Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới

Môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học nhằm hình thành nhũng yếu tố cơ bản ban đầu của giáo dục thẩm mĩ, tạo cơ sở tiền đề cho học sinh học tiếp ở các cấp học sau và ước mơ cao hơn trong chuyên ngành mĩ thuật.

Trong quá trình công tác giảng dạy môn Mĩ thuật tôi nhận thấy các em học sinh tuy có thích học mĩ thuật nhưng các em chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình bởi những thực trạng sau:

Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới sẽ rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của các em. Các hoạt động học tập trên lớp hoàn toàn do học sinh chủ động: chủ động hợp tác, chủ động tư duy sáng tạo, chủ động phân tích đánh giá Nếu dạy theo phương pháp cũ, giáo viên chỉ cần chuẩn bị một số tranh, ảnh hoặc mẫu vật dùng cho một tiết dạy là đủ. Khi lên lớp cứ theo trình tự các hoạt động ở các tiết là xong. Nhưng khi dạy theo phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch dạy học xuyên suốt và liên kết giữa các tiết trong cùng một chủ đề.

 

doc 10 trang Trần Đại 27/04/2023 4133
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:..........
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng chuyên môn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học nhằm hình thành nhũng yếu tố cơ bản ban đầu của giáo dục thẩm mĩ, tạo cơ sở tiền đề cho học sinh học tiếp ở các cấp học sau và ước mơ cao hơn trong chuyên ngành mĩ thuật.
Trong quá trình công tác giảng dạy môn Mĩ thuật tôi nhận thấy các em học sinh tuy có thích học mĩ thuật nhưng các em chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình bởi những thực trạng sau:
Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới sẽ rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của các em. Các hoạt động học tập trên lớp hoàn toàn do học sinh chủ động: chủ động hợp tác, chủ động tư duy sáng tạo, chủ động phân tích đánh giáNếu dạy theo phương pháp cũ, giáo viên chỉ cần chuẩn bị một số tranh, ảnh hoặc mẫu vậtdùng cho một tiết dạy là đủ. Khi lên lớp cứ theo trình tự các hoạt động ở các tiết là xong. Nhưng khi dạy theo phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch dạy học xuyên suốt và liên kết giữa các tiết trong cùng một chủ đề.
Được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về thời gian, công việc, phối kết hợp với các thầy cô trong nhóm nghiên cứu để có thể dự giờ lẫn nhau, giúp giáo viên có thể trải nghiệm phương pháp mới cùng các đồng nghiệp. Qua quá trình tập huấn và dạy thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy tính ưu việt của dự án là lấy học sinh làm trung tâm, đồng thời xây dựng quy trình tương tác và tích hợp các phân môn cho từng nội dung học tập. 
Phụ huynh cho rằng Mĩ thuật là môn phụ nên con em họ học được gì, học như thế nào cũng chẳng đáng quan tâm nên học sinh chưa chuẩn bị đầy đủ vật dụng cho việc học.
* Ưu điểm:
Dựa vào các phương pháp dạy học đã hướng dẫn trong chương trình. Đa số học sinh đều hoàn thành bài vẽ, học sinh vẽ được nhiều bài khá đẹp.
* Nhược điểm:
Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn mĩ thuật, tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ.
Chính vì những hiện trạng trên mà tôi chọn sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật theo phương pháp mới” để nghiên cứu nhằm giúp công tác dạy và học môn mĩ thuật được tốt hơn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên và giúp tôi và đồng nghiệp vận dụng tốt, thực hiện tốt các phương pháp dạy học mới, nhằm giúp học sinh thích học hơn khi tìm ý tưởng cũng như khi thực hành bài tập trên lớp nhanh hơn, đạt hiệu quả học tập tốt hơn và có thể dễ dàng lĩnh họi học tốt các quy trình của môn mĩ thuật theo phương pháp mới.
3.2.2. Nội dung giải pháp:
Trong một bài dạy, học mĩ thuật ở tiểu học giáo viên phải phân tích gợi mở, nêu ra vấn đề mới của kiến thức hoặc thông qua tranh ảnh trực quan, kết hợp với hệ thống câu hỏi vấn đáp để học sinh trao đổi,nhận xét tìm ra câu trả lời, nhận thức được cách làm, sau đó học sinh mới trải nghiệm. Khi học sinh đã biết phân biệt: hình vẽ, màu sắc, bố cục...đẹp hay không đẹp, tức là nhận thức thẩm mĩ của học sinh đã được hình thành, tự các em sẽ hiểu được yêu cầu bài học và chủ động tìm ra bước tiếp theo cho hoạt động học tập của mình.
Xuất phát từ khó khăn trên, bản thân tôi đã tìm ra giải pháp giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp mới.
Để giúp học sinh khối lớp 4 học tốt môn mĩ thuật, cần thực hiện các quy trình sau:
a. Thực hiện Vẽ theo Nhạc:
Chủ yếu mang tính giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen cái đẹp của thiên nhiên, của các tác phẩm mĩ thuật. Qua đó các em vận dụng hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống thường ngày và để có thêm tinh yêu quê hương đất nước. Vì vậy khi dạy học môn Vẽ theo Nhạc giáo viên cần phải sử dụng đồ dùng dạy học, tranh dạy học phải có tính thẩm mĩ cao.
Thực hiện vẽ theo nhạc, âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh, có thể làm cho các em năng động hơn (có khi nhảy múa theo giai điệu, tiết tấu). Trong quy trình dạy - học mĩ thuật này, Âm nhạc và mĩ thuật được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc trang trí.
Âm nhạc: Vẽ khi có âm nhạc, băng, đĩa hát. Trong trường hợp không có băng, đĩa hát, giáo viên hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị bài hát tập thể.
Giáo viên tạo nhóm sao cho phù hợp với điều kiện của lớp học. Khởi động: Giáo viên bật nhạc nhẹ nhàng, học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu của âm nhạc, học sinh bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu từ sáng đến đậm. Âm nhạc tăng dần sang tiết tấu nhanh tạo cảm xúc mạnh mẽ cho học sinh. Các em chuyển động cơ thể và vẽ theo giai điệu của âm nhạc.
Hoạt động này kéo dài khoảng 5 đến 7 phút. Thực hiện quy trình nầy cần linh hoạt và sáng tạo với nhiều chất liệu màu, kích cỡ giấy, âm nhạc... theo điều kiện của trường/địa phương mình. Có thể thay nhạc bằng bài hát hoặc tiết tấu gõ đệm nhẹ nhàng, từ tiết tấu chậm đến nhanh, sôi nổi, mạnh mẽ
Cuối hoạt động này học sinh có khả năng: Nghe nhạc; Sử dụng tất cả các giác quan để học tập; Vẽ màu sắc, đường nét và các mảng màu dựa trên nền nhạc; Kết nối âm nhạc, hội họa và hoạt động cơ thể; Hợp tác trong suốt quy trình dạy - học mĩ thuật.
Khi kết thúc, học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh mình vừa tạo ra từ khổ giấy lớn (vẽ theo nhóm) hoặc giấy nhỏ (vẽ cá nhân).
	Ví dụ: Chủ đề 1: Màu sắc trang trí. Ở tiết 5: Trang trí hình tròn.
Sản phẩm của học sinh học lớp 4
b. Thực hiện vẽ biểu cảm:
Giáo viên rèn cho học sinh thói quen quan sát, kỹ năng vẽ biểu cảm.
Tôi nhận thấy rằng để sử dụng phương pháp này thực sự có hiệu quả thì các em phải luôn có thói quen quan sát một cách tập trung và có tính sáng tạo, hình dung được các nét tự nhiên của vẽ biểu cảm.Ở đây, học sinh cần quan sát thật tập trung, khi vẽ chủ yếu sử dụng sự kết hợp mắt và tay. các em cố gắng không nhìn vào giấy. Giáo viên chia sẻ ngay từ đầu với học sinh rằng, mục đích không phải vẽ cho giống mẫu mà chúng ta quan sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên giấy, tạo ra bức vẽ ấn tượng và hài hước.
Ví dụ 1: Chủ đề 8: Vẽ theo mẫu. Ở tiết 3: Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát các vật mẫu như thế nào để giúp các em có thể ghi nhớ trong đầu mình những hình ảnh chính là hình trụ và hình cầu. Học sinh vẽ tập trung trong vòng 10 - 15 phút. Mắt của các em nhìn tới đâu thì tay cầm bút vẽ trên giấy theo các bộ phận mắt quan sát. Các em cố gắng không nhìn vào giấy và đưa nét vẽ liền mạch khi vẽ. Học sinh rất thích thú với hoạt động này và tham gia một cách hăng say.
Trong không khí làm việc tập trung và đầy háo hức, các em đã thể hiện hết khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú của mình, cùng với sự hỗ trợ kịp thời của cô giáo khi các em gặp khó khăn. 
Sản phẩm của học sinh học lớp 4
Ví dụ 2 : Chủ đề 5: Đất nước mến yêu. Ở tiết 1: Vẽ chân dung biểu cảm.
Trước khi bắt đầu vẽ biểu cảm, tôi sẽ cho học sinh nhận xét một số nét biểu cảm trên gương mặt bạn như : vui , bất ngờ, buồn. 
- Để học sinh hiểu được thế nào là vẽ biểu cảm, đòi hỏi người giáo viên phải thực hành thị phạm cho học sinh quan sát. Trong tiết dạy tôi thường kết hợp vừa vẽ vừa hướng dẫn cho các em hiểu, chỉ cho các em biết cách đặt bút vẽ ở đâu, bắt đầu quan sát và vẽ như thế nào, đặt ra những câu hỏi gợi mở hướng các em tự suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Trước khi vẽ lên bảng cho học sinh quan sát tôi sẽ gọi một học sinh lên làm mẫu, hướng dẫn cho các em biết tôi sẽ quan sát bạn như thế nào, mặt bạn có hình dáng ra sao, tóc dài hay ngắn, những bộ phận trên khuôn mặt bạn nằm ở vị trí nào trên khuôn mặt? Tiếp đó tôi sẽ hướng dẫn các em nên đặt bút ở đâu trong khung giấy, tập trung sự chú ý của các em khi quan sát giáo viên thị phạm, mắt nhìn đến đâu tay vẽ đến đó, lưu ý là nét vẽ liền mạch. Đặt câu hỏi gợi mở, để học sinh biết cách vẽ thêm nét làm cho hình vẽ trở nên sinh động, và bộc lộ rõ tình cảm như : “Em đoán xem nhân vật trong hình vui hay buồn ? Làm sao để thể hiện rõ cảm xúc của nhân vật..”
Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu chú trọng đến những mảng màu tương phản, cường điệu về đường nét có tính chuyển động (nhiều nét cong lượn).
Sản phẩm của học sinh học lớp 4
c. Thực hiện vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện:
Ví dụ: Chủ đề 5: Đất nước mến yêu. Ở tiết 2: Vẽ tranh đề tài các con vật quen thuộc.
Phương pháp xây dựng cốt truyện giúp học sinh vận dụng những hiểu biết và sự trải nghiệm cá nhân để phát triển, mở rộng chủ điểm thành một câu truyện có các nhân vật (người hoặc sự vật) với các mối quan hệ trong nội dung sự việc cụ thể của câu truyện. Giáo viên tạo hứng thú giúp học sinh chủ động khám phá những sự việc, sự kiện và các đối tượng trong cuộc sống liên quan đến cốt truyện bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ tạo hình (vẽ tranh hay xé dán giấy).
Giáo viên hướng dẫn và gợi ý học sinh xây dựng câu truyện có nội dung sự việc, các nhân vật với hoạt động tương ứng theo bối cảnh của câu truyện hoặc từ những hình tượng nhân vật do học sinh tạo ra theo ý tưởng bằng hình vẽ hay xé dán giấy màu, học sinh trình bày các hình thức biểu đạt câu truyện bằng ngôn ngữ, rèn luyện và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo, học sinh chủ động giải quyết vấn đề có liên quan đến mĩ thuật và đời sống hàng ngày. Thông qua hoạt động này học sinh rèn luyện được kỹ năng làm việc theo nhóm.
Sản phẩm của học sinh lớp 4
Mặt khác, hoạt động dạy học còn được tiếp tục trong thời gian học sinh thực hành. Nếu như trước đây giáo viên để học sinh "nghiêm túc làm bài" thì đổi mới phương pháp dạy học lại yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm việc tích cực thông qua hình thức trao đổi, nhận xét, gợi ý nhẹ nhàng với cá nhân học sinh hay từng nhóm một.
Tạo câu chuyện từng thành viên trong nhóm đóng vai cho từng nhân vật và diễn trước lớp
Giáo viên phải cho các em thấy rõ tầm quan trọng của môn Mĩ thuật đối với đời sống tinh thần con người, với việc hình thành nhân cách, thẩm mĩ đúng đắn, với cuộc sống, với các môn học khác. Ai cũng khao khát được tiếp xúc với cái đẹp, đuợc hiểu, làm quen và thưởng thức cái đẹp và muốn thể hiện cái đẹp đó trong mọi mặt của cuộc sống. Muốn đạt được điều đó, phải học quy luật của cái đẹp thông qua bộ môn Mĩ thuật. Quy luật của cái đẹp nằm ở bố cục, ở màu sắc, đường nét, đậm nhạt, sự cân đối, hài hòa hoàn thiện. Khi đã phân biệt được cái xấu, cái đẹp trong thiên nhiên trong con người, trong cuộc sống, trong lao động và trong nghệ thuật,..Từ đó gây đuợc cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh, hướng cho các em yêu thích Môn mĩ thuật hơn.
Tạo ra môi trường học tập thân thiện, hứng thú. Lời nói, thái độ. cử chỉ, tác phong...của người giáo viên có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả giảng dạy. Nếu giọng giảng đều đều, ấp úng sẽ gây ức chế cho học sinh. Khi học sinh làm bài, giáo viên tránh giúp ép học sinh theo ý mình, không gay gắt với thiếu sót các em, không sĩ vả hay nhạo báng học sinh; mà hãy cố gắng gần gũi, chân tình, động viên, khích lệ các em tìm tòi những chỗ chưa hợp lí, tạo không khí vui vẻ thoải mái trong trật tự, tuyên dương kịp thời khi các em có tinh thần học tập tốt;Điều đó tạo hứng thú cho học sinh giúp các em tự tin hơn trong học tập.
Đổi mới phương pháp trong soạn giảng theo đối tượng học sinh: Soạn giáo án là điều hết sức cần thiết để dạy cho phù hợp theo từng đối tượng học sinh. Đặt những câu hỏi phù hợp sẽ giúp cho học sinh có năng khiếu phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Đối với học sinh năng khiếu khi thực hành giáo viên cần khuyến khích các em vẽ nâng cao hơn.
Sự chuẩn bị giáo cụ trực quan của giáo viên: Mĩ thuật là môn học của nghệ thuật thị giác nên việc cụ thể hoá nội dung bài dạy bằng những vật mẫu, tranh ảnh, hình,...là điều hết sức cần thiết. Do vậy, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, đồng thời phải có trọng tâm và có tính thẩm mĩ. Với các bài vẽ theo mẫu, giáo viên lựa chọn những mẫu vật có độ đơn giản hay phức tạp phù hợp với trình độ của các em. Mẫu vẽ phải có tính thẩm mĩ cao không cũ kĩ, sức mẻ, có màu sắc, hình khối hài hòa với nhau, có vải nền như ở các trường chuyên nghiệp. Qua mỗi mẫu, giáo viên nên hướng dẫn vẽ đẹp của mẫu thể hiện ở đâu: ánh sáng, hình khối, màu sắc, đậm nhạt, nên cho các em tham gia bày mẫu, trong quá trình bày mẫu, nếu di chuyển vật mẫu, giáo viên nên giải thích vì sao Điều đó ảnh hưởng lớn tới nhận thức thẩm mĩ của các em. Tranh ảnh phải đảm bảo tính thẩm mĩ phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ở hoạt động Trình bày và đánh giá sản phẩm học sinh đạt được, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lý thoải mái, vì vậy nhận xét bài vẽ của học sinh cần khéo léo, nhẹ nhàng, tế nhị, tuyệt đối không chê bai sản phẩm của các em. Đánh giá cần động viên, khuyến khích là chính, sự khích lệ của giáo viên là nguồn động viên lớn để những học sinh có năng khiếu vẽ sẽ làm tốt hơn, những học sinh còn yếu sẽ cố gắng hoàn thành bài tập.
Mặc dù thời lượng dành cho tiết học không nhiều, nhưng lại có ý nghĩa "học tập tích cực" đối với quá trình nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới sẽ giúp học sinh hiểu biết kiến thức một cách chắc chắn, phát huy được trí tưởng tượng, hạn chế học sinh vẽ giống nhau.
Đánh giá kết quả học tập để tạo cơ hội cho học sinh tiếp tục hoàn thiện bài vẽ của mình.
Mô tả các kết quả đạt được qua thực hiện dạy học, giáo dục theo phương pháp mới. Cụ thể: học sinh đã thêm yêu thích môn mĩ thuật hơn.
Qua quá trình thực hiện phương pháp mới này vào giảng dạy tôi thất đạt kết quả rất tốt, 100% học sinh hoàn thành bài vẽ.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đối với đề tài này, không chỉ ứng dụng ở trường Tiểu học chúng tôi mà có thể áp dụng cho các trường tiểu học khác trong toàn tỉnh. 
3.4. Hiệu quả của giải pháp:
Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân  khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện  óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽBiết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tậpMột điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt.   
Xem sản phẩm của các em sẽ thấy ngay những tiến bộ vượt bậc mà các em đã có được. Tính sáng tạo, độc đáo được học sinh thể hiện qua từng chủ đề sinh động,phong phú và đa dạng. Những bức tranh có tạo hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều. Điều quan trọng là giáo viên đã tạo được không khí hào hứng, say mê vẽ ở học sinh và chất lượng dạy và học ngày càng tốt hơn.
3.5. Tài liệu kèm theo.
	 Mỏ Cày Bắc, ngày 06 tháng 01 năm 2020

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_tot.doc