SKKN Bồi dưỡng nhân cách học sinh thpt qua việc phát hiện những vấn đề xã hội trong một số tác phẩm văn học lớp 12

SKKN Bồi dưỡng nhân cách học sinh thpt qua việc phát hiện những vấn đề xã hội trong một số tác phẩm văn học lớp 12

Hiện nay, đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập đã được triển khai và áp dụng sâu rộng trong trường học. Trong đó, học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Có thể nói đó là vấn đề thiết thực, tiến bộ, phù hợp với thời đại.

Những năm gần đây, cá nhân tôi nhận thấy học sinh đã thực sự trở thành những chủ thể tích cực và sáng tạo, hiệu quả giáo dục đã được cải thiện và khởi sắc. Ngành giáo dục đã cho ra đời những con người tài giỏi, năng nổ, thúc đẩy và đóng góp lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Đó là điều đáng mừng.

 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức của con người : sống vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực dụng, hưởng thụ ,

Đó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có tâm với nghề luôn suy nghĩ và trăn trở

 

doc 31 trang thuychi01 6174
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng nhân cách học sinh thpt qua việc phát hiện những vấn đề xã hội trong một số tác phẩm văn học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỒI DƯỠNG NHÂN CÁCH HỌC SINH THPT QUA VIỆC PHÁT HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 12 .
Người thực hiện: Đỗ Thị Huyền
Chức vụ: 	 Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2018
Mục lục
STT
NỘI DUNG
Trang
1 Mở đầu 
2
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
3
3
3
2
Nội dung 
2.1 Cơ sở lý luận
2.2 Thực trạng của vấn đề
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1 Giải pháp
2.3.2 Tổ chức thực hiện
2.4 Hiệu quả của SKKN
2.4.1 Hiệu quả đạt được
2.4.2 Bài học kinh nghiệm
4
4
5
6
6
7
12
12
13
3
Kết luận và kiến nghị
15
4
Tài liệu tham khảo
18
1. Mở đầu 
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập đã được triển khai và áp dụng sâu rộng trong trường học. Trong đó, học sinh đóng vai trò chủ động, tích cực khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Có thể nói đó là vấn đề thiết thực, tiến bộ, phù hợp với thời đại.
Những năm gần đây, cá nhân tôi nhận thấy học sinh đã thực sự trở thành những chủ thể tích cực và sáng tạo, hiệu quả giáo dục đã được cải thiện và khởi sắc. Ngành giáo dục đã cho ra đời những con người tài giỏi, năng nổ, thúc đẩy và đóng góp lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Đó là điều đáng mừng.
	Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dư luận xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức của con người : sống vô trách nhiệm, vô cảm, bạo lực học đường, bạo hành gia đình, lối sống thực dụng, hưởng thụ , 
Đó cũng là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục có tâm với nghề luôn suy nghĩ và trăn trở  
Có thể nói quá trình giáo dục nhân cách học sinh gồm có nhiều yếu tố. Trong đó các môn học xã hội đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên là điều đáng nói là trong những năm gần đây, hiện tượng học lệch ngày nay ở phần lớn học sinh đã dẫn đến việc các em coi thường, học qua loa đối phó,  đối với phần lớn các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Mặc dù đây là bộ môn khoa học có những giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. 
Là người giáo viên dạy văn, tôi luôn tâm niệm, dạy văn trước hết là dạy làm người, học văn trước hết là học làm người, tôi rất quan tâm và trăn trở về vấn đề phát triển nhân cách học sinh. Vì vậy, trong nhiều năm qua tôi rất chú trọng việc giáo dục nhân cách học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn bằng cách thức giúp các em tích cực, chủ động khám phá ra các vấn đề xã hội trong tác phẩm văn chương, từ đó nhận thấy văn học rất gần gũi, gắn liền với đời sống và nhận thức được giá trị giáo dục của văn học, hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Với mong muốn góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh và phát huy giá trị giáo dục lớn lao của văn học nên tôi mạnh dạn chia sẻ với quý đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ qua đề tài: BỒI DƯỠNG NHÂN CÁCH HỌC SINH THPT QUA VIỆC PHÁT HIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 12.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về những vấn đề của đời sống xã hội, giáo dục ý thức đạo đức, bồi dưỡng nhân cách để các em trở thành những công dân tốt biết sống và làm việc cống hiến cho đất nước. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 12 THPT.
- Việt Bắc(Tố Hữu)
Tây Tiến(Quang Dũng)
 Vợ chồng APhủ(Tô Hoài)
Vợ nhặt(Kim Lân)
Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành)
Những đứa con trong gia đình(Nguyễn Thi)
Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu)
Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ)
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
+ PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu và khảo lược các tài liệu trên sách, báo, mạng internet
+ Phương pháp thu thập thông tin; PP thống kê, xử lý số liệu: Phương pháp thống kê, mô tả thực trạng đối tượng học sinh tại trường THPT và ý thức của học sinh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành đạo đức, nhân cách của học sinh.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận
Văn học là một bộ môn nghệ thuật. Trước hết tác phẩm văn học là một tấm gương phản chiếu cuộc sống. Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải cuộc sống rồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Qua lăng kính nghệ thuật nhà văn trực tiếp hay gián tiếp chuyển tải những vấn đề xã hội vào trong tác phẩm văn chương. Bởi vậy văn học là cuộc sống, gần gũi và gắn bó với mỗi người. Nó giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn, sâu hơn về cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống hiệu quả hơn. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được trình bày trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung. Đồng thời chính từ cuộc đời người khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân.[1]
Tác phẩm văn chương chứa đựng nhiều giá trị. Nhà văn khi phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua tác phẩm văn học, dù trực tiếp hay gián tiếp bao giờ cũng bộc lộ một thái độ tư tưởng, tình cảm, một sự nhận xét, đánh giá của mình,  như vậy, tất cả đều sẽ tác động đến người đọc. Bởi con người ta nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, văn học có khả năng đem đến cho người đọc những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.Về tư tưởng, văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp cho học có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Về tình cảm, văn học giúp con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Về đạo đức, văn học nâng đỡ cho nhân cách của con người phát triển, giúp cho học biết phân biệt phải – trái, tốt - xấu, đúng - sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người. Tóm lại, là văn học có giá trị giáo dục lớn lao, nó có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức.
Tuy nhiên đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng về đạo đức. Bởi lẽ, văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học những đề nghị về cách sống. Với những khả năng ấy, văn học không những góp phần hoàn thiện nhân cách con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Mặt khác văn học còn có khả năng giúp con người biết cảm nhận và rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng họ đến chân, thiện, mĩ.
Dựa vào những cơ sở những giá trị của văn học, đặc biệt là giá trị giáo dục, chúng tôi đề xuất cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, nhất là hiệu quả giáo dục nhân cách học sinh THPT thông qua những tác phẩm văn học. 
2.2 Thực trạng của vấn đề
Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởngvới lối sống ích kỉ, thực dụngđang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh, lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển nhân cách.
            Để  chuẩn bị cho hành trang vào đời, các bạn học sinh không chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà phải là người có đạo đức tốt, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” qua đó cũng đủ hiểu Người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống, tác phong. Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định đến tương lai và cuộc đời của mỗi bạn. “Giới trẻ là tương lai của xã hội và nhân loại”. Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi mới hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh. Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh. Điều quan trọng là cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội. Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của học sinh, sinh viên và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp.
a. Đẩy mạnh giáo dục về nhân cách con người
Một trong những nội dung được nhiều học sinh kiến nghị là cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục kỹ năng sống trong trường học. Đa số phụ huynh học sinh đều đồng tình lứa tuổi cấp 3 cần dạy thêm kỹ năng sống và kỹ năng thực hành xã hội, đó là những kỹ năng giáo dục về nhân cách con người. Nhà trường có thể giáo dục học sinh về tình yêu thương, tấm gương của sự thành công và khi được đào tạo các kỹ năng này bài bản trong chương trình THPT thì học sinh khi bước ra cuộc sống sẽ có kỹ năng thực hành xã hội cần thiết, sống sâu sắc và biết quan tâm đến người khác.
b. Cần điều chỉnh chương trình học
Hiện nay chương trình các môn học còn khá nặng về kiến thức, khiến cho học sinh không có thời gian tham gia các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội. Do việc học quá nặng nên học sinh dành hết thời gian học ở trường và các lớp học thêm nên thời gian dành cho hoạt động đoàn hạn chế, thậm chí một số bạn không hứng thú với hoạt động này. Hầu hết học sinh đều mong muốn, ngành giáo dục giảm chương trình học để các bạn có thời gian tham gia các hoạt động đoàn. Thực tế, chương trình học nặng về hình thức. Có giáo viên chủ nhiệm phải “chạy” giáo án lấy tiết sinh hoạt để làm bài kiểm tra, trong khi thời gian dành cho việc xây dựng tình cảm giữa giáo viên và học sinh bị bó hẹp. Để học sinh phát triển đức - thể - mỹ, cần điều chỉnh thời gian học cho phù hợp.
c. Giải pháp cụ thể
Giáo viên cho học sinh nêu vấn đề xã hội mà các em đã phát hiện trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà và tìm hiểu tác phẩm trên lớp. Nếu học sinh chưa nêu được những vấn đề xã hội trọng tâm theo yêu cầu, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi định hướng, gợi mở vấn đề.
 Sau khi học sinh đã nêu ra được những vấn đề xã hội trọng tâm được phản ánh trong tác phẩm văn học, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề đó trước lớp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm phần trình bày của học sinh.
2.3.2 Tổ chức thực hiện.
a. Đối với chương trình Ngữ văn lớp 12 :
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh phát hiện một số vấn đề xã hội trọng tâm trong các tác phẩm văn học như :
Việt Bắc(Tố Hữu): Tình quân dân
Tây Tiến(Quang Dũng):Trách nhiệm và lí tưởng của người trai với đất nước.
 Vợ chồng APhủ(Tô Hoài): Tinh thần tự đấu tranh giải phóng
Vợ nhặt(Kim Lân): Khát vọng sống và lòng nhân ái.
Rừng xà nu(Nguyễn Trung Thành): Vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc giữ nước.
Những đứa con trong gia đình(Nguyễn Thi): Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội
Chiếc trhuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu): Bạo lực gia đình và trách nhiệm của cha mẹ với con cái.
Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ): Cuộc đấu tranh với chính mình.
b. Ứng dụng trong một số bài học cụ thể
Tác phẩm Vợ chồng APhủ:
Sau khi hướng dẫn học sinh khám phá ra những vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học như : Tinh thần tự đấu tranh giải thoát bản thân, tinh thần đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc,  giáo viên tổ chức học sinh thảo luận về các vấn đề trên.
Sau cùng giáo viên nhận xét, đánh giá phần phát biểu của học sinh và có thể nhấn mạnh những ý cơ bản :
Khi kẻ bị ức hiếp, áp bức, bóc lột, đè nén,  phản ứng của con người thường là bất bình, phẫn uất, và phản kháng. Tuy nhiên, sự phản ứng thường là tiêu cực. Chẳng hạn như nhân vật Mị vậy. Khi mới bị bắt cóc ép phải làm dâu gạt nợ, phải sống cuộc sống đầy cơ cực, tủi nhục, ban đầu, đêm nào Mị cũng khóc, rồi Mị định tự tử. Khi ý định tự tử không thành, Mị cam chịu an phận. Sự cam chịu an phận ấy không phải do sự thiếu hiểu biết về quyền sống, quyền tự do và hạnh phúc của bản thân mà chính là do sự khiếp nhược của Mị cũng như của nhiều người đàn bà khác trong nhà thống lí Pátra. Sự khiếp nhược khiến cho họ tê liệt tinh thần phản kháng đấu tranh và kết cục là nhiều người đàn bà đã chết thảm trong tay chúng, những người còn lại thì phải sống cuộc đời tủi nhục, đắng cay. Nhưng cuối cùng, Mị đã tự do. Sự tự do ấy có được là bởi chính Mị biết dũng cảm vượt lên trên cái chết để dành lại. Như vậy, sống là phải biết mạnh mẽ vùng lên đấu tranh, đấu tranh với sự khiếp nhược của bản thân và đấu tranh với cái xấu, cái ác. 
Tác phẩm Vợ nhặt(Kim Lân)
Giáo viên cũng hướng dẫn học sinh thực hiện quá trình khám khá và tìm hiểu vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học như những bài trên. Sau đó xác định những vấn đề xã hội trọng tâm: Đó là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt, là tấm lòng nhân hậu và tinh thần lạc quan của người nông dân Việt Nam qua nhân vật Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ.
Từ đó giúp các em nhận ra những bài học quý giá về sự sống khi phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã, cách cư xử nhân ái với đồng bào, đồng loại mà mỗi người đều cần phải có.
Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Trung Thành):
Tiến hành các bước tương tự những bài trên, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận ra: Vai trò và sự tác động lớn lao của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách, các tố chất của các thành viên. 
Lối sống của ông bà, cha mẹ, chú bác, anh chị,  sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con cháu họ. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, hình ảnh người ông, người cha, người mẹ, người chú,  yêu nước, gan góc, dũng cảm, bản lĩnh, kiên cường bất khuất tham gia hoạt động cách mạng cứu nước và giàu lòng nhân hậu đã thấm sâu vào tâm trí, tư tưởng chị em Việt và Chiến, tác động mạnh mẽ đến nhân cách, lí tưởng sống của họ, khiến hai chị em trở thành những người con tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước.
Vì vậy mỗi người chúng ta phải có ý thức giữ gìn truyền thống gia đình, là tấm gương sáng cho con cháu mình. Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, xã hội làm nên bộ mặt của đất nước. 
Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu):
Tiến hành các bước như trên, giáo viên sẽ giúp họ sinh chủ động phát hiện vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm: Đó là hiện tượng bạo hành gia đình và vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, sự quan tâm đến người khác các thành viên trông gia đình.
Tham gia thảo luận trên lớp sẽ giúp học sinh nhận thức được: Bạo hành gia đình là hiện tượng tiêu cực để lại nhiều hậu quả nặng nề, làm tổn thương đến người bị bạo hành, gây nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến qúa trình hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ, v.v và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Cha mẹ sinh ra con cái phải có trách nhiệm đối với chúng – cho chúng một không khí gia đình hòa thuận hạnh phúc, nuôi dạy chúng nên người, không vì hạnh phúc, sự ích kỉ cá nhân mà làm gia đình tan vỡ, làm tổn hại tâm hồn và tương lai của con trẻ.
Giáo viên cũng có thể đặt ra các tình huống cho học sinh thảo luận, tìm hướng giải quyết, chẳng hạn như :
Nếu em là nhân vật Phùng, khi chứng kiến cảnh người chồng hàng chài đánh vợ tàn bạo, em sẽ làm gì ?
Nếu em là nhân vật thằng bé Phác, em sẽ xử sự như thế nào khi thấy cha mình bất hòa, bạo hành mẹ ?
Qua việc thảo luận, học sinh sẽ nhận thức được những nhiều bài học về nhân cách sống như phải biết cách xử sự phù hợp khi các thành viên trong gia đình bất hòa dẫn đến xô xát, bạo hành đồng thời phải biết đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ kẻ yếu, phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác, biết giải gỡ vấn đề một cách hiệu quả, nhất là biết nhìn nhận đánh giá con người một cách toàn diện, nhân hậu, bao dung v.v.
Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt(Lưu Quang Vũ) 
Tiến hành theo cách thức trên, GV cũng có thể đặt ra những tình huống cho học sinh giải quyết, phát hiện vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó :
Tâm trạng của hồn Trương Ba như thế nào khi nhận ra bi kịch mình bị thân xác hàng thịt điều khiển, biến thành kẻ tha hóa, sa đọa?
Hãy tưởng tượng cuộc sống của Hồn Trương Ba khi ông nhập hồn vào thân xác cu Tị.
Nếu em là Trương Ba, trong màn đối thoại với Đế Thích, em sẽ giải quyết vấn đề của bản thân như thế nào? Tại sao ?
Qua đối thoại, giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức được bài học quý giá về tinh thần tự đấu tranh với bản thân. 
Trong văn bản, nhân vật hồn Trương Ba đã rơi vào bị kịch tha hóa, bi kịch tinh thần. Sau một quá trình nhận thức ông đã quyết liệt đấu tranh với bản thân, với cả cái chết để hướng đến một cuộc sống trong sạch và toàn vẹn . 
 Như vậy cuộc đấu tranh với bản thân là cuộc đấu tranh hết sức khó khăn, nhưng hết sức cần thiết để gìn giữ phần Người trong mỗi con người  Cuộc đấu tranh đó đòi hỏi con người phải có lòng dũng cảm, bản lĩnh và cả sự hi sinh.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Hiệu quả đạt được.
Hiệu quả của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Bản chất của cách thức giúp học sinh tích cực, chủ động phát hiện ra vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là việc vận dụng nhiều phương pháp trong quá trình dạy và học, đạt được nhiều hiệu quả : 
Trước hết để thực hiện phương pháp này học sinh sẽ phải chủ động tích cực chuẩn bị bài ở nhà, tìm hiểu kĩ về tác phẩm, phát hiện những vấn đề xã hội và những thông điệp của tác giả, từ đó các em có tâm thế và hứng thú trong tiết học trên lớp. 
Thứ hai trong tiết học, giáo viên còn tổ chức tiết học bằng việc vận dụng phương pháp dạy học như phát vấn, thảo luận nhóm, bình giảng,  . Điều này sẽ giúp không khí học tập sinh động, học sinh được tự do, mạnh dạn bày tỏ ý kiến quan điểm của mình về một vấn đề, cũng là phương thức đối thoại giữa học sinh với nhà văn, giữa học sinh với giáo viên, và giữa học sinh với học sinh, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, tranh luận  Do vậy việc tiếp nhận tác phẩm văn học không còn mang tính thụ động, áp đặt. Đồng thời qua đó giáo viên có thể đánh giá được thái độ học tập của học sinh, nắm bắt mức độ tiếp nhận tác phẩm văn học, mức độ hiểu biết của các em về các vấn đề xã hội , nhằm có sự khích lệ hoặc có định hướng tích cực, kịp thời.
Thứ ba, việc tiếp nhận tác phẩm văn học một cách chủ động, tích cực còn sẽ giúp học sinh thấy tác phẩm văn học không phải là cái gì xa lạ, tách rời cuộc sống mà rất gần gũi, gắn bó với cuộc sống. Văn học là cuộc sống. Tiếp nhận một tác phẩm văn chương một cách tích cực, học sinh sẽ có sự thấu hiểu và đồng cảm, học hỏi được những giá trị tinh thần quý báu của nhà văn, từ đó tự điều chỉnh đời sống cá nhân theo hướng tích cực, hướng đến chân, thiện , mĩ một cách tự nhiên nhất .[2]
Thứ tư, việc tích cực, chủ động phát hiện, tìm hiểu về các vấn đề xã hội trong tác phẩm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_nhan_cach_hoc_sinh_thpt_qua_viec_phat_hien_nh.doc