SKKN Cách đặt câu hỏi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu một số văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn THPT
Hơn một phần ba thế kỷ nay, ngành giáo dục Việt Nam đã có nhiều tìm tòi trong việc đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy - học và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cách dạy một chiều, thầy nói - trò ghi chép, thầy diễn thuyết - trò ngồi nghe đang trở nên xa lạ đối với nhà trường hiện nay. Thầy hướng dẫn - trò chủ động tìm tòi, phát hiện tri thức khoa học là tư tưởng cốt lõi của phương pháp - kĩ thuật dạy học hiện đại đang được đông đảo đội ngũ giáo viên và học sinh thực hiện trong quá trình dạy và học. Phương pháp dạy học hiện đại (còn được gọi là phương pháp dạy học tích cực) đang được khẳng định trên cơ sở kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu của phương pháp truyền thống. Thực tế trong những năm gần đây tích cực đang dần dần trở thành thống soái của quá trình dạy học ở bậc học phổ thông.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Hơn một phần ba thế kỷ nay, ngành giáo dục Việt Nam đã có nhiều tìm tòi trong việc đổi mới phương pháp kĩ thuật dạy - học và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cách dạy một chiều, thầy nói - trò ghi chép, thầy diễn thuyết - trò ngồi nghe đang trở nên xa lạ đối với nhà trường hiện nay. Thầy hướng dẫn - trò chủ động tìm tòi, phát hiện tri thức khoa học là tư tưởng cốt lõi của phương pháp - kĩ thuật dạy học hiện đại đang được đông đảo đội ngũ giáo viên và học sinh thực hiện trong quá trình dạy và học. Phương pháp dạy học hiện đại (còn được gọi là phương pháp dạy học tích cực) đang được khẳng định trên cơ sở kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu của phương pháp truyền thống. Thực tế trong những năm gần đây tích cực đang dần dần trở thành thống soái của quá trình dạy học ở bậc học phổ thông. Phương pháp – kĩ thuật là cách thức hoạt động của giáo viên, được thực hiện trong quá trình dạy học để tác động đến học sinh và việc học của học sinh nhằm hướng dẫn học sinh học tập và đạt được mục tiêu học tập. Đương nhiên phải thừa nhận phương pháp – kĩ thuật tồn tại hiện thực trên lớp học, trong quá trình dạy học thực tế, chứ không phải trên giấy, trên sách báo và bài giảng ở trường sư phạm. Các phương pháp – kĩ thuật xuất hiện ở mỗi bài học, trong sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và các yếu tố của môi trường dạy học tại thời điểm đó. Điều đó có nghĩa giáo viên cùng học sinh của mình tạo ra và tiến hành phương pháp – kĩ thuật trên lớp, trong tiến trình bài học, trên cơ sở thiết kế của giáo viên. Các phương pháp – kĩ thuật tích cực không phải là chiếc chìa khóa vạn năng cho tất cả các môn học, bài học. Có những phương pháp tỏ ra tích cực ở bộ môn này nhưng lại hạn chế ở bộ môn kia. Tương tự trong một bài học cũng vậy, có những phương pháp đem lại hiệu quả chất lượng cao nhưng có những phương pháp lại không phù hợp. Đành rằng, trong quá trình dạy học, giữa các bài, các môn có sự giao thoa về các phương pháp – kĩ thuật dạy học. Có thể nói việc sử dụng các phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khoa học ở chỗ phải tuân thủ phương pháp – kĩ thuật dạy học mà mình sử dụng theo những trình tự, cách thức nhất định. Nghệ thuật ở cách sử dụng các phương pháp – kĩ thuật dạy học nào cho phù hợp với từng phần của từng bài để đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, phải đặc biệt quan tâm đến sự linh hoạt, uyển chuyển trong quá trình lên lớp ở những thời gian, không gian và môi trường cụ thể. Lí luận dạy học hiện đại đã khẳng định: Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp – kĩ thuật dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Có một thực trạng ở các trường THPT: trong các giờ đọc hiểu trên lớp, khi giáo viên đặt câu hỏi, chỉ số ít học sinh hăng hái, nhiệt tình thể hiện những rung cảm của mình về cái hay, cái đẹp của văn bản văn học còn đa số chỉ trả lời qua quýt, sơ sài. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: chủ quan có, khách quan có. Về phía học sinh: Học sinh chưa thực sự đọc, tự tìm hiểu sơ bộ văn bản trước giờ lên lớp mà phần lớn bị lệ thuộc vào tài liệu tham khảo. Vì thế trong giờ đọc hiểu trên lớp, học sinh tiếp nhận văn bản còn thụ động, tỏ lúng túng, bị động. Về phía giáo viên: Đôi khi chưa thật sự chú ý đến tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi, để khêu gợi, hướng dẫn các em tự khám phá văn bản văn học. Nhiều khi câu hỏi của thầy còn chung chung, quá dễ hoặc quá khó... Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú trong giờ đọc hiểu, làm sao để các em có thể tự tìm tòi, suy nghĩ, phơi trải những rung động thẩm mỹ của mình trước câu thơ, một hình ảnh thơ, một chi tiết nghệ thuật hấp dẫn hay một cảnh đời éo le của nhân vật... Theo tôi, một trong những khâu quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của giờ đọc hiểu văn bản văn học trên lớp chính là phương pháp đặt câu hỏi nhằm khêu gợi năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Là giáo viên dạy văn, với tuổi nghề 20 năm, tôi luôn trăn trở tìm tòi những phương pháp phù hợp để giờ đọc hiểu văn bản văn học thực sự có hiệu quả. Ở bài viết này, tôi xin đưa ra một kinh nghiệm của mình về “Cách đặt câu hỏi nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ đọc hiểu một số văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn THPT” 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài này là nhằm thể hiện việc áp dụng lý thuyết về phương pháp dạy học mới trong giờ đọc hiểu, nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp nhận văn bản văn học. Qua những giờ đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên giáo dục và bồi dưỡng tình cảm thẫm mĩ cho học sinh. Nói cách khác là “làm sao để chủ thể HS dưới sự hướng dẫn của GV có thể cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó, tạo được một sự tự phát triển toàn diện về trí lực, tâm hồn, nhân cách và năng lực” (Phan Trọng Luận – Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường - Tài liệu Bồi dường thường xuyên giáo viên THPT, năm 1995) 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Là học sinh lớp 10A7,10A8, 11B3, 11B4 học chương trình Ngữ văn Cơ bản của trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa. Phạm vi nghiên cứu: Một số văn bản văn học thuộc chương trình Ngữ văn 10, 11, 12 Cơ bản. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp điều tra và khảo sát - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp phân tích, đánh giá 1.5. Cấu trúc của đề tài 1. Mở đầu (04 trang) 2. Nội dung (08 trang) 3. Kết luậnvà đề xuất (02 trang) 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Theo đó, hệ thống giáo dục cũng đặt ra yêu cầu đổi mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những tri thức uyên thâm, quan điểm về chuẩn mực của những người giỏi là thông kim bác cổ, hiểu biết thiên kinh vạn quyển đã dần dần được thay đổi bằng năng lực chuyên môn, năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, mang lại hiệu quả cao, thích ứng với đời sống xã hội. Vì vậy, phương pháp – kĩ thuật dạy học phổ thông “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều 28.2 của Luật giáo dục công bố năm 2005). Thế nhưng trong hoạt động dạy học hiện nay vai trò chủ thể của học sinh dường như còn đang ở dạng tiềm tàng – phương pháp – kĩ thuật dạy học tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh chưa được phát huy, không ít giáo viên vẫn còn là trung tâm của lớp học. Vì vậy, việc tìm hiểu và xác định thích ứng để nâng cao chất lượng giảng dạy là một đòi hỏi cấp bách đối với các trường học và xét ở một góc độ nhỏ thì đó cũng là ước muốn và trách nhiệm của mỗi giáo viên tâm huyết với nghề. Phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực là những phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Để thực hiện được mục tiêu bài học, người dạy phải tìm được những biện pháp, cách thức hoạt động của thầy và trò trong những tình huống, hoạt động cụ thể nhằm giải quyết một nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Nghĩa là phải tìm được phương pháp dạy học. Trong các phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực, bên cạnh phương pháp học tập hợp tác, sơ đồ tư duy thì phương pháp đặt câu hỏi phát huy được hiệu quả cao trong giờ đọc hiểu văn bản văn học. 2.2. Cơ sở thực tế Môn văn là môn học có tính đặc thù, đòi hỏi phải có sự rung động của tâm hồn.Vì vậy việc lựa chọn một phương pháp – kĩ thuật dạy học phù hợp là rất quan trọng, là một trong những yếu tố hàng đầu góp phần làm nên thành công của giờ học trên lớp. Dạy học tác phẩm văn chương là tổ chức và hướng học sinh tự phát hiện ra cái hay, cái đẹp của văn chương qua những hiểu biết của các em. Sáng tác văn chương rất cần sự độc đáo: "Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung". Do đó cảm thụ tác phẩm rất cần phải mới mẻ, độc đáo. Những giờ đọc văn trên lớp, giáo viên nên phối hợp nhiều phương pháp, nhiều cách thức, trong đó cần đặc biệt chú trọng phương pháp xây dựng một hệ thống câu hỏi, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề để buộc các em phải tìm tòi, suy nghĩ. Chúng ta nên trân trọng cách hiểu của các em, cho dù đôi khi cách hiểu đó còn non nớt, phiến diện, thậm chí chưa chính xác... Có như vậy mới khích lệ được học sinh tự giải bày, tự phơi trải những điều sâu kín trong lòng mình. Và những giờ đọc hiểu văn bản văn học mới đạt được hiệu quả cao. 2.3. Tổ chức thực hiện 2.3.1. Những yêu cầu của việc đặt câu hỏi trong giờ đọc – hiểu 2.3.1.1. Câu hỏi phải đạt được tính kích thích sự cảm thụ của học sinh đối với tác phẩm Để thực sự đưa học sinh về vị trí chủ thể, giáo viên trong giờ đọc – hiểu văn bản văn học phải tạo điều kiện để các em được thể hiện được nhận thức thẩm mỹ của mình trong quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học. Người thầy tham gia chủ đạo quá trình ấy, phải xác định rõ mục đích của việc đặt câu hỏi, tạo ra một sự cảm thụ phát huy được cá tính thẩm mỹ theo một sự tiếp nhận thưởng thức mở. 2.3.1.2. Câu hỏi phải khêu gợi được cảm xúc và rung động thẩm mỹ có tính trực giác của học sinh. Loại câu hỏi này nhằm kiểm tra ấn tượng ban đầu của học sinh đối với hình tượng nghệ thuật của tác phẩm . 2.3.1.3. Câu hỏi phải vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể Là loại câu hỏi vừa bao quát được bức tranh nghệ thuật toàn cảnh của văn bản vừa có tính cụ thể (có điểm) để giờ đọc hiểu có trọng tâm, có điểm sáng thẩm mỹ. Dạng câu hỏi này phải được khai thác sâu để tránh tình trạng giờ đọc văn bàng bạc, nhạt nhẽo khiến học sinh chán học. 2.3.1.4. Câu hỏi đưa ra phải tuân thủ mức độ từ dễ đến khó Mức thấp nhất của sự hiểu tác phẩm của học sinh là kể được (với tác phẩm văn xuôi), thuộc được (đối với thơ). Cao hơn nữa là lí giải được các sự kiện, biến cố, nắm được các hình ảnh, chi tiết hay, đặc sắc Mức cao nhất là học sinh có thái độ, quan điểm riêng trước hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. 2.3.1.5. Câu hỏi phải giúp học sinh phát hiện được các chi tiết nghệ thuật có giá trị và toàn bộ cấu trúc của tác phẩm Loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh phát hiện và cảm nhận được ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật trong toàn bộ cấu trúc tác phẩm. 2.3.2.Vận dụng loại câu hỏi cảm thụ trong giờ đọc – hiểu 2.3.2.1. Hệ thống câu hỏi nhằm khêu gợi cảm xúc cho học sinh. Là hệ thống câu hỏi nhằm tìm ra những phản ứng trực giác cảm xúc của học sinh trước văn bản văn học ở mức độ ấn tượng ban đầu. Bởi ấn tượng đầu tiên của học sinh đối với văn bản là rất quan trọng nên loại câu hỏi này sẽ tạo tâm thế để các em tiếp nhận tác phẩm trong giờ học. Hệ thống câu hỏi cảm xúc có thể chia thành 2 loại: * Câu hỏi cảm xúc vật chất Là loại câu hỏi thiên về những rung động vật chất của học sinh trước sự tác động của số phận nhân vật trong tác phẩm văn xuôi hay tâm trạng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ. Loại câu hỏi này sẽ giúp học sinh bộc lộ được những trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sung sướng, yêu ghét, căm giận, lo âu... ở trạng thái trực giác ban đầu. Ví dụ khi đọc – hiểu văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11, giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi cảm xúc vật chất cho học sinh như: - Trong tác phẩm, nhân vật nào gợi cho em ấn tượng nhất: Huấn Cao hay viên quản ngục hay Thầy thơ lại? - Đọc xong tác phẩm em có tâm trạng gì?Buồn hay vui? - Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục ở cuối tác phẩm có làm cho em ngạc nhiên không? Vì sao? Những câu hỏi như vậy sẽ có tác dụng kích thích học sinh bộc lộ những cảm xúc trong lòng mình khi đọc hiểu văn bản, câu chuyện văn chương sẽ không còn xa vời mà trở thành những mảnh đời gần gũi tác động trực tiếp đến tâm hồn các em. Khi đọc hiểu một số bài thơ chữ Hán khó trong chương trình Ngữ văn 10 như bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du, giáo viên có thể nêu những câu hỏi cảm xúc như: - Đọc xong bài thơ, có điều gì khiến em băn khoăn? Thông qua câu trả lời của học sinh, ta có thể phát hiện ngay sự nhạy cảm của trò trong cảm thụ văn chương . * Câu hỏi gợi cảm xúc nghệ thuật Loại câu hỏi này hướng học sinh về những rung động ban đầu trước những hình thức của nghệ thuật tác phẩm văn chương (ngữ điệu, tiết tấu trong thơ; cấu trúc độc đáo trong văn xuôi) Đối với tác phẩm thơ: Sự lặp đi, lặp lại của một số khổ thơ, dòng thơ trong bài; âm tiết thay đổi đột ngột giữa dòng thơ; nhạc điệu, vần điệu của bài thơ Đối với tác phẩm văn xuôi: Cách mở đầu và kết thúc tác phẩm có gì độc đáo; sự lặp lại của một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm Loại câu hỏi này có thể vận dụng khi đọc hiểu một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12. Với văn bản Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, ta có thể nêu câu hỏi cho học sinh suy nghĩ: - Hình ảnh rừng xà nu xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm gợi cho em suy nghĩ gì? Hoặc với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi: - Hình ảnh con sóng được miêu tả với tần suất như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì; - Nhạc điệu, vần điệu của bài thơ để lại cho em cảm xúc gì đặc biệt? 2.3.2.2. Hệ thống câu hỏi hình dung, tưởng tượng Giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng phong phú dưới sự tác động của hình tượng nghệ thuật. Hệ thống câu hỏi này gồm 2 loại: Tái hiện và tái tạo. * Câu hỏi tái hiện Nhằm khêu gợi trí tưởng tượng của học sinh trong và sau khi đọc xong tác phẩm. Chẳng hạn trong giờ đọc hiểu văn bản Chí Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11, giáo viên có thể hỏi: - Trong suốt cuộc đời nhân vật Chí Phèo, giai đoạn nào gợi ở em ấn tượng mạnh nhất? Hãy tái hiện bằng ngôn ngữ của mình? Tùy sự cảm nhận của mình, học sinh có thể tái hiện lại giai đoạn Chí Phèo chìm ngập trong cơn say dài triền miên, bất tận hoặc cũng có thể là giai đoạn Chí Phèo gặp Thị Nở rồi thức tỉnh và khao khát lương thiện. Những câu hỏi như trên sẽ giúp học sinh thâm nhập tác phẩm và có những ấn tượng sâu sắc trong giờ đọc hiểu. Tương tự, với văn bản Vợ nhặt của Kim Lân, giáo viên cũng có thể đưa ra câu hỏi: Em hãy tái hiện lại tâm trạng của nhân vật Tràng vào buổi sáng mai, sau một đêm nên vợ nên chồng? * Câu hỏi hình dung tái tạo Loại câu hỏi này hướng học sinh tìm hiểu những chi tiết đặc sắc trong tác phẩm. Có thể là chi tiết về cuộc đời nhân vật hay những dòng thơ, hình ảnh đặc biệt. Từ đó giúp giáo viên nhận ra được những phát hiện sáng tạo của học sinh. Ví dụ, khi đọc hiểu tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão trong chương trình Ngữ văn 10, ta có thể nêu lên câu hỏi như sau: - Bằng ngôn ngữ của mình, em hãy tái hiện hình ảnh tráng sĩ và quân đội thời Trần đã được tác giả miêu tả ở hai câu thơ đầu? Hoặc khi đọc hiểu tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, giáo viên có thể nêu vấn đề: Hãy tái hiện lại tâm trạng đợi tàu của Liên và An? Học sinh có thể tái hiện lại theo sự hình dung và cảm nhận riêng của mình, phát huy được tính sáng tạo và khả năng cảm thụ văn học của các em.. 2.3.2.3. Hệ thống câu hỏi nhằm hiểu biết về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm * Câu hỏi hiểu biết về nội dung tác phẩm Có 3 mức độ: - Kể lại được, đọc được: Mức độ này đòi hỏi phải nhớ (đối với văn xuôi), phải thuộc (đối với thơ trữ tình)... Đây là mức độ đơn giản ban đầu đối với nội dung tác phẩm. Ví dụ: Đọc hiểu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh: Câu thơ nào, đoạn thơ nào để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất. Hãy đọc diễn cảm câu thơ, đoạn thơ đó? Học sinh sẽ nêu lên những câu thơ, khổ thơ mà mình có sự rung cảm thực sự. Tương tự, khi đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ta có thể nêu vấn đề: Những sự kiện nào đáng nhớ trong cuộc đời nhân vật Huấn Cao? Học sinh có thể nêu ra sự kiện như cảnh Huấn Cao cho chữ ở cuối thiên truyện. Và như thế các em đã tái hiện được những chi tiết đặc sắc của tác phẩm. - Phân tích lí giải: Giúp học sinh tìm ra mọi tương quan giữa các sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, hay những biến đổi tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ. Từ đó giúp học sinh đi tới những so sánh, đối chiếu quy nạp, phân tích để tìm ra chủ đề. Với văn bản Chí Phèo của Nam Cao có thể đặt ra vấn đề: - Hình ảnh cái Lò gạch cũ thoáng hiện trong đầu Thị Nở sau khi Chí Phèo chết có hạn chế tác phẩm không? Vì sao? Hay với tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, giáo viên có thể hỏi: - Tại sao Huấn Cao lại đồng ý cho chữ viên quản ngục? Có phải ông Huấn muốn trả ơn thầy quản đã biệt đãi mình không? Học sinh sẽ trao đổi, tranh luận đưa ra ý kiến của mình và giờ đọc văn sẽ trở nên sôi nổi, đầy hứng thú. - Phát triển quan điểm: Ở bước này có thể đặt cho học sinh những câu hỏi để các em bộc lộ những quan điểm, cách đánh giá của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: - Nguyên nhân nào dẫn đến sự tha hoá của Chí Phèo? Học sinh sẽ bày tỏ quan điểm của mình, do nhà tù Thực dân, do Bá Kiến, do bản thân Chí Phèo Hoặc: - Vì sao chị em Liên đêm đêm thức đợi tàu rồi mới đi ngủ? Từ đó giáo viên sẽ nắm bắt được khả năng nhận thức của học sinh đối với các vấn về xã hội đặt ra trong tác phẩm. Đây là mức độ cao nhất cần đạt tới trong giờ đọc hiểu. * Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nghệ thuật của tác phẩm Loại câu hỏi này giúp học sinh đi sâu, khám phá các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm về cấu trúc của nó. - Về chi tiết nghệ thuật của tác phẩm: Có thể hướng học sinh khám phá những chi tiết đặc sắc: giá trị của điệp từ, điệp ngữ, ý nghĩa của câu hỏi tu từ, lời độc thoại của nhân vật Ví dụ, trong giờ đọc hiểu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Sự xuất hiện một loạt từ chỉ số nhiều: mọi người, trăm nơi, bao hồn khổ, khối đời, vạn nhà, vạn kiếp phôi pha, vạn đầu em nhỏ có ý nghĩa như thế nào? - Về cấu trúc tác phẩm: Nhằm tìm mối quan hệ các chi tiết tạo nên cấu trúc độc đáo của tác phẩm góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Khi đọc hiểu văn bản Vợ nhặt của Kim Lân, ta có thể nêu vấn đề: "Mở đầu tác phẩm là một buổi chiều chạng vạng và kết thúc là buổi sáng mùa hè và hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng", nhà văn có dụng ý gì khi kết cấu tác phẩm như vậy? Hay với văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam, giáo viên có thể hỏi học sinh: Cảnh chị em Liên đợi tàu ở cuối tác phẩm gợi cho em suy nghĩ gì? Nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua tâm trạng ấy của hai đứa trẻ? Những câu hỏi như thế sẽ giúp học sinh nắm bắt được giá trị nghệ thuật của văn bản. 2.4. Thực nghiệm sư phạm a. Đánh giá định tính Sau khi áp dụng phương pháp nêu câu hỏi có vấn đề vào một số giờ đọc hiểu văn bản văn học, bước đầu tôi đã thu được kết quả như sau: - Lớp 10A7: Khi chưa vận dụng phương pháp mới chỉ có 30% – 35% học sinh phát biểu xây dựng bài. - Lớp 10A8: Khi có hệ thống câu hỏi trên đã có 55%– 60% học sinh phát biểu xây dựng bài. Giờ đọc văn không còn nặng nề, căng thẳng nữa mà đã gây được hứng thú cho học sinh. Tương tự với các lớp 11B3, 11B4. - Lớp 11B3:: Khi chưa vận dụng phương pháp mới chỉ có 35 – 45% học sinh phát biểu xây dựng bài, giờ đọc văn rời rạc, buồn tẻ. - Lớp 11B4: Khi có hệ thống câu hỏi trên đã có 65 – 70% học sinh phát biểu xây dựng bài. Giờ đọc văn trở nên sôi nổi, cuốn hút học sinh. b. Đánh giá định lượng - Hình thức: ra đề tự luận - Lớp 10A7: Đề bài kiểm tra 15’: Đọc xong bài thơ Độc tiểu Thanh ký của Nguyễn Du, em có tâm trạng gì? - Lớp 11 B4: Đề bài kiểm tra 15’: Trong suốt cuộc đời của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, giai đoạn nào để lại cho em ấn tượng mạnh mẽ nhất? Vì sao? - Kết quả cụ thể : Lớp Số bài Điểm 0 4 Điểm 5 6 Điểm 7 10 Số bài % Số bài % Số bài % 10A7 (đối chứng) 50 12 24 34 68 4 8 10A8 (thực nghiệm) 43 4 10 28 65 11 25 11B3 (đối chứng) 45 11 25 30 67 4 8 11B4 (thực nghiệm) 42 5 12 25 60 12 28 Căn cứ vào sự đối chứng trên, ta có thể thấy đổi mới phương pháp nêu câu hỏi nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản văn học là việc làm cần thiết, gây hứng thú và các em được thể hiện nhữ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_cach_dat_cau_hoi_nham_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_g.docx