SKKN Cách lựa chọn và xử lí ngữ liệu để giảng dạy bài Văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

SKKN Cách lựa chọn và xử lí ngữ liệu để giảng dạy bài Văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT

Chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông bao gồm ba phân môn cơ bản: đọc văn; tiếng Việt và làm văn. Phần lí luận văn học thuộc phân môn đọc văn, chiếm vị trí khá khiêm tốn trong chương trình ngữ văn phổ thông (3% tổng số tiết dạy), nhưng môn học này lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp người đọc có cách định hướng đúng để khám phá, chiếm lĩnh các sản phẩm tinh thần của nhà văn, nhà thơ

Văn bản văn học là một bài lí luận hay và khó, được các nhà nghiên cứu, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trao đổi, nỗ lực tìm kiếm cách đi mới, cách “giản hóa” những kiến thức trừu tượng của đặc trưng môn học. Điều chúng tôi luôn trăn trở, làm cách nào để học sinh sau khi học biết vận dụng kiến thức lí luận để đọc hiểu văn bản và làm các bài văn nghị luận. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn ngữ liệu phù hợp với yêu cầu nội dung bài học. Qua thực tế giảng dạy, tích lũy, chúng tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Cách lựa chọn và xử lí ngữ liệu để giảng dạy bài Văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT .

 

doc 19 trang thuychi01 9831
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách lựa chọn và xử lí ngữ liệu để giảng dạy bài Văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông bao gồm ba phân môn cơ bản: đọc văn; tiếng Việt và làm văn. Phần lí luận văn học thuộc phân môn đọc văn, chiếm vị trí khá khiêm tốn trong chương trình ngữ văn phổ thông (3% tổng số tiết dạy), nhưng môn học này lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp người đọc có cách định hướng đúng để khám phá, chiếm lĩnh các sản phẩm tinh thần của nhà văn, nhà thơ
Văn bản văn học là một bài lí luận hay và khó, được các nhà nghiên cứu, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trao đổi, nỗ lực tìm kiếm cách đi mới, cách “giản hóa” những kiến thức trừu tượng của đặc trưng môn học. Điều chúng tôi luôn trăn trở, làm cách nào để học sinh sau khi học biết vận dụng kiến thức lí luận để đọc hiểu văn bản và làm các bài văn nghị luận. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn ngữ liệu phù hợp với yêu cầu nội dung bài học. Qua thực tế giảng dạy, tích lũy, chúng tôi đã đúc rút thành sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Cách lựa chọn và xử lí ngữ liệu để giảng dạy bài Văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT . 
II.Mục đích nghiên cứu
Mỗi văn bản văn học là một sản phẩm tinh thần của nhà văn tồn tại độc lập mang một nét riêng, không thể có sự trộn lẫn, nhưng khi xem xét trên phương diện nghiên cứu lí luận văn học thì chúng đều có một cấu trúc tầng nghĩa như nhau. 
 Qua quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu lý thuyết về cấu trúc tác phẩm văn học trong bài Văn bản văn học, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc phân tích ngữ liệu để đánh giá rút ra khái niệm là rất cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu đưa mỗi ngữ liệu độc lập để làm rõ một tầng nghĩa, kết quả học sinh vẫn hiểu nhưng việc khái quát và vận dụng để phân tích một văn bản cụ thể, trọn vẹn lại rất lúng túng. Qua nghiên cứu và giảng dạy chúng tôi thấy rằng cần đưa ra một ngữ liệu chung, đồng nhất, giáo viên hướng dẫn học sinh làm rõ ba tầng nghĩa. Từ đó, học sinh có thể hình dung được kết cấu các tầng nghĩa của một văn bản văn học và nhận diện tầng nghĩa ở các văn bản văn học khác một cách dễ dàng.
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm ở một tiết dạy cụ thể, đó là “tiết 91: bài Văn bản văn học”và áp dụng cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân.
IV. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:Tôi đã tìm tòi tham khảo các bài soạn liên quan tới tiết dạy “Văn bản văn học” của các tác giả có uy tín, từ đó có những so sánh đối chiếu để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất 
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tôi đã tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học liên quan đến đề tài của mình trong thời gian 2 năm học liên tiếp tại các lớp khối 10 trường THPT Thọ Xuân 5
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: : Qua thực tế giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng những bài kiểm tra tôi đã tiến hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn của đề tài.
 B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của SKKN
Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lý thuyết khái quát, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội -thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học. 
Đối tượng nghiên cứu của lí luận văn học được tập hợp thành ba nhóm lý thuyết chính như: Đặc trưng văn học, cấu trúc tác phẩm văn học và quá trình văn học đều được đưa vào trong chương trình trung học phổ thông. Lý thuyết về tính đặc trưng văn học là một hoạt động sáng tạo tinh thần của con người bao gồm tính hình tượng, tính nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ, các thuộc tính xã hội của văn học, các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung. Lý thuyết về cấu trúc tác phẩm văn học bao gồm các khái niệm về đề tài, chủ đề, nhân vật, tính cách, cảm hứng, cốt truyện, kết cấu, các vấn đề phong cách học, ngôn ngữ, thi pháp, luật thơ ... Lý thuyết về quá trình văn học bao gồm các khái niệm chính về phong cách, các loại và các thể văn học, các trào lưu, khuynh hướng văn học và các quá trình văn học nói chung.
 Quá trình hình thành văn bản văn học, nhà văn phải đi từ lí thuyết khái quát đến sáng tạo riêng mang tính cá thể. Quá trình tiếp nhận của người đọc vì thế không thể bỏ qua nội dung lí thuyết này. Nhưng muốn làm rõ bản chất vấn đề của phạm trù lí luận, con đường ngắn nhất là nghiên cứu văn bản cụ thể để rút ra các khái niệm trừu tượng.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
 Như đã nói ở trên, là một bài lí luận văn học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn trung học, Văn bản văn học được nhiều nhà nghiên cứu lí luận, đội ngũ giáo viên định hướng thiết kế thành bài giảng.
	 Trong sách Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, do tác giả Phan Trọng Luận làm chủ biên, nhà xuất bản giáo dục 2009, ta dễ dàng nhận thấy một bài soạn công phu và sáng tạo. Hệ thống ngữ liệu được đưa vào bài học khá phong phú, sinh động, tạo mối liên kết liên văn bản với chương trình ngữ văn trung học cơ sở. 
 Trong cuốn sách Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, (tập 2) do tác giả Nguyễn Văn Đường làm chủ biên, Nhà xuất bản Hà Nội, 2006, có hai bản thiết kế bài giảng. Để tiện theo dõi chúng tôi gọi theo thứ tự được in trong sách là thiết kế 1 và thiết kế 2. Đối sánh với sách Thiết kế bài giảng ngữ văn 10, do tác giả Phan Trọng Luận làm chủ biên và thiết kế 1, kết quả cho thấy hai bản thiết kế bài giảng này hoàn toàn giống nhau về nội dung, ngữ liệu và các bước tiến hành. Thiết kế 2 được xem là tài liệu tham khảo trong cuốn sách nhưng người đọc vẫn lĩnh hội được kiến thức và kĩ năng của một bài soạn hoàn chỉnh.
Ở cả hai cuốn sách với ba thiết kế vừa kể trên đều có những thành công đáng kể. Hệ thống bài soạn logic, câu hỏi đa dạng, cách tổ chức hoạt động nhóm và phân bố thời gian hợp lí. Ngoài ra, mục 2 – “ Các tầng nghĩa của văn bản văn học” được phân tích, khắc sâu bằng nhiều ngữ liệu cho mỗi tầng nghĩa. 
Trang Giáo án điện tử cũng có nhiều thiết kế về bài Văn bản văn học, nhìn chung khi giải quyết mục 2 đều lựa chọn ngữ liệu riêng cho từng tầng nghĩa.
Quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sự đối sánh giữa nội dung của sách giáo viên với phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa và nhận thấy sự đồng bộ của hai cuốn sách này với các thiết kế kể trên. 
	Như vậy, các bài viết trên đã có những thành công nhất định, việc chọn ngữ liệu độc lập cho từng tiểu mục giúp học sinh nắm bắt nội dung bài học nhanh. Tuy nhiên, lý luận văn học vốn đã rất phức tạp việc sử dụng ngữ liệu manh mún, rời rạc, chưa có sự hợp nhất sẽ làm hạn chế khả năng vận dụng của học sinh khi tìm hiểu cấu trúc của các văn bản mới. Nếu chọn ngữ liệu độc lập cho từng tầng cấu trúc của văn bản, học sinh sẽ máy móc hiểu tầng nghĩa này có ở văn bản này mà không thấy ở văn bản kia và ngược lạiTrước thực trạng này, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một cách xử lí ngữ liệu nhằm hạn chế những vướng mắc trong quá trình tiếp nhận, bao quát bài học của học sinh. Giúp các em, lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc, kĩ càng và bền chặt; khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác chính xác và sáng tạo hơn. 
III. Giải pháp thực hiện
1.Giải pháp chung
 	 Văn bản văn học được chỉ định dạy – học với thời lượng 45 phút. Xét về tổng thể có ba phần tương ứng với ba mục: Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học; Cấu trúc của văn bản văn học và Từ văn bản đến tác phẩm văn học. Xét về dung lượng kiến thức, mục 2: Cấu trúc của văn bản văn học lại là phần trọng tâm của bài học. Chúng tôi cũng chú trọng hơn trong việc lựa chọn ngữ liệu và khai thác ngữ liệu ở mục này. Phần luyện tập, chiếm một lượng thời gian không nhỏ, qua quá trình luyện tập, học sinh được củng cố kiến thức về các tiêu chí và cấu trúc của văn bản văn học. Bài tập trong sách giáo khoa sẽ được các em hoàn thành ở nhà. 
Trước khi lựa chọn ngữ liệu cho bài học, tôi đã tham khảo nguồn thông tin phản hồi từ phía học sinh và đồng nghiệp, kết quả cho thấy, trong số những văn bản được hỏi có ba văn bản gây sự chú ý cho người đọc: Bánh trôi nước(1), Bài ca dao viết về hoa sen(2) và Thuật hoài (3). Văn bản 1,2 dễ tiếp nhận còn văn bản 3 có phần khó hơn. Điều này mở ra cho chúng tôi hướng vận dụng phù hợp với phương pháp dạy học tích cực. Học sinh tiếp nhận bài học thông qua ngữ liệu từ cấp độ dễ đến khó. Từ hoạt động học có sự hướng dẫn của cô giáo (ngữ liệu 1), đến tự học có hướng dẫn của sách giáo khoa (ngữ liệu 2), sau khi học sinh đã nhuần nhuyễn chúng tôi cung cấp ngữ liệu 3 khó hơn. Và qua đó sẽ đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức của học sinh đang ở mức độ nào. Đây là bước đệm để các em có thể tiếp cận các bài lí luận văn học ở lớp 11,12, mặt khác còn là nền tảng giúp các em cảm thụ những văn bản văn học khác khi đã trưởng thành.
 	2.Giải pháp cụ thể 
 	2.1. Hướng dẫn tìm hiểu mục 1: Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
Trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở học sinh đã được học hai loại văn bản gồm: văn bản nhật dụng và văn bản văn học. Vì vây, trước khi đi vào tìm hiểu các
tiêu chí của văn bản văn học, cần cho học sinh ôn lại kiến thức bằng cách nhận diện văn bản văn học. 
Giáo viên có thể hỏi: Hãy kể tên các loại văn bản mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn cấp II và chương trình Ngữ văn lớp 10?
Với câu hỏi đó, giáo viên có thể gọi 2 đến 3 em, bổ sung cho nhau để hoàn thành câu trả lời. Có rất nhiều văn bản sẽ được học sinh nêu ra, giáo viên có thể chọn lọc, lược ghi lên bảng, hình thành bảng phụ để tiếp tục cho câu hỏi tiếp theo. 
 Chiếu dời đô(1), Hịch tướng sĩ(2), Bến quê(3), Sang thu(4), Tôi và chúng ta(5), Đại Cáo bình Ngô(6), Bánh trôi nước(7) Thông tin về trái đất năm 2000(8), Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam(9), Động phong nha(10), ...
Giáo viên tiếp tục hỏi :Trong những văn bản các em vừa kể trên, văn bản nào thuộc văn bản văn học, văn bản nào thuộc văn bản phi văn học ? Vì sao ? 
Yêu cầu : Học sinh lựa chọn, trả lời và giải thích... Các văn bản văn học: 1,2,3,4,5. 6,7. Các văn bản phi văn học: 8, 9, 10 (văn bản nhật dụng)
Giáo viên hỏi tiếp: Vậy thế nào là văn bản văn học ? 
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên nhấn mạnh: Văn bản văn học có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
Nghĩa rộng: Là tất cả những văn bản sử dụng ngôn từ làm phương tiện giao tiếp, nhưng ngôn từ ấy được sử dụng như một chất liệu đặc biệt có tính thẩm mĩ, được tổ chức, sắp xếp một cách nghệ thuật, có nhịp điệu, vần điệu, có hình ảnh và thể hiện đậm nét dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Nghĩa hẹp: Văn bản văn học là những văn bản sử dụng chất liệu ngôn từ xây dựng hình tượng nghệ thuật.
Để học sinh nắm được ba tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học, giáo viên đưa ra ba câu hỏi tương ứng nhằm giúp học sinh tư duy, tổng hợp kiến thức theo phương pháp liên văn bản:
Câu hỏi 1: Văn bản Đại cáo bình Ngô đã phản ánh những nội dung gì? 
Yêu cầu: Học sinh chỉ ra được các ý cơ bản:
- Phản ánh được sự trăn trở, suy tư của Lê Lợi về đất nước.
- Tổng kết lại hai mươi năm kháng chiến gian khổ của quân và dân ta.
- Bố cáo sự nghiệp chống giặc Minh hoàn tất.
Từ việc tìm ra nội dung trên, ta có thể rút ra tiêu chí và mục đích của văn bản văn học như thế nào? 
Tiêu chí 1: Văn bản văn học đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan và khám 
phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.
Câu hỏi 2: Đọc thầm văn bản Đại cáo bình Ngô và nhận xét cách sử dụng ngôn 
từ nghệ thuật ?
Yêu cầu: Văn bản Đại cáo bình Ngô, được viết với mục đích chính trị nhưng ngôn từ được chọn lọc, câu văn biền ngẫu, sử dụng các biện pháp tu từ và toát lên hình tượng một nhà vua áo vải nung nấu, trăn trở về vận mệnh của đất nước. 
Tiêu chí 2: Ngôn từ văn học là ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, mang tính thẩm mĩ cao (trau chuốt, biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa)
Câu hỏi 3: Theo em, văn bản Đại cáo bình Ngô thuộc thể loại gì? Dựa vào đâu em có thể nhận biết được ?
Yêu cầu: Văn bản Đại cáo bình Ngô được làm bằng thể cáo, người đọc nhận biết được ngay ở nhan đề.
Giáo viên tiếp tục hỏi: Quay lại với các văn bản văn học đã được xác định: Chiếu dời đô(1), Hịch tướng sĩ(2), Bến quê(3), Sang thu(4), Tôi và chúng ta(5), Bánh trôi nước(7). em hãy gọi tên thể loại cho từng văn bản và giải thích dấu hiệu để nhận biết ? 
Yêu cầu : Chúng ta có thể nhận ra các thể loại theo thứ tự của văn bản : Chiếu(1), hịch (2), truyện(3), thơ (4), kịch bản văn học(5), dựa vào phương thức thể hiện: Chiếu là bài văn của Vua viết (hoặc đại thần viết nhân danh nhà vua) để ban bố một việc trọng đại của đất nước; Kịch có xung đột kịch, tình huống kịch; Thơ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình qua cấu tứ, hình ảnh, đường nét... Mỗi văn bản thuộc về một thể loại nhất định, có những quy ước, cách thức riêng của từng thể loại đó.
Tiêu chí 3: Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng theo từng đặc trưng từng thể loại.
Tuy nhiên văn bản văn học không chỉ là những biện pháp, những kĩ xảo ngôn từ mà là một sáng tạo tinh thần của nhà văn. 
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu mục 2: Cấu trúc của văn bản văn học
Giáo viên chuyển tiếp: Dựa vào ba tiêu chí trên chúng ta có thể sáng tác văn bản văn học, nhưng để văn bản văn học thực sự có giá trị nó còn phải đảm bảo tính cấu trúc. Vậy, văn bản văn học có cấu trúc như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
(Đây là phần trọng tâm, thời lượng cũng như kiến thức vì thế mà nhiều hơn các mục khác trong bài.)
Giáo viên phát phiếu học tập cho 4 nhóm, trưng bảng phụ hoặc máy chiếu, chiếu văn bản Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
 Học sinh hoạt động nhóm khoảng 5 phút, trình bày kết quả, các nhóm nhận xét cho nhau, đánh giá kết quả. Cuối cùng giáo viên nhấn mạnh:
- Nội dung 1: Hình ảnh chiếc bánh trôi nước (từ: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, lòng son: mô tả hình dáng, màu sắc, cách chế biến bánh trôi nước): ý nghĩa này có được căn cứ vào ý nghĩa của các từ ngữ: -> Tầng ngôn từ.
- Nội dung 2: Hình tượng người phụ nữ (qua hình ảnh: thân em) -> Ý nghĩa hiện lên từ hình ảnh mang tính biểu tượng (biện pháp tu từ) -> Tầng hình tượng.
- Nội dung 3: Qua mối liên hệ giữa hình ảnh bánh trôi nước và hình tượng người phụ nữ ta có thể rút ra được ý nghĩa tiềm ẩn trong văn bản:
+ Thể hiện thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Thể hiện vẻ đẹp không chỉ thể xác mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ (thủy chung son sắc).
+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
-> Tầng hàm nghĩa
Giáo viên hỏi: Như vậy, văn bản văn học có cấu trúc mấy tầng? Em hiểu như thế nào về tầng ngôn từ, tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa?
Học sinh trả lời, giáo viên lược ghi thành hệ thống ý.
Văn bản văn học có cấu trúc 3 tầng nghĩa. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa: hiểu ngôn từ là hiểu các nghĩa (tường minh, hàm ẩn) của từ ngữ, là hiểu các âm thanh được gợi ra khi đọc, khi phát âm; Tầng hình tượng: Ngôn từ văn học có tính hình tượng, do trí tưởng tượng của nhà văn sáng tạo ra; Tầng hàm nghĩa: là tầng nghĩa hàm ẩn sâu kín của văn bản văn học, tầng nghĩa này được suy ra từ hai tầng nghĩa thứ hai, thứ nhất và nhiều suy luận, liên tưởng khác.
Để kết thúc mục 2 của bài học. giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ cấu trúc của văn bản văn học dựa trên sự khái quát lý thuyết về các tầng nghĩa.
 	1.2.3. Hướng dẫn tìm hiểu mục 3: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Nhiều học sinh vẫn đang bỡ ngỡ, không phân biệt được sự khác nhau của hai thuật ngữ văn bản văn học và tác phẩm văn học. Trước khi vào nội dung chính, giáo viên đưa ra câu hỏi mang tính gợi mở, tạo tâm thế cho học sinh tiếp nhận kiến thức.
Giáo viên hỏi: Khi làm một bài văn các em thường thấy thầy (cô) giáo ra đề bài như: Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, nhưng sách giáo khoa không gọi là tác phẩm mà gọi tên chúng là văn bản, em hiểu như thế nào về hai thuật ngữ này?
Học sinh sẽ có nhiều cách kiến giải, dựa vào câu trả lời của học sinh, giáo viên linh hoạt hướng vào vấn đề cần nghiên cứu:
- Khi tác phẩm chưa được tiếp nhận gọi là văn bản: là một hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan, là một tập giấy nằm im trên giá sách chưa có tác động đối với xã hội.
- Khi văn bản xâm nhập vào cuộc sống:
+ Nó có thể là một sản phẩm vật chất: gối đầu, gói hàng, chất đốt, giá trị thực bị lãng phí, bị bỏ quên.
+ Nó là một sản phẩm tinh thần: những giá trị tiềm ẩn của văn bản sẽ được người đọc tiếp nhận -> văn bản lúc đó sẽ phát huy chức năng của tác phẩm văn học.
 Như vậy, chỉ khi được người đọc tiếp nhận văn bản văn học mới đích thực là một tác phẩm văn học.
Giáo viên hỏi: Từ nội dung vừa tìm hiểu, em hãy vẽ sơ đồ quá trình từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học ?
Yêu cầu:
 Văn bản văn học ó người đọc = tác phẩm văn học
* Ghi nhớ: Để khắc sâu nội dung bài học giáo viên gọi một học sinh đọc phần ghi nhớ.
1.2.4. Hướng dẫn luyện tập
Đây là phần tương đối quan trọng cho một bài học mang tính lý thuyết, giáo viên phải dành từ 5 đến 10 phút trong quỹ thời gian 45 phút. Như đã nói ở trên, tôi sẽ đưa ra hai bài tập với hai mức độ khó, dễ khác nhau để học sinh luyện tập và giáo viên có cơ sở đánh giá khả năng tiếp nhận của học sinh. 
Bài 1: Phân tích các tầng nghĩa trong văn bản sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
 (Ca dao)
(Học sinh tham khảo hướng dẫn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2, trang 119).
Giáo viên gợi ý: 
Tầng nghĩa 1: Vẻ đẹp của hoa sen (từ ngữ: lá xanh, bông trắng, nhị vàng).
Tầng nghĩa 2: Hình tượng loài hoa sen mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp và bản lĩnh của con người Việt Nam.
Tầng nghĩa 3: Được suy ra từ tầng nghĩa thứ hai và thứ nhất cùng sự liên tưởng, suy luận khác.
- Ca ngợi vẻ đẹp trong sạch, tinh khiết cao quý của hoa sen trong đầm.
- Ngợi ca chí khí, bản lĩnh và phẩm chất của con người Việt Nam. 
Bài 2: (Dành cho học sinh khá, giỏi)
 	Có ý kiến cho rằng: “Một số văn bản thời trung đại như: Chiếu, biểu, cáo, hịch không đảm bảo các tầng nghĩa của một văn bản văn học vì thế không nên gọi là văn bản văn học”. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?
* Yêu cầu: Đây là câu hỏi khó, qua quá trình làm bài học sinh sẽ phát huy được:
- Khả năng sử dụng các thao tác nghị luận ( thao tác phân tích, thao tác bình luận, thao tác bác bỏ), sang lớp 11 các em sẽ bổ sung kiến thức ở các bài học cụ thể.
- Kĩ năng thích nghi với các vấn đề khoa học văn học, rèn luyện tư duy, ý thức phản biện.
- Hiểu sâu, nắm vững kiến thức bài học, đặc biệt cấu trúc văn bản văn học.
* Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu vấn đề nghị luận
- Bác bỏ ý kiến cho rằng: “Một số văn bản thời trung đại như: Chiếu, biểu, cáo, hịch không đảm bảo các tầng nghĩa của một văn bản văn học vì thế không nên gọi là văn bản văn học”
- Lý giải: (Có thể học sinh không biết vận dụng kiến thức lí luận, văn học sử mà chỉ chọn các văn bản khác nhau để luận bình, giáo viên có thể chọn một văn bản ví dụ như Chiếu dời đô để gợi ý)
Các nhà nghiên cứu cho rằng, văn bản hiện đại được phân ra theo các nhóm: văn bản nghệ thuật và văn bản hành chính. Văn bản thời trung đại có đặc điểm tư duy nguyên hợp ( các mảng tư duy kết dính nhau), văn, sử, triết không phân biệt (trừ thơ trữ tình). Mặc dầu khó nhận diện nhưng các văn bản thời trung đại vẫn mang trong nó đầy đủ các đặc điểm, cấu trúc của một văn bản văn học.
	Khi đi sâu khám phá vẻ đẹp của Chiếu dời đô chúng ta sẽ thấy cấu trúc của văn bản văn học:	
Tầng nghĩa 1: Chiếu dời đô nói về sự kiện kinh đô của đất nước chuyển vị trí từ Hoa Lư ra thành Đại La “ hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình () cứ đóng yên đô thành ở nơi đây () thành Đại La () Ở vào nơi trung tâm của trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi () xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. () Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở”. Ý nghĩa này có được là nhờ người đọc căn cứ vào các từ ngữ trong văn bản.
Tầng nghĩa 2: 
+ Hình tượng nhà vua anh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_lua_chon_va_xu_li_ngu_lieu_de_giang_day_bai_van_ba.doc
  • docBÌA 2016.doc
  • docPHỤ LUC-1.doc