SKKN Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn hóa học trước khi vào lớp 10 THPT
Sau nhiều năm làm công tác giảng dạy hoá học ở trường phổ thông tôi nhận thấy: Chương trình hóa THPT tiếp nối chương trình hóa THCS cung cấp có hệ thống vốn kiến thức hóa học phổ thông tương đối hoàn chỉnh bao gồm kiến thức, kĩ năng, phương pháp tư duy.
Tuyển sinh vào 10 những năm gần đây không thi Hoá nên các học sinh THCS không chú trọng môn Hoá.Mặt khác chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay chủ yếu là phần lí thuyết, còn hệ thống bài tập vận dụng chưa nhiều, chưa khái quát, học sinh không có nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng giải các bài tập. Rất nhiều em không giải được những bài toán cơ bản, thậm chí không viết được phương trình và cả tính số mol, điều này khiến cho những giáo viên giảng dạy môn hóa rất đau lòng, một vài em cảm thấy rất sợ khi vào tiết học môn hóa.
Từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa Học khi vào THPT” nhằm giúp các em củng cố được kiến thức hóa học THCS và 1 số vấn đề chủ đạo để có nền tảng vững chắc khi học tiếp môn Hoá ở THPT.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM MÔN HÓA HỌC TRƯỚC KHI VÀO LỚP 10 THPT Người thực hiện: Hoàng Thị Hà Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Hồng Phong SKKN thuộc môn: Hoá học THANH HOÁ NĂM 2018 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Sau nhiều năm làm công tác giảng dạy hoá học ở trường phổ thông tôi nhận thấy: Chương trình hóa THPT tiếp nối chương trình hóa THCS cung cấp có hệ thống vốn kiến thức hóa học phổ thông tương đối hoàn chỉnh bao gồm kiến thức, kĩ năng, phương pháp tư duy. Tuyển sinh vào 10 những năm gần đây không thi Hoá nên các học sinh THCS không chú trọng môn Hoá.Mặt khác chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay chủ yếu là phần lí thuyết, còn hệ thống bài tập vận dụng chưa nhiều, chưa khái quát, học sinh không có nhiều thời gian rèn luyện kỹ năng giải các bài tập. Rất nhiều em không giải được những bài toán cơ bản, thậm chí không viết được phương trình và cả tính số mol, điều này khiến cho những giáo viên giảng dạy môn hóa rất đau lòng, một vài em cảm thấy rất sợ khi vào tiết học môn hóa. Từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng học sinh yếu kém môn Hóa Học khi vào THPT” nhằm giúp các em củng cố được kiến thức hóa học THCS và 1 số vấn đề chủ đạo để có nền tảng vững chắc khi học tiếp môn Hoá ở THPT. II. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoá học nói chung, hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập hóa học cơ bản, giúp học sinh hiểu được bản chất vấn đề, củng cố khắc sâu kiến thức cơ bản. Từ đó tạo cho học sinh tự tin, hứng thú và say mê khi học môn hóa học. III. Đối tượng nghiên cứu Các khái niệm, dạng bài tập hóa học cơ bản nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh mới vào lớp 10 có học lực yếu kém môn hóa học của Trường THPT Lê Hồng Phong ( và các trường có tuyển sinh đầu vào THPT thấp) IV. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập cơ bản đã học ở THCS. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo. Củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng , phát triển tư duy của học sinh; cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản và có hệ thống. Phân loại từng dạng bài tập để áp dụng giải dạng bài tập Thực nghiệm sư phạm Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu Phương pháp dự đoán, kiểm tra Phương pháp thực nghiệm Phương pháp khái quát và tổng kết Đặc biệt tất cả mọi vấn đề đưa ra đều chọn ví dụ minh họa thật đơn giản và thông dụng. PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Cơ sở lý luận Giải bài tập hoá học học sinh không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức cũ mà cả tìm kiếm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong những tình huống mới. Như vậy bài tập hoá học vừa là nội dung vừa là phương tiện đắc lực giúp giáo viên truyền tải kiến thức cho học sinh và ngược lại học sinh cũng đón nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua hoạt động giải bài tập Do vậy trong quá trình dạy học yêu cầu giáo viên phải trang bị và cung cấp các phương pháp luận chính xác, khoa học nhằm giúp học sinh năm chắc kiến thức ,rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải các bài tập hóa học cơ bản. Cơ sở thực tiễn Từ cơ sở lý luận của đề tài, tôi lựa chọn một số cơ sở thực tiễn như sau: Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập cơ bản đã học ở THCS 1 số khái niệm trong hóa học thường gặp Hóa trị của nguyên tố Định luật bảo toàn khối lượng Mối quan hệ giữa số mol(n) với các đại lượng m, M, A, V Tỉ khối của chất khí Tính nồng độ dung dịch Một số dạng toán cơ bản khác B. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI Thuận lợi Hoá học là khoa học thực nghiệm, hệ thống thí nghiệm làm tăng tính tò mò, ham hiểu biết của các em. Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều hiện tượng đều có thể vận dụng kiến thức đã học hoặc sẽ học để giải thích làm rõ Ứng dụng của khoa học hoá học ngày càng được sử dụng rộng rãi phổ biến trong đời sống, sản xuất .Vị trí của bộ môn hoá học ngày càng được đề cao đây cũng là động lực để các em thêm yêu thích bộ môn. Học sinh đã được học lí thuyết nên giáo viên tập trung hướng dẫn học sinh làm các bài tập vận dụng. Khó khăn Do phân phối chương trình bộ môn hoá học ở trường THPT hạn chế về mặt thời gian giảng dạy trên lớp của giáo viên, thời gian vận dụng kiến thức để làm bài bài tập không nhiều. Đa số học sinh trong trường Lê Hồng Phong học lực còn quá yếu, mất gốc môn Hoá từ cấp 2 nhưng có nhu cầu học Hóa để thi khối A đại học C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ÔN TẬP KIẾN THỨC VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN ĐÃ HỌC Ở THCS Trước khi học sinh bước vào lớp 10 THPT trường chúng tôi đã tổ chức ôn tập cho những em có nguyện vọng học ban KHTN 10 buổi ( 3tiết/buổi) với những nội dung cơ bản nhất của chương trình Hóa THCS . I. CÁC KHÁI NIỆM THƯỜNG GẶP TRONG HÓA HỌC 1. Mục tiêu: Giúp các em hiểu rõ hơn về nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, ký hiệu và tên gọi của một số nguyên tố thông dụng, 2. Nội dung: lần lượt giới thiệu các khái niệm thường dùng trong hóa học 2.1, Nguyên tử: là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi những electron mang điện tích âm. VD: Na, H, O, C . 2.2, Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm những nguyên tử liên kết với nhau tạo thành và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. VD: H2, H2O, NaOH... 2.3, Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton (p) trong hạt nhân. Như vậy p là đặc trưng của một nguyên tố. Giới thiệu tên gọi, ký hiệu của các nguyên tố thông dụng nhất: cụ thể là 10 phi kim thường gặp và các kim loại trong dãy hoạt động hóa học Các phi kim thường gặp: Flo Clo Brom Iot Oxi Lưu huỳnh Nito Photpho Cacbon Silic F Cl Br I O S N P C Si Các kim loại thường gặp: Kali Natri Bari Canxi Magie Nhôm Kẽm Sắt Đồng Bạc K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Cu Ag ( Hầu như ngoài 10 phi kim thường gặp thì các nguyên tố còn lại thường gặp đều là kim loại) 2.4, Đơn chất là phân tử do nguyên tử của một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. Đơn chất có thể tạo bởi kim loại hoặc phi kim. VD phi kim: S. O2, N2 Kim loại: Fe, Na, Mg... 2.5, Hợp chất là những chất được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học trở lên. VD: H2O, HCl, Na2SO4 2.6, Hỗn hợp là tập hợp từ nhiều chất ( có thể đơn chất hoặc hợp chất) VD: hỗn hợp NaCl và KCl. 2.7, Dung môi: là chất dùng để hòa tan nhiều chất khác VD: dung môi nước H2O. 2.8, Chất tan: là chất có thể hòa tan trong dung môi VD: muối ăn NaCl. 2.9, Dung dịch: là hỗn hợp tạo thành từ chất tan và dung môi VD: dung dịch muối ăn tạo ra từ NaCl và H2O II. HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ. 1.Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là hóa trị của một nguyên tố hóa học. - HS biết cách xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất. - Giải các bài tập có liên quan. 2. Nội dung: 2.1, giới thiệu hóa trị đa số học sinh không nhớ hoá trị nên phải cho học sinh học thuộc hoá trị một số nguyên tố thường dùng MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Số proton Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Nguyên tử khối Hóa trị 1 Hiđro H 1 I 6 Cacbon C 12 IV,II 7 Nitơ N 14 III,V,IV.. 8 Oxi O 16 II 11 Natri Na 23 I 12 Magie Mg 24 II 13 Nhôm Al 27 III 14 Silic Si 28 IV 15 Photpho P 31 III, V 16 Lưu huỳnh S 32 II, VI, IV 17 Clo Cl 35,5 I 19 Kali K 39 I 20 Canxi Ca 40 II 26 Sắt Fe 56 II, III 29 Đồng Cu 64 I, II 30 Kẽm Zn 65 II 47 Bạc Ag 108 I 56 Bari Ba 137 II HÓA TRỊ CỦA MỘT SỐ NHÓM Tên nhóm Hóa trị Hiđroxit (OH), Nitrat ( NO3) I Sunfat (SO4), Cacbonat (CO3) II Photphat (PO4) III BÀI CA HÓA TRỊ Kali, Iôt, Hiđro Natri với bạc,Clo một loài Là hóa trị I bạn ơi Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân Magiê, chì, Kẽm, thủy ngân Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari Cuối cùng thêm chú Oxi Hóa trị II ấy có gì khó khăn Bác Nhôm hóa trị III lần Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay Cacbon, Silic này đây Là hóa trị IV không ngày nào quên Sắt kia kể cũng quen tên II, III lên xuống thật phiền lắm thôi Nitơ rắc rối nhất đời I, II, III, IV khi thời thứ V Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm Xuống II, lên VI khi nằm thứ IV Phôtpho nói tới không dư Nếu ai hỏi đến thì hừ rằng V Em ơi cố gắng học chăm Bài ca hóa trị suốt năm rất cần. Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác. Giới thiệu kỹ và cho học thuộc hóa trị của các phi kim thông dụng và các kim loại trong dãy hoạt động hóa học: 2.2, Cách tính hóa trị của nguyên tố chưa biết theo nguyên tố đã biết - Hóa trị của các nguyên tố được tính theo H ( 1 đơn vị) và O ( 2 đơn vị). Trong hợp chất AxBy với x,y là chỉ số của A,B; a,b lần lượt là hóa trị của A,B . Hóa trị của A,B được tính như sau: ( a, b là hóa trị của nguyên tố A,B) VD1: Tính hóa trị của các nguyên tố: a) Cacbon trong các hợp chất: CH4, CO, CO2. b) Sắt trong các hợp chất: FeO, Fe2O3. c) Silic trong hợp chất SiO2, SiH4 d. Nitơ trong hợp chất NH3, N2O, NO, NO2 Giải: Giả sử hóa trị của C trong các hợp chất là x. Áp dụng công thức ta có: Trong phân tử CH4 : 1.x= 4.1 → x= 4 Trong phân tử CO : 1.x = 2.1 → x= 2 Trong phân tử CO2 : 1.x = 2.2 → x= 4 HS làm tương tự với ý b,c,d b. c. , d. , , , VD2: Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị. Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Lưu huỳnh hóa trị VI và Oxi. Sắt hóa trị III và Oxi Silic hóa trị IV và Hidro Giải: Viết công thức chung: SxOy. Theo quy tắc hóa trị : x . VI = y . II. Chuyển thành tỉ lệ: Thường thì tỉ lệ nguyên tử trong phân tử là số nguyên đơn giản nhất, vì vậy lấy: x = 1 và y = 3. Công thức hóa học của hợp chất: SO3. Viết công thức chung: FexOy. Theo quy tắc hóa trị : x . III = y . II. Chuyển thành tỉ lệ: Thường thì tỉ lệ nguyên tử trong phân tử là số nguyên đơn giản nhất, vì vậy lấy: x = 2 và y = 3. Công thức hóa học của hợp chất: Fe2O3. Viết công thức chung: SixHy. Theo quy tắc hóa trị : x . IV = y . I. Chuyển thành tỉ lệ: Thường thì tỉ lệ nguyên tử trong phân tử là số nguyên đơn giản nhất, vì vậy lấy: x = 1 và y = 4 Công thức hóa học của hợp chất: SiH4. 2.3 - Củng cố Để tăng húng thú cho học sinh và rèn cho HS cách tiếp nhận thông tin tối thiểu nhất dùng phương pháp tại kiểm tại lớp dưới dạng bảng sau Điền thông tin thích hợp vào ô trống (thay đổi thông tin để kiểm tra nhiều lượt HS) STT Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Hóa trị 1 Hiđro 2 Mg 3 Na 4 Sắt 5 II , IV , VI 6 Nhôm 7 C 8 Sắt 9 H 10 Đồng 11 N 12 Ca 13 Kẽm 14 O 15 Bari 16 S 17 Photpho 18 Kali 19 Cl 20 Bạc III- PHÂN LOẠI VÀ TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT VÔ CƠ 1.GIỚI THIỆU MỘT SỐ GỐC AXIT, GỐC BAZO THƯỜNG GẶP NHẤT Công thức Tên gọi Hóa trị Cl Clorua I Br Bromua I SO4 Sunphat II CO3 Cacbonat II NO3 Nitrat I PO4 Photphat III HCO3 Hidrocacbonnat I HSO4 Hidrosunphat I OH Hidroxyl I 2.Khái niệm từng loại hợp chất vô cơ: * Oxit : Là hợp chất của oxi và nguyên tố khác Oxit axit ( thường là oxit của phi kim): CO2, SO2, SO3, NO2, N2O5, SiO2, P2O5 Oxit bazơ (thường là oxit của kim loại): Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO, CuO,Fe2O3 Oxit trung tính (thường là oxit của phi kim và số lượng có hạn) : CO, NO Oxit lưỡng tính (thường là oxit của kim loại và số lượng có hạn) : ZnO, Al2O3, Cr2O3 *Axit: Là hợp chất tạo bởi Hidro và gốc axit Axit không có oxi (Hidraxit): HCl, HBr, H2S, HF Axit có oxi : HNO3, H2SO4, H3PO4 . * Bazơ Bazơ tan: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. Bazơ không tan: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3 . *Muối; Muối axit: NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2 ( gốc axit còn H+) Muối trung hoà: NaCl, KNO3, CaCO3 2. Tính chất hoá học của từng loại hợp chất Phân loại Tínhchất hóa học oxit axit oxit ba zơ Tác dụng với nước - Một số oxit axit tác dụng với H2O → dung dịch axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím → đỏ. Ví dụ: SO3 + H2O → H2SO4 - Oxit tác dụng với H2O: CO2, SO2, SO3, N2O5, P2O5, - Một số oxit ba zơ tác dụng với H2O → dung dịch ba zơ kiềm. Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím →xanh. Ví dụ: Na2O + H2O → 2NaOH - Oxit bazơ tác dụng với H2O: K2O, Na2O, CaO, BaO, - Oxit ba zơ không tác dụng với H2O: CuO, MgO, Al2O3, FeO, Tác dụng với axit Không phản ứng - Axit + oxit ba zơ → Muối + H2O VD: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O Fe3O4+ 8HCl→ FeCl2+2FeCl3 + H2O Tác dụng với ba zơ kiềm Ba zơ + Oxit Axit → Muối axit hoặc muối trung hòa + H2O VD: CO2 + NaOH → NaHCO3 CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O Không phản ứng Tác dụng với oxit Không phản ứng - Oxit Axit + Oxit ba zơ → Muối VD: CaO + CO2 → CaCO3 Tác dụng với oxit ba zơ Oxit Ba zơ + Oxit Axit → Muối VD: MgO + SO3 → MgSO4 - Không phản ứng HS nắm tính chất hóa học của hai loại oxit: oxit lưỡng tính và oxit trung tính Phân loại Tínhchất hóa học oxit lưỡng tính (ZnO, Al2O3, ) oxit trung tính (oxit không tạo muối) (NO, CO, ) Với H2O Với axit Với ba zơ Phản ứng với oxi hóa – khử Không phản ứng Al2O3 + 6HCl → 2AlCl + 3 H2O Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng Không phản ứng - Tham gia phản ứng oxi hóa khử - NO + O2 → NO2 (peoxit ni tơ) - 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2 Chú ý: Những axit, ba zơ nào tan trong nước thì oxit đó tác dụng với nước. Tính chất hóa học của axit, ba zơ: Phân loại Tính chất hóa học Axit Ba zơ Tác dụng với giấy quỳ tím - Giấy quỳ chuyển từ màu tím sang màu đỏ khi cho vào DD axit - Giấy quỳ chuyển từ màu tím sang màu xanh khi cho vào DD kiềm T/dụng với dd phenolptalein (không màu) Không làm đổi màu dung dịch phenolptalein Dung dịch kiềm làm đổ màu dung dịch phenolptalein không màu thành hồng cánh sen Tác dụng với kim loại - axit (HCl, H2SO4l) tác dụng với những kim loại đứng trước H trong DHĐHH của kim loại → muối và giải phóng H2 VD: 2HCl + Fe → FeCl + H2 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + H2 H2SO4 đặc và HNO3 đặc, nóng tác dụng hầu hết với kim loại không giải phóng khí H2 mà giải phóng SO2, NO, NO2, VD: 2Fe + 2 H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Cu + 4HNO3(đặc) →Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O Cu + 2 H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2 + 2H2O - Một số nguyên tố lưỡng tính như: Zn, Al, Gr, phản ứng với DD kiềm VD: 2Al + 2NaOH + 2H2O → NaAlO2 +3H2 Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2 Tác dụng với ba zơ Ba zơ + Axit → Muối+nước NaOH + HCl → NaCl + H2O Một số hiđroxit lưỡng tính Al(OH)3, Zn(OH)2 tác dụng với DD kiềm Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2 H2O Zn(OH)2 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O Tác dụng với axit Không phản ứng Ba zơ + axit → Muối + nước Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O Tác dụng với oxit ba zơ Axit + Oxit ba zơ → Muối + nước CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O DD ba zơ tác dụng với một số oxit lưỡng tính. VD: như phần oxit lưỡng tính Tác dụng với oxit axit Không phản ứng Ba zơ (dd) + Oxit axit → Muối axit hoặc muối trung hòa + nước SO2 + NaOH → NaHSO3 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O Tác dụng với muối Axit + Muối (dd) → Muối (mới) + Axit (mới) HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3 Ba zơ (dd) + Muối → Muối (mới) + bazơ (mới) KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2 Phản ứng nhiệt phân Một số axit → Oxit axit + nước H2SO4 → SO3 + H2O HNO3 →2NO2 + H2O + O2 H2SO3 → SO2 + H2O Ba zơ không tan→ Oxit ba zơ + nước Cu(OH)2 → CuO + H2O Fe(OH)2 → FeO + H2O 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O Chú ý: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O nung ngoài KK 4Fe(OH)3 Tính chất hóa học của muối T/ chất h/học Muối Tác dụng với kim loại Kim loại + Muối → Muối mới + Kim loại mới VD: Fe + CuSO4 + Cu Lưu ý: + Kim loại đứng trước (Trừ Na, K, Ca, ) đẩy kim loại đứng sau trong DHĐHH của kim loại ra khỏi dung dịch muối của chúng + Kim loại K, Na, Ca, khi tác dụng với dung dịch muối thì không cho rra kim loại mới vì: VD: Na + CuSO4 → Sẽ xảy ra 2 phản ứng sau: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2 Tác dụng với axit Muối + Axit → Muối mới + Axit mới ĐK: Muối tạo thành không tác dụng với axit mới sinh ra hoặc axit1 mới là chất dễ bay hơi hoặc yếu hơn axit tham gia phản ứng Tác dụng với ba zơ Muối + Ba zơ (dd) → Muối mới + ba zơ mới FeCL3 + 3NaOH → 3NaCl + Fe(OH)3 (màu nâu) ĐK: Muồi mới hoặc ba zơ mới phải có một chật không tan Tác dụng với muối Muối (dd) + Muối (dd) → Muối mới + Muối mới BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl ĐK: Một hoặc cả hai muối tạo thành phải không tan Nhiệt phân muối Một số muối bị nhiệt đô phân hủy ở nhiệt độ cao VD: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 CaCO3 → CaO +CO2 Phản ứng trao đổi: - Nhận biết một phản ứng là phản ứng trao đổi để khi viết PTPƯ lựa chọn các hóa chất sao cho sản phẩm là nước hoặc chất dễ bay hơi hoặc là chất không tan. VD: FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ trắng xanh (phản ứng xảy ra hoàn toàn) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O (phản ứng xảy ra hoàn toàn) H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (phản ứng trung hòa) Na2SO4 + HNO3 → NaNO3 + H2SO4 (phản ứng xảy ra không hoàn toàn) * Tìm hiểu về muối, một số phân bón thường gặp...... IV. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. Mục tiêu: - HS biết định luật bảo toàn khối lượng. - HS vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải các bài toán hóa học. 2. Nội dung: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. VD1: Hãy giải thích tại sao: a) Khi nung canxi cacbonat (đá vôi) thì khối lượng chất rắn sau phản ứng giảm? b) Khi nung một miếng đồng thì khối lượng chất rắn sau phản ứng tăng? Giải: a) Khi nung canxi cacbonat có phương trình phản ứng sau: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: Mà khí CO2 bay lên do đó khối lượng chất rắn giảm. b) Khi nung đồng có phương trình phản ứng sau: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: Do đó khối lượng chất rắn tăng. VD2: Đốt cháy hết 9 g kim loại Mg trong không khí thu được 15g hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi (O2 ) trong không khí.Tính khối lượng Oxi đã tham gia phản ứng? Giải: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: V. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHỐI LƯỢNG CHẤT (m), KHỐI LƯỢNG MOL (M), SỐ MOL CHẤT (n), SỐ PHÂN TỬ CHẤT (A), THỂ TÍCH CHẤT KHÍ (ĐKTC). 1. Mục tiêu: - HS biết phân biệt khối lượng mol phân tử (M), khối lượng chất (n). - HS biết mol là gì. - HS biết cách tính số một trong ba đại lượng (n, M, m) khi biết hai đại lượng còn lại. - Biết tính thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn. - Biết giải các bài tập có liên quan. 2. Nội dung. - Mol: là lượng chất chứa N ( ) nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử đó, tính bằng gam, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối. - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít. Công thức tính: n = → m = n.M và M = n = →V = n.22.4 (V là thể tích khí ở đktc) n = → A = n.N ( N = 6.1023 phân tử , nguyên tử ) VD1: Hãy cho biết số nguyên tử có trong 1,5 mol Al. Giải: Số nguyên tử Al có trong 1,5 mol Al = n.N = 1,5 . = (nguyên tử). VD2: Hãy tính số thể tích của 3,2 gam khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn. Giải: Số mol oxi có trong 3,2 gam là: Thể tích khí oxi là: V = n.22,4 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (l) VI. TỈ KHỐI HƠI CỦA KHÍ A SO VỚI KHÍ B 1. Mục tiêu. - HS biết cách tính tỉ khối hơi của một chất khí A so với chất khí B. - Áp dụng công thức tính tỉ khối để giải các bài tập có liên quan. 2. Nội dung. ( khi A,B ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ) MA là khối lượng mol của khí A. MB là khối lượng mol của khí B. Bài 1: Tính tỉ khối hơi của các khí oxi, nitơ so với không khí.Tỉ khối hơi của oxi, nitơ so với hiđro. Giải: Bài 2:Có những chất khí riêng biệt sau: H2, NH3, SO2. Tính: Tỉ khối của mỗi khí trên đối với khí N2. b) Tỉ khối của mỗi khí trên đối với không khí. Giải: a) Tỉ khối của các chất khí trên so với N2 là: b) Tỉ khối của mỗi khí trên với không khí là: VII. CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC VỀ DUNG DỊCH. 1. Mục tiêu: - HS: biết phân biệt đâu là chất tan, đâu là dung môi, đâu là dung dịch. - Biết cách pha trộn dung dịch. - Biết tính nồng độ dung dich. - Giải các bài toán liên quan đến dung dịch
Tài liệu đính kèm:
- skkn_boi_duong_hoc_sinh_yeu_kem_mon_hoa_hoc_truoc_khi_vao_lo.doc