SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp một luyện nói thành câu đạt hiệu quả

SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp một luyện nói thành câu đạt hiệu quả

Mỗi chúng ta ai cũng biết ngôn ngữ có một chức năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Nó là phương tiện để chúng ta giao tiếp hằng ngày cũng như diễn đạt những gì ta muốn. Song để diễn đạt để mọi người hiểu được ý nghĩ của mình thì ai cũng cần phải nắm được một vốn từ ngữ, ngữ pháp nhất định.

Học sinh lớp một là lứa tuổi mới bắt đầu đi học nên các em chưa có vốn ngữ pháp để nói thành câu. Vì vậy người giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh phát triển lời nói một cách đúng đắn. Ngôn ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú và trong sáng, nếu ta nói sai lỗi hay nói chưa thành câu sẽ dẫn tới người nghe khó hiểu đúng được nội dung thông báo.

 Trong Tiếng Việt, dạy phân môn Tập đọc là môn rèn cho học sinh các kĩ năng nghe - đọc - nói - viết và qua đó rèn kĩ năng sống cho học sinh. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác kĩ năng sống là khả năng ứng xử phù hợp với những người khác vµ với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Học nói là một trong những kĩ năng cần thiết đối với học sinh đặc biệt là học sinh lớp một.

 Mặt khác, mục tiêu của giáo dục hiện nay đang hướng tới giáo dục toàn diện, đề cao giáo dục kĩ năng sống để giúp học sinh hoàn thiện mình một cách toàn diện. Môn Tiếng Việt là môn học rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản ban đầu để các em có cơ sở học các môn khác. Việc giúp học sinh phát triển lời nói tự nhiên là một mục tiêu không thể thiếu được của môn học này. Nó giúp các em làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếp mới - giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường. Nếu các em nói sai sẽ dẫn đến viết sai và sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của môn học khác.

Xuất phát từ tầm quan trọng của ngôn ngữ nói đặc biệt là đối với trẻ em mới bắt đầu đi học, là giáo viên dạy lớp một tôi muốn đưa ra “Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp một luyện nói thành câu đạt hiệu quả” mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học để trao đổi với đồng nghiệp, học hỏi thêm kinh nghiệm để giúp học sinh luyện nói tốt hơn.

 

doc 12 trang thuychi01 6381
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp một luyện nói thành câu đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Mỗi chúng ta ai cũng biết ngôn ngữ có một chức năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người. Nó là phương tiện để chúng ta giao tiếp hằng ngày cũng như diễn đạt những gì ta muốn. Song để diễn đạt để mọi người hiểu được ý nghĩ của mình thì ai cũng cần phải nắm được một vốn từ ngữ, ngữ pháp nhất định.
Học sinh lớp một là lứa tuổi mới bắt đầu đi học nên các em chưa có vốn ngữ pháp để nói thành câu. Vì vậy người giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh phát triển lời nói một cách đúng đắn. Ngôn ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú và trong sáng, nếu ta nói sai lỗi hay nói chưa thành câu sẽ dẫn tới người nghe khó hiểu đúng được nội dung thông báo.
 	Trong Tiếng Việt, dạy phân môn Tập đọc là môn rèn cho học sinh các kĩ năng nghe - đọc - nói - viết và qua đó rèn kĩ năng sống cho học sinh. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác kĩ năng sống là khả năng ứng xử phù hợp với những người khác vµ với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Học nói là một trong những kĩ năng cần thiết đối với học sinh đặc biệt là học sinh lớp một.
 	Mặt khác, mục tiêu của giáo dục hiện nay đang hướng tới giáo dục toàn diện, đề cao giáo dục kĩ năng sống để giúp học sinh hoàn thiện mình một cách toàn diện. Môn Tiếng Việt là môn học rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản ban đầu để các em có cơ sở học các môn khác. Việc giúp học sinh phát triển lời nói tự nhiên là một mục tiêu không thể thiếu được của môn học này. Nó giúp các em làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếp mới - giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường. Nếu các em nói sai sẽ dẫn đến viết sai và sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của môn học khác. 
Xuất phát từ tầm quan trọng của ngôn ngữ nói đặc biệt là đối với trẻ em mới bắt đầu đi học, là giáo viên dạy lớp một tôi muốn đưa ra “Biện pháp hướng dẫn học sinh lớp một luyện nói thành câu đạt hiệu quả” mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học để trao đổi với đồng nghiệp, học hỏi thêm kinh nghiệm để giúp học sinh luyện nói tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy phân môn tập đọc lớp 1 nói chung, đổi mới phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học.
1.3. Đói tượng nghiên cứu. 
- Học sinh lớp một trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
	2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận. 
 	 Ngôn ngữ đã trở thành một phương tiện giao tiếp, để tiếp thu kinh nghiệm, và phát triển tư duy tìm hiểu thế giới xung quanh và cũng là phương tiện để phát triển các chức năng tâm lý khác. Những quá trình tâm lý của trẻ như tri giác, tư duy trí nhớđều được phát triển dưới ảnh hưởng của ngôn ngữ.
Chính vì điều đó khi bước vào trường Tiểu học trẻ em như là một tờ giấy trắng. Tờ giấy đó thế nào phụ thuộc rất nhiều vào thầy cô giáo, ở lớp 1 không những chuẩn về kiến thức mà còn phải chuẩn cả về chữ viết, lời nói. Nếu như cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt trước đây kĩ năng nghe, nói bị xem nhẹ thì nay cuốn sách giáo viên Tiếng Việt mới kĩ năng nghe, nói đã được chú ý đúng mức. Cụ thể đó là trong sách đã có phần dành cho luyện nói theo hệ thống chủ đề. Giai đoạn này, phần luyện nói trong tranh tương đối tự do dựa vào gợi ý qua chủ đề của tranh, không gò bó trong âm thanh, các thanh vừa học. Mục tiêu của phần luyện nói trong giai đoạn này là giúp học sinh làm quen với không khí học tập mới, không rụt rè, nhút nhát, mạnh dạn nói cho các bạn nghe và nghe các bạn nói theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường giao tiếp mới, giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường.
 	Chúng ta đã biết, Giáo dục Tiểu học là quá trình giáo dục mang tính chất nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng rèn cho học sinh kĩ năng nghe, đọc, nói, viết giúp các em học được các môn học khác cũng như giao tiếp hằng ngày.
 	Dạy Tiếng Việt là dạy cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói viết giúp các em phát triển lời nói tự nhiên một cách đúng đắn.
 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp một là tư duy của các em chưa phát triển. Lời nói và việc làm của các em còn mang tính tự nhiên vô tư chưa được rèn rũa. Các em dễ bắt chước những việc làm cũng như lời nói của người lớn.Vì thế hướng dẫn cho các em nói đúng, nói chuẩn trong giao tiếp là mục tiêu hàng đầu chúng ta cần thực hiện. Để khắc phục những khó khăn ấy trong dạy học giáo viên phải thường xuyên uốn nắn để học sinh được rèn luyện theo các chuẩn mực.
Bản thân giáo viên cần trang bị cho mình kiến thức về lời nói trong giao tiếp một cách chuẩn mực để học sinh học tập noi theo. 
2.2. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh lớp một luyện nói thành câu ở trường Tiểu học. 
2.2. 1. Thực trạng về chương trình dạy học Tiếng Việt.
 	Trong chương trình dạy học Tiếng Việt lớp 1 hiện nay phần luyện nói được đưa vào từ đầu năm học. Quá trình luyện nói được lồng ghép trong tất cả các phân môn đặc biệt là phân môn học vần và được phân bố trong thời gian cả năm học.
 	Ở dạng bài học vần gồm 103 bài được chia vào cả kì I và kì II. Mỗi bài dạy học trong hai tiết. Phần luyện nói được dạy ở tiết 2.
 	Trong mỗi bài học các em đều được học phần luyện nói theo chủ đề để phát triển lời nói tự nhiên.
2.2.2. Thực trạng về giáo viên.
 Phần lớn giáo viên dạy học lớp một đã quan tâm đến việc rèn kĩ năng nói cho học sinh trong các giờ học và thường xuyên uốn nắn cách nói năng của các em trong hoạt động giao tiếp.
 Mặt khác, đối với học sinh lớp một các em nói chưa gọn thậm chí có em nói tiếng phổ thông còn chưa chuẩn nên cũng gây khó khăn không ít cho giáo viên khi hướng dẫn các em thực hiện việc luyện nói.
 2.2. 3. Thực trạng về học sinh, phụ huynh. 
 Đối với học sinh ở lứa tuổi này rất hồn nhiên vô tư. Cách giao tiếp của các em được xuất phát từ thói quen. Thường các em nói chưa đầy đủ câu, còn bí từ. Khi hỏi các em thường trả lời không có đầu có cuối. Cũng có những em được rèn luyện cách giao tiếp và cách ứng xử từ gia đình hoặc có ý thức tiếp thu từ khi học ở trường Mầm non nên có cách giao tiếp và nói tương đối tốt.
 - Học sinh lớp một còn bỡ ngỡ trong tiếp xúc với môi trường mới nên các em còn rụt rè chưa mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người nên ít có cơ hội để luyện nói.
 - Lời nói và việc làm của các em mang tính tự nhiên vô tư chưa được rèn rũa, các em dễ bắt chước những việc làm cũng như lời nói của người lớn.
 - Một số em còn ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên nói chưa chuẩn tiếng phổ thông.
 - Một số phụ huynh chỉ mới quan tâm đến kết quả học tập các môn văn hoá mà ít chú trọng đến việc rèn kĩ năng giao tiếp cho con em mình.
 2. 2. 4. Kết quả của thực trạng.
 Trước thực trạng trên, sau khi nhận lớp một thời gian ngắn tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn nhỏ đối với học sinh hai lớp là 1A và 1B để điều tra về cách trả lời, cách giao tiếp. Cụ thể như sau: 
 Các câu hỏi phỏng vấn:
 	 1. Con có thích đi học không?
2. Năm nay con mấy tuổi?
3. Ngày đầu tiên đi học ai mang con đến trường?
4. Trong gia đình con yêu quý ai nhất?
5. Con thích học môn học nào nhất?
6. Ở nhà con thường được ăn món ăn nào?
7. Trước khi ăn cơm con có rửa tay không?
8. Hãy nói về những gì con thấy khi đến trường?
9. Khi đi học con thích học môn nào nhất?
10. Ở nhà ai là người dạy con học bài?
 Khi giáo viên đặt câu hỏi phần lớn học sinh trả lời được đúng ý nhưng trả lời chưa đủ câu còn thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ. Các em chỉ trả lời theo thói quen nghĩ sao nói vậy. Ví dụ: Khi nghe giáo viên hỏi “con có thích đi học không?” thì đa số học sinh trả lời là “có” hoặc “không” rất ít em trả lời đầy đủ như: Thưa cô, em thích đi học ạ! Hay khi nghe câu hỏi: Ở nhà ai thường dạy con học bài thì học sinh trả lời là “bố ạ” hoặc “mẹ ạ” ít em trả lời được như: Thưa cô, ở nhà bố em thường dạy cho em học ạ!....
 Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng luyện nói của học sinh lớp một đầu năm học: 2017 – 2018 thống kê như sau:
Lớp
Tổng số HS
HS nói tốt
HS nói được thành câu
HS nói chưa thành câu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Lớp 1A
(Đối chứng)
40
5
12,5%
9
22,5%
26
65%
Lớp 1B
(Thực nghiệm)
41
7
17,1 %
10
24,4%
24
58,5%
Nhìn vào kết quả khảo sát ở trên ta thấy rằng chất lượng học sinh nói tốt và nói được thành câu của cả hai lớp khá thấp, chủ yếu là học sinh nói chưa thành câu, có tới 65% , mà nguyên nhân chủ yếu đó là: 
 - Một số em được gia đình rèn luyện thành thói quen nên có câu trả lời tốt.
 - Đa số các em chưa hiểu biết rõ về cách nói nên trả lời chưa đủ câu nói chưa được, tức là các em chỉ mới nói theo thói quen. Nhiều câu khi diễn đạt các em còn nói lắp, nói ngọng. Học sinh chưa được rèn luyện, tư duy và óc tưởng tưởng chưa lôgic. Nhiều em chưa được sự uốn nắn, rèn luyện từ gia đình.
 - Một số ít do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương các em còn nói tiếng địa phương 
 Trước thực trạng đó, để học sinh nói thành câu đạt hiệu quả cao tôi đã sử dụng các biện pháp trong quá trình dạy học như sau:
2.3. Các Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Hướng dẫn học sinh luyện nói thành câu qua môn Tiếng Việt.
 Phân môn Học vần là phân môn chiếm nhiều thời gian trong chương trình Tiếng Việt lớp một. Vì vậy khi dạy tôi đã nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu để đưa ra phương pháp, đồ dùng dạy học cho thích hợp và hiệu quả.
 Ở giai đoạn đầu, dạy dạng bài thứ nhất (dạng bài làm quen với âm và chữ) phần luyện nói theo tranh tương đối tự do, theo chủ đề của tranh, không gò bó các âm và thanh vừa học nên giáo viên chỉ gợi ý theo định hướng bằng các câu hỏi hướng dẫn cho học sinh trả lời bằng những câu đơn giản, nội dung gần gũi với các em. 
 Ví dụ: Khi dạy Bài 3 ( bài dấu / ) Tiết 2
 Mục tiêu của phần luyện nói ở đây là giúp các em phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em. Đây là bài luyện nói về các hoạt động trong sinh hoạt thường gặp của các bé ở độ tuổi đến trường. giáo viên cần chuẩn bị những bức tranh minh hoạ về các hoạt động của bé như: đi học, vui chơi, làm việc nhỏ giúp gia đình...
 Khi hướng dẫn học sinh luyện nói trước hết cho học sinh quan sát các bức tranh minh hoạ và yêu cầu học sinh nêu những gì mình thấy trong tranh. giáo viên nêu câu hỏi như: Quan sát tranh em thấy những gì? HS thường nêu câu trả lời như: thấy các bạn ngồi học trong lớp, các bạn nhảy dây, bạn nhỏ tưới rau, ....
 Khi học sinh trả lời mà ý chưa thành câu như vậy giáo viên cần nắm bắt và sửa cách trả lời luôn cho học sinh như: Thưa cô, trong tranh em thấy có các bạn đang ngồi học ạ! Thưa cô, em thấy các bạn đang chơi nhảy dây ạ!...Cần tạo cho học sinh thói quen biết kính thưa khi trả lời với người trên và nói có đầu có cuối cho đủ câu.
 Sau khi học sinh trả lời được các hình ảnh có trong tranh giáo viên có thể hỏi thêm: Các bức tranh này có gì giống nhau? Em thích bức tranh nào nhất vì sao? Học sinh sẽ nêu được câu trả lời nói lên các hoạt động của các bạn nhỏ. Từ các hoạt động của các bạn có trong tranh giáo viên có thể phát triển thêm về chủ đề luyện nói bằng các câu hỏi như: Ngoài các hoạt động kể trên em và các bạn còn có những hoạt động nào khác nữa? Học sinh sẽ nêu được các câu trả lời khác về những hoạt động khác mà mình cùng bạn đà từng làm như: đá cầu, đọc truyện tranh, hay chơi đá bóng...Từ đó các em sẽ có nhiều cơ hội để được nói cho bạn cho cô nghe và được nghe bạn nói. Qua cách thể hiện lời nói của học sinh, giáo viên sẽ nghe và sửa về cách nói cho từng em sao cho đúng câu và đúng nghĩa để người nghe dễ hiểu và tạo được thói quen nói lịch sự trong giao tiếp.
 Ở dạng bài “Dạy học âm vần mới”: Ở phần luyện nói giáo viên dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành linh hoạt các biện pháp nhằm đạt được yêu cầu về nói theo chủ đề nhưng chú ý đến từ ngữ có âm mới học và có thể mở rộng cả những từ ngữ có âm vần chưa học. 
 Ví dụ: Khi dạy luyện nói ở bài 29: ia. 
 Yêu cầu đặt ra là giúp học sinh phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: “Chia quà”. Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh và nêu tên chủ đề luyện nói. Giáo viên đưa các câu hỏi về nội dung bức tranh cho học sinh trả lời như: Tranh vẽ gì? Ai đang chia quà cho các em nhỏ trong tranh? Bà chia những quà gì? Các em nhỏ trong tranh có vui không? Khi bà chia quà cho các em bà có vui không? Ở nhà em ai hay chia quà cho các em? Khi được chia quà em có thích không? Nếu có em nhỏ hơn mình em sẽ lấy phần quà ít hay phần nhiều? 
 Dựa theo câu trả lời của học sinh, giáo viên nắm bắt và giáo dục cho học sinh phải biết chia sẻ với mọi người, biết nhường nhịn em nhỏ, biết kính trọng người trên, biết lịch sự và nói lời cảm ơn khi được người khác cho quà. Từ đó rèn cho học sinh thói quen không những nói đủ câu mà còn biết lịch sự trong khi giao tiếp.
 Đối với dạng “Bài ôn tập âm, vần”, giáo viên cần cho học sinh tự ghép âm đầu đã học và vần. Củng cố cho học sinh cách đánh vần và đọc vần. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vừa ôn vào thực hành đọc từ dễ đến khó. Đọc tiếng, đọc từ, cụm từ, đọc câu, đọc toàn bài. Sau phần luyện đọc luyện viết là phần kể chuyện. Tên truyện gắn với những âm vần đã học. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe kể chuyện, hiểu truyện và tập kể lại câu chuyện. Từ cách kể chuyện của học sinh giáo viên có thể rèn cho các em kĩ năng thể hiện trước tập thể. Luyện nói mạnh dạn trước bạn bè, cảm nhận được nội dung câu chuyện và biết được ý nghĩa câu chuyện giáo dục cái gì để từ đó vận dụng vào cuộc sống bản thân.
 	 Khi dạy luyện nói cho học sinh lớp Một, nội dung này thường xếp vào cuối tiết và lại là nội dung khó đối với học sinh. Vì vậy, tôi đã chuẩn bị cho học sinh một hứng thú học tập thường là được khởi động từ trò chơi giữa tiết hoặc một bài hát hay để thay đổi không khí. Thêm vào đó là sự chuẩn bị chu đáo đồ dùng cho đề tài thât hấp dẫn để các em có hứng thú học tập hơn.
 	Ngoài phân môn học vần ra phân môn tập đọc cũng giúp học sinh được luyện nói nhiều. Qua bài Tập đọc, học sinh được rèn kĩ năng đọc được nghe đọc và được trả lời câu hỏi qua bài đọc cũng giúp các em luyện nói thành câu một cách chính xác.
 	Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Hoa ngọc lan”, trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ khó, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng ý của câu văn. Khi học sinh đọc được đúng câu cũng là lúc các em được rèn kĩ năng nói câu đúng. Sau phần luyện đọc từ là đến phần đọc câu và đọc đoạn. Trong quá trình đọc giáo viên đồng thời uốn nắn cách phát âm và cách ngắt nghỉ đúng cho học sinh. Khi học sinh luyện đọc câu và đoạn tốt giáo viên cho các em đọc toàn bài và chuyển sang phần tìm hiểu bài trả lời các câu hỏi về nội dung.
 	Khi học sinh trả lời câu hỏi về nội dung bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời đủ ý, đủ câu . Ví dụ với câu hỏi “Hương hoa lan thơm như thế nào?” thường thì học sinh chỉ trả lời là “thơm ngát ạ” như vậy là nói chưa thành câu. Giáo viên cần sửa ngay thành: “thưa cô, hương hoa lan thơm ngát ạ”. Tức là nếu học sinh trả lời theo thói quen câu chưa đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ như vậy giáo viên cần thường xuyên sửa hoặc có thể cho một học sinh nói tốt sửa ngay cho bạn. Tránh để các em nói sai lâu ngày sẽ thành “tật” không sửa được.
2.3.2. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá để rèn kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
 	Trong các tiết hoạt động tập thể, ở lớp giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu với các bạn như bạn này nói triển khai nội dung sinh hoạt, các bạn khác nghe và trao đổi ý kiến. Như vậy bạn nào cũng được nói cho bạn nghe và được nghe bạn nói. Ví dụ: Khi sinh hoạt lớp cuối tuần thông thường lớp trưởng sẽ là người lên triển khai và báo cáo các mặt hoạt động trong tuần của lớp, các bạn trong lớp đóng góp ý kiến. Trong khi học sinh trao đổi giáo viên lắng nghe và uốn nắn cho học sinh cách xưng hô như: gọi bạn, xưng tôi, rèn cho các em cách nói lịch sự tôn trọng người khác và rèn cho các em thói quen biết bày tỏ ý kiến của mình trước mọi người. Hoặc khi báo cáo với thầy cô giáo cần phải có câu thưa cô, thưa thầy....Giáo viên thường xuyên cho nhiều học sinh khác nhau được đảm nhiệm vai trò lớp trưởng để các em có cơ hội được thể hiện khả năng giao tiếp của mình trước tập thể.
 	 Khi hướng dẫn cho học sinh, sinh hoạt theo chủ đề từng tháng tôi thường triển khai nội dung sinh hoạt và tổ chức các hoạt động như múa hát, kể chuyện... thường được tổ chức dưới hình thức thi đua tạo ý chí phấn đấu cho học sinh. Qua các cuộc thi học sinh sẽ được rèn luyện về kĩ năng nói, kĩ năng ứng xử trong giao tiếp và luyện ý chí thi đấu. Ngoài ra, hằng tuần thường có một tiết hoạt động tập thể được sắp xếp vào buổi sáng và được hoạt động theo chủ đề từng tháng, tôi đã vận dụng thời gian đó cho học sinh được hoạt động thể hiện lời nói và diễn đạt trước tập thể để có cơ hội uốn nắn rèn luyện nói cho các em nhiều hơn.
 	Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho học sinh lớp mình hưởng ứng nhiệt tình các cuộc thi giao lưu văn nghệ, kể chuyện do nhà trường tổ chức tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện kĩ năng nói, diễn đạt của mình trước tập thể. Hoặc có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử ở địa phương và hướng dẫn cho học sinh phát biểu cảm tưởng trước những di tích lịch sử đó. Qua cách phát biểu giáo viên có cơ hội uốn nắn về cách nói cho học sinh đồng thời giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc góp phần làm giàu vốn từ cho học sinh.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động vui chơi để rèn kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp và phát triển lời nói tự nhiên cho học sinh.
 	Vui chơi là hoạt động tích cực đối với trẻ. Vui chơi sẽ giúp các em vui khoẻ và hứng thú học tập. Qua vui chơi các em sẽ mở rộng ngôn ngữ nói trong giao tiếp của mình. Tuỳ từng loại hình hoạt động của trò chơi mà làm cho các em phát triển lời nói tự nhiên. Để giúp các em trong vui chơi cũng như trong họat động học tập, đều sử dụng ngôn ngữ một cách thống nhất, có những trò chơi tôi đã hoà nhập sắm vai, cùng học sinh làm trọng tài để chơi cùng các em. Mỗi lần tham gia tôi đều chú ý tạo cho các em vui vẻ, thoải mái nhưng cần khéo léo nhắc nhở các em sửa lỗi nói hoặc lỗi cư xử chưa hợp lí của mình với bạn. Có lúc các em chơi với tinh thần hăng say quá, nên sẽ có em có thể nói vài lời chưa tế nhị, có lúc các em vừa nói vừa cười khiến người nghe không rõ nội dung ... những lúc đó tôi đã nhắc nhở học sinh nói lại cho đầy đủ hơn.
 	Tóm lại giáo viên cần tạo điều kiện để gần gũi học sinh, ở mọi nơi mọi lúc và kịp thời uốn nắn cho các em có thói quen nói một cách chính xác, đầy đủ câu trong hoạt động giao tiếp của mình. 
2.3.4.. Hướng dẫn học sinh luyện nói thành câu qua hoạt động học tập của các môn học khác.
 	Ngoài việc luyện nói cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt giáo viên có thể hướng dẫn các em luyện nói qua các môn học khác. Ví dụ, trong môn Toán, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài toán bao giờ giáo viên cũng nêu câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? Khi học sinh trả lời câu hỏi giáo viên phải hướng dẫn và nhắc nhở cho học sinh cách trả lời đó là: con thưa cô, bài toán cho biết... bài toán yêu cầu ta tìm....hoặc trong các môn học khác khi giáo viên nêu câu hỏi bao giờ cũng phải uốn nắn các em cách trả lời sao cho đầy đủ ý, xưng hô lịch sự, lễ phép.
 	Trong khi dạy học cũng cần chú ý đến không khí lớp học, tư thế, lời nói của giáo viên, hoạt động nghe của học sinh và những hoạt động khác có thể chi phối đến hoạt động luyện nói. Khi luyện nói , nếu lớp ồn hoặc người nghe có thái độ không tôn trọng người nói, không có ý thức cộng tác thì người nói sẽ mất hứng. Hoặc khi diễn đạt mà trước ánh mắt quá nghiêm khắc của giáo viên hay thái độ xét nét của bạn bè, sẽ làm người nói khó hoàn thành được. Vì vậy, trong lúc luyện nói cần tạo ra sự động viên khích lệ học sinh, bằng ánh mắt trìu mến và cử chỉ thân thiện để học sinh có tâm thế sẵn sàng khi luyện nói. Hướng cho các bạn có thái độ tôn trọng bạn mình khi đang

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_mot_luyen_noi_thanh_ca.doc