SKKN Biện pháp nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân Trời Sáng Tạo

SKKN Biện pháp nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân Trời Sáng Tạo

Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, lúc giao tiếp, mỗi chúng ta đôi lúc thường dùng những câu nói ví von, mượn hình ảnh cái này để nói về cái kia, giúp câu nói nhẹ nhàng, bóng bẩy nhưng làm người nghe nhiều khi phải ngẫm suy… Đó là nhờ biện pháp nghệ thuật so sánh.

“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể nhưng sinh động, những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. Phép tu từ so sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm mang lại hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của mỗi người thêm phong phú, giúp chúng ta cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế và sâu sắc hơn. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà phép so sánh được sử dụng nhiều trong văn chương và phổ biến trong thơ ca. Đặc biệt với thơ, văn viết cho thiếu nhi hầu như nhiều tác giả đều sử dụng phép so sánh. Nhờ biện pháp tu từ so sánh đã giúp các em hiểu và cảm nhận nhanh những bài thơ, bài văn, từ đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, cũng như rèn luyện ý thức yêu quý Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ở mỗi học sinh ngay từ khi còn nhỏ.

docx 12 trang Phúc Hảo 08/04/2024 5697
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân Trời Sáng Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂM HỌC: 2023 – 2024
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, lúc giao tiếp, mỗi chúng ta đôi lúc thường dùng những câu nói ví von, mượn hình ảnh cái này để nói về cái kia, giúp câu nói nhẹ nhàng, bóng bẩy nhưng làm người nghe nhiều khi phải ngẫm suy Đó là nhờ biện pháp nghệ thuật so sánh.
“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể nhưng sinh động, những cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. Phép tu từ so sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm mang lại hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của mỗi người thêm phong phú, giúp chúng ta cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế và sâu sắc hơn. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà phép so sánh được sử dụng nhiều trong văn chương và phổ biến trong thơ ca. Đặc biệt với thơ, văn viết cho thiếu nhi hầu như nhiều tác giả đều sử dụng phép so sánh. Nhờ biện pháp tu từ so sánh đã giúp các em hiểu và cảm nhận nhanh những bài thơ, bài văn, từ đó góp phần mở mang tri thức, làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, cũng như rèn luyện ý thức yêu quý Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt ở mỗi học sinh ngay từ khi còn nhỏ.
Phép tu từ so sánh đã chính thức đưa vào phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Điều đó khẳng định vai trò, trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc hình thành cho học sinh bước đầu về nhận biết và kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh. Để từ đó giúp các em bước đầu biết đặt câu có hình ảnh so sánh và có kĩ năng vận dụng các hình ảnh so sánh đó vào việc viết các đoạn văn và bài văn có hình ảnh so sánh. Hơn thế nữa các em còn biết sử dụng thành thạo phép so sánh trong khi giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát triển một cách toàn diện. Với mục đích và yêu cầu như vậy, mỗi giáo viên khi giảng dạy về nội dung này đòi hỏi phải có được các phương pháp cũng như những hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhằm rèn cho học sinh về khả năng nhận biết cũng như các kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Là một giáo viên được nhà trường phân công giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 3, nhận thức được vị trí quan trọng của việc dạy học phép tu từ so sánh, bản thân luôn dành nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu thêm tài liệu và cùng với việc thực tế giảng dạy để tìm ra một vài biện pháp, cách thức nhỏ trong việc giúp học sinh nhận biết và thực hành tốt phép tu từ so sánh mà các em được học nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy - học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ở bậc Tiểu học. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao năng lực nhận biết và kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Chân Trời Sáng Tạo”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
- Đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực nhận biết và kỹ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung dạy - học phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3.
- Học sinh lớp 3A – Trường .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu nội dung này tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy học sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát tình hình về dạy - học phép so sánh. 
- Phương pháp thống kê, thu thập chứng cứ. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp hỏi - đáp.
- Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đều biết, dạy biện pháp nghệ thuật so sánh cho học sinh thực chất là việc dạy cho các em cách sử dụng ngôn ngữ để tạo hiệu quả cao trong khi nói và viết. Sử dụng phép tu từ trong khi nói và viết cũng chính là nâng cao khả năng nhận xét, đánh giá, bộc lộ tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó. Vì vậy ngôn ngữ thường mang tính riêng biệt. Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức nhất định về phong cách học, hiểu biết sâu rộng và chính xác về biện pháp nghệ thuật so sánh; đồng thời biết thiết kế các dạng bài tập phù hợp nhằm làm đa dạng hoá các hoạt động học tập, tạo hứng thú trong giờ học để học sinh tiếp thu nội dung kiến thức này một có cách hiệu quả. Không những thế còn có thể giúp các em có được kỹ năng thực hành phép tu từ so sánh. Song trong thực tế cho thấy việc dạy - học phép tu từ so sánh ở lớp 3 phần nào còn hạn chế. Bởi lẽ đây là một trong những nội dung mới được đưa vào trong chương trình phân môn của môn Tiếng Việt. Là một nội dung “mới” nhưng thời lượng và thời gian để học nội dung lại chưa được nhiều. Hơn nữa, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, đồ dùng để phục cho phân môn nói chung và nội dung về phép so sánh nói riêng còn quá ít ỏi, đơn điệu.
Mặt khác, cũng như các khối lớp trong bậc Tiểu học, nội dung môn Tiếng Việt ở khối lớp 3 được cấu trúc thành các phân môn riêng biệt tạo thành một môn học với nội dung mang tính thống nhất. Một trong những phân môn đó là Luyện từ và câu. Đây là một dạng kiến thức mang tính chất riêng và chiếm thời lượng không lớn. Tuy không khó nhưng với học sinh lớp 3, một số kiến thức đối với các em còn mang hình thức khái quát hoá và có tính trừu tượng cao. Trong đó phải kể đến là nội dung về phép so sánh.
Mặc dù, ngay từ lớp 1, 2, Sách Tiếng Việt cũng đã có những hình ảnh so sánh thông qua một số câu thơ, câu văn trong các bài học, bài đọc. Tuy nhiên lên đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. 
Sách Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và khái niệm ban đầu về phép so sánh cho học sinh dưới hình thức các dạng bài tập thực hành. Để từ đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn, câu thơ có hình ảnh so sánh. Từ đó các em có thể vận dụng phép so sánh vào việc quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh để thể hiện vào phần bài tập. Cũng có khi vận dụng vào làm bài tập làm văn về viết đoạn, viết bài văn có hình ảnh so sánh theo yêu cầu của đề bài trong chương trình quy định. Mặt khác việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị tốt nhất để các em có khả năng sử dụng thành thạo phép tu từ so sánh khi làm các dạng bài văn miêu tả hay kể chuyện ở các lớp 4, 5. 
2.2. Thực trạng về nội dung dạy - học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở khối lớp 3
Trong thực tế cho thấy, giáo viên và học sinh lớp 3 còn gặp không ít khó khăn khi dạy - học về phép tu từ so sánh. Hiệu quả việc dạy - học phép tu từ so sánh phần nào chưa cao. Đối với học sinh, đa số các em chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết các hình ảnh so sánh thông qua các ví dụ cụ thể. Việc vận dụng cũng như sáng tạo thêm các hình ảnh so sánh quả là còn hạn chế đối với các em. Về phía giáo viên, khi dạy về phép so sánh đôi lúc còn lúng túng trong việc lựa chọn các phương pháp cũng như hình thức tổ chức học tập sao cho phù hợp với từng nội dung, từng yêu cầu để học sinh có thể nhận biết phép so sánh cũng như kỹ năng thực hành một cách dễ dàng, nhẹ nhàng mà lại nhớ lâu và sâu hơn. Bên cạnh đó, giáo viên cũng còn gặp không ít khó khăn trong việc sưu tầm tranh ảnh, tìm hiểu các tài liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy phân môn Luyện từ và câu nói chung và khi dạy về phép tu từ so sánh nói riêng cho học sinh lớp 3.
Hơn thế nữa, việc đánh giá kỹ năng về sử dụng phép so sánh ở mỗi học sinh cũng chưa có các tiêu chí cụ thể. Nhiều khi sự đánh giá của giáo viên còn mang tính chất cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Việc chữa lỗi, chữa bài đôi lúc chỉ chú ý đến kết quả mà chưa chú ý đến việc củng cố kiến thức cũng như khắc sâu các dạng bài cho học sinh. Từ những việc đã và chưa làm được dẫn đến chất lượng dạy và học về phép tu từ so sánh chưa cao.
a. Về cấu trúc nội dung phép tu từ so sánh trong Luyện từ và câu lớp 3
Nội dung phép tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tất cả chỉ được học trong các bài học của tuần 6, 8, 11 theo chương trình Tiếng việt sách Chân trời sáng tạo, bằng khoảng 1/5 tổng thời gian của phân môn Luyện từ và câu và 1/35 tổng thời gian của môn Tiếng Việt. Phép tu từ so sánh được dạy trong học kì I. Bên cạnh đó, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý. 
Đó là: Mặc dù SGK đã chú trọng phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít và đơn điệu, kiến thức dạy cho học sinh còn mang tính trừu tượng bởi thiếu hình ảnh minh hoạ cho mỗi bài học, bài tập. Chính vì thế với khả năng nhận thức và sự tiếp thu của học sinh lớp 3 quả là điều quá khó. Không những học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mà ngay cả giáo viên khi giảng dạy về nội dung này cũng thấy bất cập và có phần còn hạn chế. 
Có thể thống kê nội dung phép tu từ so sánh được phân phối trong chương trình Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo cụ thể như sau:
Tuần
Chủ điểm
Nội dung dạy học
Trang
6 
Những búp măng non 
Làm quen với phép so sánh
49 
8 
Em là đội viên 
Luyện tập về so sánh 
62 
84 
Ước mơ tuổi thơ 
Luyện tập về so sánh 
84 
b. Về phía giáo viên
Mỗi giáo viên cũng gặp không ít những khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy về phép tu từ so sánh. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng và quan tâm đến việc lồng ghép nội dung phép so sánh vào trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt cũng như với các môn học khác trong chương trình. Bởi vậy một phần nào chưa khơi dậy được sự hứng thú học tập, sự kết hợp giữa phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt, hay giữa các môn học mà các em được học. Hơn nữa tài liệu để tham khảo phục vụ cho phân môn còn quá ít ỏi, đơn điệu; tranh ảnh minh hoạ cho mỗi nội dung dạy hầu như không có. Từ những vấn đề ấy đã gây không ít khó khăn cho giáo viên khi hướng dẫn học sinh học về biện pháp nghệ thuật so sánh.
c. Về phía học sinh
Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy cụ thể, đơn giản và trực quan nên việc cảm thụ văn học cũng như tiếp nhận các biện pháp nghệ thuật tu từ còn hạn chế. Bởi lẽ vốn kiến thức văn học của các em còn nghèo, sự hiểu biết về các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá ở các em chưa có được là bao. Các em chỉ mới nhìn nhận sự vật một cách cụ thể nên việc cảm nhận những hình ảnh mang tính trừu tượng hoá thì quả là khó khăn. Vì vậy khả năng nhận biết cũng như để có được kỹ năng thực hành về phép so sánh đối với học sinh lớp 3 là một yêu cầu tương đối khó.
Qua khảo sát đầu năm về năng lực nhận biết cũng như kĩ năng thực hành phép tu từ so sánh của học sinh lớp 3A - Trường .............. tôi đã thu được kết quả như sau: 
Tổng số học sinh: 30 em
Số học sinh đạt yêu cầu về nhận biết phép so sánh
Số học sinh chưa có kĩ năng thực hành phép so sánh
Số học sinh có kĩ năng thực hành phép so sánh
30/30 = 100%
23/30 = 76%
7/30 = 24%
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 3, bằng những kinh nghiệm, vốn hiểu biết và việc kết hợp tìm tòi, nghiên cứu thêm tài liệu có liên quan đến các biện pháp so sánh, bản thân tôi đã rút ra được một vài biện pháp nhỏ khi dạy về phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3.
2.3. Các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao năng lực nhận biết và kỹ năng thực hành phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
2.3.1. Nâng cao năng lực nhận biết phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
2.3.1.1. Dạy phép so sánh theo đúng quy trình
Để học sinh học tốt nội dung về phép so sánh, bất cứ một bài tập nào, giáo viên cũng cần làm theo các yêu cầu sau:
- Đọc kỹ đề bài.
- Xác định đúng yêu cầu bài tập. 
- Phân tích yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài. 
- So sánh, đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án (học sinh có thể lý giải được đáp án của mình).
- Giáo viên phải giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó.
Ví dụ: Bài tập 1 (Trang 49 sách Chân trời sáng tạo tập 1): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau:
 Hai bàn tay em 
Như hoa đầu cành
Hoa hồng hồng nụ
Cánh tròn ngón xinh.
 Ơ cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê
 Như vành tai nhỏ
 Hỏi rồi lắng nghe. 
- GV đọc nội dung và yêu cầu bài tập
- Cho HS đọc lại nội dung phần bài tập.
- HS cùng GV xác định rõ yêu cầu bài tập.
- GV có thể giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ chỉ sự vật có trong bài (nếu như HS chưa hiểu rõ nghĩa của từ ngữ ấy)
- Học sinh có thể dùng bút chì gạch dưới từ chỉ sự vật so sánh và từ chỉ sự vật được so sánh
- Cho học sinh trình bày bài (giáo viên có thể nêu thêm câu hỏi để học sinh giải thích lí do tại sao em chọn từ đó mà không phải từ khác).
- Khi đó HS sẽ nêu để rồi căn cứ vào dấu hiệu, đặc điểm của hai sự vật so sánh để biết được giữa hai sự vật có những điểm chung, hay tương đồng hoặc giống nhau ở chỗ nào, từ đó các em sẽ hiểu được tác dụng của việc so sánh. 
Chẳng hạn:
Sự vật so sánh
Từ so sánh
Sự vật được so sánh
Dấu hiệu nhận biết
Cái dấu hỏi
Như
Vành tai nhỏ
Cong cong
Hai bàn tay em
Như
Hoa đầu cành
Hồng hồng
Cũng có thể ngay lúc đó tôi vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu thêm: Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần, chẳng khác gì một vành tai nhỏ. Khi đó, tôi sẽ cho từng cặp học sinh nhìn vào vành tai của nhau để thấy ngay sự so sánh đó vừa đúng lại vừa rất hay.
2.3.1.2. Dạy “Tích hợp” phép so sánh trong các môn học
a. Tích hợp trong môn Tiếng Việt
Khi dạy các phân môn nói chung và đối với phân môn Luyện từ và câu nói riêng, tôi đã thực hiện việc dạy “lồng ghép” nội dung so sánh vào cùng với các phân môn trong môn Tiếng Việt.
* Đối với phân môn Tập đọc:
Dạy “Tập đọc”, ngoài mục tiêu chủ yếu là “Rèn đọc” còn có nhiệm vụ dạy cho học sinh khả năng tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ, vẻ đẹp của cách nói văn chương. Dạy biện pháp tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc cũng là dạy cho học sinh về cảm thụ văn học. Dạy cảm thụ văn học một phần giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của văn chương nhưng cũng góp một phần vào giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người và yêu cuộc sống trong tâm hồn các em. Để đạt được yêu cầu đó, trước hết phải cho các em thấy được những hình ảnh đẹp của sự vật, thiên nhiên và con người thông qua các hình ảnh so sánh vừa đẹp, vừa hay và đầy ý nghĩa có trong các bài được học. Từ những hình ảnh ấy sẽ giúp các em cảm nhận về nội dung một cách dễ dàng, bởi đấy là những sự vật rất gần gũi, thân thiện đối với lứa tuổi của các em.
Chẳng hạn: Khi dạy Tập đọc bài: "Hai bàn tay em" trang 47 sách Chân trời sáng tạo tập 1. 
Trong bài có rất nhiều hình ảnh so sánh, tôi có thể cho học sinh tìm và nêu lên các hình ảnh so sánh như: “Hai bàn tay em
 	 Như hoa đầu cành”
 “Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai”.
Hay khi dạy bài Tập đọc “Mùa thu của em” ( trang 32 sách Chân trời sáng tạo tập 1)
Tôi có thể đặt thêm câu hỏi: Em hãy tìm và nêu những hình ảnh so sánh trong bài thơ em được học?
Khi đó các em sẽ tìm và nêu được hình ảnh so sánh: 
 “Mùa thu của em
 Là vàng hoa cúc
 Như nghìn con mắt
 Mở nhìn trời êm”
Những hình ảnh các em vừa tìm và nêu ra vừa gần gũi đối với các em nhưng lại cũng rất đẹp và đáng yêu: “Hai bàn tay như hoa đầu cành”
 “ Răng em trắng như hoa nhài
 “ Tóc em đẹp như ánh mai”
Zalo: 0985598499 để nhận sáng kiến phí 100k

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nang_cao_nang_luc_nhan_biet_va_ki_nang_thuc_h.docx