SKKN Cách làm đồ dùng dạy học mô hình động quá trình tự nhân đôi ADN

SKKN Cách làm đồ dùng dạy học mô hình động quá trình tự nhân đôi ADN

Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. các kiến thức sinh học cần được hình thành bằng phương pháp quan sát và thực nghiệm. Tuy nhiên ở mức độ THPT các kiến thức sinh học mang tính khái quát, trừu tường quá cao, cho nên trong một số trường hợp cần phải hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội kiến thức bằng tư duy trừu tượng (phân tích,so sánh, tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học .), dựa vào các mô hình mô phỏng, các sơ đồ, đồ thị khái quát hóa . Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực, cần sử dụng đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học như là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá. Vì vậy các Giáo Viên cần bổ sung bằng cách tự làm những tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật .Trong đó phản ánh minh họa các hiện tượng, quá trình sống. Cần xây dựng bằng cách tự làm những băng hình,đĩa CD, phần mềm máy tính, đặc biệt là các mô hình động tạo thuận lợi cho việc giảng dạy của Giáo Viên và tạo hứng thú cho học sinh dễ tiếp thu. Trong đó có “MÔ HÌNH ĐỘNG QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI ADN”.

doc 12 trang thuychi01 14566
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách làm đồ dùng dạy học mô hình động quá trình tự nhân đôi ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC Trang
1. Đặt vấn đề 2	
 1.1. Lý do chọn đề tài 2
 1.2. Mục đích nghiên cứu 2
 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 	
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3
 2.1. Cơ sở lý luận trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 3
 2.3. Các giải pháp sử dụng 3
 2.4. Hiệu quả sáng kiến 8 3. kiến nghị, kết luận. 9
 3.1. Kết luận 9
 3.2. Kiến nghị 9 
1 . MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. các kiến thức sinh học cần được hình thành bằng phương pháp quan sát và thực nghiệm. Tuy nhiên ở mức độ THPT các kiến thức sinh học mang tính khái quát, trừu tường quá cao, cho nên trong một số trường hợp cần phải hướng dẫn cho học sinh lĩnh hội kiến thức bằng tư duy trừu tượng (phân tích,so sánh, tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học.), dựa vào các mô hình mô phỏng, các sơ đồ, đồ thị khái quát hóa . Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực, cần sử dụng đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học như là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá. Vì vậy các Giáo Viên cần bổ sung bằng cách tự làm những tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật.Trong đó phản ánh minh họa các hiện tượng, quá trình sống. Cần xây dựng bằng cách tự làm những băng hình,đĩa CD, phần mềm máy tính, đặc biệt là các mô hình động tạo thuận lợi cho việc giảng dạy của Giáo Viên và tạo hứng thú cho học sinh dễ tiếp thu. Trong đó có “MÔ HÌNH ĐỘNG QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI ADN”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Minh họa cho cơ chế tự nhân đôi của ADN một cách sinh động
Gây hứng thú học tập cho học sinh
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 nghiên cứu lý thuyết quá trình nhân đôi ADN, Nguyên tắc nhân đôi.
Khảo sát những vật liêu, nguyên liệu sẵn có trong cuộc sống, rẻ tiền
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để hoàn thành sáng kiến trên tôi sử dụng các phương pháp sau:
Quan sát những dụng cụ, tranh hiện có trong phòng thực hành của trường đã được Sở Giáo Dục cấp.
Thu thập thông tin Học Sinh đã họ và chưa học quá trình nhân đôi của ADN.
Từ nhu cầu giảng dạy của Giáo Viên
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nhờ các emzim tháo xoắn, ADN mẹ tách từ 1 điểm hình thành 2 chạc chữ Y, mỗi chạc để lộ 2 đầu của mạch khác nhau là đầu 3’ – OH và 5’ – P
Mạch khuôn có đầu 3’ – OH tách trước thì mạch mới được tổng hợp liên tục theo chiều 5’ – 3’ theo nguyên tắc bổ sung (A – T và ngược lại, G – X và ngược lại)
Mạch thứ hai có đầu 5’ – P tách trước thì mạch mới bổ sung lại được tổng hợp từng đoạn theo hướng ngược lại với chạc chữ Y
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
- Hiện nay đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong các phòng thí nghiệm của các nhà trường ở Thanh Hóa nói chung và ở trường THPT Nga Sơn nói riêng đối với môn Sinh Học không có nhiều. Đặc biệt là các mô hình động, phong trào tự làm ĐDDH của các giáo viên trong các nhà trường chưa được chú trọng và phát động nhiều .
- Trong phòng thực hành của các nhà trường có sơ đồ nhưng là tranh mô tả quá trình nhân đôi ADN khi giảng dạy khó hình dung và không gây hứng thú cho học sinh
3.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Nguyên liệu cần có:
 Tôi sử dùng những nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có gồm
Bìa cứng (sáng màu) : 1 tấm lớn cỡ 60 x 80 cm và 1 mảnh 20 x 40 cm.
Cước câu hoặc dây ni lông : 5m
Giấy màu.
Hồ gián.
Khuyết có chân rết (để làm khuyết xâu dây giầy)
02 ốc vít nhỏ
Kéo, dao xén.
Cách làm.
Biến hình 1.2 trong sách giáo khoa lớp 12 sinh học (nâng cao hoặc cơ bản) thành mô hình động để trình bày cơ chế tự nhân đôi ADN.
Cách làm
Bước 1: Dùng 01 bìa cứng cỡ 60 x 80 cm để làm bảng biểu diễn sơ đồ
Bước 2: Đục các lỗ ở các vị trí xác định (như ở hình mô tả bên)
Bước 3: Dùng khuyết chân rết đặt vào lỗ, bè chân rết giữ chặt vào bìa cứng dùng để luồn, rút dây kéo.
Bước 4: Dùng kéo cắt các khe chéo để các nuclêôtit đi qua
Bước 5: Dùng mảnh bìa cứng 20 x 40 cắt các phân tử của sơ đồ kích cỡ phù hợp với bảng trong đó có 2 mạch song song, các bazơ nitơ gồm 4 loại A,T,G,X được cắt cố định với 2 mạch tuân theo Nguyên Tắc Bổ Sung gồm 6 cặp nuclêôtit, cắt một vòng tròn để làm enzim.
Bước 6: Dùng bìa màu dán để phân biệt các phân tử (như hình mô tả bên)
Bước 7: Cắt đôi 2 mạch dùng keo dán cố định 1 nửa ở phía trên, dùng 2 ốc vít cố dịnh 2 đầu của nửa phía dưới (vặn lỏng vít ở 2 đầu để 2 mạch ở phía dưới để 2 mạch này di chuyể được).
Bước 8 : Dùng dây cước để xâu enzim, các phân tử.
Cách sử dụng sơ đồ động.
Cầm dây 8 kéo xuống thì phân tử enzim di động theo chiều từ dưới lên, đồng thời 2 mạch của ADN từ rừ tách nhau ở đoạn dưới.
Sau khi kéo dây 8 thì lần lượt kéo các dây 4 và 5, để các nuclêôtit X rồi A dấu ở phía sau sẽ di động qua các khe chéo tới liên kết bổ sung với G và T trên mạch của ADN vừa tách (Đối với mạch bên kia, giáo viên chỉ thông báo cũng xảy ra một quả trình tương tự).
Sơ đồ lắp ráp phản ánh sự nhân đôi của ADN
8
A
X
T
T
T
4
5
6
2
9
X
G
G
G
X
T
3
3
X
7
7
A
A
A
A
A
X
T
X
T
T
G
G
4
5
6
2
3
1
T
A
A
A
X
G
G
3’
5’
3’
5’
5’
3’
5’
3’
1. Phân tử enzim tách ADN 
2. Dây kéo phân tử enzim 
3. Dây kéo 2 mạch của ADN 
4,5. Dây kéo nuclêôtit bổ sung
6. Bìa cứng
7. Đường xẻ chéo trên bìa cứng để nuclêôtit đi qua
8. Đầu nối chung dây 2 và 3
9. Ốc vít đảm bảo khớp động gữia 2 đoạn mạch ADN
(Nét chấm dừng : ở mặt sau bảng; Nét liền : dây ở mặt trước bảng)	
3.3.3. Sử dụng mô hình động quá trình nhân đôi của ADN để dạy mục III bài 1 sinh học 12 nâng cao hoặc cơ bản “quá trình nhân đôi của ADN”.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài
- Cho học sinh nghiên cứu mục III SGK
- Treo mô hình động quá trình nhân đôi ADN lên bảng trình bày như cách sử dụng ở mục 3 trong sáng kiến.
- Chia nhóm học tập yêu cầu học sinh tìm hiểu thảo luận và lên trình bày bằng mô hình động quá trình nhân đôi ADN ở SV nhân sơ.
- Cho các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau
ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ? giải thích?
Có những thành phần nào tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ?
Các giai đoạn chính tự sao ADN là gì ?
Các nu tự do môi trường liên kết với các mạch gốc phải theo nguyên tắc nào ?
Hai mạch của ADN có chiều ngược nhau mà ezim ADN polimeraza chỉ xúc tác theo chiều 5’ – 3’ , vậy quá trình liên kết các nuclêôtit diễn ra trên 2 mạch của ADN là giống nhau hay khác nhau ?
Mạch nào được tổng hợp liên tục? mạch nào tổng hợp từng đoạn ? vì sao ? 
Kết quả tự nhân đôi của ADN như thế nào
Nghiên cứu mục III SGK
Quan sát mô hình động
Thảo luận sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày
Suy nghĩ, trả lời
Nguyên tắc: nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn
* Diễn biến : 
+ Dưới tác đông của E ADN-polimeraza và 1 số E khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách từ đầu đến cuối
+ Cả 2 mạch đều làm mạch gốc
+ Mỗi nu trong mạch gốc liên kết với 1 nu tự do theo nguyên tắc bổ sung. 
 A gốc = T môi trường
 T gốc = A môi trường
 G gốc = X môi trường
 X gôc = G môi trưòng
+ Trên mạch gốc C5 ->C3 mạch mới được tổng hợp liên tục, trên mạch gốc C3 ->C5 mạch mới đươc lùi thành đoạn nhỏ (Okazaki)
* Kết quả : 
1 pt AND 1lần tự sao → 2 ADN con
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1 : Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
	A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
	B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
	C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản
Câu 2: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
	A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
	B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
	C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
	D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 3: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì
A. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
 B. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, .
 C. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5, của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
 D. Hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
Câu 4 : Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò
tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.
Câu 5 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai? 
 (1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. 
 (2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. 
 (3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’à 3’ để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’à 5’. 
(4) Trong mỗi PT ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu 
(5) Enzim ADN pôlimeraza tự tổng hợp 2 mạch mới bổ sung với 2 mạch khuôn 
A. (2). 	B.(2), (3). 	C.(2), (5). 	D.(2), (3),(5) 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
- .Từ cách làm đồ dùng trên phong trào tự làm đồ dùng dạy học của các giáo viên ở trường THPT Nga Sơn đã được nâng lên rõ rệt. Hàng năm nhà trường thường tổ chức thi làm đồ dùng dạy học giữa các tổ nhóm bài . Cũng với cách làm đồ dùng dạy học trên năm học 2002 – 2003 khi đang công tác tại trường THPT Hậu Lộc I trong cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học cấp tỉnh tôi đã đạt giải khuyến khích.
 - Khi trực tiếp vận dụng vào dạy 2 lớp 12A và 12E của trường THPT Nga Sơn là 2 lớp có đối tượng học sinh có chất lượng gần tương đương. Cùng sử dụng một phiếu học tập thực hiện trong thời gian 5 phút ta thu được kết quả sau:
* 12A dùng phương pháp thuyết trình, sử dụng hình ảnh minh họa.
Số câu 
1 câu
2 câu
3 câu
4 câu
5 câu
Số học sinh trả
 lời đúng
35
20
23
15
12
% (sĩ số 40)
87,5%
50%
57,5%
37,5%
30%
 * 12E sử dụng mô hình động trên .
Số câu 
1 câu
2 câu
3 câu
4 câu
5 câu
Số học sinh trả lời
 đúng
38
30
35
32
28
% (sĩ số 38)
100%
78,9%
92,1%
84,2%
73,6%
 Ta thấy khi dạy có sử dụng mô hình động trực quan học sinh có kết quả học tập cao hơn khi sử dụng tranh. Đặc biệt hơn thái độ và tinh thần của học sinh rất vui, hào hứng, sôi nổi khi mình được nhìn, cầm nắm, tự biểu diễn.
 3. KẾT LUẬN
 3.1. Kết quả.
 - Mô hình động quá trình nhân đôi trên với chất liệu dễ tìm, giá thành rẻ, nhìn đơn giản gần gũi với học sinh đặc biệt rất dễ làm ( học sinh có thể tự làm). Cho học sinh hiểu rằng kiến thức không ở đâu xa mà ngay quanh ta giúp các em tự tin để tìm hiểu cuộc sống và để sống bảo vệ thiên nhiên, môi trường. 
 - Giáo viên dễ trình bày trong quá trình giảng dạy
3.2. Ý kiến – đề xuất.
 - Vì năng lực nên đề tài nghiên cứu còn hạn chế tôi mong được sự hướng dẫn, góp ý của hội đồng khoa học.
 - Các đề tài nghiên cứu khi được hội đồng khoa học chấm có thể tổng hợp ý kiến góp ý cho từng đề tài gửi về cho các trường THPT theo hộp thư điện tử của trường để chúng tôi có cơ hội hoàn thiện thêm đề tài của mình cho các năm tiếp theo.
 - Các cấp quản lý ngành giáo dục (nhất là cấp trên) nên có nhiều biện pháp khuyến khích, động viên, tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên có cơ hội ; có đủ điều kiện để nghiên cứu, say với nghề hơn và truyền niềm say mê ấy đến với các em học sinh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm của tôi là do tôi viết, không sao chép lại của người khác.
Nga sơn, ngày 15-05-2016
 Người cam đoan
 Đào Duy Toàn
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa 12 chương trìng cơ bản và nâng cao.
Sách giáo viên 12 chương trìng cơ bản và nâng cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_lam_do_dung_day_hoc_mo_hinh_dong_qua_trinh_tu_nhan.doc