SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện trong môn Mĩ thuật thep phương pháp Đan Mạch ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh

SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện trong môn Mĩ thuật thep phương pháp Đan Mạch ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1].

 Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả [2]. Trong đó, nhà trường xác định việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thiết yếu và quan trọng. Bởi nguyên tắc vàng trong dạy học ở Tiểu học là: Nhẹ nhàng, thoải mái, giờ học hiệu quả, học sinh hứng thú học tập. Với môn học mĩ thuật trong trường tiểu học là môn học giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.

Khi nhắc đến Mĩ Thuật chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp và sự sáng tạo bởi đơn giản Mĩ thuật vốn là một môn học đặc trưng của nghệ thuật sáng tạo. Vì vậy để môn học này đến với học sinh một cách hấp dẫn và phát huy được tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, yêu cầu người thầy phải không ngừng đổi mới về hình thức, phương pháp và nội dung dạy học.

 Môn học Mỹ Thuật trong nhà trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sỹ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Phương pháp dạy học của Đan Mạch là phương pháp nổi bật trong dạy học môn

 Mỹ Thuật. Với phương pháp này giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy và kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm - Vẽ cùng nhau - Vẽ theo nhạc - Xây dựng cốt chuyện - Xây dựng câu chuyện v.v .

 

doc 20 trang thuychi01 27351
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện trong môn Mĩ thuật thep phương pháp Đan Mạch ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 TT
NỘI DUNG
Trang
I
Mở đầu
1
1
Lí do chọn đề tài 
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
3.1
Nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của môn học Mĩ Thuật trong trường tiểu học cho phụ huynh và học sinh
5
3.2
Giúp học sinh có kĩ năng sáng tác các câu chuyện theo chủ đề
7
3.3
Tổ chức lớp học theo các chủ đề áp dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện.
9
3.4
Tổ chức dạy học thực nghiệm
13
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
III
Kết luận, kiến nghị
16
1
Kết luận
16
2
Kiến nghị 
17
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1].
	Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả [2]. Trong đó, nhà trường xác định việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thiết yếu và quan trọng. Bởi nguyên tắc vàng trong dạy học ở Tiểu học là: Nhẹ nhàng, thoải mái, giờ học hiệu quả, học sinh hứng thú học tập. Với môn học mĩ thuật trong trường tiểu học là môn học giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, của đời sống và của các sản phẩm mĩ thuật.
Khi nhắc đến Mĩ Thuật chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vẻ đẹp và sự sáng tạo bởi đơn giản Mĩ thuật vốn là một môn học đặc trưng của nghệ thuật sáng tạo. Vì vậy để môn học này đến với học sinh một cách hấp dẫn và phát huy được tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, yêu cầu người thầy phải không ngừng đổi mới về hình thức, phương pháp và nội dung dạy học. 
 Môn học Mỹ Thuật trong nhà trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sỹ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Phương pháp dạy học của Đan Mạch là phương pháp nổi bật trong dạy học môn 
 Mỹ Thuật. Với phương pháp này giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy và kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy như: Vẽ biểu cảm - Vẽ cùng nhau - Vẽ theo nhạc - Xây dựng cốt chuyện - Xây dựng câu chuyện v.v.
Và đặc biệt thực hiện tốt phương pháp dạy học Đan Mạch sẽ phát huy khả năng sáng tạo cao của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động. Từ môn học này tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Học sinh vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo nên em nào cũng hững thú được học tiết học Mỹ thuật. Với mỗi tiết học các em được tự do sáng tạo, khám phá những điều mới mẻ hơn. Ngoài ra phương pháp này còn phát triển khả năng sáng tạo, khả năng giao tiếp, kỹ năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông.
Trường Tiểu học Nga Lĩnh đã thực hiện dạy học môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch bắt đầu từ học kì năm II năm học 2014 - 2015. Đến thời điểm này đã có những kết quả nhất định trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch vẫn còn những bất cập và hạn chế nhất định, hiệu quả chưa thực sự như mong muốn. 
Đối với học sinh tiểu học các em đang còn nhỏ. Tâm lý lứa tuổi của các em đang được hình thành và phát triển. Sự trong trắng, ngây thơ hay những kĩ năng cần thiết đang cần được cha mẹ, thầy cô hướng dẫn. Bởi vậy là giáo viên mĩ thuật trực tiếp đứng lớp, hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với các em, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em học tốt và yêu thích hơn môn mĩ thuật. Từ lý do đó tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu và đưa ra “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện trong môn Mĩ thuật thep phương pháp Đan Mạch ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh” góp phần giáo dục các em phát triển toàn diện. 
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch. 
Thông qua quy trình giáo dục mĩ thuật “Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện” học sinh sẽ phát triển được khả năng:
 - Biến những quan sát về con người thành tranh vẽ
 - Nhận biết và phân biệt được đặc điểm và đặc tính của các loại vật liệu 
vẽ khác nhau như: bút chì, bút dạ, sáp màu, bằng các vật liệu siêu tầm được...;
 - Hợp tác và hoạt động theo nhóm, cặp;
 - Tạo ra những câu chuyện ấn tượng phù hợp với chủ đề bài học;
 - Vẽ và trải nghiệm hiệu ứng màu sắc
 - Hiểu và biểu đạt được ý nghĩa của câu chuyện của chính các em và của
 các bạn khác.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Môn Mĩ thuật tiểu học.
- Học sinh khối 4 Trường tiểu học Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hóa.
- Tìm hiểu về phương pháp thực hiện tốt quy trình giáo dục mĩ thuật vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học Nga Lĩnh Nga Sơn, Thanh Hóa. 
4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, bản thân đã áp dụng một số phương pháp chính sau đây: 
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học
- Phương pháp giảng dạy mĩ thuật 
	- Tài liệu tập huấn mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch (SAEPS)
	- Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài 
*Phương pháp điều tra:
- Tìm hiểu về việc tổ chức áp dụng dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch (SAEPS) của các trường tiểu học trên địa bàn huyện Nga Sơn
- Tìm hiểu về cảm nhận của các em học sinh sau khi được học mĩ thuật theo phương pháp mới.
- Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, tọa đàm với đồng nghiệp.
*Phương pháp so sánh:
	- So sánh các mặt ưu điểm và nhược điểm giữa hai phương pháp dạy học mĩ thuật cũ và phương pháp dạy học mĩ thuật Đan Mạch.
	- So sánh quá trình trước khi áp dụng phương pháp mới và sau khi áp dụng phương pháp mới. 
*Phương pháp thực nghiệm:
	- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng đổi mới nội dung phương pháp dạy học vào lớp 4A trường Tiểu học Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh Hóa.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Quy trình là gì? 
 Quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị. Quy trình xuất hiện phổ biến trong quá trình tồn tại và phát triển của vạn vật, ví dụ như quy trình giăng tơ của loài nhện, làm tổ của chim hoặc săn mồi của hổ báo....
1.2. Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện là gì ?
 Trong giáo dục mĩ thuật, học sinh được phát triển không ngừng và có sự khác biệt ở mỗi em về khả năng quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, cách thức thể hiện con người, con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ...
 Học sinh được kích thích thông qua các khả năng của bản thân cũng như trải nghiệm với người khác như: những thành viên trong gia đình, bạn bè và thậm chí những người mới quen biết, với con vật yêu thích, đồ vật thân quen. 
 Học sinh bị ảnh hưởng thông qua tiếp xúc với sự vật, hiện tượng xung 
quanh thông qua các kênh thông tin như: ti vi, tạp chí, sách vở, truyện 
tranh, quảng cáo, internet và các tác phẩm điêu khắc công cộng.
 Dần dần học sinh nhận biết được những cách thức thể hiện hình ảnh con người khác nhau về hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ như: phác họa con người, biểu cảm của nhân vật, biểu tượng người khái quát... 
 - Con người theo cách nhìn hiện thực, được tạo nên bởi các hình dáng tự nhiên sẵn có. 
 - Con người biểu cảm, là hình dáng được phóng đại, cách điệu như tranh biếm họa. 
 - Con người tưởng tượng là hình dáng được tạo nên bởi sự sáng tạo theo sở thích.
 Cuối cùng, học sinh sẽ hiểu rằng những miêu tả về con người khác nhau cũng có những chức năng khác nhau. 
 Ví dụ để tuyên truyền, xây dựng phim tài liệu hoặc biểu cảm thẩm mĩ
 Sự nối tiếp các hoạt động của Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện:
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Về phía nhà trường:
 	- Nhà trường còn thiếu phòng học riêng biệt cho môn Mĩ Thuật
 	- Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy theo phương pháp mới của Đan mạch còn nhiều hạn chế.
2.2. Về phía giáo viên:
- Việc dạy của giáo viên còn chưa bài bản, chưa phát huy hết tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Thêm vào đó việc đầu tư cho nghiên cứu bài dạy chưa nhiều, việc đổi mới phương pháp chưa triệt để, hình thức tổ chức dạy học còn rập khuôn, máy móc. Dẫn đến nội dung các tiết dạy còn nghèo nàn, đơn điệu.
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Mĩ thuật còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học Đan Mạch.
2.3. Về phía học sinh:
 - Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện vẽ bài tiến hành theo các bước của một bài vẽ, các em thường vẽ theo cảm nhận rồi chỉnh sửa theo yêu cầu và sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Khi tiến hành vẽ tranh đề tài các em thường bỏ qua, không thực hiện được theo các bước vẽ tranh đề tài. Sau khi tìm được nội dung đề tài, các em vẽ luôn hình ảnh chính, hình ảnh phụ, bài vẽ bị lỗi nhiều về bố cục và các em chỉnh sửa lại bố cục theo hướng dẫn của thầy cô. Với yêu cầu mỗi tiết học phải hoàn thành một bài vẽ trên lớp nên nhiều em không vẽ xong bài, áp lực về hoàn thành bài khiến các em cảm thấy khó, ngại học, không còn thích thú với môn học
- Với cách học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch đã thay đổi quá trình dạy và học của cả thầy và trò các em tỏ ra thích thú với cách học mới, các em được tự do sáng tạo mà ít bị ràng buộc bởi các quy tắc như trước đây. Nhưng do các em còn nhỏ nên chưa ý thức được kĩ năng cơ bản cần thiết cho bản thân, nhiều học sinh thiếu kĩ năng giao tiếp, nhiều em không có kĩ năng xây dựng các câu chuyện theo chủ đề, nhiều em nhút nhát không giám nói, không giám bày tỏ ý kiến trước đông người.
 - Có một số ít học sinh còn thiếu đồ dùng học tập hoặc quên đem đồ dùng học tập. Có một số học sinh ít được tham gia các hoạt động trong cộng đồng, thiếu trải nghiệm cuộc sống.
- Trong xã hội hiện nay, mỗi gia đình chỉ có một đến hai con nên các em được gia đình quan tâm chu đáo ngoài việc học các môn văn hóa các em còn được chú trọng phát triển các môn năng khiếu nhạc, họa... Bên cạch đó còn không ít một số cha mẹ học sinh chưa chú trong việc học và phát triển các môn năng khiếu cho con em mình, họ cho rằng đó là các môn phụ không quan trọng tới sự phát triển của con em mình, tới trường là để học các môn văn hóa, học các môn văn hóa thì mới có được sự nghiệp tương lai sau này.
Kết quả khảo sát thực tế học sinh khối 4A ở thời điểm tháng 9/2017 như sau:
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
25
5
20
12
48
8
32
Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy: Tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt rất ít. Học sinh chưa hoàn thành chiếm tỷ lệ cao. Các em còn gặp nhiều khó khăn trong cách lựa chọn đề tài và vẽ các ngân hàng hình ảnh để xây dựng cốt truyện, cụ thể là thể hiện qua các sản phẩm như bố cục chính phụ chưa rõ ràng, hình ảnh còn dàn trải, màu sắc còn thiếu đậm, các nhóm thuyết trình sản phẩm còn bó hẹp.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng, bản thân đưa ra các giải pháp sau:
3.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về vai trò của môn học Mĩ Thuật trong trường tiểu học cho phụ huynh và học sinh
	Với những trăn trở để học sinh yêu thích và học tốt môn Mĩ thuật trong nhà trường tôi luôn tìm cách để nâng cao hiểu biết của các em và phụ huynh về vai trò của môn học Mĩ thuật trong nhà trường với những nội dung sau:
 - Môn Mĩ Thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà tạo môi trường thẩm mĩ cho xã hội.
 - Học Mĩ Thuật không đơn giản chỉ là học vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao tầm hiểu biết của học sinh về nhiều mặt: đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ.
 - Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh gíup các em hiểu biết về cái đẹp ở thiên nhiên, trong đời sống xã hội và cái đẹp trong các tác phẩm mĩ thuật, tạo cho các em biết tạo ra cái đẹp bằng chính khẳ năng của mình như vẽ tranh, biết làm đẹp cho cuộc sống của mình: trang trí sách vở, góc học tập 
 - Rèn luyện óc nhận xét quan sát, khả năng tri giác, thị giác, khẳ năng thể hiện đối tượng vẽ cho học sinh, thông qua thực hành mĩ thuật học sinh sẽ được rèn luyện óc phân tích, so sánh, đối chiếu với phương pháp từ bao quát đến chi tiết điều đó giúp cho tư duy phát triển
- Thông qua việc học môn mĩ thuật tạo điều kiện giúp cho học sinh học tốt các môn học khác.
	- Với mong muốn các em học sinh ngày càng yêu mến và thích học môn Mĩ thuật trong các tiết dạy Mĩ Thuật của mình tôi luôn trăn trở để tìm ra những điều mới lạ hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua giáo viên chủ nhiệm để tuyên truyền nâng cao hiểu biết về vai trò của môn Mĩ thuật trong nhà trường trong các tiết sinh hoạt, trong các buổi họp phụ huynh của nhà trường.	
Hình ảnh tuyên truyền về vai trò môn học Mĩ thuật trong buổi hop phụ huynh đầu năm ở các lớp.
Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền đối với phụ huynh. Làm cho các bậc phụ huynh có những hiểu biết và nhìn nhận đúng mức về tầm quan trọng cũng như vai trò của các môn học trong nhà trường, đặc biệt là hiểu rõ hơn về môn Mĩ thuật nói riêng. Từ đó phụ huynh quan tâm hơn tới môn học này đó là mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho con em cũng như tạo điều kiện về thời gian cho con em tham gia học tập môn học được tốt, giúp các em có thêm động lực để học tập.
Bên cạnh đó trong các giờ học tôi luôn quan tâm sát sao, hướng dẫn học sinh tận tình, nhẹ nhàng, giúp các em thấy thoải mái trong mỗi tiết mĩ thuật, bên cạnh đó các em lại được học mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan mạch các em tỏ ra thích thú, yêu thích và thích học mĩ thuật.
 Hình ảnh HS của lớp 4A đang thảo luận nhóm 
 Như vậy khi ta thực hiện tốt việc tuyên truyền đối với phụ huynh và học sinh về môn học sẽ giúp cho phụ có cái nhìn đúng hơn về môn học. Thấy được vị trí và tầm quan trọng của môn học trong việc góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường tiểu học. Từ đó các em được bố mẹ quan tâm hơn, đầu tư hơn về thời gian, đồ dùng học tập được tốt hơn. Các em sẽ quan tâm và chú trọng hơn đến môn học. Điều đó sẽ giúp cho giáo viên thực hiện công tác dạy học của mình đối với môn học đạt hiệu quả cao hơn.
3.2. Giúp học sinh có kĩ năng sáng tác các câu chuyện theo chủ đề.
	Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có khẳ năng tự xây dựng một câu chuyện theo chủ đề câu chuyện còn sơ sài, chưa có cấu trúc, ít tình tiết khiến cho câu chuyện chưa hấp dẫn người nghe, chình vì vậy tôi đã tìm cách để khắc phục những mặt hạn chế trên bằng cách:
 - Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập của lớp, kĩ năng sáng tác câu chuyện theo chủ đề của các em học sinh trong lớp, đề nghị giáo viên chủ nhiệm quan tâm bồi dưỡng thêm kĩ năng sáng tác câu chuyện cho học sinh còn kém trong các tiết Tiếng việt, các tiết sinh hoạt lớp 
 - Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cùng với các em học sinh theo các chủ đề, chủ điểm hàng tuần, hàng tháng. Các hoạt động do nhà trường và liên đội tổ chức nhằm củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học, tạo cơ hội cho các em rèn luyện kĩ năng nói, giao tiếp, kĩ năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân. Giúp các em có thêm nhiều những trải nghiệm trong cuộc sống
Ví dụ: 
 - Hoạt động văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao.
 - Hoạt động vui chơi giải trí.
 - Hoạt động lao động vệ sinh.
 - Hoạt động xã hội, nhân đạo  
 Hình ảnh HS lớp 4A tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hình ảnh HS lớp 4A tham gia hoạt động lao động vệ sinh 
Với sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, sau mỗi chương trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi phối hợp với giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các em viết những đoạn văn diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và miêu tả lại không khí của các buổi sinh họat ngoại khóa. Với những việc làm trên chỉ sau một thời gian ngắn kĩ năng sáng tác câu chuyện theo chủ đề của các em đã được cải thiện rõ rệt, các em chủ động, mạnh dạn hơn, khả năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân của các em cũng tiến bộ rõ rệt.
Từ những hoạt động ngoại khóa học sinh thoải mái hơn mạnh dạn hơn, tự nhận biết từ thực tế bằng những hoạt động cụ thể như: cúi, chạy, nhảy, kéo..v..v từ đó các em hình dung tưởng tượng để vẽ ra các ngân hàng hình ảnh, từ những ngân hàng hình ảnh đó các em sáng tác ra các câu chuyện theo trí tưởng tượng phong phú của cá nhân của nhóm. Qua đây giúp học sinh biết yêu quý gia đình người thân bạn bè, biết yêu quý những di sản văn hóa, biết yêu quý các đồ vật trong đời thường và đặc biệt nhất là biết làm đẹp cho đời. 
3.3. Tổ chức lớp học theo các chủ đề áp dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện.
Với nội dung tiến trình dạy học theo chủ đề áp dụng quy trình “vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện” theo phương pháp dạy học mới của Đan Mạch như sau:
HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề (Hoạt động trải nghiệm)
HĐ2: Vẽ nhanh các dáng người, các hình ảnh liên quan tới câu chuyện
HĐ3: Tạo Ngân hàng hình ảnh
HĐ4: Sáng tác tranh, câu chuyện theo chủ đề
HĐ5: Chia sẻ nội dung câu chuyện
HĐ6: Vẽ màu làm phong phú câu chuyện
 	HĐ7: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy từ việc trưng bày ngân hàng hình ảnh các nhóm thảo luận sáng tạo một câu chuyện theo chủ đề khiến các em lúng túng, bị động. Để các em phát huy tốt tính chủ động, sáng tạo trong học tập và năng lực hợp tác nhóm một cách có hiệu quả trong các tiết dạy học Mĩ Thuật tại lớp 4A tôi mạnh dạn thay đổi, sắp xếp lại tiến trình trong quy trình vẽ cùng nhau như sau:
 	HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề ( Hoạt động trải nghiệm)
 	HĐ2: Sáng tác câu chuyện về chủ đề
 	HĐ3: Vẽ nhanh các dáng người, các hình ảnh liên quan tới câu chuyện
 	HĐ4: Tạo Ngân hàng hình ảnh
 	HĐ5: Sáng tác tranh minh họa câu chuyện theo chủ đề
 	HĐ6: Chia sẻ nội dung câu chuyện
 	HĐ7: Vẽ màu làm phong phú câu chuyện
HĐ8: Tổ chức trưng bày và thuyết trình về bức tranh
Ví dụ: Chủ đề: HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
 	HĐ1: Tìm hiểu về chủ đề
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các hoạt động vui chơi của các em đặc biệt là các hoạt động vui chơi trong mùa hè.
 	HĐ2: Sáng tác câu chuyện theo chủ đề
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm thảo luận sáng tác một câu chuyện về hoạt động vui chơi mà các em yêu thích.
 Ví dụ: Câu chuyện “Ngày hè sôi động” Học sinh kể về những ngày hè được về quê thăm ông bà, được ra đồng cùng các bạn nhỏ ở nông thôn, được tham gia các trò chơi thả diều, đá bóng 
 	HĐ3: Vẽ nhanh các dáng người
 - Sau khi đã có câu chuyện các nhóm vẽ lại những dáng người có trong câu chuyện theo trí tưởng tượng, trí nhớ: Bạn làm diều, bạn thả diều, bạn đá bóng, bạn cổ vũ vẽ thêm các hình ảnh trên cánh đồng
 - Những dáng người khó vẽ nhóm trưởng có thể cử các bạn trong nhóm lên làm mẫu cho các bạn trong nhóm vẽ lại.
Hình ảnh HS lớp 4A làm mẫu cho nhóm mình vẽ 
 HĐ4: Tạo ngân hàng hình ảnh
 - Các nhóm trưng bày các hình vẽ của nhóm mình, học sinh các nhóm đi thăm quan hình vẽ của các nhóm khác. Có thể mượn những hình vẽ của nhóm khác phù hợp với dáng người tro

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_thuc_hien_tot_quy_trinh_v.doc