SKKN Biện pháp chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục

SKKN Biện pháp chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục

 Cơ sở lí luận của vấn đề

Ngoài công tác dạy học trên lớp, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh là điều rất cần thiết đối với mỗi trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và mang đến cho trường nhiều hoạt động giáo dục phong phú và đa dạng. Chương trình giáo dục của chúng ta trong thời gian qua còn mang nặng về lí thuyết, thường chú trọng dạy học trong sách giáo khoa, các giờ dạy trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động thực tế cho học sinh. Hiện nay công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ngày càng được quan tâm bởi chúng ta đã xác định được tầm quan trọng của hoạt động này trong việc giáo dục cho các em phát triển toàn diện và thực tế hơn. Hơn thế nữa, nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, cho nên nếu tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cũng có nghĩa là làm tốt các công tác giáo dục toàn diện như Đức - Trí - Thể - Mỹ. Từ đó có thể nói việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học nói chung, trường tiểu học nói riêng là rất cần thiết nhằm giáo dục các em trở thành con người mới đáp ứng đúng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của toàn Ngành, từ cha mẹ học sinh cũng như của xã hội . Bởi hiện nay không ít trường học chỉ thực hiện dạy học theo chương trình sách giáo khoa hay nói cách khác chỉ dạy học lý thuyết mà chưa coi trọng tổ chức cho các em thực hành hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2018 về việc Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Phòng Giáo dục có công văn số 209/PGDĐT-HĐGDNGLL ngày 30/11/2018 V/v hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục Chính trị tư tưởng học sinh; hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2018- 2019. Hội đồng Đội huyện có Hướng dẫn số 01-HD/HĐĐ ngày 24/10/2018 V/v Hướng dẫn triển khai Giờ ra chơi trải nghiệm khao học sáng tạo năm học 2918- 2019. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới cấp Tiểu học, Bộ Giáo dục đã rất coi trong đưa các hoạt động trải nghiệm vào chương trình giáo dục. Cụ thể trong chương trình của mỗi khối lớp, các hoạt động trải nghiệm 105 tiết/lớp/năm học. Từ đó cho thấy rằng đây là một nội dung được Ngành giáo dục và các cấp rất quan tâm.

 

doc 18 trang hoathepmc36 8836
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH GÓP PHẦN DUY TRÌ SĨ SỐ, TỈ LỆ CHUYÊN CẦN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
Thuộc lĩnh vực: Quản lý
Họ và tên: Võ Văn Tính
Chức danh: Hiệu trưởng
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học
Krông Ana, tháng 3 năm 2019
T
 MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
	1. Lý do lý luận
Như chúng ta đã biết, nền giáo dục Việt nam là một nền giáo dục phát triển toàn diện của học sinh. Nhằm đào tạo các em trở thành một con người có đầy đủ tố chất khi bước vào đời. Và đặc biệt trong sự đổi mới của giáo dục nhằm theo kịp xu thế phát triển của thời đại cũng như các nước tiên tiến trên thế giới, ngành giáo dục rất coi trọng việc tăng cường đưa vào chương trình giáo dục hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Từ đó không chỉ dạy các em về mặt kiến thức mà còn phải tổ chức cho các em tham gia các hoạt động trải nghiệm để các em nắm bắt được thế giới thực tế xung quanh về thiên nhiên, con người, hoạt động xã hội .v.v..Từ những trải nghiệm bổ ích, từ những kiến thức thực tế các em có thể vận dụng sáng tạo trong học tập, công việc cũng như trong cuộc sống. Xác định được tầm quan trọng đó, hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục đã đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một nội dung bắt buộc và thời lượng cho nội dung này tương đương với môn học khác.
2. Lý do thực tiễn
Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như dựa vào tình hình thực tế, trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã tổ chức chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt nhiều kết quả tốt, góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Và đặc biệt là tạo niềm vui, bổ ích cho các em, từ đó các em đi học chuyên cần hơn, góp phần duy trì sĩ số, xóa bỏ tình trạng học sinh bỏ học. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp chỉ đạo tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong trường Tiểu học
4. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trường Tiểu học Trần Quốc Toản năm học 2015- 2016 đến nay.
II. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, từ đó đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường đạt hiệu quả.
- Từ việc chỉ đạo tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.
- Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học trên lớp qua các hoạt động thực tế.
- Giúp các em phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, từng bước làm phong phú hơn vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa của quá trình giáo dục toàn diện.
- Phát triển ở học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác, và sẵn sàng tham gia các hoạt động của tập thể...
- Tạo cho học sinh lòng ham thích, tự tin, mạnh dạn và hứng thú khi tham gia các hoạt động.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Tóm lại, qua thực tế các hoạt động trải nghiệm, giáo dục các em yêu thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống lao động, gìn giữ các di sản, bản sắc văn hóa của dân tộc; biết bảo vệ môi trường, tiếp thu những tiến bộ của nhân loạigóp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Ngoài công tác dạy học trên lớp, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh là điều rất cần thiết đối với mỗi trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và mang đến cho trường nhiều hoạt động giáo dục phong phú và đa dạng. Chương trình giáo dục của chúng ta trong thời gian qua còn mang nặng về lí thuyết, thường chú trọng dạy học trong sách giáo khoa, các giờ dạy trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động thực tế cho học sinh. Hiện nay công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ngày càng được quan tâm bởi chúng ta đã xác định được tầm quan trọng của hoạt động này trong việc giáo dục cho các em phát triển toàn diện và thực tế hơn. Hơn thế nữa, nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, cho nên nếu tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cũng có nghĩa là làm tốt các công tác giáo dục toàn diện như Đức - Trí - Thể - Mỹ. Từ đó có thể nói việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học nói chung, trường tiểu học nói riêng là rất cần thiết nhằm giáo dục các em trở thành con người mới đáp ứng đúng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của toàn Ngành, từ cha mẹ học sinh cũng như của xã hội . Bởi hiện nay không ít trường học chỉ thực hiện dạy học theo chương trình sách giáo khoa hay nói cách khác chỉ dạy học lý thuyết mà chưa coi trọng tổ chức cho các em thực hành hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2018 về việc Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Phòng Giáo dục có công văn số 209/PGDĐT-HĐGDNGLL ngày 30/11/2018 V/v hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục Chính trị tư tưởng học sinh; hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2018- 2019. Hội đồng Đội huyện có Hướng dẫn số 01-HD/HĐĐ ngày 24/10/2018 V/v Hướng dẫn triển khai Giờ ra chơi trải nghiệm khao học sáng tạo năm học 2918- 2019... Trong chương trình giáo dục phổ thông mới cấp Tiểu học, Bộ Giáo dục đã rất coi trong đưa các hoạt động trải nghiệm vào chương trình giáo dục. Cụ thể trong chương trình của mỗi khối lớp, các hoạt động trải nghiệm 105 tiết/lớp/năm học. Từ đó cho thấy rằng đây là một nội dung được Ngành giáo dục và các cấp rất quan tâm. 
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm tình hình
          Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trường nằm trên địa bàn xã Bình Hòa cách trung tâm huyện khoảng 5km. Nhân dân trên địa bàn từ địa bàn Quảng Nam đến đây xây dựng kinh tế mới. Trường được thành lập năm 1989 đến nay đã trải qua 30 năm  xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày đầu thành lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Cơ sở vật chất nói chung, sự quan tâm của các tổ chức, xã hội, của cha mẹ học sinh đến công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Thời gian gần đây, kinh tế địa phương có phần phát triển nên trường lớp đã được xây dựng tương đối khang trang. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp của cha mẹ học sinh đến công tác giáo dục của nhà trường được tốt hơn. Chính vì thế việc tổ chức các hoạt động phong trào cũng được quan tâm và tổ chức đạt quả tốt. 
	2. Những ưu điểm của công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường từ năm học 2015- 2016 trở về trước 
	- Về công tác chỉ đạo của nhà trường : 
	+ Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục để xây dựng kế hoạch cho năm học. Đã có kế hoạch tổ chức hoạt động mang tính chất trải nghiệm.
	+ Đã phân công trách nhiệm chỉ đạo cho từng thành viên trong Ban Giám hiệu trong việc tổ chức các hoạt động. 
	- Việc thực hiện của giáo viên : 
	Giáo viên đã bám sát kế hoạch nhà trường để lồng ghép xây dựng kế hoạch hoạt động trong kế hoạch chủ nhiệm từng năm học.
3. Những hạn chế của công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thời gian qua
- Đối với Ban Giám hiệu nhà trường :
+ Tổ chức một số hoạt động còn mang tính hình thức, đạt hiệu quả chưa cao.
+ Hoạt động trải nghiệm còn ít, chưa phong phú. Từ đó dẫn đến không thu hút được học sinh tham gia, chưa thu hút được học sinh đến trường.
+ Một số hoạt động không có tính khả thi, xây dựng kế hoạch không sát thực tế.
- Đối với giáo viên :
Một số giáo viên chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này trong công tác giáo dục, chưa nhiệt tình tham gia, tổ chức hoạt động của lớp chưa đạt hiệu quả cao.
- Đối với công tác Đội :
Giáo viên tổng phụ trách Đội mới chỉ tổ chức một số hoạt động ngaoì giờ lên lớp theo nội dung chương trình và kế hoạch chỉ đạo của Hội đồng Đội, chưa chú trọng tham mưu với Ban Giám hiệu để tổ chức các hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo và mang tính giáo dục cao.
- Đối với học sinh :
Một số em chưa tích cực, tự giác trong hoạt động trải nghiệm
Từ những ưu điểm và tồn tại đó, bản thân tôi đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.
III. Các giải pháp
Để thực hiện có hiệu quả trong việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo tôi đưa ra các giải pháp như sau :
1.1. Khảo sát đánh giá thực trạng hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường thời gian qua :
a) Đối với Ban Giám hiệu :
+ Khảo sát, đánh giá kết quả các hoạt động đã tổ chức, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế và tìm hướng khắc phục.
+ Đánh giá tầm ảnh hưởng của hoạt động đến kết quả học tập của học sinh, đến việc thu hút học sinh đi học chuyên cần và việc duy trì sĩ số. 
b) Các tổ khối :
Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tổ chức chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong tổ và báo cáo kết quả về nhà trường.
c) Giáo viên :
+ Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của các hoạt động mà lớp đã tham gia, tổ chức.
+ Tìm ra nguyên nhân của tồn tại để có hướng tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường khắc phục, chỉ đạo các hoạt động sau tốt hơn.
d) Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội
Ngoài việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng Đội huyện, cần bám sát tình hình thực tế của nhà trường để tham mưu với Ban Giám hiệu để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phù hợp và đạt hiệu quả.
2. Xây dựng kế hoạch 
a) Nhà trường  
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngay từ đầu năm học của tổ. Xây dựng kế hoạch phải dựa vào thực tế nhà trường, bám sát sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và được sự thống nhất cao của Ban Giám hiệu, các đoàn thể, tổ khối và giáo viên. Trước khi xây dựng kế hoạch phải họp ban đại diện cha mẹ học sinh để có sự đóng góp ý kiến cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Từ đó có sự phối hợp, hỗ trợ tốt từ phía cha mẹ học sinh nhà trường. Đó là yếu tố rất quan trọng góp phần cho sự thành công của các hoạt động.
b) Các tổ chuyên môn  
Dựa vào kế hoạch của nhà trường, các tổ khối xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. 
c) Giáo viên chủ nhiệm
Dự kiến các hoạt động của lớp mình trong năm để đưa vào kế hoạch chủ nhiệm và triển khai tới toàn thể cha mẹ học sinh trong các cuộc họp đầu năm, giữa kì để có sự đóng góp ý kiến và thống nhất phối hợp cùng thực hiện.
d) Giáo viên Tổng phụ trách Đội
Đưa các nội dung hoạt động trải nghiệm vào kế hoạch chương trình hoạt động của Liên đội trong năm học để thực hiện.
d) Phối hợp với cha mẹ học sinh
- Ngay đầu năm học, nhà trường họp Ban đại diện cha mẹ học sinh để dự kiến kế hoạch, nội dung trình cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm. 
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban Đại diện Cha mẹ học sinh các lớp bàn bạc với các phụ huynh của lớp chủ nhiệm về việc đóng góp ủng hộ cho các hoạt động trải nghiệm trong năm dự kiến sẽ tổ chức. 
- Sau khi thống nhất của cha mẹ học sinh các lớp, nhà trường tổ chức họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, thống nhất và đưa vào nghị quyết Đại hội cha mẹ học sinh đầu năm cũng như xây dựng qui chế phối hợp giữa nhà trường với Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong các hoạt động, phong trào. 
3. Tổ chức phân công nhiệm vụ 
Mỗi hoạt động trải nghiệm đều phải có sự phân công tổ chức rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Thành lập Ban chỉ đạo và Ban tổ chức cho mồi hoạt động. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Các thành viên trong ban tổ chức, Ban chỉ đạo phải đầy đủ các thành phần cốt cán trong nhà trường, như lãnh đạo nhà trường, đại diện các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn, Tổng phụ trách Đội.v.v
4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động
Sau khi xây dựng kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, nhà trường chỉ đạo thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Đặc biệt bám sát đến các kế hoạch và phương án đã xây dựng. Cụ thể một số hoạt động đã tổ chức của trường: 
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm về các trò chơi dân gian :
 Khi thực hiện cần chú ý đến nội dung và hình thức tổ chức. Nội dung phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và đúng với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Hoạt động phải tạo được không khí sôi nổi, vui tươi và mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy ban tổ chức, Ban chỉ đạo phải là người am hiểu nội dung để chỉ đạo, tổ chức và đánh giá kết quả.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động trải nghiệm qua các trò chơi dân gian mà trường tổ chức trong các hoạt động chủ điểm
Học sinh trải nghiệm trò chơi kéo co được tổ chức vào giờ ra chơi
Học sinh trải nghiệm trò chơi Ô ăn quan được tổ chức vào giờ ra chơi
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giờ ra chơi
Ngoài các trò chơi dân gian, nhà trường cần tổ chức thêm nhiều hoạt động phong phú như đồng diễn thể dục, vũ điệu chachatrong giờ ra chơi. Từ hoạt động này, tạo cho học sinh tâm lý và tinh thần thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Các em được giao lưu với bạn bè qua các điệu nhảy, rèn luyện thêm sức khỏe cho bản thân, tạo nên sự gắn kết và tinh thần đoàn kết trong học tập và trong cuộc sống.
Học sinh của trường nhảy vũ điệu chacha vào giờ ra chơi
Học sinh đồng diễn thể dục bài Tay sạch bé ngoan
	- Tổ chức tìm hiểu lịch sử đấu tranh của dân tộc
	Đây là một hoạt động rất ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy, nhà trường thường xuyên thăm tặng quà cho các gia đình chính sách, thăm và tìm hiểu các di tích lịch sử. v.vĐây có thể coi là một hình thức giáo dục mang lại kết quả cao nhất. Bởi từ trải nghiệm thực tế làm cho các em khắc ghi sâu sắc trong tâm trí những gì mà các em được nghe, được nhìn và được trải nghiệm. Từ đó, giáo dục các em lòng biết ơn các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, bổ sung vào cho các bài học thêm phong phú hơn. Giáo dục lòng yêu nước ở các em qua những hoạt động thực tế này. 
Học sinh trải nghiệm tìm hiểu lịch sử đấu tranh của dân tộc (Qua lời kể của bác Sáu- Thôn 2- xã Bình Hòa)
- Hoạt động trải nghiệm qua lao động và dọn vệ sinh trường lớp
Đây là một hoạt động được tổ chức thường xuyên, mỗi tuần 2 lần. Ngoài việc học tập trên lớp còn phải giáo dục các em biết lao động vệ sinh để làm sạch trường lớp và môi trường sống. Qua hoạt động thực tế này, các em được góp sức mình trong việc làm sạch, bảo vệ môi trường. Từ đó các em có trách nhiệm hơn với môi trường và là những hạt nhân tuyên truyền tốt nhất cho việc bảo vệ môi trường trong nhân dân và cộng đồng.
Hình ảnh hoạt động trải nghiệm làm sạch môi trường
	- Hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây và vườn hoa
	Hoạt động này được tổ chức mỗi tuần 1 lần vào cuối tuần. sau 1 tuần học tập qua những tiết học trên lớp, các em được tham gia với những hoạt động thực tế tìm hiểu và thực hành trồng, chăm sóc. Các em được tự tay mình trồng, bón phân, nhổ cỏ, tưới nước cho cây, hoa ; biết được cách bón phân phù hợp để cây sinh trưởng tốt. Qua hoạt động này không chỉ góp phần vào kết quả cho các bài học trên lớp mà còn làm cho trường lớp xanh- sạch- đẹp hơn. Hiện nay trường có rất nhiều vườn hoa được các em học sinh trồng và chăm sóc. Để đạt kết quả cao trong hoạt động này, nhà trường giao cho Tổng phụ trách Đội chỉ đạo, phân công từng khu vực cho từng lớp chăm sóc. Thành lập tổ theo dõi gồm 5- 6 học sinh để kiểm tra đánh giá hàng tuần việc chăm sóc cây của từng lớp. Từ đó các em rất tích cực và có trách nhiệm cao trong công việc. Tuy nhiên, để có những vườn hoa đẹp, ngoài sự chăm sóc của học sinh cần có sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh trong việc đóng góp kinh phí, công sức để xây các vườn hoa và tạo môi trường giáo dục đẹp và thân thiện.
Hình ảnh học sinh trải nghiệm thực hành tìm hiểu và chăm sóc cây hoa
IV. Tính mới của giải pháp
- Các giải pháp được xây dựng và thực hiện một cách đồng bộ từ Ban Giám hiệu nhà trường cho đến các tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội cho đến giáo viên. Từ việc chỉ đạo tổ chức có khoa học và cụ thể nên kết quả hoạt động đạt cao, ảnh hưởng tốt đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần duy trì sĩ số cũng như tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, tạo dựng môi trường học tập thân thiện thu hút học sinh đến trường.
- Có sự phối hợp tốt với Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động.
- Mở rộng các hoạt động trải nghiệm. Không chỉ tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường mà tổ chức cho các em hoạt động trải nghiệm ngoài cộng đồng, đặc biệt chú trọng các hoạt động mang tính giáo dục cao.
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện trong công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Trần Quốc Toản trong thời gian qua. Từ những giải pháp mới nêu trên đã khắc phục được những hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động trả nghiệm và đã mang lại kết quả tốt.
Sau việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh những năm học gần đây, kết quả giáo dục của nhà trường tăng lên rõ rệt. Cụ thể:
Năm học
Tỉ lệ chuyên cần
Ti lệ duy trì sĩ số
Tỉ lệ HS lên lớp
Tỉ lệ HS được khen thưởng
2015- 2016
93%
99,3%
98,0%
60%
2016- 2017
98%
100%
98,2
60,9
2017- 2018
98%
100%
98,5
61,1
 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	I. Kết luận
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động không thể thiếu trong công tác giáo dục. Nó góp phần rất quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện ở học sinh đầy đủ cả kiến thức và kỹ năng trước khi các em bước vào đời. Chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục tiên tiến để trang bị cho các em đầy đủ những tố chất để khi bước vào cuộc sống hòa nhập với các nước tiên tiến trên thế giới. Để các em không bị bỡ ngỡ, không bị bỏ lại phía sau thì cần phải thực hiện song song cả hai nội dung “Học đi đôi với hành”. Bởi vậy ngay từ cấp Tiểu học, chúng ta cần chú trọng đưa các nội dung các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình giáo dục. Để từ đó các em bước đầu được làm quen với thực tiền, được trải nghiệm, mở mang óc sáng tạo. 
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản trong những năm học gần đây đã không còn học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt cao, chất lượng giáo dục ngày một đi lên nhờ một phần lớn sự coi trọng chỉ đạo của nhà trường trong việc tổ chức tốt các hoạt động này. Điều dễ nhận thấy nhất đó là các em được giao tiếp, tiếp xúc với thực tiễn nên các em rất mạnh dạn, tự tin trong học tập, ứng xử và trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm thực sự bổ ích và thu hút tất cả học sinh nhà trường tham gia. Vì thế mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao. 
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo không cần nhiều kinh phí nên có thể thực hiện và thực hiện có hiệu quả tại tất cả các trường tiểu học và nhân rộng các trường mầm non và THCS
II. Kiến nghị 
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh. Cần đưa vào tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của các trường hàng năm.
Krông Ana, tháng 3 năm 2019
Người viết sáng kiến
	Võ Văn Tính
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TRƯỜNG
..
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUYỆN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/02/2014 ban hành qui định quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống và các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa .
2. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26/12/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông .
3. Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT, về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. 
4. Công văn số 1359/SGDĐT-CTTT ngày 29/9/2017 của Sở GD ĐT, về việc hướng dẫn thủ tục đăng ký và triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_mot_so_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.doc