm hại, ông Hi Văn luôn luôn cảm thấy bị ràng buộc, mất tự do, chẳng khác nào một con chim trong lồng, chỉ muốn thoát ra: 
 Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
 (Bài ca ngất ngưởng)
Một hình ảnh thật mới mẻ, thật táo bạo. Thời ấy ai dám nói như Nguyễn Công Trứ bởi việc ra làm quan tuy có nhiều ràng buộc song nó vẫn là đối tượng của sự tôn kính, ngưỡng vọng của người đời:
Trót sinh ra thời phải có chi chi,
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.
(Chí nam nhi)
Nói đến Nguyễn Công Trứ người ta thường nghĩ đến con người “ngoài vòng cương toả”. Thực ra, trước khi đề cao con người ngoài vòng cương toả, bao giờ Nguyễn Công Trứ cũng xác định rõ phải là con người phận sự đã:
- Vũ trụ chi gian giai phận sự
- Trong vũ trụ đã đành phận sự...
- Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Phận sự ấy là gánh càn khôn, công danh, sự nghiệp, chí tang bồng, đường trung hiếu, chữ quân thân, trên vì nước dưới vì nhà... mà đấng nam nhi không thể trốn tránh, chối từ. Điều đó, bao nhiêu năm tồn tại nhà nước phong kiến thì có bấy nhiêu thế hệ nam nhi gánh vác và đã trở thành tiêu chí của con người thời đại. Nhưng không dừng lại ở đấy. Với Công Trứ, có tận hiến không thể không có tận hưởng. Xét cho kỹ mọi nhẽ thì việc hành lạc đối với con người cũng là việc rất phải, nên làm, không để cho hư danh ràng buộc bản thân mình:
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy
Nếu không chơi thiệt ấy ai bù?
 (Chơi xuân kẻo hết xuân đi).
 Thú gì hơn nữa thú ăn chơi
                        Chi giàu khó sang hèn là phận cả
                        Đủ lếu láo với người thiên hạ
                        Tính đã quen đài các bấy lâu
                        Đàn một cung, cờ một cuộc, thơ một túi, rượu một bầu
                        Khi đắc chí ngao du ờ cũng phải...
                                                  (Thích chí ngao du)
Nguyễn Công Trứ là con người của tự do, một tâm hồn phóng khoáng và ưa hoạt động. Chính vì thế khi bị giam chân vào trong cái “lồng” của xã hội thì cũng là dịp để ông thể hiện cái tôi “ngất ngưởng” của mình rõ nét hơn. Trái hẳn với cái ta chung chung, mang tính chất tập đoàn, Nguyễn Công Trứ đã tự xưng danh, biến cái ta thành cái tôi, thành lẽ sống cho bản thân mình. Và Nguyễn Công Trứ đã “xé rào”, “phá vỡ quy phạm” thi pháp văn học trung đại lúc nào không hay. Tư tưởng của nhà thơ là tư tưởng cách tân mang đậm dấu ấn thời đại bởi nó không chỉ là sự cách tân bằng văn hóa mà bằng cả cuộc đời ông đang sống. Trong một xã hội mà cá nhân bị thủ tiêu, bưng bít thì Nguyễn Công Trứ lại hiển lộ ra một cái tôi với cá tính ngông nghênh, ngạo nghễ. Có ai có thể tìm thấy trong suốt lịch sử phong kiến có cái tôi nào “ngất ngưởng” như ông “Uy Viễn Nguyễn”? Rõ ràng, Nguyễn Công Trứ đã luôn tròn trách nhiệm của kẻ “làm trai đứng trong trời đất” song lại ghi dấu tên tuổi, cá tính của mình bằng cái tôi mang đậm dấu ấn thời đại để không bị chìm khuất như bao kẻ làm trai khác chỉ biết có “phận sự”! Với tinh thần nhân văn “ngất ngưởng” ấy, nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã ghi danh mình như một người đi tiên phong, thậm chí, đi trước thời đại hàng thế kỉ! 
	2.3.1.2. Cái tôi trữ tình – thế sự
Có thể thấy, văn học trung đại Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX chủ yếu thể hiện nội dung nhân đạo sâu sắc, bởi đây là giai đoạn khủng hoảng nhất do xã hội hỗn loạn nhất, quyền sống và số phận con người được văn học quan tâm hàng đầu. Thơ văn Nguyễn Công Trứ một mặt vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo truyền thống, nhưng mặt khác, thể hiện dày đặc và rõ nét là thơ ông hướng nhiều vào thế giới tình cảm riêng tư và ý thức cá nhân của con người, bày tỏ khát vọng, ước mơ, phẫn nộ trước hiện thực cuộc sống, trước thế thái nhân tình. Đây chính là cơ sở để ta khẳng định cái tôi Nguyễn Công Trứ: một cái tôi trữ tình – thế sự.
Là một con người của hành động, tài năng đóng góp hơn người, lại trải qua nhiều thăng giáng thất thường, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.
Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy 
Hễ không điều lợi, khôn thành dại
Đã có đồng tiền, dở cũng hay
Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi
Hẳn hoi không hết một bàn tay
Suy ra cho kĩ chi hơn nữa
Bạc quá vôi mà mỏng quá mây
 (Thế thái nhân tình) 
Hay: Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi.
Hoặc:
Ra trường danh lợi vinh liền nhục
Vào cuộc trần ai khóc trước cười.
 (Con đường làm quan)
Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không che giấu sự ngạo mạn:
Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào
Đã sa xuống thấp lại lên cao.
Nguyễn Công Trứ là người ngay thẳng, rõ ràng, công bằng, không chấp nhận những cách ứng xử nước đôi thiếu minh bạch. Ở ông là sự biểu hiện của một tính cách “thuần Nghệ”. Không chỉ trong đời sống mà trong những vần thơ, hay những câu hát nói cũng rõ ràng một tính cách ấy, con người ấy. Người ta nói rằng dân xứ Nghệ “thô mà thật”. Có lẽ do đặc điểm địa lí của mảnh đất miền Trung gió lào cát trắng, quanh năm khô cằn, hạn hán hoặc bão lũ, lụt lội, cuộc sống vô vàn khó khăn đói nghèo triền miên nên ta hiểu vì sao mảnh đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” ấy đã phần nào tạo nên tính cách chung của con người nơi đây (ăn thẳng nói thật, bộc trực, bỗ bã, ít rào đón đưa đẩy, có sao nói vậy...). Và Nguyễn Công Trứ cũng không phải là ngoại lệ. Như một người con trung thành và quang vinh của xứ sở, ông đã bộc lộ những cảm xúc rất “thế sự” về tất cả những gì mà bản thân ông “tai nghe mắt thấy” và va chạm bằng chính cuộc đời mình. Ông nêu lên cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn của bản thân trong Hàn Nho phong vị phú bằng một giọng điệu hài hước, hóm hỉnh và có cả ý vị mỉa mai:
Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no;
Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.
Ngay đến chuyện “tương tư” trong tình cảm đôi lứa mà ông cũng có thể đùa một cách tài tình, “tỉnh rụi”, nghịch ngợm, độc đáo bằng ngôn ngữ và cách xưng hô “rất Nghệ” thì quả thật không ai qua được Nguyễn Công Trứ. Bài thơ Bỡn nhân tình là một ví dụ:
Tao ở nhà tao, tao nhớ mi,
Nhớ mi nên phải bước chân đi.
Không đi mi nói: răng không đến?
Đến thì mi nói: đến làm chi? 
Làm chi tao đã làm chi được,
Làm được tao làm đã lắm khi.
Là người học rộng, Nguyễn Công Trứ có một cái nhìn quán thông kim cổ để nhận xét thời thế, hiểu rõ quốc sự, cảm thấu dân tình. Đọc thơ ông, có thể thấy lối nói hoa hòe, hoa sói, uốn éo “lịch lãm” hay tỏ ra làm duyên làm dáng không hề phù hợp với tạng con người này. Cách nói của ông là cách nói trần trụi, khi cần có thể văng tục, mà văng tục rất hồn nhiên:
                          Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi
                        Lạt như nước ốc bạc như vôi...
                                                 (Thế tình bạc bẽo)
Cũng chưa thấy ai dùng giọng văng tục để khẳng định một nội dung nghiêm túc như Nguyễn Công Trứ:
 Thuộc ba mươi sáu đường kinh, chẳng Thần, Thánh, Phật, Tiên, song khác tục
 Hay tám vạn tư mặc kệ, không Quân, Thần, Phụ, Tử, đếch ra người
                                                            (Giai thoại - Câu đối đùa sư) 
Đời ông đầy giai thoại,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cai_toi_tru_tinh_trong_tho_van_nguyen_cong_tru.doc
  • docBìa skkn 2016 - Thành.doc
  • docMỤC LỤC SKKN 2016.doc