SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vẽ tranh Đề tài cho học sinh tiểu học

SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vẽ tranh Đề tài cho học sinh tiểu học

Như chúng ta đã biết, Mĩ Thuật không chỉ đem lại cho con người những tác phẩm nghệ thuật mà còn có khả năng giáo dục con người về đạo đức, lối sống, lý tưởng, niềm tin. Mĩ Thuật còn rèn luyện tính thẩm mỹ, tính sáng tạo, trí tưởng tượng và rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chu đáo để có thể áp dụng vào trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Nó còn chứa đựng, phản ánh các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học của nhân loại. Trong thời kỳ mới, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, con người ngày càng hướng tới nâng cao đời sống tinh thần. Họ tìm đến các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, hội họa, các cảnh quan thiên nhiên. Và việc tái hiện lại các phong cảnh là không thể thiếu. Bên cạnh việc tái hiện cảnh đẹp bằng ngôn từ, bằng hình khối.thì việc tái hiện bằng đường nét, màu sắc cũng rất quan trọng. Vì vậy đưa Mĩ Thuật đến với học sinh, đưa giáo dục Mĩ thuật vào nhà trường là yêu cầu hết sức cần thiết và trở thành một trong những mục tiêu của ngành giáo dục trong thời đại mới.

Trong dạy và học môn Mĩ Thuật, giáo viên cần có năng khiếu, có niềm đam mê, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có tâm huyết đối với nghề ”trồng người” để linh hoạt phối hợp, vận dụng các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, đồng bộ với nhau sao cho học sinh được tiếp xúc ngôn ngữ nghệ thuật một cách tự giác, tích cực, sáng tạo để có thể tạo ra những bài vẽ đẹp, có chất lượng cao. Còn về học sinh, các em cần được giao lưu tiếp xúc bằng tất cả các giác quan với thiên nhiên, với phong cảnh để từ đó ghi nhớ vào não để thực hiện quá trình tái hiện bằng đường nét được rõ ràng và cụ thể, chi tiết. Học sinh được tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên, biết tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận của mình đồng thời vận dụng những khả năng hiểu biết để phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy thực tế, nhất là phân môn Vẽ tranh đề tài, nhiều em đã tiếp nhận và vẽ tranh rất tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa hiểu thế nào là đề tài? Nội dung trong đề tài gồm những gì? Cách chọn hình ảnh như thế nào cho phù hợp với nội dung? mà còn vẽ một cách vô thức không tuân theo các bước cơ bản nên kết quả bài vẽ chưa cao.

 

doc 16 trang thuychi01 12562
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vẽ tranh Đề tài cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, Mĩ Thuật không chỉ đem lại cho con người những tác phẩm nghệ thuật mà còn có khả năng giáo dục con người về đạo đức, lối sống, lý tưởng, niềm tin. Mĩ Thuật còn rèn luyện tính thẩm mỹ, tính sáng tạo, trí tưởng tượng và rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chu đáo để có thể áp dụng vào trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Nó còn chứa đựng, phản ánh các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học của nhân loại. Trong thời kỳ mới, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, con người ngày càng hướng tới nâng cao đời sống tinh thần. Họ tìm đến các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, hội họa, các cảnh quan thiên nhiên. Và việc tái hiện lại các phong cảnh là không thể thiếu. Bên cạnh việc tái hiện cảnh đẹp bằng ngôn từ, bằng hình khối...thì việc tái hiện bằng đường nét, màu sắc cũng rất quan trọng. Vì vậy đưa Mĩ Thuật đến với học sinh, đưa giáo dục Mĩ thuật vào nhà trường là yêu cầu hết sức cần thiết và trở thành một trong những mục tiêu của ngành giáo dục trong thời đại mới. 
Trong dạy và học môn Mĩ Thuật, giáo viên cần có năng khiếu, có niềm đam mê, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có tâm huyết đối với nghề ”trồng người” để linh hoạt phối hợp, vận dụng các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, đồng bộ với nhau sao cho học sinh được tiếp xúc ngôn ngữ nghệ thuật một cách tự giác, tích cực, sáng tạo để có thể tạo ra những bài vẽ đẹp, có chất lượng cao. Còn về học sinh, các em cần được giao lưu tiếp xúc bằng tất cả các giác quan với thiên nhiên, với phong cảnh để từ đó ghi nhớ vào não để thực hiện quá trình tái hiện bằng đường nét được rõ ràng và cụ thể, chi tiết. Học sinh được tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên, biết tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận của mình đồng thời vận dụng những khả năng hiểu biết để phục vụ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy thực tế, nhất là phân môn Vẽ tranh đề tài, nhiều em đã tiếp nhận và vẽ tranh rất tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa hiểu thế nào là đề tài? Nội dung trong đề tài gồm những gì? Cách chọn hình ảnh như thế nào cho phù hợp với nội dung? mà còn vẽ một cách vô thức không tuân theo các bước cơ bản nên kết quả bài vẽ chưa cao. 
Là giáo viên dạy bộ môn Mĩ Thuật qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy tầm quan trọng của môn học Mĩ Thuật - một môn học nghệ thuật. Tuy nhiên, tôi cũng rất lo lắng khi số lượng học sinh không tiếp cận được với bộ môn nghệ thuật này là chiếm đa số. Các em không biết cách quan sát, không biết cách tái hiện sự vật bằng các đường nét như ý. Với niềm đam mê nghệ thuật, với tình yêu nghề, tinh thần trách nhiệm đối với thế hệ sau trong việc nâng cao tính thể mỹ, tôi đã tổng hợp, phân tích tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách giải quyết mà tôi cho rằng tương đối phù hợp. Bởi vì, sau thời gian thử nghiệm trong vài năm học, học sinh của tôi biết thể hiện trọn vẹn tác phẩm số lượng ngày càng nhiều, chưa kể rất nhiều em phát huy được năng khiếu của mình trong việc sử dụng bố cục, đường nét, màu sắc. 
Tôi đã làm thế nào? Tôi xin được trình bày trong đề tài “Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vẽ tranh đề tài cho học sinh tiểu học” để chia sẻ với các cấp lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp để được tư vấn, được chỉ bảo, cũng như là để phát huy ưu điểm của đề tài để đề tài được vận dụng trên quy mô rộng lớn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tôi chọn đề tài này sở dĩ tôi muốn chính tôi có cách nhìn nhận chính xác về tầm quan trọng của vẽ tranh đề tài trong hội họa. Từ đó trau dồi kiến thức về phân môn này cho chính bản thân mình để có được những tác phẩm giá trị hơn. Hơn nữa, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao tay nghề, khẳng định được vai trò của mình trong hội đồng trường.
- Tôi chọn đề tài này, bởi vì tôi muốn đồng nghiệp cũng như học sinh cũng có cách nhìn nhận đúng đắn về vị trí của phân môn ”Vẽ tranh đề tài”. Đó chỉ là thứ yếu, mà quan trọng là tôi muốn vận dụng những giải pháp trong đề tài để các em vẽ được những bức tranh vẽ đề tài có giá trị, ý nghĩa.
- Sâu xa hơn, tôi muốn nghiên cứu đề tài này vì mong muốn giáo dục các em có tính cách bền bỉ, cẩn thận, ngăn nắp, sáng tạo và huy động phân tích, tổng hợp tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Với đề tài này, tôi tập trung vào nghiên cứu những bước, những thao tác sử dụng để hoàn thành bức tranh đề tài.
- Nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức để giúp học sinh có kỹ năng thuần thục vẽ một bức tranh đề tài hoàn chỉnh: có hồn, có giá trị nghệ thuật cao.
- Nghiên cứu tính hiệu quả các hoạt động của phân môn vẽ tranh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.Tiến hành nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp điều tra giáo dục, phương pháp thực nghiệm, phương pháp xử lý thông tin bằng thống kê và biểu đồ, phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Vai trò của phân môn.
- Vẽ tranh đề tài là một phân môn quan trọng trong Mĩ Thuật. Vẽ tranh đề tài là sự sắp xếp ăn ý của đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc và cảm xúc của người vẽ, đòi hỏi người vẽ phải có trí tưởng tượng phong phú để tái tạo lại những hình ảnh, phong cảnh đẹp của thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt lao động, vui chơi, học tập... Như vậy tranh vẽ theo đề tài là sự phản ánh cái đẹp của hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người vẽ. Người vẽ có thể lựa chọn, chắt lọc, thay thế các hình ảnh rồi sắp xếp lại làm cho cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống trở nên nổi bật hơn, sinh động hơn, mang lại cho người xem những rung cảm thẩm mĩ. Bên cạnh đó nó còn giúp các em biết vận dụng những khả năng hiểu biết của mình để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
2.1.2. Cơ sở tâm lí.
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, các em rất dễ nhớ nhưng mau quên, sự tập trung không cao, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hành còn yếu chưa chú ý đến vai trò của các bước thực hànhcác em còn có thói quen vẽ ngay từng hình một, chưa chú ý đến nhóm chính, nhóm phụ, vẽ bố cục hình xộc xệch, méo mó. Lắp ghép hình với nhau tạo nên bố cục mà không chú ý đến các nhóm chính, nhóm phụ dẫn đến bài vẽ dàn trải không tập trung. Các hình tượng thường được nhìn một cách chi tiết và cụ thể không có sinh động về dáng và động tác, chủ yếu thể hiện ở góc độ chính diện. Các hình vẽ thường sắp xếp bằng nhau, màu sắc rực rỡ, chưa có đậm có nhạt nên kết quả bài vẽ chưa cao.
Giờ học vẽ còn trầm, học sinh vẽ bài uể oải, chán nản, tiết học đạt hiệu quả không cao nhiều học sinh không hoàn thành bài (kêu là khó, không biết vẽ).
2.2 Thực trạng:
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy một số tiết vẽ tranh đề tài chưa thành công do nhiều nguyên nhân.
2.2.1. Về phía học sinh:
- Chất lượng bài vẽ còn chưa cao do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, các em chưa tự giác trong việc làm bài, nhận thức của các em mới là làm quen với những kiến thức ban đầu. 
- Một số em có bố mẹ đi làm ăn xa ở trong Nam, các em ở với ông bà, nên việc chăm lo đến học tập của các em còn hạn chế. Các em đi học còn hay quên đồ dùng học tập như: bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ...
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hành còn yếu chưa chú ý đến vai trò của các bước thực hành. Các em còn có thói quen vẽ ngay từng hình một, vẽ bố cục hình xộc xệch, méo mó. Lắp ghép hình với nhau tạo nên bố cục mà không chú ý đến các nhóm chính, nhóm phụ dẫn đến bài vẽ dàn trải không tập trung. Các hình tượng thường được nhìn một cách chi tiết và cụ thể chưa sáng tạo về dáng và động tác, chủ yếu thể hiện ở góc độ chính diện. Các hình vẽ thường sắp xếp bằng nhau, màu sắc rực rỡ.
- Khi trả lời câu hỏi các em còn lệ thuộc vào sách giáo khoa chưa liên hệ với thực tiễn.
- Hơn nữa, nhận thức của phụ huynh học sinh còn chưa coi trọng môn học, cho rằng đó là môn học phụ nên đồ dùng của học sinh còn thiếu thốn, không chú trọng đến việc đầu tư hay dàng thời gian học môn học này. 
2.2.2 Về phía giáo viên:
- Do trình độ và năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa có những biện pháp tích cực, thích hợp với từng đối tượng học sinh nhằm khơi dậy hứng thú, khả năng vẽ tranh của các em. Từ đó giờ dạy chưa đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra.
- Chưa thực sự đầu tư kỹ càng cho bài dạy trước khi lên lớp nhất là khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, dặn học sinh chuẩn bị đồ dùng trước khi đến lớp, chưa quan tâm đến thực tiễn để học sinh lấy hình ảnh đưa vào bài vẽ nên khi dạy tiết vẽ tranh đề tài còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.3. Về phía địa phương và nhà trường:
- Hiện nay, ở địa phương môi trường Mĩ Thuật (Cảnh quan - di tích, sách báo, tranh ảnh...) còn rất hạn chế, gây khó khăn cho việc thực tế và việc sưu tầm tài liệu của giáo viên và học sinh.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, thiết bị đồ dùng dạy học còn nghèo nàn, chưa có phòng học riêng dành cho môn học, bàn ghế còn thô sơ, tư liệu có liên quan đến môn học còn hạn chế. 
2.2.4. Kết quả của thực trạng:
Đầu năm học 2014 - 2015, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh vẽ tranh lần thứ nhất đối với khối lớp 4 như sau:
Kết quả đầu năm
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Tỉ lệ
Hoàn thành
Tỉ lệ
Chưa hoàn thành
Tỉ lệ
4A
26
4
15,3%
21
80,8%
1
3,9%
4B
24
2
8,3%
20
83,4%
2
8,3%
4C
29
5
17,2%
23
79,3%
1
3,5%
4D
26
3
11,5%
21
80,8%
2
7,7%
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy khả năng vẽ tranh của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy để nâng cao chất lượng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể sau đây:
2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng vẽ tranh đề tài.
2.3.1. Hướng dẫn học sinh các khái niệm và các bước cơ bản trong bài vẽ tranh:
Để bài vẽ tranh của học sinh có chất lượng thì người giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng, vừa là người cung cấp kiến thức vừa là người giáo dục cho các em về thẩm mĩ, về cái đẹp.
Trước hết cần phải phân tích để các em biết thế nào là vẽ tranh đề tài? Nội dung trong tranh đề tài gồm những gì? 
- Vẽ tranh đề tài là một chủ đề cho trước, trong đó có sự tổng hợp các yếu tố tạo hình. Đó là sự sắp xếp ăn ý của đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc và cảm xúc của người vẽ, đòi hỏi người vẽ phải có trí tưởng tượng phong phú để tái tạo lại những hình ảnh, phong cảnh đẹp của thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt lao động, vui chơi, học tập... Như vậy tranh vẽ theo đề tài là sự phản ánh cái đẹp của hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người vẽ. Người vẽ có thể lựa chọn, chắt lọc, thay thế các hình ảnh rồi sắp xếp lại làm cho cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống trở nên nổi bật hơn, sinh động hơn, mang lại cho người xem những rung cảm thẩm mĩ.
- Nội dung trong đề tài: là những vấn đề cụ thể trong đề tài đã cho. Chẳng hạn như đề tài Lao động có các nội dung: lao động chân tay (Công việc cày cấy, gặt hái, chăm sóc vườn, xây dựng...), lao động trí óc (Học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy...). Ở bước này, giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ giúp học sinh chọn hình ảnh phù hợp nội dung của đề tài. Ví dụ: Công việc cày cấy chỉ diễn ra ở nông thôn nên bối cảnh thường là ở cánh đồng, hình ảnh chính là những người nông dân đang cày, cấy dưới ruộng với trâu hay máy cày, hình ảnh phụ có thể là những làng mạc ở phía xa với những cánh cò bay, mái đình, gốc đa, dòng sông... Từ đó học sinh chọn lấy một chủ đề yêu thích để vẽ tranh.
- Vẽ phác mảng chính, phụ: Là để đưa hình vẽ vào một cách hợp lý trong khuôn khổ đã xác định. Tránh được sự mất cân đối trong bố cục cuả bức tranh. Ở phần này giáo viên cần hướng cho học sinh cách sắp xếp bố cục hình tháp (hình tam giác), hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật. Mảng chính thường nằm ở trọng tâm của bức tranh, lớn hơn mảng phụ để tạo được sự cân đối, thuận mắt. Bố cục cân đối đẹp mắt không chỉ thể hiện ở kỷ năng sắp xếp hình tượng mà nó còn bị chi phối bởi sự sắp xếp các mảng đậm, nhạt và màu sắc. Mặt khác công đoạn này còn giúp người vẽ tự tin trong bước tiếp theo.
 Bố cục hình tháp Bố cục hình tròn 
 Bố cục hình vuông, hcn
  - Vẽ phác hình: Là vẽ hình bằng các nét thẳng. Việc này giúp người vẽ hình dung ra hình dáng của đối tượng, sự vật đã chuẩn về bố cục, tỷ lệ hay chưa, còn chỗ nào chưa hợp lý để sửa chữa. Nếu người vẽ bỏ qua bước này thì không thể vẽ được hình vẽ một cách chuẩn mực và chính xác.
- Vẽ hoàn chỉnh hình: Ở bước này học sinh vẽ hoàn chỉnh các đối tượng với những chi tiết đầy đủ nhất. Để bài vẽ đẹp, sinh động cần có cảnh và người hài hòa với nhau. Các em khi phác hình cần phác nhẹ tay, tránh tẩy xóa để tạo hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên cần hướng dẫn giúp học sinh tránh sa vào những chi tiết vụn vặt không cần thiết
Vẽ màu: Đây là công đoạn cuối cùng của bài vẽ tranh đề tài. Là một trong những bước khá quan trọng, bởi đây là bước để học sinh thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình thông qua màu sắc. Người vẽ cũng cần xác định trọng tâm để đưa vào bài vẽ những sắc độ hợp lý, lựa chọn những gam màu phù hợp. Không nhất thiết yêu cầu học sinh vẽ màu như trong thực tế mà có thể hướng dẫn học sinh vẽ theo cảm xúc của riêng mình. Ví dụ: Vẽ cây không nhất thiết phải là màu xanh mà có thể là một màu khác như: nâu, tím, đỏ. Mặt khác màu sắc cũng thể hiện được nội dung của đề tài nếu biết sử dụng một cách hợp lý. Ví dụ như: vẽ về đề tài Mùa hè thì nên sử dụng các gam màu nóng để tạo nên bài vẽ đạt hiệu quả cao.
Trong khi học sinh thực hành giáo viên vừa quan sát, vừa hướng dẫn, điều chỉnh để bài vẽ đạt hiệu quả cao và đi đúng hướng. Nếu học sinh gặp khó khăn khi vẽ thì giáo viên không nên sửa bài mà nên gợi ý để các em thực hiện trước rồi mới sửa lại sau. 
2.3.2. Đổi mới, vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh:
2.3.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần phải phối hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, nhịp nhàng và đồng bộ với nhau. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen với những giá trị thẩm mĩ, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Để thực hiện được mục tiêu trên, có nhiều phương pháp dạy học được thực hiện theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Dưới đây là một số phương pháp mà tôi đã sử dụng trong dạy học môn Mĩ thuật.
a. Phương pháp quan sát: Trước khi vẽ đề tài, căn cứ vào nội dung đề tài mà giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoặc trên đường đi hãy quan sát sự vật xung quanh có liên quan đến đề tài.
Ví dụ: Chuẩn bị tranh đề tài về con vật quen thuộc, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát con vật mà em biết như con mèo nhà em, hay những con vật khác, hoặc sưu tầm các tranh, ảnh con mèo. Gợi ý học sinh quan sát đặc điểm, hình dáng đặc trưng của con mèo như tai nó như thế nào? đặc điểm mắt, mũi, miệng, râu, thân, chân, đuôi dài ra sao? lông màu gì? hoặc vẽ đề tài phong cảnh Quê hương, giáo viên gợi ý cho học sinh quan sát những danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa của địa phương hay những cảnh mà em yêu thích nhất như: lũy tre, bến nước, cây đa, sân đình, màu sắc của đồ vật. Giáo viên gợi ý các con vật gần gũi xung quanh như: trâu, bò, chó, mèo, gà, vịt, lợn Đối với học sinh ở đô thị thì giáo viên gợi ý khi đi chơi công viên các em chú ý quan sát các con vật như: voi, hươu, cá sấu, khỉ... Từ những yêu cầu thường xuyên này dần dần hình thành ở các em thói quen quan sát và vốn trừu tượng phong phú trí nhớ của các em. 
Nhờ đó trong giờ học vẽ giáo viên có thể đàm thoại với học sinh về đề tài tự chọn. Các em nhớ lại và tưởng tượng lại những con vật, đồ vật, quang cảnh đã quan sát được trong cuộc sống, sau đó thể hiện chúng trên bài vẽ của mình với nét vẽ độc đáo riêng biệt của từng em. Như vậy tranh vẽ của học sinh sẽ phong phú sinh động hơn và không bắt chước tranh mẫu hoặc tranh vẽ các bạn. Giáo viên cần tập luyện cho các em biết quan sát từ tổng thể đến chi tiết. Tức là từ hình dáng khái quát đến các đặc điểm chi tiết. 
Sau khi học sinh quan sát nhận xét tranh mẫu, giáo viên cần hướng dẫn phân tích cách sắp xếp bố cục trong tranh đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ. Qua đó thể hiện nội dung của chủ đề như thế nào, cách sử dụng màu sắc ra sao Sự phân tích của giáo viên sẽ củng cố thêm những kiến thức về cách vẽ tranh cho các em, để tránh trường hợp sao chép và bắt chước hình vẽ mẫu.
b. Phương pháp trực quan:
Giáo viên cần chọn một số bức tranh có nội dung phong phú, tiêu biểu và ở nhiều mức độ khác nhau như: đẹp, chưa đẹp, chưa phù hợp. Nên có cả tranh của hoạ sĩ lẫn tranh của học sinh thì bài dạy mới phong phú. Khi cho học sinh quan sát giáo viên cần hướng học sinh tìm ra bài nào tiêu biểu nhất, bài chưa tốt ở điểm này nhưng đã đạt ở điểm khác và ngược lại. Cụ thể những bài đó đẹp như thế nào? Chưa đẹp ở chỗ nào? Bằng cách hướng học sinh tìm hiểu vào các vấn đề cụ thể như: nội dung, hình ảnh, hình vẽ, bố cục, màu sắc...
Từ đó các em nhận ra được cái hay cái đẹp và cái chưa đẹp trong tranh của bạn, việc quan sát nhận xét thường xuyên sẽ giúp các em dần dần hình thành thị hiếu và kỹ năng thẩm mĩ. Giúp cho các em học tập được kinh nghiệm của bản thân. Như vậy khi vẽ tranh các em sẽ phát huy những mặt tốt, hạn chế trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc.
c. Phương pháp luyện tập thực hành:
Phương pháp này cũng là phương pháp rất quan trọng trong giờ dạy môn Mĩ Thuật, bởi vì nếu chỉ có lý thuyết mà không có thực hành thì không thể đạt kết quả tốt trong môn học này. 
- Trong khi các em thực hành vẽ, giáo viên cần phải đến với từng em để hướng dẫn các em cách sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy, cách sử dụng màu và cách thể hiện hình tượng với đặc điểm ở mỗi lứa tuổi. Nếu học sinh gặp khó khăn khi vẽ
 thì giáo viên không nên sửa bài mà nên gợi ý để các em thực hiện trước rồi mới sửa lại sau. 
- Nên đưa trò chơi vào trong thực hành để học sinh hứng thú tham gia làm bài như vậy sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
2.3.2.2.Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học:
Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học vào môn Mĩ Thuật nói chung và vào phân môn vẽ tranh nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Nếu vận dụng các hình thức một cách hợp lí, sẽ phát huy tính tích cực sáng tạo của các em, tạo điều kiện cho các em tự tìm kiếm tri thức và tìm cách giải quyết vấn đề. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã tổ chức các hình thức dậy học sau: 
a. Tổ chức thảo luận nhóm:
- Để tổ chức hình thức thảo luận nhóm, tôi có thể cho các em tổ chức nhóm 2, 4, 8... dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phần chủ đạo tìm hiểu sẽ là học sinh. Nhận xét không phải đại diện nhóm mà là trả lời cá nhân, các em sẽ học tập lẫn nhau trong lúc thảo luận.
- Tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Mĩ Thuật sẽ phát huy được tính tập thể, phối hợp cùng suy nghĩ, cùng làm việc, tranh luận, thảo luận để cùng có hướng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, cụ thể là hoàn thành yêu cầu bài vẽ.
- Tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Mĩ Thuật sẽ có lợi cho học sinh vì các em có năng khiếu vẽ nhưng chưa chắc đã biết cách quan sát, nhận xét sự vật - diễn tả sự vật bằng lời cho người khác hiểu ý định của mình một cách lưu loát... học sinh có thể bổ sung cho nhau về cách quan sát, nhận xét; đánh giá sự vật một cách đầy đủ hay theo đúng yêu cầu của bài học, theo sự gợi ý của giáo viên. Giúp các em nhút nhát, diễn đạt kém...có điều kiện rèn luyện và dần khẳng định bản thân.
- Tổ chức dạy học theo nhóm trong môn Mĩ Thuật sẽ nâng cao được vai trò của giáo viên, giáo viên đóng vai trò là người gợi mở, hướng dẫn, kích thích và hỗ trợ học sinh, đóng vai trò gần như một trọng tài của lớp.
Ví dụ: Tranh đề tài về Chú bộ đội. Giáo viên đưa mỗi nhóm một câu hỏi về một binh chủng.
* Nhóm 1: Em biết chú bộ đội bộ binh thường mặc quần áo màu gì? Công việc chú như thế nào?
* Nhóm 2: Em biết chú bộ đội không quân mặc quần áo màu gì? 
* Các nhóm còn lại tương tự như vậy. 
Các nhóm sẽ phát biểu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Sau khi nhóm trình bày, giáo viên có thể cho các em xem tranh để các em quan sát, nhận xét nhằm làm chính xác các biểu tượng về chú bộ đội. 
b. Tổ chức trò chơi:
Sử dụng hình thức tổ chức trò chơi vào môn Mĩ Thuật sẽ làm cho giờ học nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_ve_tranh_de_tai_cho.doc