SKKN Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 2

SKKN Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 2

Người ta nói “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.” Đúng như vậy, nhưng để làm tròn bổn phận là đóng góp một phần không nhỏ công sức của mình cho nghề cao quý này, mỗi giáo viên chúng ta phải tận tuỵ và miệt mài để làm tốt nhiệm vụ của mình. Dù là giáo viên, hay phụ huynh học sinh, chúng ta ai cũng mong mỏi ở trẻ những điều hết sức bình dị:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.

Những cái “biết” đó phải được nằm trong khuôn khổ của gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng ta không ai có thể tự ý đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống. Và trẻ em lại càng không thể.Chính vì lí do đó, trong bất kì giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ. Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

“Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập”. (Trích “Trẻ em Việt Nam”– Hồ Chí Minh 1942).

Là một giáo viên khi đọc những dòng thư trên, bản thân tôi càng thấm thía hơn khi đối tượng học sinh của mình vừa rời lớp một, ý thức tự giác chưa cao, chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ luật đồng thời tâm lí bỡ ngỡ khi đến trường. Làm sao cho các em học sinh yêu thích học tập, hăng hái tham gia các hoạt động của trường, của lớp để các em cảm thấy trường học chính là ngôi nhà thứ hai của các em và mỗi ngày đến trường chính là một ngày vui của các em. Chính vì vậy, muốn cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động thì người giáo viên phải uốn nắn, rèn cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp một học sinh được rèn nề nếp trong sinh hoạt và trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tập tốt, tạo những bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu trở thành người công dân tốt, có ích cho đất nước sau này.

 

doc 18 trang thuychi01 1191334
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Người ta nói “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.” Đúng như vậy, nhưng để làm tròn bổn phận là đóng góp một phần không nhỏ công sức của mình cho nghề cao quý này, mỗi giáo viên chúng ta phải tận tuỵ và miệt mài để làm tốt nhiệm vụ của mình. Dù là giáo viên, hay phụ huynh học sinh, chúng ta ai cũng mong mỏi ở trẻ những điều hết sức bình dị: 
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”.
Những cái “biết” đó phải được nằm trong khuôn khổ của gia đình, nhà trường và xã hội. Chúng ta không ai có thể tự ý đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống. Và trẻ em lại càng không thể.Chính vì lí do đó, trong bất kì giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ. Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
“Con trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập”. (Trích “Trẻ em Việt Nam”– Hồ Chí Minh 1942).
Là một giáo viên khi đọc những dòng thư trên, bản thân tôi càng thấm thía hơn khi đối tượng học sinh của mình vừa rời lớp một, ý thức tự giác chưa cao, chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ luật đồng thời tâm lí bỡ ngỡ khi đến trường. Làm sao cho các em học sinh yêu thích học tập, hăng hái tham gia các hoạt động của trường, của lớp để các em cảm thấy trường học chính là ngôi nhà thứ hai của các em và mỗi ngày đến trường chính là một ngày vui của các em. Chính vì vậy, muốn cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động thì người giáo viên phải uốn nắn, rèn cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp một học sinh được rèn nề nếp trong sinh hoạt và trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tập tốt, tạo những bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu trở thành người công dân tốt, có ích cho đất nước sau này.
Trong những năm qua, hầu hết nhà trường thường chú trọng quá nhiều đến chất lượng- kết quả học tập, mặt khác còn có nhiều nguyên nhân khách quan khác như: Việc chạy theo thành tích dẫn đến học sinh ngồi nhầm lớp  mà rất ít chú trọng đến việc giáo dục nề nếp cho học sinh. Công tác xây dựng nề nếp học tập cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Thực tế cho thấy, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp không bao giờ đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên,việc hình thành cho các em một thói quen tốt hay một nề nếp tốt ở một số hoạt động gắn liền với việc học tập cho các em là một điều không hề đơn giản đối với giáo viên. Đa phần trong những năm qua giáo viên đến trường đến lớp thường chú trọng nhiều đến việc dạy miễn sao các em biết đọc, biết viết đạt mục tiêu,nhiệm vụ năm học được xem như hoàn thành “ sứ mệnh”. Vẫn còn một vài giáo viên chưa thật sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và chưa tìm hiểu tâm tư, tình cảm, tính cách, điều kiện sống của các em, từ đó việc xây dựng nề nếp lớp khó mà thực hiện, nếu lớp không có nề nếp thì việc dạy kiến thức khó mà thực hiện đạt mục tiêu theo cá thể hoá.
Với những lí do khách quan nêu trên, việc giáo dục và giảng dạy đối với người giáo viên hết sức quan trọng, để tạo ra một con người toàn diện rong suy nghĩ và trong hành động. Để có nề nếp tốt cho học sinh ở các lớp đầu cấp của bậc tiểu học nói chung mà đặc biệt là học sinh lớp 2 chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả, giúp các em có ý thức học tập và có nề nếp và khoa học. Nếu lớp học không có nề nếp, cho dù người giáo viên có tài giỏi đến đâu thì cũng không thể giáo dục và truyền đạt cho các em những kiến thức để giúp các em trở thành những học sinh chăm ngoan và đặc biệt là không thể đáp ứng được mục tiêu giáo duc đó là “ Phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức- trí tuệ- thể chất- thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh vững bước tiếp tục học ở trung học cơ sở.” 
Bản thân tôi khi trở thành giáo viên tiểu học, tôi luôn lấy quan điểm “Rèn ý thức – Dạy kiến thức”. Do vậy, khi nhận lớp, tôi luôn vạch ra cho mình những định hướng cụ thể để giúp các em học sinh dần đi vào ổn định nề nếp trong tuần đầu tiên của năm học. Với 14 năm đứng lớp chủ nhiệm tôi luôn có gắng tìm ra những biện pháp để giúp học sinh thực hiện tốt các nề nếp, quy định của nhà trường, của lớp học. Xuất phát từ những điều trên tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 2” khu Buốn, trường tiểu học Tén Tằn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp các em học sinh : 
- Học sinh không nói tục, chửi bậy, biết lễ phép với người lớn, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô,  
- Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp, của liên đội 
- Nâng cao tinh thần tự quản trong lớp, sôi nổi trong học tập, trong hoạt động vui chơi 
- Giúp học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin về bản thân.
- Học sinh trung thực, đoàn kết.
- Hình thành một số kĩ năng sống cho học sinh.
- Chăm học chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, lao động, thể dục thể thao, văn nghệ 
- Tự giác học tập ở trường cũng như ở nhà.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 2, khu Buốn Trường tiểu học Tén Tằn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát nhận xét.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá, nhận xét.
- Phương pháp trò chuyện.
- Tuyên dương, khen thưởng.
- Điều tra, tổng hợp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Là người giáo viên dạy Tiểu học, hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy các môn học, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Trong những giờ tới trường giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng ở cạnh các em, là người “mẹ thứ hai” của các em, luôn gần gũi, dõi theo mọi hành động, hành vi của từng em trong lớp. Học sinh tiểu học còn chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình. Mở rộng và khơi sâu trí thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em, giáo viên chủ nhiệm là “Thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, cô giáo nói gì các em cũng nghe, vâng lời cô giáo là cái duy nhất có ở tất cả các em học sinh. Chính vì thế mà người giáo viên chủ nhiệm phải chú trọng từng lời nói, hành động, việc làm chuẩn mực nhất trước học sinh, là tấm gương sáng để các em noi theo. Qua công tác chủ nhiệm, người giáo viên tiểu học góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho các em, giúp các em trở thành người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân, để các em trưởng thành, lớn lên, vững vàng bước vào đời. 
Trong trường học ngoài việc đặt nền tảng và đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh thì việc xây dựng một số nề nếp tự quản trong lớp cũng là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và phát triển học sinh toàn diện sau này. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên, là nền tảng của bậc học phổ thông, chính vì vậy chúng ta cần coi trọng việc xây dựng nề nếp cho học sinh để lớn lên các em sẽ hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có ích cho xã hội. Để thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần có một quá trình và dựa vào mỗi giáo viên chúng ta. 
Vì vậy người giáo viên cần phải biết sáng tạo, năng động, kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục để các em sớm đi vào nề nếp tốt và nâng dần tầng nhận thức cho các em học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường Tiểu học Tén Tằn nằm trên địa bàn xã Tén Tằn một xã vùng 135 có 99% là học sinh dân tộc thiểu số. 
-Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2, đầu năm nhận lớp tôi thấy tình hình chung của lớp như sau: 
- Trong lớp học Hội đồng tự quản chưa tự quản lớp tốt, còn ồn dẫn tới chất lượng học tập chưa cao.
- Chưa tự giác trong học tập, còn nói chuyện riêng nhiều, hay quên sách vở, bỏ bài không làm bài tập
- Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn hộ nghèo, cận nghèo dẫn đến thiếu dụng cụ, đồ dùng học tập, quần áo rách, bẩn...
- Học sinh trong lớp còn hay chửi bậy, nói tục, đánh nhau, nói tiếng dân tộc địa phương trong lớp, trong trường.
- Các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp với người lạ.
- Hay tự ái vặt, xấu hổ trước mọi người.
- Tinh thần đoàn kết, giúp bạn bè và giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn chưa có.
- Mặt khác trí tuệ các em không đồng đều, khả năng nhận thức (tiếp thu) cũng không đồng đều. Có một số em không chú ý, không có thái độ tích cực học, mà đến lớp như một thói quen, với thái độ lơ đễnh. Khi cô giáo giảng xong, hỏi lại là không biết gì, chính vì vậy những em đó thường hay tự ti, mặc cảm, sợ sệt, nhút nhát, chưa biết thể hiện mình.
- Đa số vốn giao tiếp của các em rất hạn chế, lời nói chưa được to, rõ ràng, hay có kiểu nói rất nhỏ, nói lắp bắp, không thể nghe được.
           Tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về quá trình tiếp thu bài, học bài và những hành vi ứng xử, giao tiếp, kĩ năng sống, sự hiểu biết,trong lớp học có 13 em học sinh. Vào đầu năm, qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra về tình hình chung của tất cả các em học sinh trong lớp, tôi nhận thấy: Lớp có một số em chưa tự giác học tập, trong giờ học còn lơ là, ít chú ý, tiếp thu chậm, tự ti, mặc cảm, trầm tính, không năng động,; Một số em còn mang tính là quậy phá, hay chọc bạn, đánh bạn; Một số em chưa thực sự ngoan, nói năng còn trống không, chưa lễ phép; Rất nhiều em viết chữ còn sai lỗi nhiều, chưa đẹp; Trang phục chưa mua sắm đầy đủ; Đó là thực trạng mà bản thân tôi luôn lo lắng, băn khoăn khi làm công tác chủ nhiệm lớp 2 trong năm học này. Do thực hiện áp dụng đề tài, nên sau hai tuần đầu năm học, qua trao đổi, tìm hiểu, tôi hướng tới một vài số liệu có nội dung chủ yếu sau:   
Tổng số HS
Nội dung tìm hiểu
SLHS
Tỉ lệ
13
1) Học sinh chưa tự giác học bài cũ.
2) Học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, chưa đẹp.
3) Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm.
4) Học sinh nói trống không, chưa lễ phép.
5) Học sinh còn quậy phá, chọc bạn, đánh bạn.
6) Học sinh cá biệt.
7) Học sinh chưa có trang phục đầy đủ.
8) Học sinh còn trầm, tự ti, rụt rè.
9) Học sinh có vốn kĩ năng sống hạn chế.
10) Học sinh hay quên vở, sách, đồ dùng,
8
7
8
10
5
2
4
6
8
6
61,5
53,8
61,5
76,9
38,5
15,3
30,8
46,1
61,5
46,1
- Hạn chế: Trong quá trình dạy học trên lớp, hằng ngày cô trực tiếp tổ chức và hướng dẫn các em về mọi mặt tôi thấy một số em khả năng giao tiếp kém, tiếp thu bài còn chậm, có thái độ thờ ơ. Các em chưa tự tin, mạnh dạn trong trình bày ý kiến của mình. Ngược lại trốn tránh, mặc cảm, nhút nhát, sợ sệt. Cha mẹ các em hay đi làm trên nương rẫy, nên có việc gì muốn gặp để trao đổi, liên lạc sẽ không được kịp thời. Một số hạn chế trên, tôi cảm thấy việc áp dụng đề tài cũng gặp ít, nhiều hạn chế.
- Mặt mạnh: Tôi là một giáo viên đã làm công tác chủ nhiệm liên tục 14 năm, chủ nhiệm lớp 2 được 5 năm, do đó tôi cũng có nhiều cơ hội trau dồi, học hỏi, để đúc rút kinh nghiệm, nhiều biện pháp tốt trong công tác chủ nhiệm của mình.
        Ngay từ đầu năm tôi đã nhận thấy đa số các em học sinh của lớp  ngoan, vâng lời luôn có sự phấn đấu. Khi các em phạm lỗi sai là biết nhận lỗi và sửa lỗi ngay. Các em biết lắng nghe, chia sẻ, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong lớp và trong trường. Các em ham học, muốn tiến bộ, muốn cô chỉ bảo, làm mẫu. Rất thích thú khi làm được điều đúng, được cô giáo khen.
        Bản thân luôn được các em yêu quý, kính trọng, vâng lời. Cô phân công, giao việc các em đều nghe và chấp hành tốt. Mặt khác được cha mẹ các em tin tưởng, sẵn sàng hỗ trợ, kết hợp chặt chẽ với cô để giáo dục con em họ, tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ cô trong công tác chủ nhiệm lớp.      
- Mặt yếu:  Em Lương Văn Hoàng, Vi Văn Hưng còn ham chơi, không chăm học, không tích cực, không biết, không hiểu là các em càng không chịu học, không để ý gì đến những  lời giảng giải phân tích của giáo viên.   
- Em Vi Thái Ngọc vốn giao tiếp không có, năng lực hạn chế, sức khỏe không đảm bảo, thể trạng gầy, nhỏ so với các bạn đồng trang lứa:        
- Gia đình các em đa số đi làm về, là nghỉ ngơi một lúc rồi đi ngủ, không còn thời gian bảo ban các em học bài, đọc báo, đọc sách,để mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn.
- Các nguyên nhân, yếu tố tác động:
     Từ thực trạng mà học sinh còn hạn chế về sự tiếp thu bài, ít học bài, ít chú ý trong giờ học. Kĩ năng sống, hành vi ứng xử, giao tiếp còn hạn chế, là do các nguyên nhân, các yếu tố tác động sau:
* Về tâm sinh lí: Vì các em mới từ lớp một chuyển lên lớp hai nên có một số có sự thay đổi về tâm lý,Các em mới vừa bước lên lớp 2, những thay đổi về kiến thức, các hoạt động khác cũng được nâng cao, dẫn đến các em cũng có phần lo sợ, hoang mang. Mặt khác kiến thức lớp dưới các em học xong rồi quên, không nắm chắc để áp dụng, có nhiều em không còn nhớ một nội dung gì ở dưới lớp 1 mà mình đã học. Một số em hiếu động, hay bắt nạt bạn, chọc bạn, ít chịu ngồi im. Ở lứa tuổi các em đa số là ham chơi, ít chú ý, thói quen là để cô cùng các bạn giải quyết vấn đề xong, rồi có sẵn để ghi vào. Cách giao tiếp bằng ngôn ngữ của các em chưa hoàn chỉnh, nói năng còn cộc lốc. Việc thực hiện đi vào nề nếp các em vẫn chưa coi trọng, cứ làm những gì mình thích, không quan tâm gì đến nội quy của trường, lớp.
- Về hoàn cảnh gia đình của học sinh: Hầu hết học sinh của lớp tôi chủ nhiệm sống trong môi trường là vùng nông thôn, nên suy nghĩ và nhận thức của các em còn hạn hẹp. Điều kiện học ở nhà của các em còn thiếu thốn: Thiếu sự hướng dẫn bảo ban của cha mẹ, vì phần lớn cha mẹ các em trình độ còn thấp, chỉ biết việc trên nương rẫy, ít có thời gian giáo dục, dạy dỗ con cái hay đôn đốc việc học hành của con; Thiếu thốn về vật chất, góc học tập chưa phù hợp hoặc có em không có. Có em, mẹ bị mất, sống với bố, nên bị thiệt thòi rất nhiều về tình cảm, tinh thần và sự chăm sóc. Cha mẹ các em chưa chú trọng đến việc rèn cho con mình nói năng, xưng hô như thế nào cho lễ phép, cho lịch sự. Con cái giao tiếp với ông bà, cha mẹ, anh chị em của mình đa số trả lời cụt ngủn chưa thành câu, lâu dần thành thói quen.        
* Về phía giáo viên:  Về phía giáo viên thì chưa nắm bắt được tâm lý của học sinh, khi hỏi các em điều gì là yêu cầu các em trả lời được, mà các em không có khả năng hình dung, suy nghĩ như mình mong muốn, cứ đặt ra những câu hỏi khuôn mẫu, áp đặt học sinh yêu cầu học sinh phải trả lời theo ý của mình. Phương pháp truyền thụ chưa phù hợp. Đôi khi các em trả lời chưa đúng thì bỏ qua, gọi em khác trả lời là xong, chưa  thực sự quan tâm đến việc tại sao các em trả lời chưa đúng ? Chưa đặt những câu hỏi để phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Đôi khi giáo viên chưa thực sự gần gũi, thân mật với các em, nên các em phần thì sợ, phần thì chây lì. 
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong trường học, giờ học thì một trong những việc làm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp là tạo những thói quen, xây dựng tốt nề nếp lớp học. Bởi lớp có nề nếp tốt sẽ giúp học sinh có tính tự lập, nghiêm túc, tích cực trong học tập và lao động, phát huy tính tự giác học tập của các em, nâng cao vai trò của hội đồng tự quản lớp học. Mặt khác, nề nếp lớp tốt sẽ làm tăng chất lượng dạy và học, đồng thời rèn luyện cho học sinh đạo đức, tác phong tốt góp phần hình thành nhân cách con người .
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp.
a) Nắm đặc điểm đối tưởng học sinh: Đầu năm học khi đã được phân công nhiệm vụ tôi đã tiến hành khảo sát đối tượng học sinh trong những tuần đầu huy động học sinh đến lớp thông qua:
- Từ hồ sơ học bạ: Nhằm nắm thông tin học sinh một cách chính xác và tiện cho việc theo dõi liên hệ phụ huynh.
- Qua giáo viên chủ nhiệm cũ: nhằm nắm được đối tượng học sinh và ban đầu hỗ trợ cho việc tiếp cận, giúp đỡ học sinh theo từng đặc điểm riêng biệt của từng em.
- Qua học sinh trong lớp: nhằm phát hiện những ưu điểm hạn chế của các em nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng cho các em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
- Qua phụ huynh: Nhằm nắm được hoàn cảnh, cá tính và khả năng đặc biệt hay những hạn chế của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ thiết thực. 
b) Tiến hành phân loại đối tượng : Qua việc nắm được đối tượng, đặc điểm học sinh tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: 
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. 
- Học sinh các biệt về đạo đức. 
- Học sinh chưa hoàn thành. 
- Học sinh có những năng lực đặc biệt. 
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Tổng số học sinh trong lớp 13 em, trong đó có 2 em đặc biệt khó khăn như em: Vi văn Hưng, Lương Văn Hoàng, để giúp đỡ các em đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện học tập tôi đã hỗ trợ sách vở cho các em từ đầu năm học.
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: 
- Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm...Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được 
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. Tạo mối quan hệ bạn bè cho các em dần dần khắn khích với nhau vì đối với các em học sinh cá biệt về đạo đức ít khi hòa đồng với bạn bè xung quanh, tạo cho đối tượng học sinh này có cơ hội giúp bạn một việc dù nhỏ từ đó các em sẽ được bạn bè quý mến hơn và ngược lại đối với cả lớp cũng phải có thái độ ân cần giúp đỡ bạn bằng lời động viên, cổ vũ để giúp bạn dần hoàn thiện mình.
Đối với học sinh chưa hoàn thành:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học chậm, hạn chế tiếp thu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp.
- Tôi lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: 
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp, 15 phút đầu giờ, những ngày có 4 tiết học tôi dành cả tiết thứ 5 để kèm các em. 
+ Những đối tượng học sinh bị hỏng kiến thức tôi thống kê theo môn, nội dung bị hỏng và tập trung các em lại thành nhóm yếu theo mảng kiến thức. Sau đó bản thân tôi cùng học với các em những lúc ra chơi hàng ngày có thể dùng hình thức trò chơi, thi đố vui, thi tìm nhanh như thế vừa giúp các em được giải trí mà còn tiếp thu được kiến thức bị hỏng (việc làm này đòi hỏi mỗi giáo viên phải hết sức nhiệt tình, linh hoạt trong cách tổ chức cho từng nhóm yếu khác nhau được luân phiên giúp đỡ). Sau lúc cùng học giáo viên có yêu cầu nhỏ cho từng nhóm yếu nghiên cứu và xem nội dung cụ thể nào đó và lần sau báo lại cho cô và các bạn cùng nghe. Như thế các em sẽ thực hiện nhiệt tình hơn và điều không thể thiếu trong lúc này là lời khen cho những em thực hiện tốt lời dặn, như vậy lần sau các em sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn. Làm như vậy dần dần lắp được những chỗ hổng kiến thức của các em một cách nhẹ nhàng.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. 
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp. 
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm ở n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_xay_dung_ne_nep_ho.doc