SKKN Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 9 nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn

SKKN Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 9 nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn

Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra một cách cấp thiết trong các Nghị Quyết quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, (Bắt đầu từ Nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, trong các Chỉ thị của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định:"Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu"[3]

Trong Luật Giáo dục, điều 24.2 cũng ghi rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh, từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh " [2]

Những nội dung trên trong Điều luật này cũng đã được phân tích cụ thể: Dạy học thực chất là dạy cho người học tự học trong trạng thái tích cực, chủ động, sáng tạo trên cơ sở hình thành phương pháp và các kỹ năng tự học. Dạy học cần tăng cường quán triệt đặc điểm đối tượng, môn học, cấp học. Dạy học cần chú ý hơn nữa tới việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng vào thực tiễn trong mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu chiếm lĩnh các kiến thức cơ bản một cách vững chắc, đủ độ sâu sắc. Dạy học không chỉ nhằm một mục đích duy nhất là dạy chữ, lĩnh hội kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng mà bao trùm hoạt động này là qua dạy chữ mà dạy người, nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của xã hội và của cá nhân người học. Dạy học cần tạo được trạng thái tinh thần tốt đẹp cho người học, trước hết là tạo được hứng thú và niềm vui cho người học [2]

Tóm lại: Trong đổi mới phương pháp dạy học thì dạy học nêu vấn đề là một kiểu dạy học tiên tiến, phù hợp với nhà trường hiện đại, thực hiện chủ trương tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm cho các em quen với việc phát hiện, giải quyết những vấn đề trong tác phẩm văn học, từ đóvận dụng vào cuộc sống thực tế.

 

doc 28 trang thuychi01 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 9 nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
01 - 02
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
02 - 03
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
03
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
03
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
03 - 04
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
04 - 07
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
07- 09
III. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
09 - 16
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
17 
C. KẾT LUẬN,
KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
18 
II. KIẾN NGHỊ
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG CÁC CẤP ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI C TRỞ LÊN
Kèm theo
PHỤ LỤC
Kèm theo
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra một cách cấp thiết trong các Nghị Quyết quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, (Bắt đầu từ Nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII, trong các Chỉ thị của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định:"Phải đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu"[3]
Trong Luật Giáo dục, điều 24.2 cũng ghi rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh, từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" [2]
Những nội dung trên trong Điều luật này cũng đã được phân tích cụ thể: Dạy học thực chất là dạy cho người học tự học trong trạng thái tích cực, chủ động, sáng tạo trên cơ sở hình thành phương pháp và các kỹ năng tự học. Dạy học cần tăng cường quán triệt đặc điểm đối tượng, môn học, cấp học. Dạy học cần chú ý hơn nữa tới việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng vào thực tiễn trong mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu chiếm lĩnh các kiến thức cơ bản một cách vững chắc, đủ độ sâu sắc. Dạy học không chỉ nhằm một mục đích duy nhất là dạy chữ, lĩnh hội kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng mà bao trùm hoạt động này là qua dạy chữ mà dạy người, nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của xã hội và của cá nhân người học. Dạy học cần tạo được trạng thái tinh thần tốt đẹp cho người học, trước hết là tạo được hứng thú và niềm vui cho người học [2]
Tóm lại: Trong đổi mới phương pháp dạy học thì dạy học nêu vấn đề là một kiểu dạy học tiên tiến, phù hợp với nhà trường hiện đại, thực hiện chủ trương tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm cho các em quen với việc phát hiện, giải quyết những vấn đề trong tác phẩm văn học, từ đóvận dụng vào cuộc sống thực tế.
Mặc dù vậy, trong thực tế hiện nay, việc vận dụng dạy học nêu vấn đề trong khi phân tích một tác phẩm văn chương vẫn còn là một việc làm khó đối với một số ít giáo viên. Yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên dạy văn là phải tìm tòi sáng tạo, tự tìm ra cho mình một con đường độc đáo, dẫn dắt học sinh đi theo con đường ấy để lĩnh hội kiến thức, cảm nhận cái hay cái đẹp mà nhà văn đề cập đến trong mỗi tác phẩm của mình. 
Dạy học nêu vấn đề trong phân tích một tác phẩm văn chương nói chung còn là điều khó, thì dạy học nêu vấn đề khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình lại càng khó khăn hơn. Đó là một thực tiễn trong tình hình dạy học Ngữ văn hiện nay đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn cần quan tâm tìm biện pháp khắc phục.
Hiện nay trong các nhà trường Trung học cơ sở, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng luôn luôn được chú trọng và đã đạt được những hiệu quả to lớn đáng ghi nhận. 
Tuy vậy vẫn còn một bộ phận giáo viên vẫn ngại dạy thơ, hoặc dạy thơ không thành công, chưa làm cho học sinh thích học thơ, yêu thơ và dễ thuộc, dễ cảm thụ thơ. Thay bằng việc nghiên cứu, phân tích các biện pháp nghệ thuật có giá trị cao trong biểu đạt nội dung của bài thơ là việc diễn giải "nôm na", thậm chí có khi còn suy diễn một cách phi lô gích những nội dung theo cách hiểu cảm tính, chủ quan của giáo viên. Vì vậy có khi một vấn đề mang nội dung sâu sắc, một thủ pháp nghệ thuật tinh tế lại bị dung tục hoá một cách đáng tiếc. 
Nguyên nhân của tình trạng trên chính là người giáo viên dạy Văn chưa biết phát hiện vấn đề, có khi chưa biết giải quyết vấn đề một cách đúng đắn theo lô gích của tư duy hình tượng trong tác phẩm văn chương. Như vậy cũng có nghĩa là chưa thực hiện vận dụng Dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm, đặc biệt là một bài thơ hay.
Là một Phó Hiệu trưởng làm nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn, công tác ở trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn - Thanh Hóa, tôi luôn luôn có một mong muốn sẽ được giúp các đồng nghiệp là giáo viên Ngữ văn Trung học cơ sở có thể khắc phục những thiếu sót nói trên, nhằm thực hiện tốt chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là biết vận dụng phương pháp Dạy học nêu vấn đề ở bộ môn Ngữ văn. Trước nhu cầu học tập của học sinh, trước yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học của đồng nghiệp, của nhà trường, của địa phương và đặc biệt, trước một vấn đề lớn của Đảng, của toàn xã hội đặt ra đối với ngành Giáo dục là phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo và bồi dưỡng học sinh trở thành những công dân phát triển đầy đủ tài năng, nhân cách phục vụ công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước trong thời đại Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa hiện nay; bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc về vai trò nhiệm vụ của mình trong việc chỉ đạo chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đồng thời, tôi cũng luôn luôn mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các đồng chí đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường và địa phương.
Xuất phát từ những lý do trên, trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm: "Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 9 nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn".
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm tìm ra những cách thức dạy học tác phẩm thơ trữ tình bằng phương pháp nêu vấn đề trong chương trình bộ môn Ngữ văn lớp 9 ở trường Trung học cơ sở nói chung và trường Trung học cơ sở Nga Trường nói riêng. Từ đó, là một cán bộ quản lý, tôi có thể triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên môn Ngữ văn trực tiếp giảng dạy trong nhà trường vận dụng phương pháp đổi mới vào quá trình giảng dạy. Tôi mong muốn rằng với phương pháp dạy học đổi mới này, người giáo viên Ngữ văn sẽ khắc phục được một số nhược điểm trong dạy học tác phẩm trữ tình, đồng thời, học sinh sẽ được phát huy tối đa hơn nữa khả năng sáng tạo, tự chủ, độc lập trong tư duy. Các em sẽ có thêm nhiều hứng thú trong học tập, tích cực suy nghĩ, phát hiện, có khả năng phân tích, đánh giá, nhận xét về những hiện tượng Văn học, về nhân vật trữ tình, hệ thống cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật thi pháp như ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài này căn cứ vào các nguyên lý cơ bản và tầm quan trọng của Đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng những hiểu biết về phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng. Tôi đi từ việc nghiên cứu những nội dung chủ yếu trong các mối quan hệ giữa dạy học tích cực với vai trò chủ động của người học, phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, đến việc làm rõ các khái niệm như: "Vấn đề"; "Tình huống có vấn đề" trong một tác phẩm Văn học, cũng như khái niệm:"Câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn chương" 
Qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn tại tổ nhóm bộ môn Ngữ văn, đến việc khảo sát thăm dò học sinh lớp 9 trong nhà trường Trung học cơ sở Nga Trường để kiểm tra nắm bắt mức độ hiệu quả khi vận dụng nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào quá trình dạy học. Trên cơ sở đó, tôi đã nghiên cứu, tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9 để triển khai bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc, nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên để xây dựng thành cơ sở lý thuyết về phương pháp dạy học Nêu vấn đề khi phân tích một tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua phiếu thăm dò, trao đổi trò chuyện với học sinh và các thầy cô giáo dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, từ đó nắm bắt tâm tư, tình cảm, hứng thú học tập, kết quả học tập của học sinh trước và sau khi vận dụng phương pháp dạy học nêuvấn đề.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Là việc phân tích số liệu, đối chiếu, so sánh số liệu trước và sau áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề. Từ đó rút ra những kết luận, bài học kinh nghiệm cần vận dụng để đưa vào bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2000-2001, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Thị Trấn Nga Sơn, tôi đã nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm và đưa vào vận dụng "Vận dụng dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề trong giảng văn ở trường Trung học cơ sở" đã được Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa đánh giá xếp loại C. Tuy nhiên, phạm vi của đề tài này khá rộng. (Trong giảng văn ở trường Trung học cơ sở).
Năm học 2011-2012, là một Phó hiệu trưởng, được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9B trường Trung học cơ sở Nga Thiện, tôi đã thu hẹp phạm vi nghiên cứu và đối tượng áp dụng đề tài cho học sinh lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Nga Thiện, đúc rút và viết sáng kiến kinh nghiệm "Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách nêu vấn đề trong chương trình Ngữ văn lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Nga Thiện - Nga Sơn" và được Hội đồng khoa học Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa đánh giá xếp loại C.
Năm học 2015-2016, tôi được phân công điều động về làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nga Trường. Trước thực trạng và nhu cầu học tập của học sinh, trước yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp và yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Trung học cơ sở Nga Trường, đồng thời cũng để thực hiện nhiệm vụ của một Phó Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ, tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài này và đưa vào triển khai bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Năm học 2016-2017, tôi đã chỉ đạo các đồng chí giáo viên bộ môn thực nghiệm, và theo dõi sát sao, qua các hoạt động dự giờ thăm lớp, kiểm tra, khảo sát việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh lớp 9B trường Trung học cơ sở Nga Trường, tôi đã thu được những kết quả nhất định. Từ đó, tôi đã tiếp tục đúc rút kinh nghiệm và viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học nêu vấn đề khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 9 nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh ở trường Trung học cơ sở Nga Trường - Nga Sơn".
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Ý nghĩa quan trọng của phương pháp dạy học tích cực và vai trò của hứng thú nhận thức trong quá trình học tập của học sinh.
Trong cuốn "Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở", nhóm đồng tác giả (Đồng chủ biên) Trần Kiều - Trần Đình Châu đã nêu rõ: "Từ lâu, các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò của hứng thú nhận thức trong quá trình học tập". A. Kô-men-xki xem "Tạo hứng thú là một trong các con đường chủ yếu làm cho hoạt động học tập trong nhà trường trở thành niềm vui". JJ Rút-xô dựa trên hứng thú của trẻ đối với các sự vật hiện tượng xung quanh để xây dựng cách dạy học phù hợp với trẻ. K.Đ.U-xin-xki thì xem "hứng thú là một cơ chế bên trong đảm bảo dạy học có hiệu quả". Còn J. Đi-uây cho rằng: "Việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú. muốn vậy, phải để cho trẻ em độc lập tìm tòi, thầy giáo chỉ là người tổ chức, thiết kế, cố vấn". Trong khi xác định những điều kiện để tiến hành phương pháp tìm tòi khám phá đạt hiệu quả, J Bru-nơ nêu điều kiện đầu tiên là "giáo viên phải biết vận dụng nào cho phù hợp với năng lực, hứng thú, nhu cầu của trẻ." [1]
Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà đối với cả quá trình phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cự và độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập sáng tạo có ảnh hưởng tới sự phát triển hứng thú và tự giác. 
J.Bru-nơ cho rằng: "Hứng thú nhận thức được hình thành qua việc tổ chức các hoạt động học tập như những hành động khám phá". Theo E.P.Bru-nôp: "Một niềm hứng thú thực sự biểu hiện ở sự bền bỉ, kiên trì và sáng tạo trong việc thực hiện các thao tác độc lập dài hơi. Nếu học sinh được học tập, quan sát, so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá, khái quát hóa các sự kiện hiện tượng thì các em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú cũng bộc lộ rõ". [1]
Kinh nghiệm dạy học và các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Để hình thành, phát triển hứng thú nhận thức của học sinh, cần có các điều kiện sau đây:
+ Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Hay nhất là tổ chức giải quyết những tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh tự giải quyết bằng những dự đoán, giả thiết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược.
+Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú. Cần biết dẫn dắt để học sinh luôn luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy kiến thức, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành.
+Tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, làm cho học sinh thích thú được đến lớp, mong đợi đến giờ học. Muốn thế, phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, giáo viên tạo được uy tín cao đối với học sinh. Bằng tác phong gần gũi thân mật, giáo viên chiếm được sự tin cậy của học sinh. Bằng cách tổ chức và điều khiển hợp lý các hoạt động học tập của từng cá nhân và tập thể, giáo viên tạo được hứng thú học tập và niềm vui trong học tập của từng cá nhân và cả lớp.
2. Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Cũng trong cuốn "Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở", nhóm đồng tác giả (Đồng chủ biên) Trần Kiều - Trần Đình Châu đã viết: Trí sáng tạo thường được hiểu là khả năng sản sinh những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích, phù hợp với hoàn cảnh. Mặc dù còn có ý kiến khác nhau về bản chất, nguồn gốc của trí sáng tạo, nhưng vì sáng tạo là điều rất cần cho cuốc sống con người, nên các nhà tâm lý học đã tìm cách đo lường, đánh giá năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Người ta đưa ra một tình huống với một số điều kiện xuất phát rồi yêu cầu đưa ra càng nhiều giải pháp càng tốt, trong một thời gian càng ngắn càng hay. Việc đánh giá tính sáng tạo được căn cứ vào số lượng, tính mới mẻ, tính độc đáo, tính hữu ích của các đề xuất. [1]
Trong "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên" của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã nêu: Sáng tạo là một tiềm năng vốn có của con người, khi có dịp thì bộc lộ ra. Mỗi người thường chỉ quen sáng tạo trong một vài lĩnh vực nào đó, (như Toán, Văn, Âm nhạc, Hội họa), và có thể luyện tập để rèn luyện và phát triển óc sáng tạo đó. Tính sáng tạo thường liên quan đến tư duy tích cực chủ động, độc lập, tự tin. Muốn phát triển trí sáng tạo của học sinh, phải áp dụng kiểu dạy học tích cực - phân hóa. Giáo viên phải biết hướng dẫn, tổ chức cho học sinh mình tự khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học, tạo điều kiện cho tiềm năng sáng tạo của từng học sinh được bộc lộ và phát huy. Giáo viên phải tập cho học sinh có thói quen nhìn nhận một sự kiện, hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lý giải một hiện tượng. Biết đề xuất nhiều giả thuyết khác nhau khi giải quyết một tình huống. Phải giáo dục học sinh không được vội vã bằng lòng với giải pháp đầu tiên được nêu ra, không suy nghĩ cứng nhắc theo những quy tắc đã học trước đó, không máy móc áp dụng những mô hình đã gặp trong các bài đã học, trong sách vở để giải quyết xử lý những tình huống mới. [6]
Như vậy: Với những quan niệm như đã trình bày ở trên về Ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực, về Vai trò quan trọng của hứng thú nhận thức trong quá trình học tập của học sinh, về Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập... Tôi nghĩ rằng Dạy học nêu vấn đề ở bộ môn Ngữ Văn là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy vai trò chủ động, rèn khả năng giải quyết tình huống, phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh một cách vô cùng hữu hiệu.
3. Khái niệm “vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương”
Trong tài liệu hướng dẫn "Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở trường Trung học cơ sở" của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: "Vấn đề là mâu thuẫn giữa tri thức văn học, phương thức phân tích, cắt nghĩa, bình phẩm đã có ở học sinh với các giá trị nội dung tư tưởng và giá trị thẩm mỹ cần tìm của tác phẩm. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết bằng những nỗ lực hoạt động, sáng tạo và cảm xúc thẩm mỹ của học sinh". ( Theo V.O Koon).[5]
4. Khái niệm "tình huống có vấn đề trong tác phẩm văn chương".
Chúng ta có thể kết hợp định nghĩa của Đặng Vũ Hoạt với định nghĩa của giáo sư Phan Trọng Luận thành định nghĩa chung về “tình huống có vấn đề” như sau: Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó chủ thể nhận thức có trạng thái tâm lý đặc biệt: Cảm thấy có cái khó trong nhận thức, hay nói cách khác, có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, đồng thời chủ thể có mong muốn giải quyết mâu thuẫn bằng cách huy động những cái đã biết tạo ra phương thức hành động mới để đạt được hiểu biết mới. [5]
“Tình huống có vấn đề” phải có đủ ba yếu tố: Cái chưa biết, nhu cầu nhận thức của chủ thể, khả năng có thể chiếm lĩnh cái chưa biêt của chủ thể.
Có 7 loại “tình huống có vấn đề”: 
+Tình huống khủng hoảng,
+ Tình huống bất ngờ,
+ Tình huống không phù hợp,
+ Tình huống xung đột, 
+ Tình huống lựa chọn,
+ Tình huống phản bác,
+ Tình huống giả định.
5. Khái niệm “Câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn chương”
Trong tài liệu hướng dẫn "Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở trường Trung học cơ sở" của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã định nghĩa: Câu hỏi câu hỏi nêu vấn đề là loại câu hỏi có liên quan chặt chẽ giữa vấn đề và tình huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề nhằm xác định rõ vấn đề và tạo tình huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề không nhằm mục đích tái hiện kiến thức, không nhằm khơi gợi sự tự biểu hiện của học sinh khi đánh giá chi tiết hay toàn bộ tác phẩm văn học. Câu hỏi nêu vấn đề phải làm rõ vấn đề đang tiềm ẩn trong tác phẩm gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu ra. Câu hỏi nêu vấn đề phải đưa người nghe vào tình huống có vấn đề. [5]
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1. Thực trạng chung
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, hiện nay, các nhà trường đã được sự lãnh chỉ đạo chuyên môn của các cấp Phòng, Sở, Bộ Giáo dục & Đào tạo luôn luôn được

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_giao_vien_ve_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_neu.doc