SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2, 3

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2, 3

 Cứ ngỡ rằng việc mở lối khai trương,

Đưa công nghệ bùng lên trong hội nhập,

Giúp đất nước dồi dào nguồn năng lực,

Là ngành ta - Giáo dục vốn dẫn đầu.

Nhưng thật buồn và nghe cũng nhói đau.

Trò mình dạy lại ngang đầu, trái khoáy.

Còn phụ huynh thì bắt cô quỳ, lạy.

Ngẫm lại nghề mình trăm đắng, ngàn cay.

Hành xử thế nào cho thật khéo đây ,

Khi lên lớp và khi làm Chủ nhiệm ?

Thưa quý thầy cô cùng bạn đọc, đó là câu hỏi mà có lẽ hơn ai hết chúng ta- những người giáo viên ngày ngày đứng trên bục giảng luôn trở trăn với những nỗi niềm đau đáu muốn tìm câu trả lời chính xác nhất, ý nghĩa nhất. Thật khó phải không ạ ? Bởi trong những năm gần đây, ở các nhà trường phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng một bộ phận không nhỏ các em không biết vâng lời thầy cô, ỉ thế cậy quyền từ cha mẹ để tỏ thái độ không tôn trọng thầy cô bằng những lời lẽ , cử chỉ xấc xược bên cạnh đó cha mẹ các em vô hình chung là nhân tố thúc đẩy các em xem thường thầy cô giáo như : bắt cô giáo phải quỳ gối , đánh cô giáo trước mặt học sinh vv khiến chúng ta- những người đồng nghiệp không khỏi nhói lòng, và nghe rưng rưng nơi khóe mắt những cảm giác thất bại, buồn tủi của cái nghề mà mình đang cống hiến bằng cả sự đam mê, nhiệt huyết. Nhưng rồi chúng ta cũng phải nghĩ lại, phải xem lại cách hành xử của mình trên lớp đã thật hợp lývà khéo léo chưa ? Như chúng ta đã biết, ở Tiểu học, các em còn rấtnhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều.Các em rất thơ ngây, hiếu động, dễ bị dụ dỗ, nghe theo. Mặt khác trong học tập có một số em còn ham chơi, ít chú ý, học hay quên, ý thức tự giác chưa cao. Xét thấy nhiệm vụ của mình cũng rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho mỗi con người trong xã hội, bắt đầu là những em học sinh mà mình đang chủ nhiệm. Hằng ngày, hằng giờ đau đáu, trăn trở, làm thế nào để có kết quả tốt nhất cho việc hoàn thiện một đứa trẻ, trở thành một người công dân tốt của gia đình và xã hội? Xuất phát từ những lý do trên, mà bao nhiêu năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn tìm cho mình những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình sao cho đạt được kết quả như mong muốn, sao cho từng “Mầm non của đất nước” phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái cho đời. Đó cũng là lý do tôi chọn viết Sáng kiến kinh nghiệm, đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”

 

doc 19 trang thuychi01 6610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 MỤC LỤC ..............................................................................................Trang 1
1. MỞ ĐẦU .............................................................................................Trang 2
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................Trang 2
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .................................... .........................Trang 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................Trang 3
1.4. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...............................................................Trang 3
1. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... ...............Trang 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .................... . ................Trang 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................Trang 3
2.2. THỰC TRẠNG ...................................................................................Trang 3
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ................................................................................Trang 4
2.3. 1. TÌM HIỂU HOÀN CẢNH HỌC SINH............................................Trang 4
2.3. 2 NẮM BẮT TÌNH HÌNH CỦA LỚP HỌC .......................................Trang 5
2.3. 3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM.........................................Trang 5
2.3.4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.................... ..............Trang 6
2. 3.4.1 . Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp........................................................Trang 6
2. 3. 4.2 . Xây dựng nề nếp lớp học: ............................................................Trang 7
2.3.4.3 . Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về ...........................Trang 8
2.3.4.4. Xây dựng nề nếp Đi thưa về chào ................................................ Trang 9
2.3.4.5. Xây dựng nề nếp chuẩn bị sách vở và đồ dùng trước khi đến lớp ..Trang 9
2.3.4.6. Xây dựng nề nếp học tập ...........................................................Trang 10
2.3.4. 7. Năng lực, Phẩm chất ..................................................................Trang 12
2.3.4.8. Hoạt động ngoài giờ lên lớp .......................................................Trang 14
32..4.9. Công tác xã hội hóa giáo dục . Trang 15
2.4 . HIỆU QUẢ KHI VẬN DỤNG SKKN ........................................... Trang 16
 3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ.......................................... Trang 17
 3.1. Kết luận Trang 17 
 3. 2. Kiến nghị Trang 18
PHẦN I: MỞ ĐẦU
 1. MỞ ĐẦU.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
  Cứ ngỡ rằng việc mở lối khai trương,
Đưa công nghệ bùng lên trong hội nhập,
Giúp đất nước dồi dào nguồn năng lực,
Là ngành ta - Giáo dục vốn dẫn đầu.
Nhưng thật buồn và nghe cũng nhói đau.
Trò mình dạy lại ngang đầu, trái khoáy.
Còn phụ huynh thì bắt cô quỳ, lạy.
Ngẫm lại nghề mình trăm đắng, ngàn cay.
Hành xử thế nào cho thật khéo đây ,
Khi lên lớp và khi làm Chủ nhiệm ?
Thưa quý thầy cô cùng bạn đọc, đó là câu hỏi mà có lẽ hơn ai hết chúng ta- những người giáo viên ngày ngày đứng trên bục giảng luôn trở trăn với những nỗi niềm đau đáu muốn tìm câu trả lời chính xác nhất, ý nghĩa nhất. Thật khó phải không ạ ? Bởi trong những năm gần đây, ở các nhà trường phổ thông nói chung và Tiểu học nói riêng một bộ phận không nhỏ các em không biết vâng lời thầy cô, ỉ thế cậy quyền từ cha mẹ để tỏ thái độ không tôn trọng thầy cô bằng những lời lẽ , cử chỉ xấc xược bên cạnh đó cha mẹ các em vô hình chung là nhân tố thúc đẩy các em xem thường thầy cô giáo như : bắt cô giáo phải quỳ gối , đánh cô giáo trước mặt học sinhvv khiến chúng ta- những người đồng nghiệp không khỏi nhói lòng, và nghe rưng rưng nơi khóe mắt những cảm giác thất bại, buồn tủi của cái nghề mà mình đang cống hiến bằng cả sự đam mê, nhiệt huyết. Nhưng rồi chúng ta cũng phải nghĩ lại, phải xem lại cách hành xử của mình trên lớp đã thật hợp lývà khéo léo chưa ? Như chúng ta đã biết, ở Tiểu học, các em còn rấtnhỏ, vốn hiểu biết chưa nhiều.Các em rất thơ ngây, hiếu động, dễ bị dụ dỗ, nghe theo. Mặt khác trong học tập có một số em còn ham chơi, ít chú ý, học hay quên, ý thức tự giác chưa cao. Xét thấy nhiệm vụ của mình cũng rất lớn trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho mỗi con người trong xã hội, bắt đầu là những em học sinh mà mình đang chủ nhiệm. Hằng ngày, hằng giờ đau đáu, trăn trở, làm thế nào để có kết quả tốt nhất cho việc hoàn thiện một đứa trẻ, trở thành một người công dân tốt của gia đình và xã hội? Xuất phát từ những lý do trên, mà bao nhiêu năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn tìm cho mình những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình sao cho đạt được kết quả như mong muốn, sao cho từng “Mầm non của đất nước” phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái cho đời. Đó cũng là lý do tôi chọn viết Sáng kiến kinh nghiệm, đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Qua đề tài của mình, tôi muốn đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của mình để các đồng nghiệp có thể tham khảo, chắt lọc và vận dụng được phần nào trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp của mình đạt kết quả cao.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Đối tượng nghiên cứu mà đề tài này tôi sử dụng đó là học sinh khối lớp 2, 3.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp quan sát ; Phương pháp suy luận, thử nghiệm; Phương pháp tìm hiểu, điều tra, trò chuyện; Phương pháp nêu gương; Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu; Phương pháp đọc sách tham khảo và tài liệu.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Như quý vị và thầy cô đã biết, Là người giáo viên dạy Tiểu học, chúng ta hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy các môn học, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học vốn dĩ chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình.Mở rộng và khơi sâu trí thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em, giáo viên chủ nhiệm là “Thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, cô giáo nói gì các em cũng nghe. Chính vì thế mà thầy cô cần phải chú trọng từng lời nói, hành động, việc làm chuẩn mực nhất trước học sinh, phải là tấm gương sáng để các em noi theo. Thầy cô góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho các em, giúp các em trở thành những đứa con ngoan, những ông dân có ích cho xã hội sau này vàgiúp cho các em có được hành trang vững chắc bước vào đời bằng những bước chân tự tin nhất.
2.2.Thực trạng :
Quảng Đông là một xã nằm ở ngoại ô Thành phố Thanh Hóa với dân số đông, diện tích rộng , địa bàn phức tạp. Phần lớn là sinh sống bằng nghề nông tuy nhiên trong 6 năm trở lại đây thì người dân đang trong độ tuổi lao động họ tập trung vào làm trong các công ty, nhà máy ở các khu công nghiệp. Thời gian làm việc từ 10 đến 12 tiếng / ngày vì vậy thời gian giành chăm sóc con cái là rất hạn chế. Đối với phần đông phụ huynh thì họ chỉ quan niệm mua sắm đầy đủ trang phục, đồ dùng học tập và đóng góp đầy đủ cho con mình là làm tròn trách nhiệm vì vậy dẫn đến học sinh thiếu sự quan tâm của bố mẹ và gia đình . Đó chính là một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và bản thân giáo viên chủ nhiệm chúng ta nói riêng. Đa số vốn giao tiếp của các em rất hạn chế, thiếu sự tự tin trong giao tiếp. Lời nói chưa được to, rõ ràng, hay có kiểu nói rất nhỏ, nói lắp bắp. Thậm chí còn một số em không dám đề xuất, không dám nói lên những suy nghĩ hay mong muốn của chính bản than mình khiến giáo viên lung túng trong việc xử lí các tình huống cũng như giải quyết các vấn đề xảy ra trong và ngoài lớp học
2.3. Các Kinh nghiệm đã sử dụng trong quá trình làm công tác chủ nhiệm.
2.3.1.Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh:
Đúng như Nhà giáo dục học K.Đ.Usinxki nói: “Muốn giáo dục cho con người mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi người thầy phải hiểu học sinh một cách đầy đủ, cụ thể và toàn diện nhằm có thể lựa chọn những tác động sư phạm phù hợp, có khả năng mang lại hiệu quả cao nhất. Thực tiễn giáo dục đã cho thấy nhiều trường hợp thất bại đáng tiếc của giáo viên thậm chí gây thương tổn nặng nề cho cả hai phía do các thầy cô không hiểu biết đầy đủ về học sinh. Hiểu học sinh còn là điều kiện cần trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp thuận lợi giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh, là tiền đề cho việc hình thành tình cảm thầy trò thông hiểu, gắn bó.
Năm học 2017 – 2018 này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A. Công việc đầu tiên của bản thân sau khi nhận lớp đó là tìm hiểu lý lịch của các em và ghi chép vào sổ tay những nội dung cơ bản sau:
- Tổng số: 36 em. Nữ 19 ; Nam: 17 
- Học sinh lưu ban :1 em ( sinh năm 2007); ( lưu ban 2 năm lớp 2; 2 năm lớp 1)
* Tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học sinh:
Cha mẹ làm ruộng : 10 /36 ( 27,7 %) ; Làm công nhân: 20/ 36 ( 55,4 %)
Cha mẹ làm thuê :4 /36 (11,5 %) ; Cha mẹ là viên chức nhà nước: 2/36 (5,4 %).
* Hoàn cảnh gia đình:
- Số học sinh nghèo : 3 em; Số học sinh cận nghèo : 2 em
- Số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ( bố, mẹ mất (2 em)).
*Về tình trạng sức khỏe:
- Sức khỏe bình thường: 29 /36 học sinh.
- Sức khỏe yếu: 7/36 học sinh. ( trong đó: 2 em bị bệnh thận, 3 em bị suy dinh dưỡng ; 1 em bị đau đầu, 1 em bị ảnh hưởng thần kinh ( Đao nhẹ ).
* Về tình hình học tập, tiếp thu bài và tham gia các hoạt động giáo dục của năm học trước .
Vào đầu năm, qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra về tình hình chung của tất cả các em học sinh trong lớp, tôi nhận thấy: Lớp có một số em chưa tự giác học tập, trong giờ học còn lơ là, ít chú ý, tiếp thu chậm, tự ti, mặc cảm, trầm tính, không năng động,; Một số em còn mang tính là quậy phá, hay chọc bạn, đánh bạn; ăn trộm đồ của bạn như bút, thước, vở ..vv .Một số em chưa thực sự ngoan, nói năng còn trống không, chưa lễ phép; Rất nhiều em viết chữ còn sai lỗi nhiều, chưa đẹp; thạm chí có em chỉ mới biết đánh vần, mới nhớ hết bảng chữ cái song vì em ấy đã lưu ban nhiều năm ...vv . Trang phục bẩn, không gọn gàng sạch đẹp.
Chính nhờ việc tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh gia đình, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của từng em trong lớp mà bản thân đã cụ thể hóa được những biện pháp giáo dục đối với từng nhóm, từng cá nhân góp phần không nhỏ trong việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
2.3.2. Nắm bắt tình hình học tập của học sinh trong lớp :
Kết hợp ngay trong tuần ổn định, tôi kiểm tra phần đọc và viết của học sinh bằng các bài viết chính tả, đọc văn. Qua đó tôi thấy chữ viết của các em phần lớn rất xấu, sai chính tả, nhiều em đọc bài rất chậm. Cụ thể như: Tấn, Khánh Hưng, Ngọc anh , Đình Dũng . Mới nhớ được chữ cái mà chưa nhớ hết vần đó là em Hoài Thu ( Sinh năm 2007 ). Sau 1 tuần ổn định, tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra kiến thức về Toán học, dựa vào chương trình mà các em đã học ở lớp 1. Để nắm rõ tình hình học tập của các em như thế nào? Kết quả như sau:`
TSHS
HT Tốt
HT
CHT
TS
%
TS
%
TS
%
36
8
22.2
20
55, 6
8
22,2
Từ kết quả bản thân tự khảo sát và theo dõi, cập nhật trong tuần đầu ,bản thân tôi vô cùng lo lắng bởi thực tế vấn đề rất nan giải đặt biệt một số em chưa đọc thông, viết thạo, chưa thuộc hết vần. Riêng môn Toán, các em tính toán quá chậm phải bấm ngón tay hay sử dụng que tính, chưa biết cách trình bày các dạng bài tập sao cho khoa học trong vở... vv.
Để chấn chỉnh lại nề nếp lớp ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã làm và phát cho mỗi em một bản quy định của lớp về mọi mặt học tập, rèn luyện, trang phục, thời gian vv để phụ huynh cùng học sinh đọc và ký cam kết thức hiện. Song song với việc làm đó tôi đi sâu vào tìm hiểu về đặc điểm, tính cách, sức học của từng em, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp.Một em nghe kém ngồi phía trên gần bảng hơn những bạn khác.Những em thấp, nhỏ ngồi trước, những em cao lớn ngồi phía sau.Tôi sắp xen kẽ giữa những học sinh khá, giỏi là những học sinh trung bình, yếu. Đặc biệt là những em nghịch được tôi bố trí ở chỗ tôi dễ quan sát và ngồi cạnh những em hiền ngoan, lễ phép, chăm học để những em này có cơ hội học ở bạn những điều mình chưa có. 
Bản thân tôi luôn xác định rằng, tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục không phải là việc làm có thời hạn, chóng vánh trong một, hai ngày, cũng không phải là công việc chỉ được tiến hành trong giai đoạn đầu mới nhận lớp mà phải là công việc thường xuyên, liên tục trong suốt năm học sao cho có thể hiểu học sinh một cách cập nhật, đầy đủ, toàn diện và sâu sắc nhất.
2.3.3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
Sau khi đã điều tra kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp. Để đảm bảo có một kế hoạch hợp lý, khả thi, khoa học, khi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm tôi căn cứ vào những vấn đề sau:
- Mục tiêu chương trình hành động chung của ngành và cấp học.
- Mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của trường.
- Đặc điểm của lớp chủ nhiệm (bao gồm các đặc điểm về truyền thống, tập thể, những mặt khó khăn và thuận lợi cơ bản, hoàn cảnh, điều kiện của số đông học sinh và gia đình học sinh, ).
- Căn cứ vào chỉ đạo của Ngành và kế hoạch của nhà trường, tôi đề ra kế hoạch năm cho lớp mình chủ nhiệm. Từ kế hoạch năm, tôi thực hiện phân tích và đưa ra kế hoạch từng tháng. Ở mỗi tháng, theo thời gian từng tuần, tôi vạch ra kế hoạch cụ thể từng tuần học. Trong kế hoạch chủ nhiệm của từng tuần, tôi luôn đưa ra dự kiến thời gian thực hiện từng kế hoạch cụ thể, biện pháp thực hiện và kết quả thực hiện.
Kế hoạch chủ nhiệm phải khoa học tuy nhiên đối với tôi kế hoạch quan trọng nhất vẫn phải cần đến sự chi tiết, cụ thể bám vào từng đối tượng, hoàn cảnh và khả năng của mình và của trò chứ bản thân không chú trọng đến hình thức. Có như vậy thì hiệu quả công tác chủ nhiệm mới cao.
2.3.4. Tổ chức các hoạt động trên lớp học
2. 3.4.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
Tôi thiết nghĩ, xây dựng đội ngũ cán sự lớp cũng giống như lựa chọn vị thuyền trưởng hay vị nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng vậy. Nếu mình chọn lựa được người chỉ huy giỏi , nhiệt tình, gương mẫu và có trách nhiệm thì sẽ thành công. Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh thì mọi hoạt động, mọi phong trào chắc chắn sẽ thực hiện tốt. Qua một tuần tìm hiểu, ổn định và tham khảo giáo viên chủ nhiệm lớp Một, bước tiếp theo tôi thực hiện ngay việc bình chọn ban cán sự lớp. Vì đây là lực lượng nòng cốt cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong năm học. Để được ban cán sự “Đầu tàu gương mẫu”, tôi đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn là: những em học lực phải đạt mức khá, giỏi, có Năng lực- Phẩm chất đạt Tốt. Bên cạnh đó phải hăng hái tham gia các hoạt động, các phong trào ở lớp, ở trường với tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao và điều đặc biệt là những em này luôn được bạn bè tín nhiệm, yêu thương. Để xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giáo viên chủ nhiệm tiến hành những công việc sau:
- Lựa chọn những em tích cực phân công vào các chức danh trong đội ngũ cán bộ lớp như : lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp.
- Hướng dẫn, chỉ rõ nội dung công việc của từng em trong đội ngũ cán sự lớp và hướng dẫn cụ thể về phương pháp công tác. Trong đó, cần lưu ý hướng dẫn các kỹ năng công tác cơ bản như: cách ghi chép trong sổ ghi chép công tác, kỹ năng điều hành một buổi sinh hoạt lớp, kỹ năng trình bày thuyết phục, vận động, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của cán bộ lớp, giúp các bạn khắc phục khó khăn, động viên và báo cáo kịp thời cố gắng, tiến bộ của các bạn trong lớp.
- Không bao che khuyết điểm của bạn. Tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập giữa cán bộ lớp với các thành viên trong lớp.
Việc tổ chức bình chọn được thực hiện công khai bằng cách cho các em giơ tay biểu quyết tín nhiệm. Sau khi có trong tay danh sách ban cán sự lớp tôi tiến hành họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em theo đúng khả năng của mình.
+ Lớp trưởng( Ánh Dương ). Chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt động của lớp, điều khiển chung toàn lớp trong giờ sinh hoạt 15 phút, kiểm diện hàng ngày, báo cáo với các bạn theo dõi cờ đỏ và cô Tổng phụ trách. Ngoài ra còntổng hợp các hoạt động của lớp báo cáo với cô giáo chủ nhiệm- đặc biệt là những buổi cô giáo không có tiết ( chiều thứ ba và sang thứ sáu ).
+ Lớp phó học tập: ( Việt Hà ) : Nắm bắt tình hình chung phần chuẩn bị bài, kiểm tra bài đầu giờ , hay 15 phút của các tổ hàng ngày, báo cáo với cô chủ nhiệm xe trong tuần những bạn nào chưa hoàn thành bài, chưa thuôc bảng cộng, trừ , nhân, chia
+ Lớp phó văn thể mỹ( Khánh Huyền ): Chịu trách nhiệm giờ hát của lớp, cùng các bạn tham gia các tiết mục văn nghệ, tham gia các phong trào của lớp, ...
+ Tổ trưởng của ba tổ ( An Đức, Hữu Long, Thảo Quỳnh ), tổ phó ( Bảo Long , Xuân Nhi, Anh Quân ): Chịu trách nhiệm chung về nề nếp và học tập trong tổ của mình.
Sau đó hằng ngày, hàng tuần, hàng buổi học ban cán sự lớp sẽ tiến hành công việc như sau:
- Đầu giờ : kiểm tra những việc như sau: Soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học tập, đi học đúng giờ,
- Trong giờ học: theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, đạt thành tích cao trong học tập thì được tuyên dương trước lớp và nhận một hoa màu đỏ. Những bạn chưa cố gắng hay có vi phạm thì sẽ bị nhắc nhở trước lớp và không nhận được hoa hoặc hoa có màu vàng, xanh ( tùy mức độ các bạn vi phạm.). Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em, định hướng cho các em hoạt động cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện công việc.
 Sau khi xây dựng được đội ngũ cán sự lớp và giao nhiệm vụ cụ thể đến từng em, tôi đã theo dõi và nhận thấy chỉ sau 2 tuần đã có kết quả khả quan . Các em trong ban cán sự đều tích cực hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và rất gương mẫu để các bạn học tập . Đối với tập thể lớp, nề nếp ổn định, không còn học sinh đi chậm, sinh hoạt 15 phút nghiêm túc và đặc biệt là các em thân thiện, yêu thương, biết chia sẻ và tự tin hơn rất nhiều so với thời điểm đầu năm học.
2.3.4.2. Xây dựng nề nếp lớp học:
Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như rèn cho các em có thói quen tự giác, trật tự nghe giảng trong giờ học, có thói quen hoàn thành bài của mình, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập của các bạn trong tổ, các em theo dõi, giúp đỡ lần nhau ... Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách: 
- Ngay từ buổi đầu nhận lớp, gặp gỡ học sinh, khi tự giới thiệu về mình tôi đã đồng thời nói cho các em biết về tính tình và nguyên tắc lên lớp của tôi cho các em . Ví dụ : Cô rất vui vẻ những cũng rất nghiêm khắc, khi lên lớp giảng bài nếu các con mà nói chuyện hay làm việc riêng là cô sẽ không giảng được .. vv
- Thảo ra một bản nội quy lớp học . Trước tiên, đưa ra lớp hướng dẫn, giải thích, cụ thể hóa từng vấn đề cho các em hiểu sau đó phát cho mỗi em một bản trong đó gồm có Nội quy lớp học và Nội quy của nhà trường.
- Giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài.
- Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ.
Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở trước cửa lớp để xếp hàng vào lớp. Khi vào lớp , sau khi đọc 5 điều Bác Hồ dạy, đọc Nhiệm vụ của người học sinh xong, lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng kiểm tra bài cũ ( các bảng cộng, trừ, nhân, chia hay các bài Học thuộc lòng đã học. )
- Không phó mặc cho cán bộ lớp, giáo viên phải liên tục có mặt trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ có thể ngồi theo dõi các em sinh hoạt hoặc s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_2_3.doc