SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa

SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa

Khoa học là một môn học thực nghiệm và lí thuyết, đặc trưng này quyết định bản chất của phương pháp nhận thức khoa học.

Bản chất của phương pháp nhận thức khoa học là sự kết hợp thực nghiệm khoa học và tư duy lí luận, đề cao vai trò của sự chính xác.

Phương pháp dạy học (PPDH) khoa học phải tuân theo những quy luật chung của PPDH đồng thời phản ánh được phương pháp nhận thức khoa học. Vì vậy PPDH khoa học có những nét đặc trưng riêng đó là phương pháp truyền đạt có lập luận trên cơ sở thí nghiệm - trực quan, nghĩa là có sự kết hợp thống nhất phương pháp thực nghiệm - thực hành với tư duy khái niệm.

Việc hình thành cho học sinh (HS) một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. "Bàn tay nặn bột" (BTNB) là một PPDH tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học khi HS đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học[1].

 

doc 20 trang thuychi01 8102
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khoa học là một môn học thực nghiệm và lí thuyết, đặc trưng này quyết định bản chất của phương pháp nhận thức khoa học.
Bản chất của phương pháp nhận thức khoa học là sự kết hợp thực nghiệm khoa học và tư duy lí luận, đề cao vai trò của sự chính xác. 
Phương pháp dạy học (PPDH) khoa học phải tuân theo những quy luật chung của PPDH đồng thời phản ánh được phương pháp nhận thức khoa học. Vì vậy PPDH khoa học có những nét đặc trưng riêng đó là phương pháp truyền đạt có lập luận trên cơ sở thí nghiệm - trực quan, nghĩa là có sự kết hợp thống nhất phương pháp thực nghiệm - thực hành với tư duy khái niệm. 
Việc hình thành cho học sinh (HS) một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. "Bàn tay nặn bột" (BTNB) là một PPDH tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học khi HS đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học[1]. 
“Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột", tiếng Pháp là La main à la pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là PPDH khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên”[1]. Phương pháp này chú trọng tới việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hoặc điều tra. Với một vấn đề khoa học, HS có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết từ hiểu biết ban đầu, tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu, kiểm chứng, so sánh, phân tích, thảo luận và đưa ra kết luận phù hợp. Phương pháp này kích thích sự tò mò, ham mê khám phá của HS.
Như vậy phương pháp BTNB là PPDH hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm, thông qua cách HS chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống, người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, trong quá trình bắt tay vào làm quen với PPDH này, thầy và trò đều phải nỗ lực nhiều hơn[1]. Dạy phương pháp này đòi hỏi giáo viên (GV) phải có tầm hiểu biết rộng, có sự chuẩn bị công phu cho mỗi giờ học từ dụng cụ thí nghiệm, trang thiết bị học tập đến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình HS làm thí nghiệm. Bởi khi bắt tay vào làm thí nghiệm, khi thấy có bất cứ hiện tượng gì xảy ra, các em đều đặt ngay câu hỏi “tại sao”. Điều này đòi hỏi GV phải vững kiến thức để cùng các em giải đáp các thắc mắc, lý giải các hiện tượng một cách khoa học. Nhưng trong thực tế dạy học không phải nhà quản lý hay GV nào cũng hiểu rõ và phát huy tốt những ưu điểm của PPDH tích cực này.
Trong những năm học gần đây, việc áp dụng PP BTNB đối với môn Khoa học cho HS Tiểu học đang được các nhà quản lý giáo dục và các thầy giáo, cô giáo quan tâm. Tuy nhiên, hiệu quả việc vận dụng phương pháp BTNB trong môn Khoa học trong trường tiểu học của đội ngũ GV các nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế như: Cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đội ngũ GV dạy học theo phương pháp này một cách hiệu quả; bản thân GV cũng chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của PPDH này trong việc giúp HS khám phá, nắm vững kiến thức khoa học một cách có cơ sở để từ đó nhớ được kiến thức cơ bản của bộ môn này, không những thế cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị, đồ dùng dạy học (ĐDDH) của các nhà trường được cấp phát chưa đủ phục vụ cho bài dạy; đặc biệt là việc hướng dẫn thực hiện các thí nghiệm khoa học của GV rất lúng túng, sự thành công của các thí nghiệm khoa học tiến hành trong các giờ học còn hạn chế... Nhiều giờ học diễn ra đơn điệu, nhàm chán với những hoạt động quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa, thuyết trình, hỏi đáp, ghi chép trong khi lẽ ra HS phải được tham gia vào việc thực hiện các thí nghiệm khoa học, được tìm tòi, nghiên cứu, khám phá ra những nội dung thú vị trong bài học của mình. 
Làm thế nào để đội ngũ GV trong mỗi nhà trường thấy rõ mặt tích cực của PPDH này và vận dụng thường xuyên vào quá trình giảng dạy từ đó phát huy được tính chủ động, tích cực của HS trong giờ học? Làm thế nào để tổ chức thực hiện các thí nghiệm khoa học hiệu quả? Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học ở tiểu học theo đúng yêu cầu đặc trưng của môn học là vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho mỗi CBQL, GV. 
Bởi vậy tôi đặt vấn đề nghiên cứu: "Biện pháp chỉ đạo vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn khoa học lớp 4, 5 ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa” với hy vọng sẽ giúp đỡ đội ngũ giáo viên trong trường vận dụng có hiệu quả phương pháp BTNB trong giảng dạy môn khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường và góp phần nâng cao nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Đánh giá thực trạng về quan điểm, nhận thức của đội ngũ GV đối với vai trò, ý nghĩa, tác dụng và cách thức vận dụng PPDH “Bàn tay nặn bột” trong giảng dạy môn Khoa học ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc. Từ đó đưa ra những giải pháp chỉ đạo chủ yếu để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn Khoa học bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Khảo sát trực tiếp GV, HS lớp 4, lớp 5 và các điều kiện cần thiết trong công tác giảng dạy môn Khoa học của trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa trong năm học 2016 - 2017.
Nghiên cứu PP BTNB và cách vận dụng PP BTNB trong giảng dạy môn khoa học ở tiểu học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc tài liệu, tra cứu, phân tích các tài liệu khoa học, sách báo, hồ sơ có liên quan đến đề tài...
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, trao đổi, quan sát, tổng kết kinh nghiệm,...
- Các phương pháp bổ trợ: Thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu,...
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 
1.1. Một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học:
Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã cho thấy, HS Tiểu học thường tư duy dựa vào những tính chất, dấu hiệu trực quan, cụ thể của đối tượng. Sai lầm hay gặp của các em trong quá trình hình thành khái niệm là khái quát trên cơ sở những dấu hiệu không bản chất. Tuy vậy, cuối bậc Tiểu học, khi khái quát hóa để hình thành khái niệm, các em dần thoát khỏi sự chi phối mạnh của những dấu hiệu trực quan và ngày càng dựa nhiều hơn vào những dấu hiệu phản ánh mối quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng được hình thành trong quá trình học tập[2]. 
HS tiểu học tìm tòi chủ yếu để “xem điều gì xảy ra” hơn là bắt đầu từ việc xem xét các khả năng và kiểm tra sự phù hợp của chúng. Ý kiến của các em (ví dụ khi dự đoán) thường dựa vào kinh nghiệm đã có hoặc chỉ là dựa vào trường hợp chung đã biết để xét một trường hợp cụ thể chứ chưa phải ở mức dựa vào một lí thuyết để suy diễn rút ra hệ quả.
“HS tiểu học chủ yếu tư duy với các biểu tượng gắn với những sự vật, hiện tượng cụ thể. Các em có thể suy nghĩ lôgíc nhưng phụ thuộc vào thông tin có từ các giác quan. Các em khó suy nghĩ về những cái trừu tượng”[2].
Khi quan sát, làm thí nghiệm, HS Tiểu học có xu hướng mô tả hơn là giải thích kết quả tìm thấy được của mình. Trong dạy học cần lưu ý mức độ cho phù hợp hoặc sự nâng dần, giúp các em phát triển. Chẳng hạn, cần hướng dẫn các em quan tâm tới những mối liên hệ trừu tượng cũng như cụ thể, tìm cách lí giải các kết quả, giải thích kết quả theo cách mà có thể vận dụng rộng rãi hơn cho cả tình huống khác; liên hệ những điều quan sát được với những hiểu biết khoa học, đề xuất cách giải thích dựa vào việc suy diễn từ kiến thức khoa học đã biết.
Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn đề cốt lõi, quan trọng. Đó không phải là một đường thẳng đơn giản mà là một quá trình phức tạp. HS tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống, nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm, rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu[1]. Trong quá trình này, HS luôn luôn phải động não, trao đổi với HS khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức.
1.2. Về chương trình và sách giáo khoa:
Chương trình đã tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội (trong môn Tự nhiên và Xã hội được dạy ở khối lớp 1, 2, 3) với khoa học về sức khỏe và phân tách thành Môn Khoa học được dạy ở lớp 4 và lớp 5. Thời lượng dành cho môn Khoa học ở lớp 4 và lớp 5 mỗi tuần đều có 2 tiết. Nội dung chương trình được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với HS[2]. 
Trong sách giáo khoa môn Khoa học, chức năng hướng dẫn PPDH của sách được quan tâm, định hướng rõ các hoạt động của HS. Các kết quả quan sát, thí nghiệm, kết luận không được cung cấp sẵn. Vì vậy HS phải tích cực hoạt động, quan sát, làm thí nghiệm, suy nghĩ về những thông tin nhận được; thảo luận, trao đổi để rút ra các kết luận. Khối lượng kiến thức vừa phải, có kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ vì vậy có điều kiện tổ chức các hoạt động tìm tòi, khám phá, tạo hấp dẫn và hứng thú cho HS...
1.3. Về vai trò của đồ dùng, thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học (TBDH) là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học trên lớp của GV và HS. Trong quá trình thực hiện bước thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu của phương pháp BTNB, TBDH làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu. Khi sử dụng phương pháp BTNB, TBDH có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học vì HS được tri giác trực tiếp đối tượng. Con đường nhận thức này được thể hiện qua việc HS quan sát các đối tượng nghiên cứu, thông qua các TBDH để tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện các bước thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, HS tri giác không phải bản thân các đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ, mô hình hóa phản ánh một bộ phận nào đó của đối tượng cũng như nghiên cứu những đặc tính cơ bản của sự vật hiện tượng. TBDH còn giúp HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy), giúp HS hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong ĐDDH. TBDH giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học[1]. 
2.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP BTNB 
TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG LỘC I - HẬU LỘC - THANH HÓA.
2.1. Đặc điểm tình hình:
Hưng Lộc là một xã ven biển, có tổng diện tích gần 500 ha với khoảng 12.000 dân. Điều kiện kinh tế không ổn định, thu nhập thấp, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa gửi con ở với ông bà nên việc quan tâm chăm lo đến học hành của con cái chưa đồng đều, chưa được thường xuyên.
Mặc dù vậy, trong những năm qua Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ xã và các tổ chức đoàn thể cũng như nhân dân địa phương đã tập trung đầu tư, xây dựng khối trường học ngày một khang trang đẹp đẽ, quan tâm thực sự đến công tác GD. 
Năm học 2016 - 2017 trường tiểu học Hưng Lộc 1 có tổng số 17 lớp với 496 học sinh. Trong đó: Khối 1: 3 lớp - 102 HS; Khối 2: 4 lớp - 101 HS; Khối 3: 3 lớp 88 HS; Khối 4: 4 lớp 110 HS; Khối 5: 3 lớp - 95 HS
Đội ngũ CBGV có: 29 người (Nam: 3 người ; Nữ: 26 người)
 Trong đó: + CBQL: 2 người 	+ GVVH: 19 người
 + GV đặc thù: 5 người 	+ Nhân viên: 3 người 
Trình độ đào tạo: Đại học: 23 người ; Cao đẳng: 4 người ; THSP: 2 người; 
Chi bộ Đảng có : 26 Đảng viên. - Đoàn Thanh niên: 11 Đoàn viên.
Cơ sở vật chất có: 18 phòng học; Bàn ghế : 260 bộ. Thiết bị dạy học: các lớp 1,2,3,4,5 được trang bị 1 bộ đồ dùng /lớp. Sách thiếu nhi, sách tham khảo: 1951 cuốn; Sách giáo khoa dùng chung: 5215 cuốn; Sách nghiệp vụ: 1238 cuốn.
2.2. Thực trạng chung. 
Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong đó đổi mới PPDH là một trong các nhiệm vụ cấp bách. Cùng với các PPDH tích cực khác đang được triển khai, phương pháp BTNB đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai áp dụng trong các trường tiểu học và trung học cơ sở. Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được ở điều kiện của Việt Nam. Đội ngũ CBQL và GV luôn nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy học các môn khoa học ở trường Tiểu học. 
Từ năm học 2012 - 2013 tới nay trường tiểu học Hưng Lộc I cũng như nhiều trường tiểu học đã thực hiện vận dụng phương pháp BTNB đối với các môn học TN&XH, môn Khoa học ở cấp Tiểu học xong việc vận dụng phương pháp dạy này của đội ngũ GV chưa phải là vấn đề được nhiều nhà trường và đội ngũ GV quan tâm; CBQL các nhà trường chưa có sự chỉ đạo triệt để, xuyên suốt trong cả năm học mà việc vận dụng phương pháp này là phụ thuộc vào từng GV. Một bộ phận GV ngại sử dụng phương pháp này với lý do việc chuẩn bị ĐDDH phải công phu, chu đáo, mất nhiều công sức, nhiều thời gian. Việc lựa chọn bài dạy để ứng dụng BTNB cho toàn bài hay từng hoạt động còn là vấn đề khó đối với nhiều GV.
2.3. Kết quả thực trạng
Qua nghiên cứu số liệu tổng kết đánh giá hoạt động chuyên môn và chất lượng giáo dục của nhà trường (Số liệu thống kê lưu trữ). Là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhà trường trong những năm gần đây, quan sát, theo dõi và kiểm tra thực tế công tác giảng dạy của đội ngũ GV, hoạt động học tập của HS đồng thời tham khảo ý kiến nhận xét đánh giá của các cấp lãnh đạo và phụ huynh HS cùng với việc trao đổi, đàm thoại, nắm bắt nguyện vọng, ý kiến và quan điểm của GV trực tiếp giảng dạy ở lớp 4 và lớp 5 của nhà trường tôi đã thu được nhiều số liệu chính xác phản ánh khá đầy đủ và sâu sắc về thực trạng của nhà trường. Đặc biệt là quan điểm, việc làm của đội ngũ giáo viên và hoạt động học tập của học sinh đã thể hiện rõ trên phiếu điều tra khảo sát khi tôi tiến hành điều tra, thăm dò GV, HS.
- Đối với giáo viên: + Thời điểm khảo sát : Từ 26 - 28/ 8/2016;
 + Số lượng, đối tượng: 10 GV dạy lớp 4 và lớp 5 của trường;
 	 + Nội dung, kết quả khảo sát: 
Bảng 1: Quan niệm của GV về sự cần thiết của phương pháp BTNB trong trong dạy học môn Khoa học lớp 4 và lớp 5.
Quan niệm
Ý kiến giáo viên
Số lượng
Tỷ lệ
Rất cần thiết
7
70%
Chưa cần thiết
0
0
Không hứng thú
1
10%
Không bày tỏ ý kiến
2
20%
* Qua số liệu thống kê như trên ta thấy rằng đại đa số (70%) GV đã ý thức được vấn đề đổi mới PPDH trong trường tiểu học và tầm quan trọng của phương pháp BTNB trong việc hình thành ý thức khoa học, niềm say mê khoa học cho HS ngay từ lứa tuổi tiểu học. Như vậy chúng ta rất phấn khởi vì quan niệm đó là đúng. Khi trao đổi với tôi về vấn đề này cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết: Trong tiết học có vận dụng PPBTNB HS được trực tiếp thực hiện các thí nghiệm, khi thành công các em rất thích thú và trông chờ đến giờ học môn khoa học tiếp theo, điều đó chứng tỏ PPBTNB đã mạng lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên vẫn còn 10% GV chưa hứng thú và 20 % GV không bày tỏ ý kiến của mình về PPDH này bởi vì theo họ trong môn Khoa học này vẫn có thể vận dụng nhiều PPDH khác. Cô giáo Phạm Thị Hương nêu ý kiến: Phương pháp BTNB đòi hỏi GV phải chuẩn bị công phu về ĐDDH và dự kiến trước tất cả các tình huống mà HS nêu vấn đề để có phương án xử lý phù hợp đó là việc khó khăn, vất vả, mất nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức trong khi GV phải chuẩn bị cho một buổi dạy gồm có nhiều môn học cho nên GV có thể chỉ cần vận dụng các phương pháp DH khác cho HS thảo luận nhóm hoặc quan sát GV làm thí nghiệm và rút ra kết luận rồi ghi nhớ theo ND SGK. Quan điểm này chưa đầy đủ có thể vì GV không có nhiều thời gian nên việc tự làm đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm khoa học rất hạn chế hoặc GV chưa biết kết hợp linh hoạt các PPDH theo hướng đổi mới. Chưa tự tin áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại ...và quan điểm này có lẽ chỉ tồn tại ở một bộ phận GV đã lớn tuổi, năng lực chuyên môn còn hạn chế.
Bảng 2: Nhận thức của GV về mục đích của phương pháp BTNB.
STT
Mục đích nêu ra
Ý kiến giáo viên
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS
7
70
2
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho HS
8
80
3
Nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của cấp trên
0
0
4
Chú trọng kiến thức khoa học cho HS
1
10
5
Tổ chức cho HS được học nhóm nhiều hơn
3
30
* Số liệu thống kê đã phản ánh rằng 70 - 80% số giáo viên xác định mục đích của PP BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS đồng thời rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho HS bằng nhiều hình thức khác nhau như: lời nói, bài viết, sơ đồ, hình vẽ....Đây là những nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Khi trao đổi với nhóm này, cô giáo Hoàng Thị Quy cho biết: “Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh mà đó lại cũng chính là mục tiêu dạy học ở tiểu học.”
30% ý kiến giáo viên cho rằng nếu áp dụng PPBTNB thì sẽ tổ chức cho HS được học nhóm nhiều hơn. Đây là nhận thức chưa đầy đủ bởi vì không phải cứ vận dụng PPBTNB thì HS mới được học nhóm mà trong quá trình dạy học GV cần linh hoạt các hình thức tổ chức DH sao cho phát huy tối đa tính tích cực, chủ động học tập của HS, trong giờ học cần tạo điều kiện để HS được tương tác nhiều hơn nên việc tổ chức cho HS thảo luận nhóm có thể được thực hiện ở nhiều PPDH khác nhau. Tìm hiểu vấn đề này, cô giáo Trần Thị Dinh băn khoăn: Khi áp dụng PPBTNB tất cả mọi hoạt động của HS đều được tổ chức nhóm nên hoạt động nhóm là chủ yếu. 
Có 10% ý kiến GV cho rằng mục đích vận dung PPBTNB là để chú trọng kiến thức khoa học. Cô Mai Thị Bốn đã bày tỏ ý kiến: việc HS quan sát GV thực hiện thí nghiệm hay tự mình tham gia thí nghiệm cũng chỉ nhằm mục đích nêu ra được kiến thức khoa học mà thôi. Điều này chưa đầy đủ và còn nặng về kiến thức khoa học, HS sẽ rất khó tiếp thu, không hứng thú trong giờ học, dạy học như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực cá nhân và phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS.
Bảng 3: Tình hình cụ thể của việc vận dụng phương pháp BTNB trong dạy môn khoa học ở trường tiểu học Hưng Lộc I - Hậu Lộc - Thanh Hóa
Thực hiện
Ý kiến giáo viên
Chất lượng môn học khi được vận dụng PP BTNB
Ý kiến giáo viên
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Thường xuyên
0
10
Tốt
0
0
Ít khi
7
70
Khá
6
60
Chưa vận dụng
3
20
Đạt yêu cầu
3
30
Số tiết dạy đã vận dụng PPBTNB
Lớp 4: 17 tiết
Lớp 5: 11 tiết
Chưa đạt yêu cầu
1
10
* Kết quả thống kê cho thấy: Việc vận dụng PPBTNB trong giảng dạy môn khoa học đã được thực hiện nhưng còn quá ít. Mới chỉ có 28 tiết học cụ thể đã vận dụng và có tới 70% ý kiến GV nêu rõ ít khi vận dụng, cá biệt còn 30% ý kiến GV trung thực nêu ra là chưa vận dụng. Điều đó chứng tỏ rằng các đồng chí GV có nhận thức chưa đúng hoặc thái độ chưa rõ ràng về mục tiêu cũng như tác dụng của việc áp dụng phương pháp BTNB trong môn Khoa học. Giáo viên còn ngại áp dụng với nhiều lý do như thiếu dụng cụ thí nghiệm, phòng học chật, HS nhỏ chưa biết làm thí nghiệm, giường như nhiều GV còn đang rất loay hoay với việc vận dụng phương pháp này. Trao đổi với tôi về vấn đề này cô giáo Nguyên Thị Quyên rè dặt: “PP nay đòi hỏi việc chuẩn bị ĐDDH công phu mà ĐDDH không đầy đủ cho nhiều nhóm cùng thực hiện, GV phải tự làm thêm hoặc huy động cộng đồng, cha mẹ HS hỗ trợ như vậy vất vả cho GV nên cũng không thể thực hiện thường xuyên được. Không những vậy việc nghiên cứu nội dung phải sâu sắc để khi HS nêu các tình huống GV mới có thể xử lý được mà kiến thức phổ thông của GV cũng không phải ai cũng còn nhớ được nhiều, tìm hiểu trên mạng INTER

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_van_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot.doc