SKKN Bồi dường học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10

SKKN Bồi dường học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10

Trong những năm gần đây, trước sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, nền giáo dục nước nhà đang đóng vai trò quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để hoàn thành tốt công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến kịp và hội nhập với các nước trong khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung.

Từ thực tế đó đặt ra cho ngành giáo dục không những có nhiệm vụ đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ mà phải có chức năng phát hiện, bồi dưỡng tri thức, năng khiếu cho học sinh nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh vực. Và nhiệm vụ cấp thiết đó là việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tuyển chọn các em có năng khiếu thực sự trong từng bộ môn, từng lĩnh vực. Vấn đề này đã được các cấp chính quyền, các cấp lãnh đạo, nhà trường, gia đình và bản thân các em học sinh hết sức quan tâm, chú trọng đến. Do đó việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi đã trở thành vấn đề cấp thiết, luôn luôn được quan tâm, và có sự đầu tư lớn.

Để đạt được kết quả cao trong công tác này, mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo luôn có một chiến lược, một phương pháp riêng cho mình để bồi dưỡng học sinh. Tuy nhiên một trong những phương pháp không thể thiếu được đó là đào tạo theo hướng phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng các kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề. Vì vậy trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều tài liệu được biên soạn, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trên của cả giáo viên và học sinh.

 

doc 23 trang thuychi01 21187
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dường học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC	Trang
Mục lục	 
I. Mở đầu	 1
1.1 Lí do chọn đề tài 	 1 1.2 Mục đích nghiên cứu	 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu	 2 
1.4 Phương pháp nghiên cứu	 2
II. Nội dung	 2
2.1 Cơ sở lí luận	 2 2.2 Thực trạng nghiên cứu	 	 	 3 
2.3 Giải quyết vấn đề 	 	 4 
Phần I: Tế bào nhân sơ	 4
A. Lí thuyết cơ bản	 4
B. Câu hỏi ôn tập	 5
Phần II: Tế bào nhân thực	 6
A. Lí thuyết cơ bản	 6
B. Câu hỏi ôn tập	 	 9
Phần III: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất	 15
A. Lí thuyết cơ bản	 15
B. Câu hỏi ôn tập	 17
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	 19 
III. Kết luận và kiến nghị	 19
3.1. Kết luận	 19
3.2. Kiến nghị	 20
Tài liệu tham khảo	 20
	I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chon đề tài
Trong những năm gần đây, trước sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, nền giáo dục nước nhà đang đóng vai trò quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để hoàn thành tốt công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến kịp và hội nhập với các nước trong khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung. 
Từ thực tế đó đặt ra cho ngành giáo dục không những có nhiệm vụ đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ mà phải có chức năng phát hiện, bồi dưỡng tri thức, năng khiếu cho học sinh nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh vực. Và nhiệm vụ cấp thiết đó là việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tuyển chọn các em có năng khiếu thực sự trong từng bộ môn, từng lĩnh vực. Vấn đề này đã được các cấp chính quyền, các cấp lãnh đạo, nhà trường, gia đình và bản thân các em học sinh hết sức quan tâm, chú trọng đến. Do đó việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi đã trở thành vấn đề cấp thiết, luôn luôn được quan tâm, và có sự đầu tư lớn. 
Để đạt được kết quả cao trong công tác này, mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo luôn có một chiến lược, một phương pháp riêng cho mình để bồi dưỡng học sinh. Tuy nhiên một trong những phương pháp không thể thiếu được đó là đào tạo theo hướng phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng các kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề. Vì vậy trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều tài liệu được biên soạn, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu trên của cả giáo viên và học sinh.
Qua thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và nhận thấy: Môn Sinh học cũng đã có rất nhiều tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên chương trình mới tập trung chủ yếu vào nội dung phần di truyền, biến dị, tiến hóa, sinh thái... thuộc sinh học lớp 12, mà nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi khối 10, 11 còn hạn chế, chưa được khai thác nhiều. Vì vậy những nội dung đối với các em học sinh, đặc biệt là học sinh các trường không chuyên còn ít tiếp xúc và chưa tìm hiểu sâu. Lượng kiến thức đa phần mới dừng lại ở mức thông hiểu. Do đó để giúp các em dễ tiếp cận với kiến thức, có thể tự học, tự nghiên cứu, đồng thời có thêm những kiến thức nâng cao, chuyên sâu hơn phục vụ cho viêc ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề: “Bồi dường học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10” trong phạm vi đề tài nghiên cứu này. 
Tôi hy vọng đây có thể sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho bản thân, cho đồng nghiệp, và cho học sinh trong quá trình dạy và học. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lại lí thuyết phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10
- Xây dựng hệ thống câu hỏi cơ bản và nâng cao phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10
- Từ đó cung cấp tài liệu cho cả giáo viên và học sinh tham khảo, vận dụng vào công tác giảng dạy, rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
	Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường tôi đã sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phần Cấu trúc của tế bào. Đặc biệt tôi đã tham khảo rất nhiều nội dung trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia, đề Olimpic 30 – 4 của các tỉnh trong những năm gần đây để có thể tổng kết, khái quát nội dung kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu.[1]
1.4.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng hỏi
	Trong quá trình sưu tầm tài liệu, giảng dạy và xây hệ thống kiến thức tôi đã trao đổi với đồng nghiệp về kiến thức cũng như phương pháp dạy học. Từ đó giúp tôi có thể xây dựng được những kiến thức chuẩn nhất với phương pháp phù hợp nhất cho đề tài nghiên cứu của mình. [1]
1.4.3. Phương pháp chuyên gia
	Khi xây dựng nội dung của sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu, lắng nghe tư vấn của chuyên gia để định hướng cho việc xây dựng và triển khai đề tài nghiên cứu. [1]
1.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
	Thông qua hình thức trưng cầu ý kiến, tiếp xúc trao đổi với các giáo viên của trường, cũng như trao đổi với các em học sinh để tìm hiểu hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 
	Tôi cũng đã xây dựng và thử nghiệm trên học sinh, từ đó quan sát, thống kê kết quả đạt được. Đồng thời cũng rút ra những thiếu sót để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Công tác đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi, đội ngũ công dân tương lai của đất nước đồng hành với sự phát triển trí tuệ vượt bậc, toàn diện là mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo. Công tác này đã được Đảng và Nhà nước ta coi là một trong ba mục tiêu chiến lược của nền giáo dục nước nhà. Thực hiện công việc bồi dưỡng học sinh giỏi tức là giáo viên trực tiếp tác động đến học sinh bằng việc giáo dục tri thức, rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, bổ sung kiến thức còn thiếu ở các em, định hướng và phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứuViệc bồi dưỡng học sinh giỏi là cần thiết bởi nó quyết định đến hiệu quả cuối cùng là học sinh được trang bị những kiến thức vững chắc và cũng từ đó tính sáng tạo của các em mới được phát triển. 
Mặt khác, kết quả học sinh giỏi là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một trường học. Thành tích học sinh giỏi khẳng định uy tín của nhà trường. Vì vậy thực tế ở các trường hiện nay, việc bồi dưỡng học sinh giỏi đã được thực hiện với sự đầu tư lớn và mang lại những kết quả rất khả quan.
2.1.2. Xây dựng tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi
Theo GS. TS. Đinh Quang Báo, việc biên tập các tài liệu để phục vụ cho học sinh nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc hệ thống của nội dung bộ môn. Vừa đảm bảo được tính liên tục có kế thừa, vừa phải đảm bảo tính khoa học cao, nhưng lại phải phù hợp với khả năng lĩnh hội của học sinh. 
Theo nguyên lí hoạt động nhận thức của vỏ não trong việc tiếp nhận thông tin, thì chỉ khi được trang bị kiến thức nền phù hợp người học mới có thể chủ động nghiên cứu hiệu quả các chuyên đề khoa học, khi đó người học mới có khả năng phát huy tối đa năng lực khai thác kiến thức và vận dụng chúng.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận trên, để tạo thuận lợi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thời giúp các em học sinh có thể tiếp cận với những kiến thức có hệ thống và phù hợp với năng lực của bản thân tôi đã xây dựng và biên soạn chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 với mong muốn mang lại hiệu quả cao trong dạy và học.
2.2. Thực trạng nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tình hình trường lớp của đối tượng nghiên cứu
Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu và công đoàn nhà trường.
- Bản thân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt. Luôn tích cực chủ động tự học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, vận dụng công nghệ thông tin để tích lũy kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh và học sinh giỏi Olimpic Bỉm Sơn.
- Các em học sinh đa phần chăm ngoan, có ý thức học tập tốt.
Khó khăn
	Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình nghiên cưu, xây dựng đề tài này tôi cũng gặp phải những khó khăn như sau:
- Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị vẫn còn hạn chế. Thư viện trường cũng chưa có nhiều tài liệu tham khảo nghiên cứu.
- Học lực của các em học sinh không đều, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Đặc biệt một số phụ huynh do áp lực tâm lí nên không muốn cho con em mình tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học vì lí do chọn trường đại học, chọn khối thi.
2.2.2. Thực trạng của việc ôn luyên học sinh giỏi phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10
Sinh học là một bộ môn khoa học khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống trong cơ thể. Trong đó có những lĩnh vực như Sinh học tế bào và cụ thể hơn như phần Cấu trúc của tế bào chúng ta không thể quan sát thấy bằng mắt thường mà phải sử dụng tới các trang thiết bị nhất định mới nghiên cứu được. Vì vậy học sinh tiếp cận kiến thức chủ yếu trên sách vở tài liệu mà khó tiếp cận bằng thực nghiệm.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học khối 10 chính khóa tại trường, tôi còn nhận thấy một thực tế: trong phân phối chương trình thời gian dạy phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 (chương trình chuẩn) có 5 tiết. Như vậy thời lượng chương trình còn ít, nên giáo viên cũng không có điều kiện cung cấp thêm những kiến thức nâng cao cho các em.
	Mặt khác, những năm gần đây nội dung thi đại học và thi học sinh giỏi cấp tỉnh chủ yếu tập trung vào khai thác nội dung chương trình Sinh học lớp 12. Do đó tài liệu tham khảo cũng chủ yếu thuộc các phần di truyền, biến dị, tiến hóa, sinh thái... mà tài liệu về phần Cấu trúc tế bào còn ít. Vì vậy cũng làm hạn chế khả năng tự học, tự nghiên cứu của các em học sinh.
	Tuy nhiên hàng năm trong đề thi học sinh giỏi cấp trường, kì thi Olimpic Bỉm Sơn, thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2016 – 2017, hay thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia... thì nội dung phần Cấu trúc của tế bào vẫn luôn luôn được đề cập. Từ thực trạng trên, cùng với việc tìm hiểu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trường, tôi cho rằng: để giúp các em học tập tốt, có được những kĩ năng tốt, để có được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi các cấp thì việc hệ thống và nâng cao kiến thức phần Cấu trúc của tế bào là rất cần thiết. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giảng dạy và học tập của các em học sinh.
2.3. Giải quyết vấn đề
	Với mục tiêu và thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số nội dung của đề tài nghiên cứu như sau:
- Khái quát hóa lại kiến thức phần Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần Cấu trúc của tế bào - Sinh học lớp 10 nhằm củng cố, nâng cao và vận dụng kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
PHẦN I: TẾ BÀO NHÂN SƠ
A. KHÁI QUÁT LÍ THUYẾT
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, chất nguyên sinh và vùng nhân.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm → tỉ lệ diện tích / thể tích lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh → tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ 
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
a. Thành tế bào
- Là thành murein. Ở các nhóm vi khuẩn thành tế bào có thành phần hóa học là peptiđôglican: cấu tạo từ các chuỗi cacbohydrat liên kết với nhau bằng các đoạn polypeptit ngắn.
- Chức năng: quy định hình dạng tế bào, bảo vệ tế bào.
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 nhóm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm gram thì: Vi khuẩn gram dương: bắt màu tím, thành dày; còn vi khuẩn gram âm: bắt màu đỏ, thành mỏng.
- Ý nghĩa của phương pháp nhuộm gram: phân biệt được loại vi khuẩn là gram dương hay âm để sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu nhằm tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh đạt hiệu quả cao.
- Một số tế bào vi khuẩn còn có thêm vỏ nhầy, bảo vệ tế bào chống lại sự tiêu diệt của bạch cầu.
b. Màng sinh chất
- Cấu tạo: Cấu tạo theo mô hình khảm động: gồm prôtêin và lớp kép photpholipit.
- Chức năng: Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài, bảo vệ tế bào.
c. Roi (tiên mao): Giúp vi khuẩn di chuyển.
d. Lông (nhung mao): Giúp vi khuẩn dễ bám vào bề mặt tế bào vật chủ.
2. Tế bào chất
- Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. 
- Gồm 2 phần: + Bào tương: Một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ, chứa các hạt dự trữ là tinh bột.
+ Ribôxôm: Loại 70s, chưa có màng bao bọc, cấu tạo từ protein và rARN, là nơi tổng hợp protein.
3. Vùng nhân
a. Cấu tạo: Chưa có màng bao bọc. Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng, không liên kết với protein.
Một số vi khuẩn còn chứa plasmit trong tế bào chất, đây là cấu trúc ADN dạng vòng, kích thước nhỏ, có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn.
b. Chức năng: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Chứa vật chất di truyền của tế bào.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày chức năng cơ bản của mỗi bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn?
Hướng dẫn trả lời
Bộ phận cấu tạo
Chức năng
Vỏ nhầy
Bảo vệ
Thành tế bào
Bảo vệ, quy định hình dạng tế bào
Lông và roi 
Lông: giúp vi khuẩn bám trên bề mặt vật chủ
Roi: giúp vi khuẩn di chuyển 
Màng sinh chất
Trao đổi chất với môi trường, và bảo vệ tế bào
Tế bào chất
- Bào tương
- Ribôxôm
Nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá trong tế bào
Nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào
Vùng nhân
Điều khiển hoạt động sống của tế bào
Thực hiện chức năng di truyền
Câu 2: Người ta đã sử dụng phương pháp nào để phân biệt được 2 loại vi khuẩn gram dương và gram âm? Ý nghĩa của phương pháp đó?
Hướng dẫn trả lời
* Sử dụng phương pháp nhuộm gram: vi khuẩn gram dương: bắt màu tía, còn vi khuẩn gram âm: bắt màu đỏ
* Ý nghĩa:
- Để thấy sự khác biệt giữa 2 chủng vi khuẩn gram dương và gram âm. 
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh đạt hiệu quả cao mà không làm tổn thương đến tế bào người.
Câu 3: 1. Vì sao tính kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh có liên quan đến màng nhày?
2. Vì sao các vi sinh vật sống ở vùng Bắc cực, Nam cực vẫn sinh trưởng bình thường?
Hướng dẫn trả lời
1. Tính kháng nguyên của vi khuẩn liên quan tới màng nhày vì: Màng nhày có tác dụng hạn chế khả năng thực bào, làm tăng cường khả năng độc lực đối với tế bào vi khuẩn gây bệnh. Do cấu trúc hóa học của màng nhày là polisaccarit có ít lipoprotein nên có liên quan đến tính kháng nguyên của vi khuẩn.
2. Các vi khuẩn sống ở vùng Bắc cực, Nam cực vẫn sinh trưởng bình thường vì:
- Trong tế bào các enzim, các protein vận chuyển chất dinh dưỡng và các riboxom của các vi sinh vật này có khả năng hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp.
- Màng sinh chất của chúng chứa nhiều axit béo không no giúp tăng cường trạng thái lỏng, mềm mại của màng. Trong điều kiện lạnh giá, quá trình trao đổi chất vẫn diễn ra bình thường. 
PHẦN II: TẾ BÀO NHÂN THỰC
A. KHÁI QUÁT LÍ THUYẾT
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Kích thước tế bào lớn từ 10 – 100 µm, cấu tạo phức tạp.
- Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, chất nguyên sinh và nhân.
- Nhân có màng bao bọc gọi là nhân thực.
- Chất nguyên sinh chứa hệ thống nội màng, có các bào quan có màng bao bọc.
II. Cấu trúc tế bào
1. Nhân tế bào
* Cấu tạo: Hình cầu, đường kính khoảng 5 µm. Có cấu trúc màng kép giống cấu tạo của màng sinh chất, có nhiều lỗ nhân. Bên trong dịch nhân chứa: các NST và nhân con
+ NST được cấu tạo từ ADN dạng thẳng liên kết với protein histon. 
+ Nhân con (hạch nhân): Là một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc. Gồm chủ yếu là protein (80% - 85%) và rARN.
* Chức năng: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
2. Tế bào chất
Chứa nhiều bào quan, trong đó có nhiều bào quan có màng bao bọc 
2.1. Lưới nội chất
- Là hệ thống màng đơn gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau.
- Bao gồm:
+ Lưới nội chất hạt: là một hệ thống xoang dẹp một đầu nối với màng nhân, một đầu nối với lưới nội chất trơn, có đính nhiều riboxom. Có chức năng tổng hợp protein cho tế bào và protein tiết ra ngoài. Ví dụ: Trong cơ thể người tế bào bạch cầu, tế bào tuyến yên, tế bào thần kinh... có lưới nội chất hạt phát triển.
+ Lưới nội chất trơn: hệ thống xoang hình ống nối với lưới nội chất hạt, không đính hạt riboxom mà đính nhiều enzim có chức năng tham gia tổng lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc. Ví dụ: Tế bào tuyến tụy, tế bào gan, tế bào ruột non, tế bào tuyến nhờn có hệ thống lưới nội chất trơn phát triển.
2.2. Riboxom
* Cấu tạo: Không có màng bao bọc, gồm protein liên kết với rARN. Một riboxom gồm hai tiểu phần lớn và tiểu phần bé. Bình thường chúng tách nhau ra và chỉ liên kết với nhau trong quá trình tổng hợp protein. Ở tế bào chất của tế bào nhân thực chứa riboxom có kích thước lớn 80s, còn trong các bào quan của tế bào nhân thực chứa riboxom có kích thước nhỏ 70s.
* Chức năng: tổng hợp protein cho tế bào.
2.3. Bộ máy gôngi
* Cấu tạo: Là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung.
* Chức năng 
- Như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. 
- Tổng hợp các phân tử polysaccarit cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật.
- Trong tế bào protein được tổng hợp ở riboxom nằm trên lưới nội chất hạt vận chuyển đến bộ máy gôngi bằng túi tiết. Tại bộ máy gôngi protein được gắn thêm các hợp chất khác tao thành sản phẩm hoàn chỉnh, rồi lại được bao gói trong túi tiết và vận chuyển đến khắp nơi trong tế bào hoặc ra khỏi tế bào.
2.4. Ti thể
* Cấu tạo: Là bào quan có cấu trúc màng kép: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc tạo thành mào, trên mào có đính nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể là chất nền có chứa ADN và ribôxôm. Số lượng, hình dạng, kích thước ti thể phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của tế bào và loại tế bào. Ví dụ: ti thể có nhiều nhất ở tế bào cơ tim.
* Chức năng: Thực hiện quá trình hô hấp của tế bào: là nơi tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
2.5. Lục lạp
* Cấu tạo: Là bào quan có cấu trúc màng kép, trơn nhẵn chỉ có ở tế bào thực vật. Bên trong hai lớp màng là chất nền stroma chứa:
+ Các hạt grana. Mỗi hạt grana là một hệ thống các phiến tilacoit xếp chồng lên nhau và thông với nhau. Trên màng tilacoit chứa hệ thống sắc tố quang hợp gồm chất diệp lục và carotenoit.
+ Trong màng tilacoit có các hệ enzim sắp xếp một cách trật tự → tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – 20 nm gọi là đơn vị quang hợp.
+ Ngoài ra trong chất nền còn chứa một phân tử ADN dạng vòng và riboxom 70s.
* Chức năng: là nơi diễn ra quá trình quang hợp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ.
2.6. Không bào
* Cấu trúc: Bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màng. Bên trong: là dịch không
bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu của tế bào.
Ở thực vật thường có không bào lớn hoặc nhiều với các chức năng khác nhau. 
Một số tế bào động vật có không bào bé.
* Chức năng
- Tự vệ: Chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc ở một số thực vật.
- Dự trữ chất dinh dưỡng, muối khoáng: ở một số loài thực vật.
- Thu hút côn trùng thụ phấn: Một số tế bào cánh hoa thực vật không bào chứa các
sắc tố.
- Điều hoà áp suất thẩm thấu, quá trình hút nước của tế bào.
- Tiêu hoá ở động vật nguyên sinh.
2.7. Lizôxôm
* Cấu tạo: Là bào quan có dạng túi, màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào.
* Chức năng: Như một phân xưởng tái chế rác thải của tế bào: phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, các bào quan hết thời gian sử dụng. Chỉ có ở tế bào động vật.
2.8. Trung thể
* Cấu tạo: Chỉ có ở tế bào động vật. Gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc. Mỗi trung tử là một ống hình trụ, rỗng, dài, đường kính khoảng 0,13µm, gồm 9 bộ ba vi ống xếp thành vòng.
* Chức năng: Tạo ra các vi ống hình thành nên thoi vô sắc trong qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_hoc_sinh_gioi_phan_cau_truc_cua_te_bao_sinh_h.doc
  • docPhu luc Sinh hoc THPT-Le Thi Anh-THPT Ha Trung-Thanh Hoa.doc