SKKN Biện pháp liên hệ thực tế vào giờ đọc - Hiểu văn bản

SKKN Biện pháp liên hệ thực tế vào giờ đọc - Hiểu văn bản

Cuộc sống ngày nay đang diễn biến khá phức tạp. Thông tin đa chiều bởi sự phát triển của báo chí trên các trang mạng xã hội. Khi tiếp xúc, học sinh không thể không bị lôi cuốn bởi những nét văn hóa thẫm mỹ xa lạ với thông tin giáo viên trực tiếp đứng lớp

 Trước thực trạng xã hội mà báo chí đưa tin gần đây, chúng ta thấy những thông tin như: cháu giết bà vì mấy chục ngàn để chơi điện tử, con chặt đầu cha vì bị mắng, mẹ ép 2 con bán trinh để lấy tiền cờ bạc, đốt xăng giết người vì không được chấp nhận lời yêu cũng diễn ra ngày càng phổ biến. Những thông tin trong những năm trở lại đây liên tiếp xuất hiện trên các mặt báo khiến người ta rùng mình và giật mình. Rùng mình vì mức độ tàn nhẫn, rùng rợn vì chỉ có trong phim bạo lực ở nước ngoài và giật mình vì hồi chuông cảnh báo sự băng hoại các giá trị đạo đức cơ bản giữa các mối liên kết thiêng liêng từ ngàn đời nay. Để rồi, lắng tận trong cảm xúc là nỗi day dứt, là câu hỏi “tại sao?”.

 Sự băng hoại các giá trị đạo đức cũng đang diễn ra phổ biến trong nhà trường : hàng loạt những vụ học sinh đánh nhau vì tình, gặp thầy cô nhiều học sinh ngơ mắt đi qua hoặc có một vài em chào với thái độ bất kính Khi học văn, làm văn, học sinh trả lời hay làm bài viết thì dùng từ sáo rỗng nhưng qua hoạt động trên lớp và tâm sự của phụ huynh một số em sống ích kỷ, đua đòi hầu như không quan tâm gì đến ba mẹ, người thân, chỉ đòi hỏi cho thỏa mãn mục đích của mình mà thôi

 

doc 15 trang thuychi01 7260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp liên hệ thực tế vào giờ đọc - Hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A.	Mở đầu	.1
I.	Lý do chọn đề tài. 1
II.	Mục đích nghiên cứu... 2
III.	Đối tượng nghiên cứu.. 2
VI.	Phương pháp nghiên cứu.	.2
B.	Nội dung . 3
I. 	Cơ sở lý luận3
II. 	Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ..3
III. 	Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ...4
IV. 	Kết quả đạt được11
C.	Kết luận, kiến nghị.11
 I. 	Kết luận..12
 II. 	Kiến nghị, đề xuất..12
LIÊN HỆ THỰC TẾ QUA GIỜ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
	Cuộc sống ngày nay đang diễn biến khá phức tạp. Thông tin đa chiều bởi sự phát triển của báo chí trên các trang mạng xã hội. Khi tiếp xúc, học sinh không thể không bị lôi cuốn bởi những nét văn hóa thẫm mỹ xa lạ với thông tin giáo viên trực tiếp đứng lớp
	Trước thực trạng xã hội mà báo chí đưa tin gần đây, chúng ta thấy những thông tin như: cháu giết bà vì mấy chục ngàn để chơi điện tử, con chặt đầu cha vì bị mắng, mẹ ép 2 con bán trinh để lấy tiền cờ bạc, đốt xăng giết người vì không được chấp nhận lời yêu cũng diễn ra ngày càng phổ biến. Những thông tin trong những năm trở lại đây liên tiếp xuất hiện trên các mặt báo khiến người ta rùng mình và giật mình. Rùng mình vì mức độ tàn nhẫn, rùng rợn vì chỉ có trong phim bạo lực ở nước ngoài và giật mình vì hồi chuông cảnh báo sự băng hoại các giá trị đạo đức cơ bản giữa các mối liên kết thiêng liêng từ ngàn đời nay. Để rồi, lắng tận trong cảm xúc là nỗi day dứt, là câu hỏi “tại sao?”.
 Sự băng hoại các giá trị đạo đức cũng đang diễn ra phổ biến trong nhà trường : hàng loạt những vụ học sinh đánh nhau vì tình, gặp thầy cô nhiều học sinh ngơ mắt đi qua hoặc có một vài em chào với thái độ bất kính Khi học văn, làm văn, học sinh trả lời hay làm bài viết thì dùng từ sáo rỗng nhưng qua hoạt động trên lớp và tâm sự của phụ huynh một số em sống ích kỷ, đua đòi hầu như không quan tâm gì đến ba mẹ, người thân, chỉ đòi hỏi cho thỏa mãn mục đích của mình mà thôi
 Thái độ thờ ơ, lạnh lùng của học sinh trước những đau buồn của cuộc đời cũng như trong văn chương là điều khiến giáo viên day dứt. Khi học sinh không có sự đồng cảm, không có sự sẻ chia, đó chính là sự băng hoại của đạo đức đang lấn át tâm hồn non nớt của các em. Cho nên cần phải điều chỉnh, uốn nắn những tâm hồn ấy ngay trong những giờ học văn để hướng tới mục tiêu dạy văn không chỉ dạy chữ mà quan trọng là phải dạy người. 
II. Mục đích nghiên cứu:
 Là một giáo viên dạy văn ở trường THPT, hiểu được ý nghĩa của văn học trong đời sống của con người mà nhà văn Nga M.Gorki đã khẳng định: “Văn học là nhân học” nên tôi đã đưa biện pháp liên hệ thực tế vào trong giờ đọc hiểu văn bản gần với đời sống hiện thực của các em học sinh THPT ngày nay hơn, giúp các em nhận thức được các vấn đề của cuộc sống, hình thành nhân cách, giữ lại tâm hồn mình, giữ lại cảm giác nhân văn để các em có thể san sẻ cùng bạn bè, người thân, để trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim trong cuộc sống. 
III. Đối tượng nghiên cứu
 Nếu xa rời thực tế, việc viết văn của các em là một sự dối trá. Những giáo viên dạy văn không thể làm ngơ trước những hiện trạng ấy. Chính vì vậy, ở sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tổng hợp lại những kinh nghiệm trong giảng dạy, nâng cao kỹ năng sống cho học sinh bằng đề tài: “Biện pháp liên hệ thực tế vào giờ đọc - hiểu văn bản”.
IV. Phương pháp nghiên cứu
	- Tìm hiểu và nghiên cứu phương pháp giảng dạy mới của Sách giáo khoa chương trình chuẩn; kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Đặc biệt rút kinh nghiệm qua các bài giảng.
	- Với đề tài này người viết chỉ áp dụng vào một số bài và tùy từng đối tượng học sinh để linh hoạt và thay đổi cho phù hợp.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
	- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã phân tích và nhận định sâu sắc thực trạng phương pháp giảng dạy ở nước ta thời gian qua còn chậm đổi mới, chưa phát huy khả năng sáng tạo của người học và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành lối tư duy sáng tạo ở người học, đưa văn học gần với cuộc sống thực tế hơn
	- Các Mác nói rõ quá trình nhận thức của con người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, trở về thực tiễn”. Vậy trong dạy và học môn Ngữ văn phải cho các em trở về thực tế đời sống xã hội. Phát huy khả năng sáng tạo, cảm thụ, hình thành nhân cách học sinh. Từ đó, giúp các em định hướng được xã hội mình đang sống và phải có nhiệm vụ tạo hứng thú, niềm say mê khám phá của mỗi em trong giờ học văn. Khi góp ý về việc dạy văn, Viện sĩ MiKhănCốp đã nói: “Không thể bớt khoa học nhân văn, bớt văn trong chương trình vì bớt văn tức là bớt chất người”.
 Đặc trưng của văn học là một môn nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng. Bởi thế giáo viên dạy văn cần giúp cho học sinh tạo được bản lĩnh để đối diện với những vấn đề nóng bỏng, bức xúc của xã hội và văn học đang đặt ra. Không để tác phẩm xa rời đời sống thực tại, để học sinh tự đòi hỏi ở bản thân các em những gì cần có trước cuộc sống này.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
	Học sinh ở trường THPT là lứa tuổi rất nhạy cảm với đời sống bên ngoài nhưng chưa được trải nghiệm, vốn sống, hiểu biết còn ít ỏiVì vậy, khi giảng dạy những kiến thức giáo điều xa rời thực tế khiến các em học sinh không hứng thú học tập và nghi ngờ điều giáo viên giảng. Tình trạng này đang diễn ra rất phổ biến. Khoảng 90% học sinh không nhận thức được rằng bài đọc văn ấy cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống. Có những học sinh còn hỏi những câu hỏi như: học bài này để làm gì? Sao không học những bài văn thơ hiện đại ngày nay? Giáo viên hầu như cũng chỉ dừng lại ở kiến thức bài học chứ hầu như không cho học sinh liên hệ thực tế để học sinh nhìn thấy được mối liên hệ giữa văn học và cuộc sống, từ đó rút kinh nghiệm, đưa ra những bài học cho cuộc đời mình. Cho nên phương pháp liên hệ thực tế của giáo viên cần phải sinh động, hấp dẫn, gần với đời sống hiện thực đang xảy ra. Để các em có thể tư duy nhận thức, sáng tạo, trau dồi cho mình những tình cảm đạo đức phù hợp với hoàn cảnh, môi trường sống hiện tại.
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
`	Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng phương pháp liên hệ thực tế, qua kiểm tra, đánh giá ở cả 3 khối lớp, qua 3 năm áp dụng biện pháp này, tôi nhận thấy kết quả rất khả quan. Dưới đây là một số ví dụ qua các năm học nhưng đặc biệt là trong năm học 2015 - 2016 này.
	Ví dụ 1:
 Tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng từ ngàn đời nay. Con cái có hiếu với cha mẹ là một giá trị đạo đức không thể thiếu được của mỗi con người. Vậy mà hiện tượng con cái không nghe lời cha mẹ, thậm chí đánh lại cha mẹ ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay.
	Khi giảng dạy truyện cổ tích Tấm Cám, tôi đặt câu hỏi:
	Qua những lần hóa thân của Tấm, em có nhận xét gì về sự hóa thân cuối cùng?Từ nhận xét ấy em có suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Theo em với bản thân một người làm con thì phải có thái độ như thế nào cho phù hợp?
	- Đó là điều kỳ diệu. Điều kỳ diệu của sự hồi sinh khi có vòng tay ôm của bà lão hàng nước. Vòng tây ấy ấm áp và chân tình, vòng tay của tình người và hơn hết là tình mẫu tử. Nên Tấm đã trở lại làm người mà không phải biến hóa thêm một lần nữa. Học sinh thấy được tình mẫu tử là một thứ tình cảm bao la, thiêng liêng vô tận, bất tử. Tình mẫu tử đã nuôi dưỡng mỗi con người khôn lớn, trưởng thành. Học sinh phải nhận thức được rằng một người làm con thì phải yêu thương, trân trọng, nghe lời dạy dỗ khuyên bảo của cha mẹ (Giáo viên nhấn mạnh ở tình người trong quan hệ cuộc sống để học sinh có nhiều trải nghiệm hơn).
	Ví dụ 2:
	Tấm lòng của người bình dân qua lời thách của cô gái:
	“Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”?
	- Đó là sự thấu hiểu, sẻ chia nhưng không hề có tiếng thở dài, chỉ có sự hài hước, dí dỏm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động nghèo (Giáo viên chốt lại những điểm quan trọng của đời sống vật chất và tinh thần để khẳng định với các em: “Sự êm ả còn quý hơn cả tiền bạc”. Do vậy khi các em nóng giận thì cần phải bình tĩnh lại, suy nghĩ cho thật chín chắn rồi mới hành động).
Ví dụ 3:
 Để học sinh nâng cao ý thức học tập, lòng yêu quê hương đất nước khi học bài "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Thân Nhân Trung giáo viên có thể nêu câu hỏi: 
 - Sau khi học xong em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với đất nước?
 + Học sinh phải thấy được bản thân mình cần phải học tập, trau mình để trở thành nhân tài của đất nước, đem sức lực của mình ra xây dựng đất nước. Có như vậy đất nước mới ngày càng vững mạnh.
Ví dụ 4:
 Trong cuộc sống nhiều vụ ghen ghét nhau, tức giận nhau dẫn đến đánh nhau, thậm có những vụ giết người diễn ra. Do vậy dạy các em lòng vị tha là một điều rất quan trọng. Trong đoạn trích "Cha con nghĩa nặng " của Hồ Biểu Chánh giáo viên đưa ra câu hỏi:
	- Qua đoạn trích cha con nghĩa nặng, em có nhận xét gì khi nghe Trần Văn Sửu khuyên Tý nhưng Tý không về vì không chịu lấy vợ? (Do Tý sợ vợ của Tý giống mẹ Tý).
	+ Câu nói của Trần Văn Sửu: “Mẹ có quấy thì quấy với cha, nhưng cha đã bỏ qua cái lỗi ấy rồi, con còn nhớ làm chi” (Đây là lòng vị tha cao cả. Trần văn Sửu khuyên con nhưng cũng đã giải thoát cho mình dẫu lời giải bày mộc mạc nhưng chất chứa sự chân tình và độ lượng, bao dung, hy vọng Tý sẽ bỏ qua những thù hận về sai lầm của má đẻ không hủy hoại hạnh phúc của đời mình. (Giáo viên chú trọng đến tính bao dung và vị tha để học sinh cảm nhận được điều ý nghĩa khi mình tha thứ cho ai khác đã làm ta tổn thương)
	Ví dụ 5: 
 Khi dạy tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao giáo viên có thể hướng học sinh theo câu hỏi:
	- Khi bị Thị Nở từ chối, Chí ôm mặt khóc rưng rức. Nhận xét lần khóc thứ hai này của Chí?
	+ Chí khóc như một đứa trẻ bị bỏ rơi, lạc mất mẹ “khóc rưng rức” như ấm ức, tức tưởi, như bị dồn vào con đường cùng. Chí khóc rưng rức phải chăng Chí Phèo đang hối hận với những gì hắn đã gây ra với mọi người. Hắn tuyệt vọng, bởi làm người nhưng bị rơi vào bi kịch không được làm người. (Giáo viên giảng kỹ hơn về sự hối hận muộn màng của Chí. Dẫu Chí Phèo chết nhưng kết thúc cuộc sống của một con quỷ và chết trong cuộc sống của một con người. Giáo viên cũng chỉ rõ trong cuộc sống dù có những lúc chúng ta sai lầm nhưng hãy quay trở lại gia đình, xã hội bây giờ luôn mở rộng vòng tay đón chờ chúng ta ).
	- Chi tiết: Thị Nở thoáng nhìn xuống bụng mình, trong đầu nghĩ ra cái lò gạch cũ bỏ không xa nhà cửa vắng người qua lại”
	+ Đây là một kết thúc mở, ai có ý kiến về sự lặp lại ở tác phẩm bởi các em tránh né chuyện tế nhị của Thị Nở. Nhưng phải đưa học sinh về với thực tế của xã hội. (Đó là việc yêu đương, tình cảm tuổi học trò - đi quá giới hạn của tình bạn. Để rồi giấu giếm người lớn - đến khi xử lý kết quả thì đã muộn quá rồi).
	Ví dụ 6:
	- Đọc “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, em hãy cho biết suy nghĩ của mình qua chi tiết “Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng” khi thấy những “đứa trẻ nhặt nhạnh”.
	+ Đó là sự rung động trước những mảnh đời khốn khổ. Liên muốn giúp nhưng không có gì để giúp. Vậy Thạch Lam không muốn Liên dừng lại ở đó mà phải ước mơ, phải khát khao thay đổi cuộc sống khi ấy lòng tốt mới thực hiện được. 
 	- Từ sự việc ấy cho em bài học gì trong cuộc sống?
 	+ Nghèo - bạn không có cơ hội giải phóng cho mình cũng như cho mọi người. 
 Ví dụ 7:
 Khi dạy bài "Người trong bao" của Sê-khốp giáo viên có thể đưa ra câu hỏi:
 - Lối sống trong bao, tính cách trong bao có còn tồn tại trong xã hội ta hay xung quanh ta hay không? Lấy ví dụ chứng minh?
 + Lối sống trong bao, tính cách trong bao vẫn còn tồn tại trong xã hội ta hiện nay. Thậm chí tính cách ấy còn tồn tại trong bản thân chúng ta. (Giáo viên cần hướng học sinh chỉ ra được những biểu hiện ngay trên lớp của các em như: biết mà không giám giơ tay phát biểu sợ nhỡ sai lại có chuyện gì; nhút nhát không giám biểu hiện mình trước mọi người.Từ đó hướng học sinh tới việc từ bỏ lối sống nhút nhát, máy móc, không linh hoạt, thoát khỏi cái bao để tự khẳng định mình giữa cuộc đời. Đặc biệt trong xã hội hiện nay điều đó lại càng cần thiết với cuộc sống, sự tồn tại của mỗi con người.) 
	Ví dụ 8:
 Mỗi người ai cũng cần có ước mơ, khát vọng. Do vậy, khi dạy đoạn trích "Ông già và biển cả", giáo viên đưa câu hỏi: 
	- Lão Xantigô rất ngưỡng vọng con cá ở trên biển khởi - Với ông đó là một nhân vật anh hùng, xứng tầm một đối thủ đáng gườm. Nhưng tại sao lão lại cố gắng giết được nó?
	+ Bởi đó là khát vọng, ước mở của Xantiagô trong cuộc đời ngư phủ của mình (Giáo viên chốt lại: Đôi khi để đạt được mục đích của mình trong cuộc sống, con người ta đã chà đạo lên những điều mình từng ngưỡng vọng, yêu mến. Điều đó dẫn đến bi kịch của chúng ta).
	Ví dụ 9:
 Khi dạy bài "Một người Hà Nội" giáo viên đưa câu hỏi:
	- Em có suy nghĩ thế nào khi bà Hiền dạy con từ những cái nhỏ nhất: Ngồi ăn, cầm đũa, bát? Điều đó đưa đến cho em bài học gì?
	+ Đây là văn hóa cuộc sống, con người, điều này giúp con người ta không sống tùy tiện, mất bản sắc văn hóa.
	+ Giáo viên giảng, tóm lược: Con người sống phải có lòng tự trọng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bởi lòng tự trọng không cho phép con người ta sống ích kỷ, hèn nhát. Mất lòng tự trọng, con người chỉ có một tâm hồn chai lì, xơ cứng.
	+ Giáo viên yêu cầu học sinh lấy dẫn chứng cụ thể để thuyết phục hơn.
 Ví dụ 10:
	Truyện ngắn: “Chiếc thuyền ngoài xa của” của Nguyễn Minh Châu.
	- Yêu cầu học sinh nhận xét về “người đàn bà hàng chài”?
	+ Giáo viên tổng hợp, phân tích và chốt lại: Nguyễn Minh Châu đã đề cao, tôn vinh người phụ nữ và khẳng định sức sống bất tử của cái đẹp tâm hồn người phụ nữ.
	- Học sinh có suy nghĩ gì về hành động đánh vợ của người đàn ông trong truyện? Em sẽ làm gì để chấm dứt tình trạng bạo lực trong gia đình?
 + Học sinh phải bộc lộ được thái độ phê phán, lên án hành động bạo lực trong gia đình. Hành động này đang diễn ra rất nhiều trong cuộc sống, cho nên học sinh sẽ đưa ra những biện pháp theo suy nghĩ của mình để chấm dứt tình trạng bạo lực trong gia đình; không những vậy học sinh sẽ hình thành cho mình một cách sống tốt trong tương lai khi đối xử với những người thân trong gia đình.
	Ví dụ 11:
	Dạy Việt Bắc của Tố Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi - Giáo viên giảng gắn với truyền thống yêu nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đó là một truyền thống lâu đời, trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc. Liên hệ cho học sinh thực tế tín ngưỡng thờ cúng lần đầu tiên đã được công nhận di sản văn hóa thế giới. (Đền Hùng - 10/3 âm lịch).
Ví dụ 12:
 Trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt của giới trẻ, tình yêu là một vấn đề nổi cộm. Ở các em bây giờ đang nảy sinh tình cảm với nhau, các em chưa biết rõ được thế nào là tình yêu, thế nào là tình yêu chân chính. Có nhiều vụ vì chuyện tình cảm mà đánh nhau ngay trong trường học dẫn đến kỉ luật. Cho nên khi học bài thơ "Tôi yêu em" của Pu-Skin, giáo viên đưa ra câu hỏi:
	- Tình yêu trong thơ của Pu-Skin qua “Tôi yêu em” sống mãi trong mỗi bạn trẻ. Vì sao như vậy?
	+ Học sinh phải nhận thấy được: vì đó là tình yêu không ích kỷ, hẹp hòi; Tình yêu cao thượng mà biết bao bạn trẻ phải ngẩn ngơ, thán phục! 
 Từ đó giáo viên đặt câu hỏi liên hệ: 
 	- Theo em, khi yêu bản thân em sẽ hình thành cho mình một tình yêu như thế nào?
 	+ Học sinh sẽ trả lời được những phẩm chất cần có khi tình yêu: chân thành, mãnh liệt, trong sáng, nhân hậu và vị tha. Từ đó các em sẽ ý thức được hướng tới một tình yêu chân chính, cao thượng cho chính bản thân mình. Các em cũng sẽ nhận thấy rằng đánh nhau vì yêu là những hành động ích kỉ, không đáng có. 
	Ví dụ 13:
 	Những tác phẩm văn học cách mạng không chỉ có giá trị thời chiến mà còn có giá trị mọi thời. Những tác phẩm ấy bồi đắp cho mỗi học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, lòng yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền trong thời điểm hiện nay. Do vậy, khi dạy bài "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành giáo viên có thể đưa câu hỏi liên hệ:
	- Chúng ta đang chuẩn bị bước vào đời. Đất nước chúng ta đang yên bình và tự do. Em có suy nghĩ gì về cuộc sống hôm nay khi học xong tác phẩm “Rừng Xà Nu” Của Nguyễn Trung Thành?
	+ Cuộc sống hôm này là sự đánh đổi biết bao xương máu hy sinh. Mỗi người chúng ta phải ý thức được giá trị của cuộc sống, phải biết xây dựng, bảo vệ cuộc sống này. Và để xứng đáng với những gì ông cha ta phải trải qua, mỗi người con cần cố gắng để góp sức mình xây dựng cuộc sống hôm nay ngày một tươi đẹp hơn.
IV. Kết quả đạt được:
 Sau khi áp dụng đại trà ở cả 3 khối lớp, tôi nhận thấy khi học đến một văn bản nào học sinh cũng có ý thức liên hệ với thực tế. Ban đầu các em còn nhút nhát, chưa dám phát biểu, sự liên hệ còn hạn chế. Nhưng sau vài lần định hướng, các em dần dần mạnh dạn phát biểu và trở thành một ý thức thường trực khi học văn. Không những thế các em còn rèn luyện được kĩ năng diễn đạt, qua đó giáo viên nhìn thấy được sự nhìn nhận thực tế của mỗi học sinh để có thể uốn nắn phù hợp với chuẩn mực đạo đức của mỗi con người. Mỗi lần giáo viên đưa ra vấn đề liên hệ thực tế, học sinh hào hứng hơn với bài học làm tăng chất lượng bài học. Đặc biệt khi làm những bài văn nghị luận xã hội các em có cái nhìn sắc sảo và sâu rộng hơn nhiều. Đa phần học sinh cảm thấy hiểu bài hơn. Hầu hết kết quả học kì II cao hơn so với học kì I.
 Đối với bản thân mình, mỗi giờ đọc - hiểu có liên hệ thực tế tôi cảm thấy giờ học ấy trở nên có ý nghĩa hơn. Giờ học không còn đơn thuần là dạy chữ, truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là dạy người theo đúng những gì mà chức năng văn học đã có: văn học là nhân học. Qua mỗi bài đọc văn tôi cảm thấy yêu văn học hơn bởi ý nghĩa nhân sinh sâu sa của nó.
 Điều thú vị hơn là học sinh luôn trao đổi thông tin mình cập nhật được, hỏi ý kiến và xin được tư vấn, đánh giá, nhận xét cho các em. Điều này chứng tỏ các em đã có ý thức hơn khi nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống. Đó là những dấu hiệu tích cực để giúp các em hình thành nhân cách.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 I. Kết luận:
 	Để một giờ đọc - hiểu văn bản có hiệu quả, cả giáo viên và học sinh không phải chỉ cảm thụ mà còn phải biết suy ngẫm. Suy ngẫm để tự nhận thức, sống tốt hơn, đẹp hơn, cao thượng hơn. Mỗi học sinh cần tích lũy cho mình kinh nghiệm sống để làm hành trang bước vào đời. Bởi vậy gắn bài giảng với thực tế cuộc sống giờ dạy văn học có ý nghĩa xã hội to lớn. Làm sao để tác phẩm văn học không xa rời cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng môn Văn, tạo sự yêu thích, gắn bó hơn.
	Sẽ thoải mái, nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn khi giáo viên đứng lớp lựa chọn câu hỏi phù hợp đúng lúc, đúng chỗ, đúng tâm lý học sinh. Ngoài ra giáo viên phải cập nhật thông tin kịp thời Khi học, học sinh phải có hứng thú học tập, liên hệ thực tế là một cách tự nhiên, không bị gò ép - như vậy tiếp nhận tác phẩm có hiệu quả hơn.
	Việc liên hệ thực tế qua bài đọc - hiểu	 sẽ có thể áp dụng với bất kì một văn bản văn học nào. Bởi đó là chức năng chính mà văn học cần có. Từ sự nhận thức ấy giáo viên sẽ có thể hướng các em phát triển thành những bài viết, rèn luyện cách trình bày, tham gia vào các cuộc thi văn học.
 II. Kiến nghị, đề xuất
	- Tổ chuyên môn cần có kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa - yêu cầu giáo viên đăng ký chuyên đề giảng dạy của mình để cho học sinh từng khối lớp được trải nghiệm, có ý thức học môn văn hơn.
	- Giáo viên trong tổ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, xin dự giờ các môn xã hội khách để hiểu được thực trạng của học sinh. Đưa ra các biện pháp khắc phục sự thờ ơ với những biểu hiện trong cuộc sống.
	- Đoàn trường cần có bản tin, giờ ra chơi có những chủ đề thiết thực, vừa giải tỏa tâm lý căng thẳng, vừa giáo dục phẩm chất bằng những câu chuyện: “Quà tặng cuộc sống”.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 6 tháng 5 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đinh Thị Thúy Lan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 10, 11, 12;
Chuẩn kiến thức lớp 10, 11, 12 của Bộ Giáo dục và đào tạo;
Tác phẩm văn học trong nhà trường THPT - Một góc nhìn một cách đọc - 
 Phạm Huy Dũng;
Hệ thống đề mở Ngữ Văn 12;
Bài viết: “Một cách tạo hứng thú học tập trong giờ Ngữ Văn” - 
 Dương Thế Vinh - Báo Văn học và 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_lien_he_thuc_te_vao_gio_doc_hieu_van_ban.doc