SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4A - Trường TH Điền Trung I

SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4A - Trường TH Điền Trung I

 Tiếng việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại chiếm 1 vị trí khá quan trọng vì nó là sự “ tích hợp" 4 kỹ năng của học sinh.Việc dạy Tập làm văn thể loại miêu tả cây cối ở lớp 4 là rất quan trọng. Qua văn miêu tả cây cối giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên đất nước.

 Nhưng trong thực tiễn ta lại nhận thấy việc dạy tập làm văn miêu tả cây cối như sau:

- Về phía giáo viên: Phần lớn giáo viên năng lực viết văn còn hạn chế, phương pháp hình thức dạy học môn Tập làm văn nói chung, dạy dạng bài viết văn tả cây cối nói riêng còn đơn điệu, rập khuôn thậm chí tiết dạy khô cứng, nhàm chán chưa tạo được hứng thú cho học sinh.

 - Về phía học sinh: Học sinh học 2 buổi/ngày tại lớp, ít được tiếp xúc với cây cối, thiếu hiểu biết về đặc điểm các loại cây, về thế giới tự nhiên trong cuộc sống, thiếu sự lô gích trong trình bày bài viết, khả năng quan sát, sử dụng tiếng Việt của học sinh kém linh hoạt, không sáng tạo, dẫn đến tư duy kém phát triển. Do đó một bộ phận không nhỏ trong nhà trường viết bài văn miêu tả cây cối chưa đảm bảo yêu cầu.

 

doc 21 trang thuychi01 11343
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4A - Trường TH Điền Trung I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
 Tiếng việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại chiếm 1 vị trí khá quan trọng vì nó là sự “ tích hợp" 4 kỹ năng của học sinh.Việc dạy Tập làm văn thể loại miêu tả cây cối ở lớp 4 là rất quan trọng. Qua văn miêu tả cây cối giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên đất nước.
 Nhưng trong thực tiễn ta lại nhận thấy việc dạy tập làm văn miêu tả cây cối như sau: 
- Về phía giáo viên: Phần lớn giáo viên năng lực viết văn còn hạn chế, phương pháp hình thức dạy học môn Tập làm văn nói chung, dạy dạng bài viết văn tả cây cối nói riêng còn đơn điệu, rập khuôn thậm chí tiết dạy khô cứng, nhàm chán chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
 - Về phía học sinh: Học sinh học 2 buổi/ngày tại lớp, ít được tiếp xúc với cây cối, thiếu hiểu biết về đặc điểm các loại cây, về thế giới tự nhiên trong cuộc sống, thiếu sự lô gích trong trình bày bài viết, khả năng quan sát, sử dụng tiếng Việt của học sinh kém linh hoạt, không sáng tạo, dẫn đến tư duy kém phát triển... Do đó một bộ phận không nhỏ trong nhà trường viết bài văn miêu tả cây cối chưa đảm bảo yêu cầu.
 Mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết đó là định hướng đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn miêu tả cây cối hiện nay để nâng cao chất lượng học sinh viết bài văn miêu tả cây cối. Dạy Tập làm văn miêu tả cây cối ngoài ý giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên đất nước mà thông qua bài văn tả cây cối bồi dưỡng tình cảm gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật gần gũi xung quanh mình qua đó giáo dục ý thức chung tay cùng cộng đồng tích cực trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh để bảo vệ bầu không khí trong lành và gắn với mục tiêu xây dưng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp, trường học thân thiện...
 Nhiều năm giảng dạy học sinh lớp 4 tại trường TH Điền Trung 1 tôi thấy các giáo viên trong khối nói riêng, giáo viên trong tổ và nhà trường nói chung vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng viết văn tả cây cối cho HS.
 Để nâng cao chất lượng giảng dạy Tập làm văn ,nhằm tháo gỡ những khó khăn của thầy và trò khi dạy và học mảng kiến thức về viết văn miêu tả cây cối. Với mong muốn nâng cao hiệu quả giờ dạy và trao đổi những kinh nghiệm trong việc dạy Tiếng Việt ở Tiểu học đặc biệt là phân môn Tập làm văn, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Biện pháp rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cây cối 
cho học sinh lớp 4A - Trường TH Điền Trung I.”
Để hoàn thành SKKN này tôi đã áp dụng những kinh nghiệm tích luỹ được trên chính đối tượng học sinh lớp mình phụ trách – lớp 4A trường Tiểu học Điền Trung I. Tổng số học sinh: 17 em.	
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh lớp 4A Trường TH Điền Trung I có kỹ năng làm bài văn miêu tả cây cối hay, sinh động và sáng tạo.
- Giúp giáo viên khối 4 có một số kiến thức và kinh nghiệm khi hướng dẫn 
học sinh viết bài văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng.
 - Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng : Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Điền Trung I 
- Tài liệu : Sách giáo khoa Tiếng Việt, sách hướng dẫn giáo viên, sách nâng cao Tiếng Việt, các bài văn mẫu  
Từ việc nghiên cứu các đối tượng liên quan, tôi sẽ đúc rút thành kinh nghiệm để áp dụng giảng dạy và giúp đồng nghiệp giảng dạy tốt hơn dạng bài tả cây cối để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung tại trường Tiểu học Điền trung 1 nói riêng.
 4. Phương pháp nghiên cứu: 
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau : 
- Đọc các tài liệu sách, báo, Tạp chí giáo dục .... có liên quan đến nội dung đề tài.
- Đọc SGK, sách giáo viên, các loại sách tham khảo .
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung văn miêu tả cây cối
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế , thu thập các thông tin , thống kê số liệu và xử lý số liệu.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
 - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
PHẦN 2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận 
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản, cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác, giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh, đặc biệt là giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em tiếp tục học tiếp các bậc học cao hơn. Ở Tiểu học, Tiếng việt là môn học giữ vị trí quan trọng, bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Không một quốc gia nào không chăm lo đến việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường Tiểu học. Đó là môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại chiếm 1 vị trí khá quan trọng .
Chương trình Tập làm văn lớp 4 có 3 dạng bài được thiết kế tổng cộng 62 tiết/năm. Cụ thể như sau:
Dạng văn Kể chuyện : 19 tiết. 
Dạng văn miêu tả : 30 tiết. 
 + Khái niệm văn miêu tả : 1 tiết.
 + Tả đồ vật : 10 tiết.
 + Tả cây cối : 11 tiết.
 + Tả con vật : 8 tiết.
Các loại văn bản khác: 13 tiết .
 + Viết thư : 3 tiết
 + Trao đổi ý kiến: 2 tiết.
 + Giới thiệu hoạt động : 2 tiết.
 + Tóm tắt tin tức : 3 tiết ( Giảm tải)
 + Điền vào giấy từ in sẵn: 3 tiết.
 Như vậy chiếm phần lớn trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4 là văn miêu tả . Trong đó dạng bài văn tả cây cối thuộc thể loại văn miêu tả gồm 11 tiết chiếm 37% tổng số tiết trong văn miêu tả và chiếm 18,6 % trong tổng số tiết TLV của chương trình. Sự phân bố các nội dung trình bày trong văn tả cây cối ở lớp 4 như sau:
 Tiết 1: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.
 Tiết 2: Luyện tập quan sát cây cối.
 Tiết 3+4: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.
 Tiết 5: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
 Tiết 6: Luyện tập dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
 Tiết 7: Luyện tập dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối.
 Tiết 8: Luyện tập dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. 
 Tiết 9:Luyện tập miêu tả cây cối.
 Tiết 10: Miêu tả cây cối ( Kiểm tra viết)
 Tiết 11: Trả bài văn miêu tả cây cối.
Ta thấy sự phân bố các tiết trong văn miêu tả cây cối được trình bày rất lô gich, mỗi tiết được luyện tập một nội dung từ đơn giản đến phức tạp. Số lượng văn tả cây cối chiếm nhiều tiết so với tổng số tiết văn miêu tả nên việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả nói chung, văn tả cây cối nói riêng là rất quan trọng.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sau nhiều năm làm tổ trưởng phụ trách khối 4,5, qua thực tế giảng dạy lớp 4, qua dự giờ thăm lớp, trao đổi, trò chuyện, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè động nghiệp và đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra của học sinh, tôi nhận thấy một số hạn chế trong việc dạy học sinh lớp 4 trưởng Tiểu học Điền Trung I viết bài văn tả cây cối như sau:
2.2.1.Thực trạng của giáo viên:
 Bên cạnh những đồng chí giáo viên đã tích cực, say sưa nghiên cứu sáng tạo để tìm ra những biện pháp dạy học sinh khi viết đoạn văn sao cho hiệu quả nhất thì còn một số giáo viên còn rất ngại, đôi khi"sợ" dạy tiết Tập làm văn với tâm lí có dạy học sinh cũng không viết được. Cụ thể:
 - Giáo viên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh khi dạy phân môn Tập làm văn.
 - Giáo viên chưa chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học. 
 - Việc giúp học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào dạy Tập làm văn còn hạn chế.
- Một số giáo viên chưa thật sự chú ý đến việc dạy học sinh cách quan sát, lập dàn ý cho một bài văn.
- Việc rèn kĩ năng viết bài cho học sinh chưa thường xuyên , hiệu quả.
Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn khác của Tiếng Việt. Đồng thời còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học mà việc dạy văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Điền Trung I giáo viên chưa đưa học sinh say mê với văn học, chưa hình thành thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Hơn thế nữa chưa hướng cho học sinh vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào làm văn thì việc giảng dạy TLV nói chung, dạy viết văn tả cây cối của GV chưa đạt hiệu quả. 
2.2.2.Thực trang của học sinh:
2.2.2.1.Một số lỗi phổ biến:
 Qua tìm hiểu thực tế việc học văn miêu tả cây cối của học sinh trường tiểu học Điền Trung I, nhiều học sinh ngại học văn, đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn và học phân môn Tập làm văn. Các em thường mắc phải một số lỗi sau:
 - Vốn sống, thói quen và khả năng tích lũy vốn hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học còn hạn chế nên dùng từ miêu tả không phù hợp. 
 Lỗi do chưa biết cách quan sát nên thường thì các em thấy cái gì thì nghĩ đến cái đó theo kiểu liệt kê, chứ không biết chắt lọc các chi tiết quan sát được. 
- Lỗi do hạn chế vốn từ nên việc sử dụng từ còn lặp, vụng, chưa đúng.
Câu cụt què, kể lể ,ít hình ảnh: Cây bàng cao đến mái nhà. Thân nó to, xù xì. Cây bàng có nhiều cành. Tán rộng. Lá màu xanh.Quả ăn có vị chát.
Lỗi do sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa một cách tùy tiện( Quả bàng to như con lợn con), hay chưa biết sử dụng các biện pháp thuật như nhân hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ...vào viết văn.
 Lỗi do chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn, trong bài. 
 Từ những thực trạng trên cho thấy việc rèn cho học sinh viết được đoạn văn đúng về nội dung, đảm bảo về hình thức cũng đã khó chưa kể đến việc cần phải cho học sinh viết được bài văn có hình ảnh đẹp, có cảm xúc và giá trị nghệ thuật.
2.2.2.2.Kết quả khảo sát thực trạng học sinh
Trong năm học 2015 – 2016, để kiểm nghiệm cách làm của mình, tôi tiến
hành thực nghiệm với lớp 4A và đối chứng kết quả với lớp 4B. Tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng viết văn của hai lớp .
 Thời điểm kiểm tra : Tuần 2 tháng 9 năm học 2015-2016 khi chưa áp dụng sáng kiến.
 Kết quả thu được như sau:
 Bảng 1: Thống kê theo số lỗi của học sinh:
Lớp
Tổng số học sinh
	Các lỗi phổ biến
Dùng từ miêu tả không phù hợp.
Chưa biết cách quan sát
Hạn chế vốn từ
Chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ
Chưa liên kết chặt chẽ giữa các câu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
17
5
29.4
5
29.4
6
35.3
8
47.0
7
41.7
4B
17
5
29.4
6
35.3
5
29.4
8
47.8
7
41.7
 Bảng 2: Kết quả đánh giá chất lượng viết văn của hai lớp 4A và 4B
Lớp
Tổng số
HS
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành
Hoàn thành tốt
Hoàn thành khá
Hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
17
0
3
17.6
9
53.0
5
29.4
4B
17
0
4
23.5
8
47.1
5
29.4
Từ thực trạng trên ta thấy chất lượng viết văn của học sinh chưa đạt kết quả cao, số học sinh mắc lỗi còn rất nhiều. Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng còn rất cao. Để khắc phục thực trạng trên, từ năm học 2015 – 2016, tôi bắt đầu áp dụng một số biện pháp mới bằng các cách làm cụ thể của tôi như sau:
2.3. Các giải pháp thực hiện
 Để giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả cây cối hay, có tính sáng tạo, giàu hình ảnh thì trước hết cần giúp các em hiểu rằng: tả cây cối là dùng lời văn của mình giúp người đọc như thấy cụ thể trước mắt cái cây đó hình dáng như thế nào? Gốc, rễ, thân, cành, lá ra sao? Hoa và quả có màu sắc và hương vị gì? 
 . Để giúp học sinh làm tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp như sau:
 2.3.1 Biện pháp thứ nhất :Tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn học.
 Như chúng ta đã biết, mỗi tác phẩm văn học là kết quả của sự bộ lộ đầy tài 
năng, bộc lộ tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ.Trong văn là sự chắt lọc tinh túy của cái hay, sự phong phú giàu hình ảnh, sự khái quát của ngôn ngữ Tiếng Việt qua cái tài của nhà văn. Nếu học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn học thì học sinh rất thích học văn. Khi đó cảm xúc của các em có khả năng sáng tạo văn , vận dụng vào viết bài văn của mình.
Để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: 
Nhiệm vụ thứ nhất: Đưa học sinh đến với các tác phẩm văn học có nội dung miêu tả cây cối.
Đưa học sinh đến với các tác phẩm văn học là nhiệm vụ đầu tiên trong các giải pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh. Tâm lí học sinh Tiểu học nói chung các em chỉ thích đọc các câu chuyện cổ tích, thần thoại, thuyền thuyết và thích khám phá những điều mới lạ, không thích đọc những bài văn có nội dung miêu tả đơn thuần, đặc biệt là tả về những loài cây mà các em đã biết. Song nội dung chương trình dạy tập làm văn tả cây cối cho học sinh lớp 4 lại yêu cầu các em tả về một số cây quen thuộc( cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa ). Để tạo hứng thú cho học sinh tôi đã nhẹ nhàng đưa các em đến với tác phẩm văn học có nội dung miêu tả cây cối bằng cách:
- Trong phần dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tả cây cối tôi cho học sinh thi kể tên các loại cây( cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa) mà em đã biết.( HS sẽ xung phong kể rất hăng say và quên những mệt nhọc căng thẳng của tiết học trước).
- Sau khi học sinh kể tôi khen ngợi và dặn học sinh về sưu tầm những tác phẩm văn học có nội dung miêu tả các loại cây( cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa) mà em thấy hay và thích nhất để đọc trước lớp vào tiết học sau. Bạn nào sưu tầm được tác phẩm hay và chỉ rõ được cái hay trong cách viết của tác giả sẽ được tuyên dương trước lớp. 
Với cách làm trên, từ chỗ học sinh không thích đọc các bài văn tả cây cối tôi đã tạo cho các em sự hứng thú và tích cực tìm tòi để đọc và đem đến lớp các tác phẩm văn học có nội dung miêu tả cây cối. 
Nhiệm vụ thứ hai: Tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn học.
Sau khi đã tạo được hứng thú cho học sinh bằng cách đưa học sinh đến với các các tác phẩm văn học . Nhiệm vụ tiếp theo của tôi là phải tạo được hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học có nội dung miêu tả cây cối qua đó hình thành và rèn luyện các kỹ năng viết văn cho học sinh.
Để học sinh có lòng yêu thích văn học và có hứng thú khi viết văn nói chung, văn tả cây cối nói riêng, khi dạy Tập đọc tôi đã làm như sau:
+ Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Sầu riêng” Tiếng Việt 4 – tập 2 :
Sau khi tìm hiểu bài tôi yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ , câu văn hay đoạn văn em cảm thấy hay trong bài và em thấy hay ở chỗ nào. Ngay lập tức các em đã đưa ra được các từ ngữ hay câu văn mà các em cảm nhận được đó là hay và chỉ ra được cái hay trong câu văn đó.
Ví dụ: Học sinh đưa ra từ ngữ: “thơm mùi thơm”, “béo cái béo”, “ngọt cái vị ngọt”và giải thích được tác giả đã sử dụng điệp từ : thơm, béo, ngọt để tả hương vị đặc biệt của quả sầu riêng) .
Đồng thời tôi khuyến khích các em học thuộc lòng những đoạn văn, những bài thơ hay mà các em yêu thích, kiểm tra những đoạn mà học sinh thích trong giờ học sau. Có lần tôi lại cho học sinh diễn xuôi lại một số bài thơ tả cây cối, tả cảnh hay; cảm nhận được những điều thú vị do cách dùng từ trong tiết luyện từ và câu. Những tiết sinh hoạt ngoại khóa, tôi tổ chức cho các em thi đọc những bài văn, bài thơ mà các em sưu tầm được ngoài sách giáo khoa, giới thiệu về cảnh đẹp ở địa phương để trau dồi cảm xúc cho các em.
Với cách làm như vậy, từ chỗ học sinh không thích tiếp xúc với các tác phẩm văn học có nội dung miêu tả cây cối tôi đã tạo cho các em sự hứng thú và tích cực tìm tòi , khám phá cái hay trong mỗi tác phẩm văn học có nội dung miêu tả cây cối.
2.3.2. Biện pháp thứ hai: Hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học 
 Nói đến văn tả cây cối là là ta phải nghĩ tới cảnh vật thiên nhiên, những yếu tố tự nhiên gắn bó mật thiết cùng với sự sống và tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho cây: 
(gió, nắng, trăng sao).Do đó việc tiếp theo là tôi hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học 
 Như chúng ta biết, đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học, tư duy của các em lại đang trong quá trình hình thành và phát triển, còn đang trong giai đoạn " tư duy cụ 
thể", nếu các em không có thói quen tích lũy được những hiểu biết về thế giới tự nhiên thì các em sẽ không biết viết gì vào bài văn. Để hình thành thói quen cho học sinh trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: 
 Nhiệm vụ thứ nhất: Rèn kĩ năng quan sát cây cối cho học sinh
 Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Em nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì em đó sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của loài cây mình định tả để thể hiện trong bài viết. Còn em nào quan sát hời hợt, phiến diện thì bài viết của các em sẽ khô khan, nông cạn.
 Để học sinh có kĩ năng quan sát cây cối, tôi đã hướng cho học sinh thực hiện thật tốt từng bước khi quan sát cây cối như sau:
+ Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là cây gì? ) 
+ Quan sát cây cối bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát cây và cảm nhận vẻ đẹp của nó.như thế nào, rồi quan sát từng bộ phận của cây theo một trình tự nhất định ( quan sát theo từng thời kì phát triển của cây hay quan sát theo từng thời kỳ phát triển của một bộ phận trên cây ). Quan sát thật kĩ những bộ phận của cây mà em thích thú, ấn tượng. Khi quan sát cây, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra những đặc điểm của cây một cách tốt nhất.
+ Kết hợp quan sát là ghi chép (ghi chép những điều quan sát được) và liên tưởng (liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật).
 Ví dụ: Quan sát cây bàng. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
 + Quan sát từ xa:
-Hình dáng của cây khi nhìn từ xa (ví dụ : Trông xa như một chiếc ô màu xanh khổng lồ)
 + Quan sát khi đến gần:
- Gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả.
- Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc, ong bướm, con người)
- Đó chính là quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận của cây bàng.
 Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Xong tôi đã hướng dẫn các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát.
 Ví dụ: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau:
- Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào? trông nó giống cái gì?(cái ô khổng lồ, )
- Em hãy dùng tay để sờ xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi nham nhám)
- Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những loài vật nào? Chúng làm gì ? 
- Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một câu hỏi gợi ý và giúp các em sử dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. 
Với những thao tác mà tôi đã hướng dẫn học sinh quan sát ngay từ tiết Luyện tập quan sát cây cối mà hầu như học sinh đã biết cách quan sát và làm tốt bài tập 2 trong tiết học này (Quan sát một cây và ghi lại những gì em đã quan sát được). Nếu các em không được quan sát thì dẫn tới các em sẽ bịa đặt hình ảnh, khiến cho các hình ảnh ấy thiếu tính chân thực. Như vậy thực hiện tốt thao tác này là tôi đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh.
 Nhiệm vụ thứ hai: Hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học. 
Sau khi học sinh có kĩ năng quan sát cây cối , việc làm tiếp theo là Hình thành cho các em thói quen tích lũy những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học. 
 Như chúng ta biết, khi viết văn tả cây cối kĩ năng quan sát, ghi chép là rất cần thiết. Từ việc quan sát và ghi chép các em mới có vốn để làm văn miêu tả. Nhưng trong thực tế các

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_ren_ky_nang_viet_bai_van_mieu_ta_cay_coi_cho.doc