SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn lịch sử thông qua phiếu tích luỹ

SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn lịch sử thông qua phiếu tích luỹ

 Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triẻn nhân cách của học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực phẩm chất, trang bị các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng phát huy tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu đó, được thực hiện thông qua việc dạy học các kiến thức cơ bản và thực tiễn theo định hướng của yêu cầu giáo dục nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết giúp trẻ tiếp tục học ở bậc học cao hơn và cho công việc lao động của trẻ sau này.

 Bậc tiểu học các em được học đầy đủ 9 môn học. Môn học nào cũng có vai trò, vị trí riêng của nó. Ngoài học tốt các môn Toán, Tiếng Việt thì các em còn phải học tốt phân môn lịch sử trong môn lịch sử và địa lý. Giáo dục lịch sử không chỉ mang lại cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc mà còn giúp các em hình thành một nhân cách con người . Thông qua lịch sử giúp các em tìm hiểu về bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông. Các em được biết các nhân vật lịch sử họ đã chiến đấu và hy sinh như thế nào. Bên cạnh đó các em còn biết được những địa danh, những sự kiện lịch sử mà các anh hùng dân tộc đã phải đổ nhiều công sức để dành lại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua môn học giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

 Thông qua phân môn lịch sử các em được tiếp cận một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tớpi nửa đầu thế kỷ XIX . Chính các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu ấy giúp các em có cái nhìn toàn diện về dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, nắm chắc lịch sử của dân tộc, các em có thêm lòng tự hào về công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Học tốt phân môn lịch sử ở Tiểu học là điều kiện quan trọng để các em nắm chắc lịch sử dân tộc qua từng giai đoạn, giúp các em mở rộng kiến thức lịch sử dân tộc ở các bậc học tiếp theo.Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn lịch sử thông qua phiếu tích luỹ.

 

doc 15 trang thuychi01 12901
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn lịch sử thông qua phiếu tích luỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
Nội dung
Trang
1. Mở đầu.
2
a. Lí do chọn đề tài.
2
b. Mục đích nghiên cứu.
2
c.Đối tượng nghiên cứu.
3
d.Phương pháp nghiên cứu.
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.3.Các giải pháp đã vận dụng để giải quyết vấn đề.
6
a. các giải pháp
6
Giải pháp 1
6
Giải pháp 2
6
Giải pháp 3
6
b. Các biện pháp thực hiện.
7
Biện pháp 1
7
Biện pháp 2
7
Biện pháp 3
8
Biện pháp 4
8
Biện pháp 5
9
Biện pháp 6
10
Biện pháp 7
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.
11
3. Kết luận, kiến nghị
12
 1.MỞ ĐẦU
 a. Lí do chọn đề tài:
 Bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triẻn nhân cách của học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, phát triển các năng lực phẩm chất, trang bị các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng phát huy tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Mục tiêu đó, được thực hiện thông qua việc dạy học các kiến thức cơ bản và thực tiễn theo định hướng của yêu cầu giáo dục nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết giúp trẻ tiếp tục học ở bậc học cao hơn và cho công việc lao động của trẻ sau này. 
 Bậc tiểu học các em được học đầy đủ 9 môn học. Môn học nào cũng có vai trò, vị trí riêng của nó. Ngoài học tốt các môn Toán, Tiếng Việt thì các em còn phải học tốt phân môn lịch sử trong môn lịch sử và địa lý. Giáo dục lịch sử không chỉ mang lại cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc mà còn giúp các em hình thành một nhân cách con người . Thông qua lịch sử giúp các em tìm hiểu về bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông. Các em được biết các nhân vật lịch sử họ đã chiến đấu và hy sinh như thế nào. Bên cạnh đó các em còn biết được những địa danh, những sự kiện lịch sử mà các anh hùng dân tộc đã phải đổ nhiều công sức để dành lại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Qua môn học giáo dục cho các em lòng yêu quê hương đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Thông qua phân môn lịch sử các em được tiếp cận một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tớpi nửa đầu thế kỷ XIX . Chính các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu ấy giúp các em có cái nhìn toàn diện về dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, nắm chắc lịch sử của dân tộc, các em có thêm lòng tự hào về công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Học tốt phân môn lịch sử ở Tiểu học là điều kiện quan trọng để các em nắm chắc lịch sử dân tộc qua từng giai đoạn, giúp các em mở rộng kiến thức lịch sử dân tộc ở các bậc học tiếp theo.Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn lịch sử thông qua phiếu tích luỹ.
 b.Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích:
 - Nắm bắt thực trạng dạy học phân môn lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Hà Lâm Hà Trung Thanh Hóa.
- Đề xuất một số biện pháp dạy học lịch sử lớp 5, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học lịch sử lớp 5.
 Ngoài những mục đích trên nghiên cứu đề tài này còn giúp tôi tích lũy những kinh nghiệm cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử lớp 5.
 c. Đối tượng nghiên cứu.
 - Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Hà Lâm Hà Trung Thanh Hóa.
 - Chuẩn kiến thức, sách giáo khoa, sách giáo viên lịch sử (lớp 5).Các tài liệu, tạp chí giáo dục có liên quan đến môn lịch sử. 
d. Phương pháp nghiên cứu.
 -Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng những phương pháp chính sau:
1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
 Phương pháp này được tôi sử dụng trong quá trình đọc nghiên cứu tài liệu có liên quan đến dạy học lịch sử và địa lí nói chung và phân môn lịch sử nói riêng. Cụ thể là các tài liệu lịch sử lớp 5, báo giáo dục tiểu học, tài liệu bồi dường giáo viên lớp 5, rồi phân tích xử lí, từ đó làm cơ sở cho việc điều tra thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học lịch sử cho học sinh lớp 5.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 -Phương pháp quan sát: Tôi sử dụng phương pháp này khi dự giờ các đồng chí giáo viên khối 5.
 -Phương pháp điều tra khảo sát trò chuyện: Tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình trao đổi với các đồng chí giáo viên khối 5 và học sinh khối 5 qua hỏi đáp trực tiếp, dự giờ.
 -Phương pháp thống kê số liệu: Sử dụng được khi thu thập điều tra khảo sát.
 -Phương pháp thực nghiệm: 
 +Tiến hành khảo sát trên hai lớp 5A và 5B của Trường Tiểu học Hà Lâm Hà Trung Thanh Hóa.
 +Tiến hành khảo sát chất lượng đối chứng trên hai lớp 5A và 5B của Trường Tiểu học Hà Lâm Hà Trung Thanh Hóa.
 -Phương pháp so sánh đối chiếu: Qua khảo sát thực tế dạy và thực nghiệm, từ đó so sánh đối chiếu hai phương pháp dạy học và rút ra kết luận.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 a. Cơ sở ngôn ngữ học:
 Như chúng ta đã biết môn lịch sử và địa lí, trong đó có phân môn lịch sử, từ lâu đã bị coi là môn phụ, học sinh chỉ học cho có theo kiểu bắt buộc, đối phó. Các em không nghe giảng, không ghi chép, về nhà không học bài, không đọc thêm sách vở, không quan tâm các vấn đề của môn học. Một số em đến hôm kiểm tra thì quay cóp, miễn sao cho đủ điểm trung bình là được. Giáo dục lịch sử không chỉ mang lại cho các em lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc mà còn giúp hình thành một nhân cách con người. Các em lơ là học phân môn lịch sử nguyên nhân có phần do lâu nay chúng ta vẫn dạy học theo kiểu học thuộc lòng truyền thống, bắt các em phải nhớ sự kiện một cách máy móc theo kiểu học vẹt. Vì thế các em luôn có tư tưởng ngại học lịch sử. Nên chăng cần thay đổi cách dạy học lịch sử không chỉ qua sách vở mà còn qua thực tế. Cần coi trọng các tiết lịch sử địa phương, bởi qua đó các em có cách nhớ và khắc sâu kiến thức lâu hơn. Ngoài ra tổ chức cho các em tham quan di tích lịch sử địa phương để từ đó các em sẽ yêu thích phân môn lịch sử và học có kết quả hơn. 
 b.Cơ sở sư phạm học:
 Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, công cuộc đổi mới hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đòi hỏi những con người có năng lực, bản lĩnh, chủ động, sáng tạo, thích ứng với nhu cầu của xã hội. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành giáo dục đã đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Mỗi nội dung phải đòi hỏi có một phương pháp cho thích hợp. các kĩ năng tìm hiểu kiến thức lịch sử không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển kĩ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học sinh phải tự chiếm lĩnh kiến thức.Vì vậy, phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, trong đó mỗi học sinh đều được phát hiện, bộc lộ mình qua những điều tự tìm hiểu là một điều rất cần thiết trong mỗi tiết học. Để đáp ứng được những điều đó rõ ràng dạy cho học sinh nắm nhanh, nắm chắc, nhớ lâu kiến thức lịch sử là một điều rất cần thiết trong nhà trường tiểu học.
 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a.Thực trạng chung:
 Phân môn lịch sử là một phân môn khó dạy, đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc kiến thức cơ bản. Mặt khác phân môn lịch sử các bài được xây dựng theo nội dung, theo giai đoạn lịch sử nên không có từng mục như các môn khác. Học sinh chưa có hứng thú trong việc học lịch sử, còn xem nhẹ phân môn này.
b. Thực trang về giáo viên: 
 Các bài dạy lịch sử không rõ từng phần, từng mục như môn địa lí nên phần nào giáo viên vẫn còn lúng túng trong khi dạy. Việc xử lí các tình huống trong dạy học lịch sử còn hạn chế. Thời gian dành cho nghiên cứu phân môn lịch sử chưa nhiều.
 Các tài liệu tham khảo về lịch sử của dân tộc dành cho giáo viên có hạn, phần nào ảnh hưởng đến việc mở rộng kiến thức lịch sử qua từng bài học cho học sinh.
 c.Thực trạng về học sinh:
 Như chúng ta đã biết ở Tiểu học các em chủ yếu để ý nhiều hơn đến môn Toán và môn Tiếng Việt. Nhiều phụ huynh cho rằng, cứ học giỏi Toán và Tiếng Việt là đủ. Là người thầy ngoài trách nhiệm dạy cho học sinh giỏi Toán và Tiếng Việt, cần phải có trách nhiệm dạy cho các em học tốt, học giỏi phân môn lịch sử trong môn Lịch Sử và Địa Lý. Ở trường học sinh chủ yếu là con gia đình nông nghiệp vì thế có rất nhiều em chưa quan tâm đến phân môn lịch sử. Nếu chúng ta coi nhẹ vấn đề này có nghĩa là chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ của người dạy học.
 Mặt khác, học sinh rất lơ là việc học lịch sử, nguyên nhân có phần là do lâu nay chúng ta vẫn dạy học sinh theo kiểu học thuộc lòng truyền thống, bắt các em phải nhớ sự kiện một cách máy móc theo kiểu học vẹt. Vì thế các em luôn có tư tưởng ngại học phân môn lịch sử.
 Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A với tổng số 24 em trong đó( nam 11 em, nữ 13 em) các em hầu hết đều cách trường từ 1,5 km đến 2,5 km. Các em đều là con nhà nông (20/24em) vì thế điều kiện quan tâm của bố mẹ có phần hạn chế. Với nhiều năm chủ nhiệm lớp 5, qua các lần thi định kì tôi được biết điểm thi lịch sử của các em đều thấp, tuy rằng Toán và Tiếng Việt điểm rất cao. Vì thế năm học này, tôi đã điều tra, khảo sát kiến thức lịch sử của các em ngay từ đầu năm học.( kiểm tra kiến thức lịch sử ở lớp 4).
 Trong tiết dạy lịch sử của tuần thứ hai năm học, tôi đã dành nửa thời gian của tiết học kiểm tra phần ghi nhớ kiến thức lịch sử lớp 4 của các em bằng trò chơi hái hoa. Hầu hết các em đều không trả lời được, số em nhớ và trả lời được rất ít. Cuối cùng tôi đã phỏng vấn các em bằng một số câu hỏi đơn giản:
? Em thích học môn nào nhất?
? Em thấy môn lịch sử và địa lí phần lịch sử mà các em đang học có hứng thú không?
? Học Lịch Sử có hứng thú bằng Toán và Tiếng Việt hay không?
 Qua một số câu hỏi trên thì đa số các em đều trả lời: Thích học Toán và Tiếng Việt( Toán 56%, tiếng Việt 44%) không có em nào trả lời thích học lịch sử. 
 Trong tháng 9 của năm học 2015 – 2016 tôi đã ra một đề lịch sử để khảo sát (kiến thức lịch sử lớp 4) với thời gian làm bài là 35 phút. Hình thức kiểm tra giấy.
 Đề bài:
 1.Khoanh vào câu trả lời đúng (2đ)
 Nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời có tên là gì?
a. Văn Lang b. Âu Lạc c. Việt Nam 
2. Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào ? (2đ)
a. Năm 20 b. Năm 30 c. Năm 40 d. Năm 50.
3. Điền sự kiện lịch sử vào mốc thời gian tương ứng : (4đ)
Năm 938 :........................................................................................................
Năm 968 :........................................................................................................
Năm 981............................................................................................. ... ........
Năm 1010 :..................................................................................................... 4.Nhà Trần đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến việc đắp đê ?(2đ)
 Qua bài làm của các em tôi đã chấm và thu đựoc kết quả như sau :
Tổng số HS
 Điểm 9-10
 Điểm 7-8
 Điểm 5-6 
 Điểm dưói 5
 24
 0
4em = 16,6%
7em = 29,1%
13em =54,3% 
 Chất lượng bài làm của các em thấp. Các em chưa nhớ được mốc thời gian, các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu. Thậm chí có những em còn nhớ tên nhân vật và các sự kiện lịch sử sai. Chẳng hạn:
 Em: Phí Thị Hưng lại điền 938 là Nhà Lí rời đô ra Thăng Long. 
 Em : Lê Nguyễn Trường Sơn lại cho rằng: Năm 1010 là Chiến thắng Bạch Đằng.
 Từ thực trạng trên để giúp các em học tập đồng đều giữa các môn, phân môn, đặc biệt giúp các em học tốt phần lịch sử, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn lịch sử và địa lí phần lịch sử thông qua phiếu tích luỹ. 
 2.3. Các giải pháp đã vận dụng để giải quyết vấn đề:
 a. Các giải pháp:
 Giải pháp 1: Tìm hiểu mục tiêu nội dung chương trình môn lịch sử và địa lí lớp 5phần lịch sử.
 -Để giúp học sinh học tốt phần lịch sử tôi đã tìm hiểu kĩ nội dung chương trình của môn lịch sử và địa lí lớp 5 phần lịch sử, phân ra thành nhóm bài có các sự kiện lịch sử, nhân vật gắn với mốc thời gian.
 -Nghiên cứu tài liệu, tích cực học bồi dưỡng thường xuyên, lập sổ tay lịch sử thông qua các bài dạy.
 Giải pháp 2: Định hướng hoạt động của giáo viên và học sinh.
 *Giáo viên: 
 -Nghiên cứu kĩ từng bài dạy để có hoạt động cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh.
 -Xây dựng các hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh của lớp.
 -Song song với việc tìm hiểu nội dung chương trình, tôi đã tìm hiểu đối tượng học sinh để biết lực học và việc ghi nhớ kiến thức của từng em trong lớp, trên cơ sở đó để định hướng hoạt động cho từng nhóm học sinh theo từng loại bài.
 * Học sinh: 
 -Đọc trước bài học ở nhà, tìm hiểu về các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
 -Học tập theo nhóm, theo tổ để tìm hiểu kiến thức bài học.
 -Trình bày trước nhóm tổ, nội dung đã tìm hiểu.
 Giải pháp 3: Xây dựng phiếu tích luỹ
 Sau khi đã tìm hiểu kĩ nội dung chương trình, phân dạng các loại bài, phân loại đối tượng học sinh, tôi tiến hành xây dựng phiếu tích luỹ để học sinh ghi nội dung chính của bài học vào phiếu sao cho dễ nhớ, dễ học mà hiệu quả cao.
b. Các biện pháp thực hiện.
 Biện pháp 1: Phân loại bài học theo giai đoạn.
 Xuất phát từ mục tiêu của phân môn lịch sử lớp 5 đó là:
 -Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản , thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước.
 -Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát lược đồ, bản đồ, thu thập, tìm hiểu tư liệu lịch sử, các nguồn thông tin khác nhau, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
 -Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc, yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, tôn trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, văn hóa.
 Căn cứ vào mục tiêu trên và nội dung chương trình, tôi đã phân nội dung theo các các giai đoạn sau:
Giai đoạn lịch sử
Nội dung chính
1858-1945
-Hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ 
-Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến
 bảo vệ độc lập dân tộc.
1954-1975
Xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất đất nước.
*Biện pháp 2: Phân loại bài theo hai loại :
 -Loại bài có sự kiện lịch sử gắn với nhân vật, mốc thời gian.
 -Loại bài có mốc thời gian với nội dung cần ghi nhớ.
 Căn cứ vào nội dung chương trình của môn lịch sử và địa lí lớp 5 phần lịch sử, tôi đã tiến hành rà soát và phân loại các bài học theo hai loại bài đã trình bày ở trên. Qua rà soát nghiên cứu tôi đã phân loại bài như sau:
Loại bài có các sự kiện lịch sử gắn với nhân vật lịch sử.
Loại bài có nội dung cần ghi nhớ
Bài 1 : Bình tây đại nguyên soái Trương Định.
Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Bài 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Bài 10: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
Bài 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
Bài 13: Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.
Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu đông 1947.
Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
Bài 17: Ôn tập
Bài 19: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Bài 20: Ôn tập
Bài 21: Nước nhà bị chia cắt.
Bài 22: Bến Tre đồng khởi
Bài 24: Đường Trường Sơn
Bài 26: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
Bài 27: Lễ kí Hiệp định Pa –ri
Bài 28: Tiến vào dinh độc lập.
Bài 29: Hoàn thành thống nhất đất nước.
*Biện pháp 3: Xây dựng kiến thức cần ghi nhớ qua từng bài học.
 Sau khi đã phân loại bài tôi tiến hành đọc và nghiên cứu từng bài theo từng chủ đề để xây dựng tóm tắt kiến thức cần ghi nhớ một cách ngắn gọn nhưng dễ hiểu để khi học sinh ghi vào phiếu học dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức đó. Qua từng bài học tôi nghiên cứu và đã chắt lọc những nội dung cần ghi nhớ theo từng bài.
Ví dụ:
 Bài
 Nội dung cần ghi nhớ
 Bình tây Đại nguyên soái Trương Định
 Năm 1862 Triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp
 Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
 Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
Thuê chuyên gia nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác tài nguyên khoáng sản.
Mở trường dạy học đóng tàu đúng súng.
 Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
 Năm 1904 Lập hội Duy Tân
 Năm 1905 Phan Bội Châu tới Nhật Bản
Năm 1908 Thực dân Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào Đông Du.
 Năm1909 Phong trào Đông Du tan rã.
*Biện pháp 4 : Xây dựng kế hoạch bài học
 Khi xây dựng kế hoạch bài học tôi đã tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây:
 -Bài soạn cần tập trung khắc sâu những yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức kĩ năng.
 Đây là yếu tố rất quan trọng, việc xác định nội dung chuẩn của bài học, chọn lọc và thực hiện được các phương pháp dạy học, biện pháp giáo dục để học sinh đạt được kiến thức chuẩn của bài học. Bài soạn của giáo viên cần khắc sâu những yêu cầu của chuẩn điều này sẽ tránh được nhược điểm đó là : một là dạy chưa tới chuẩn( bỏ kiến thức), hai là dạy cao hơn chuẩn. Mà dạy cao hơn chuẩn làm cho học sinh sẽ không chủ động trong phần ghi nhớ kiến thức, kiến thức đưa ra học sinh khó nhớ.
VD: Khi dạy bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (tuần 6) tôi chỉ yêu cầu học sinh nắm được kiến thức trọng tâm đó là: 
 Ngày 5-6-1911 tại bến cảng Nhà Rồng với lòng yêu nước thương dân sâu sắc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
 Với nội dung trọng tâm như vậy học sinh dễ nhớ , dễ khắc sâu không cần đưa ra nhiều kiến thức dàn trải làm cho học sinh phân tán. 
VD: Khi dạy bài Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập (tuần 10) , tôi chỉ yêu cầu học sinh nắm được kiến thức cơ bản sau:
 Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
 Cuối Bản tuyên ngôn Bác khẳng định: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, của cải và vật chất để giữ vững tự do độc lập ấy”.
 Với kiến thức trọng tâm như vậy học sinh rất dễ nhớ, dễ học.
 Ngoài việc tập trung khắc sâu kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn cần xác định được nội dung và biện pháp dạy học phù hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể là phải gợi mở dẫn dắt, làm mẫu đối với học sinh yếu, mở rộng phát triển trên cơ sở chuẩn đối với học sinh khá giỏi.
 VD: Khi dạy bài Lễ kí Hiệp định Pa –ri (tuần 27), yêu cầu các nhóm đối tượng đều phải nắm được nội dung kiến thức chuẩn trọng tâm đó là:
 -Thời gian diễn ra lễ kí hiệp định Pa- ri.
 -Tên của Hiệp định Pa-ri.
 -Những điểm cơ bản của Hiệp định Pa –ri.
 Ngoài việc nắm được kiến thức trọng tâm nêu trên tôi còn yêu cầu nhóm đối tượng khá giỏi thực hiện mở rộng kiến thức theo câu hỏi sau :
? Hãy nêu lí do mà Mĩ phải kí hiệp định Pa –ri.
 Với cách tổ chức theo đối tượng đó tôi vừa đảm bảo được kiến thức trọng tâm của bài (theo chuẩn ) lại vừa mở rộng được kiến thức cho học sinh ( trên cơ sở chuẩn) . Với cách làm như vậy bài dạy sẽ có hiệu quả hơn , học sinh ghi nhớ kiến thức một cách chủ động không gò ép. 
*Biện pháp 5: Xây dựng mẫu phiếu tích luỹ.
 Khi đã nghiên cứu kĩ nội dung trọng tâm của từng bài dạy theo chuẩn, tôi đã xây dựng mẫu phiếu tích luỹ để hướng dẫn học sinh ghi kiến thức và học kiến thức đã ghi. Mẫu phiếu tích luỹ phải đảm bảo được tính lô gích , khoa học giúp học sinh dễ nhận biết, dễ ghi, dễ học. Nội dung phiếu tích luỹ cần ghi ngắn gọn nhưng khi nhìn vào phiếu học sinh có thể đọc lại kiến thức bài học một cách dễ dàng. Căn cứ vào nội dung kiến thức của từng bài học, tôi đã nghiên cứu và đưa ra mẫu phiếu tích luỹ như sau:
 Tuần
 Tên bài
Mốc thời gian
 ND ghi nhớ
*Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh ghi phiếu thông qua bài học.
 Cứ mỗi tiết học lịch sử tôi đều dạy theo phương pháp tích cực, học sinh được tìm hiểu kiến th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_phan_mon_lich_su.doc