SKKN Biện pháp giúp học sinh yếu, kém lớp 6 biết cách quan sát, tìm ý trong bài văn tả cảnh
Thế kỉ XXI mở ra nhiều thời cơ và vận hội đối với đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đất nước vững bước đi lên CNXH. “Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH-HĐH đất nước”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu “Mục tiêu giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết.”
Môn học Ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Văn hào Nga Mác – xim Goc- ki nói: “Văn học là nhân học”. Học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tốt đến việc học các môn khác, và ngược lại. Học tốt môn Ngữ văn không nhất thiết khi bước vào đời, học sinh đều trở thành nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, cô giáo dạy văn .có nghĩa là đi theo nghề văn. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè. Từ đó chúng ta thấy môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật mà trước hết trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Thế kỉ XXI mở ra nhiều thời cơ và vận hội đối với đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, đất nước vững bước đi lên CNXH. “Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... Cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH-HĐH đất nước”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu “Mục tiêu giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết.” Môn học Ngữ văn trước hết là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Văn hào Nga Mác – xim Goc- ki nói: “Văn học là nhân học”. Học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tốt đến việc học các môn khác, và ngược lại. Học tốt môn Ngữ văn không nhất thiết khi bước vào đời, học sinh đều trở thành nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, cô giáo dạy văn ...có nghĩa là đi theo nghề văn. Học tốt môn Ngữ văn sẽ giúp các em rất nhiều trong giao tiếp với đời sống xã hội, giao tiếp với đời sống gia đình và bạn bè. Từ đó chúng ta thấy môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật mà trước hết trong văn học; có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Trong chương trình Ngữ văn THCS tích hợp, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tri thức cơ bản về các kiểu văn bản, như: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và văn bản hành chính công vụ. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh... Làm cho những vật, sự việc, người, cảnh đó như hiện lên trước mắt người đọc. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất. Nhưng thực tế trong giảng dạy phân môn Tập làm văn một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý khi làm văn miêu tả, đặc biệt là với học sinh lớp 6- Đối tượng đầu cấp học có vai trò quyết định. Do đó chất lượng giờ Tập làm văn nói chung và viết bài văn tả cảnh nói riêng còn nhiều hạn chế. Bản thân tôi nhiều năm được phân công dạy học sinh khối 6 cho nên đã rất hiểu tâm lý cũng như mức độ tiếp thu bài của các em. Khi mới tiếp cận chương trình học ở cấp THCS các em đều bỡ ngỡ, chưa biết cách học, nhất là môn Ngữ văn. Cũng một bài văn miêu tả cảnh nhưng ở cấp THCS yêu cầu cao hơn, gần như nhiều em, nhất là những em học yếu, kém không thể làm đúng theo yêu cầu của giáo viên nên dẫn đến ngại học. Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn văn học trong nhà trường THCS cũng như giúp các em học sinh có cảm hứng học văn, vận dụng việc học vào thực tế đời sống, đặc biệt là phần văn tả cảnh ở lớp 6. Bản thân tôi rất trăn trở và đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp giúp học sinh yếu, kém lớp 6 biết cách quan sát, tìm ý trong bài văn tả cảnh” . 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tập làm văn là kết quả thực hành tổng hợp ở trình độ cao của phân môn Văn và Tiếng Việt, nó giúp học sinh nắm vững thể loại để từ đó có phương pháp làm các kiểu văn bản và vận dụng nó vào cuộc sống để đánh giá, thưởng thức một tác phẩm, một vở kịch về con người và đời sống... Mặt khác cùng với Văn, Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn giúp các em hình thành những phẩm chất tốt về con người. Trong Tập làm văn, miêu tả là một phương pháp biểu đạt có tầm sử dụng phổ biến trong nhiều loại văn, thiếu miêu tả văn sẽ khô khan và trừu tượng. Miêu tả là biết cảm thụ cái đẹp của cuộc sống xung quanh ta, làm giàu thêm đời sống nội tâm cho người viết và bạn đọc. Miêu tả là phương thức tái hiện thế giới mang tính khách quan làm cho mọi vật, hiện tượng sống lại ngay trước mắt người đọc. Tuy nhiên nó cũng mang tính chủ quan bộc lộ trực tiếp cảm nhận của con người trước sự vật. Như vậy, trong nhà trường văn miêu tả chính là một kiểu bài rất quan trọng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trước hết là áp dụng cho học sinh yếu, kém của khối 6. Song giáo viên cũng có thể vận dụng kinh nghiệm này ở góc độ rộng hơn cho đối tượng là học sinh lớp 6 đại trà vào những buổi phụ đạo. Tùy cơ ứng biến, tôi còn có thể sử dụng sáng kiến này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đối tượng là những học sinh ngại học văn, chưa có tình cảm với thể loại văn tả cảnh. Từ đó, giúp các em học sinh càng yêu thích, say mê và nâng cao hiệu quả học tập môn học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng hệ thống các phương pháp sau: - Điều tra khảo sát thực tế - Thu thập thông tin - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: - Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ.Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng như có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất. - Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy: Chương trình Ngữ văn lớp 6 so với chương trình Tiểu học mà các em đã làm quen có nhiều những khái niệm trừu tượng. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động, thuyết phục lòng người. Để viết được bài văn miêu tả hay như vậy nhất thiết người viết phải có năng lực rất quan trọng đó là năng lực quan sát, tìm ý .Vậy quan sát chính là nhìn, nghe, ngửi, sờ, cầm, chạm bằng các giác quan mắt, tai, mũi, da Tìm ý là lựa chọn, sắp xếp ý theo trình tự không gian, thời gian, cảnh vật, con người trong văn miêu tả sao cho hợp lý. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trong quá trình giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy, khi dạy - học phần văn miêu tả cảnh, học sinh và giáo viên đã đạt được những ưu điểm và còn mắc phải một số tồn tại, khó khăn sau: 2.2.1. Ưu điểm: - Giáo viên đã phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh, đã giúp học sinh quan sát, tìm ý khi làm bài văn tả cảnh. - Nhiều tiết dạy đã đảm bảo được yêu cầu thực hành trên cơ sở thầy hướng dẫn trò tiến hành các hoạt động học tập từ đó hình thành kỹ năng quan sát, tìm ý . - Giáo viên đã chú ý tới từng hoạt động cá nhân học sinh, không phê phán vội vàng chủ quan. 2.2.2. Tồn tại và khó khăn: - Về phía học sinh: + Học sinh chưa hiểu quan sát là làm gì hoặc quan sát còn đại khái, lướt qua nên không ghi lại được nội dung đã quan sát để làm tư liệu cho bài viết của mình. + Học sinh không biết ghi chép những ý mà mình quan sát được một cách rõ ràng, không tìm được ý, ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo. + Chưa biết sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý. Từ đó hạn chế tới việc nói và viết. + Bài viết của học sinh không đủ nội dung. Viết một bài tập làm văn tả cảnh trong thời gian 90 phút mà các em chỉ viết được tối đa 15 dòng. Có học sinh yếu, kém chỉ viết được 5 đến 7 dòng. Sở dĩ bài viết của học sinh yếu, kém trong khi làm bài kiểm tra còn quá ngắn như vậy là vì các em chưa biết cách quan sát, chưa ghi chép lại được những sự vật, sự việc mà mình vừa quan sát hoặc có em sắp xếp ý còn lộn xộn, chưa biết tìm ý và sắp xếp ý. + Bên cạnh đó các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh yếu, kém lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh (thời nay) rất ít, hầu như là không có bởi những thông tin hiện đại: Hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt là những dịch vụ Internet tràn lan cuốn hút lòng trẻ. Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém. - Về phía giáo viên: Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường có những biểu hiện phổ biến như sau: + Chỉ có con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kỹ năng làm bài là qua phân tích văn mẫu. + Giáo viên hầu hết chưa coi trọng phần quan sát, tìm ý nên chuẩn bị chưa chu đáo, hướng dẫn học sinh quan sát chưa kỹ về đối tượng . + Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đối phó với chất lượng khi kiểm tra thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu để khi các em gặp một bài tương tự thì cứ thế chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi lệ thuộc quá nhiều vào văn mẫu. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy, không gây được hứng thú học tập cho học sinh dẫn đến nhiều em yếu, kém ở kỹ năng quan sát, tìm ý trong bài văn tả cảnh. Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng bài Tập làm văn tả cảnh với học sinh yếu, kém lớp 6 mà tôi được phân công giảng dạy ở đầu học kì II, năm học 2014 – 2015. Kết quả như sau: Lớp Sĩ số Kém Yếu TB Khá Giỏi 6A 27em SL % SL % SL % SL % SL % 4 14.8 3 11,1 16 59,3 4 14.8 0 2.3. Những giải pháp: Trong chương trình Tiểu học, học sinh đã được làm quen với thể loại văn miêu tả. Bước vào lớp 6 cấp THCS, các em vẫn tiếp tục được tiếp cận với thể loại này. Việc rèn các kỹ năng quan sát, tìm ý khi làm văn tả cảnh cho đối tượng học sinh yếu, kém lớp 6 là rất thiết thực bởi quan sát gần với thực tế hơn, tạo sự thích thú đối với các em, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc ngại học văn của một số học sinh. Từ đó, xây dựng và phát triển tình yêu với môn Ngữ văn trong nhà trường. Giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em. Muốn làm được điều đó, học sinh nhất thiết phải có một phương pháp, kỹ năng trong việc làm một bài văn miêu tả cụ thể mà trong đó quan sát, tìm ý là việc làm có vai trò quyết định cho một bài viết của học sinh. Trên cơ sở áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy, học sinh yếu, kém sẽ biết cách làm một bài văn tả cảnh đúng yêu cầu đề ra, trong đó đảm bảo các yếu tố nội dung và diễn đạt. Cao hơn là học sinh có được niềm say mê môn học được xem là nghệ thuật của ngôn từ này. Một khi các em có được niềm say mê, hứng khởi với môn học thì hiệu quả, chất lượng giảng dạy bộ môn cũng sẽ được nâng lên. Đề tài này được nghiên cứu ở phạm vi cấp trường, mà cụ thể là áp dụng cho học sinh yếu, kém khối 6. Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ: Quá trình rèn kỹ năng “quan sát, tìm ý trong bài văn tả cảnh cho học sinh yếu, kém lớp 6” là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất. * Học sinh: Đối tượng mà tôi áp dụng đề tài này là học sinh yếu, kém khối 6 với mục đích giúp các em viết được bài văn tả cảnh theo đúng yêu cầu. * Giáo viên: Từ những đối tượng đưa ra ở trên, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 6 sẽ phải thật linh hoạt trong việc rèn kỹ năng quan sát, tìm ý cho học sinh. Sau đây là những giải pháp thực hiện của sáng kiến kinh nghiệm này: + Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý từ văn bản cụ thể. (Một bài văn cụ thể) + Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý qua cảnh vật cụ thể. (Từ đơn giản đến phức tạp). Từ thực tế trên tôi đưa ra những giải pháp cụ thể như sau: 2.3.1. Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý từ văn bản cụ thể. 2.3.1.1. Định hướng kỹ năng quan sát, tìm ý. Trong dạy văn miêu tả nói chung và dạy văn tả cảnh nói riêng, để giúp học sinh tiếp cận được phương pháp và sáng tạo văn bản tất nhiên phải tuân thủ theo một quy trình khép kín bắt đầu từ khâu xác định mục đích yêu cầu đến phát hiện nội dung kết cấu và tìm cách diễn tả cho thích hợp đều phải qua các bước: Tìm hiểu chung, tìm hiểu chi tiết để quan sát, tìm ý. Sau đó lập dàn ý, dựng đoạn, tập nói và viết bài văn hoàn chỉnh. Quy trình bắt buộc này người dạy phải tuân theo để đạt hiệu quả cao trong dạy và học. Tuy nhiên tôi cũng chỉ có những suy nghĩ nhỏ để cụ thể hóa thêm về cách dạy học sinh quan sát, tìm ý, tưởng tượng ghi chép lại những điều đã quan sát chuẩn bị cho sáng tạo văn bản của học sinh được tốt hơn. Đầu tiên tôi định hướng cho các em kỹ năng quan sát, tìm ý bằng cách sử dụng các giác quan; sử dụng liên tưởng, tưởng tượng để giúp các em tiến dần đến với việc quan sát cảnh bằng cách gợi lại tác phẩm thành công đặc sắc của nhà văn do có sự quan sát dày công tỉ mỉ như Nguyễn Tuân với Cô Tô. Bằng hệ thống câu hỏi tôi đã dẫn dắt các em đến với tác phẩm để các em phát hiện ra được những hình ảnh, sự vật, hiện tượng đặc sắc mà nhà văn đã quan sát thấy. Tôi đưa ra một đoạn văn được trích từ trong tác phẩm qua bảng phụ là máy chiếu cho học sinh đọc và quan sát: “ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang,là là nhịp cánh” ( Trích Cô Tô – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 6, tập 2) Tôi bắt đầu nêu câu hỏi: Qua đoạn văn em thấy kỳ thú đầu tiên mà nhà văn bắt gặp ở Cô Tô sau trận bão là hình ảnh gì? Em hãy chỉ ra câu văn chứa hình ảnh đó? Học sinh: Hình ảnh mà nhà văn bắt gặp là hình ảnh mặt trời lúc bình minh. Câu văn chứa hình ảnh: "Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn". Tôi giải thích thêm để học sinh rõ: Vế thứ nhất của phép so sánh là hình ảnh mặt trời, còn vế kia là một danh từ chỉ khái niệm vô hình trừu tượng: "Quả trứng thiên nhiên". Nếu quả trứng là sự vật cụ thể thì "quả trứng thiên nhiên" lại là không có thật mà chỉ được định hình qua trí tưởng tượng phong phú của nhà văn Nguyễn Tuân. Cô Tô sau trận bão trở nên sáng đẹp, sự vật đầu tiên mà nhà văn quan sát được đó là mặt trời, mặt trời ở đây không gay gắt mà là mặt trời mới mọc. Mặt trời mới mọc lúc rạng đông thì bao giờ cũng có màu hồng. Nguyễn Tuân đã quan sát mặt trời rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng từ mọi phía, từ hình khối cho đến màu sắc và nhà văn đã cảm nhận được vẻ đẹp tròn đầy phúc hậu của nó. Mặt trời là sự vật đầu tiên xuất hiện ở đảo Cô Tô. Mặt trời hiện lên mang đến cho thiên thiên ánh sáng của một ngày mới, làm thức dậy vẻ đẹp của thiên nhiên. Như vậy, để có được hình ảnh như thế nhà văn đã phải trải qua một quá trình quan sát khá dày công; phải có một sự liên tưởng, tưởng tượng thật độc đáo thì nhà văn Nguyễn Tuân mới có thể miêu tả vùng biển Cô Tô – đảo phía đông bắc Tổ quốc Việt Nam vô cùng tươi đẹp, giàu có, hùng vĩ vào một ngày đầu sau trận bão lớn như thế. Từ đó, tôi giúp các em phải nhận biết được quan sát một đối tượng nào đó bằng giác quan của chúng ta. Cần nhìn rõ màu sắc, hình dáng, kích thước khoảng cách sự vận độngnghe rõ âm thanh, ngửi thấy các mùi và có thể nếm vị. Sau khi quan sát bên ngoài các em sẽ nhìn thấy sự việc bằng suy tưởng, phán đoán bên trong . Tôi còn chú ý hướng các em vào trọng tâm của cảnh để giúp các em hiểu rõ thế nào là trọng điểm quan sát, cần xác định rõ với từng cảnh nên quan sát như thế nào để tìm ra đặc trưng của cảnh. Muốn vậy cần có sự tinh tế trong quan sát, đến đâu có sự liên tưởng, tưởng tượng đến đó để gợi được “Cái hồn của vật”. Về phần này tôi đưa cho các em một bài văn mẫu : “Hồ Gươm” (bài đọc ghi lên bảng phụ là máy chiếu) “ Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc cây đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.” Hỏi: Em hãy tìm ra chi tiết mà tác giả quan sát được khi miêu tả Hồ Gươm ? Các em học sinh khi đọc kĩ bài đã xác định cảnh được tả là Hồ Gươm và đó cũng là đối tượng mà tác giả đã quan sát . Học sinh có thể tìm và trả lời : Chi tiết 1: Từ trên cao nhìn xuống Hồ Gươm ví như chiếc gương bầu dục lớn, nước hồ “sáng long lanh” Chi tiết 2: Cầu Thê Húc: sắc “màu son”, dáng “cong cong” như con tôm “dẫn vào đền Ngọc Sơn” . Chi tiết 3: Mái đền Ngọc Sơn “ lấp ló sau gốc đa già ”, “cây đa rễ lá xum xuê” Chi tiết 4: Tháp Rùa (xa một chút) tường rêu cổ kính xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Hỏi: Khi quan sát Hồ Gươm tác giả đã quan sát bằng giác quan gì? ở góc độ nào? (Tác giả quan sát Hồ Gươm bằng mắt; góc độ quan sát là từ trên cao nhìn xuống) Hỏi: Những hình ảnh mà tác giả quan sát được thể hiện qua những chi tiết nào? ( Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, cầu Thê Húc cong cong như con tôm, mái đình lấp ló bên gốc đa già, tường rêu cổ kính của Tháp Rùa). Hỏi: Từ cách quan sát đó ta thấy được tình cảm của tác giả được bộc lộ ở đây là gì ? (Ca ngợi một nét đẹp cổ kính nghiêm trang của thủ đô Hà Nội với tất cả lòng yêu mến, trân trọng, tự hào.) Qua bài tập này học sinh được chứng kiến tài quan sát, miêu tả của tác giả từ đó học được cách quan sát, tìm ý, cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh và các phép tu từ khi làm bài văn tả cảnh. 2.3.1.2. Định hướng vị trí quan sát. Để giúp việc quan sát, tìm ý trong bài văn tả cảnh ở lớp 6 đạt hiệu quả tôi còn giúp học sinh xác định được để tả cảnh, việc xác định vị trí quan sát, thời điểm quan sát, trình tự và nội dung quan sát cũng rất quan trọng. Về vấn đề này tôi cho học sinh đọc và tìm hiểu lại văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi, Ngữ văn 6 – tập 2. Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: Bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau - tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước. Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài văn gồm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau. - Đoạn 2 (Tiếp theo đến “khói sóng ban mai”): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn. - Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn. Đọc bài văn, có thể hình dung vị trí của người miêu tả là ngôi thứ nhất “tôi” (ngồi trên thuyền) - tức người chứng kiến và cảm nhận quang cảnh sông nước Cà Mau. Vị trí ấy rất thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả vì những hình ảnh và suy nghĩ được thể hiện trực tiếp bằng con mắt của “người trong cuộc”. Với vị trí quan sát của người trên thuyền, các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc. Trong đoạn văn (từ đầu đến “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. Ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp (thể hiện qua các từ ngữ có tính cường điệu: kênh rạch càng bủa giăng chi chít, trên thì... dưới thì... chung quanh... cũng chỉ...). Ấn tượng ấy được cảm nhận qua thị giác, thính giác và vị giác - đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ...tiếng rì rào bất tận... của rừng, của sóng. Ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn. Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho c
Tài liệu đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem_lop_6_biet_cach_quan_sa.doc