SKKN Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THCS

SKKN Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THCS

Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên

Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên được tổ chức định kỳ 2 lần/tháng theo điều lệ nhà trường, theo định hướng sau:

- Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt chuyên môn định kỳ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực và do chính GV, cán bộ quản lí giáo dục đề xuất, thống nhất và quyết tâm thực hiện;

- Thảo luận các bài sắp dạy trong kế hoạch dạy học; thống nhất những nội dung điều chỉnh tài liệu, làm cho tài liệu dạy học phù hợp với đặc điểm của HS, phù hợp với địa phương; nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho GV.

- Thảo luận và thực hiện sắp xếp các dụng cụ học tập (có sẵn/tự làm) để bổ sung hoặc thay thế các dụng cụ học tập trong lớp học.

- Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tự quản của HS;

- Trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS;

- Các hoạt động hành chính khác trong nội dung hoạt động của TCM được tiến hành theo quy định của điều lệ nhà trường.

doc 14 trang Mai Loan 25/04/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG THCS ĐỒNG TĨNH
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) 
chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THCS
 Tác giả sáng kiến: LÊ THỊ NGỌC VÀNG
 Tam Dương, năm 2019 2. Tên sáng kiến: “Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn 
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường THCS giai đoạn 2018-2019”.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Lê Thị Ngọc Vàng
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: trường THCS Đồng Tĩnh
 - Số điện thoại:0383 901 171. Email: levanghh@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Ngọc Vàng 
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến được áp dụng vào lĩnh vực quản lý giáo dục và tập trung vào:
 Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo của cán bộ quản lý về việc đổi mới sinh 
hoạt chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
 Đánh giá thực trạng quá trình đổi mới sinh hoạt chuyên môn của nhà 
trường trong giai đoạn hiện nay.
 Đề xuất các biện pháp chỉ đạo về đổi mới nội dung, hình thức SHCM của 
nhà trường trong những năm tiếp sau.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng: Từ tháng 2 năm 2018 tại trường THCS Hợp 
Hòa và THCS Đồng Tĩnh. 
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Nội dung của sáng kiến:
 7.1. Cơ sở lý luận
 7.1.1. Một số vấn đề về đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường phổ thông
 Nội dung sinh hoạt chuyên môn tại các trường phổ thông bao gồm sinh 
hoạt chuyên môn thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề.
 a. Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên
 Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên được tổ chức định kỳ 2 lần/tháng 
theo điều lệ nhà trường, theo định hướng sau:
 - Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt 
chuyên môn định kỳ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực và do 
chính GV, cán bộ quản lí giáo dục đề xuất, thống nhất và quyết tâm thực hiện;
 - Thảo luận các bài sắp dạy trong kế hoạch dạy học; thống nhất những nội 
dung điều chỉnh tài liệu, làm cho tài liệu dạy học phù hợp với đặc điểm của HS, phù 
hợp với địa phương; nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho GV.
 - Thảo luận và thực hiện sắp xếp các dụng cụ học tập (có sẵn/tự làm) để bổ 
sung hoặc thay thế các dụng cụ học tập trong lớp học.
 3 mong muốn, đặc biệt đối với những HS có khó khăn về học. Từ đó giúp GV chủ 
động điều chỉnh nội dung, tìm PPDH phù hợp, tạo cơ hội cho mọi HS tham gia 
vào quá trình học tập để nâng cao chất lượng dạy học.
 Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của HS tạo cơ 
hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy 
khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các PPDH thông qua việc dự giờ, trao đổi, 
thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
 Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của HS góp 
phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa 
lãnh đạo với GV, GV với GV, GV với HS, CBQL/GV/HS với các NV trong nhà 
trường; giữa HS với HS; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân 
thiện cho tất cả mọi người.
 7.1.2. Quản lý đổi mới Sinh hoạt chuyên môn của Ban giám hiệu.
 * Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn (CM)
 Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản, giữ vị trí quan trọng nhất trong việc quản 
lí đổi mới SHCM. Là đầu mối để thực hiện các quyết định, chủ trương của Hiệu 
trưởng; Là nơi tổ chức học tập, ứng dụng những lí luận về SHCM thông qua 
việc học tập các chuyên đề, tổng kết các kinh nghiệm dạy học, tổ chức thực tập, 
kiến tập, hội thảo,...
 Ban giám hiệu quản lý tổ chuyên môn thông qua việc xây dựng kế hoạch 
ngay từ đầu năm học; đôn đốc thực hiện nghiêm tức kế hoạch; công tác đánh giá 
hoạt động theo kế hoạch và bổ sung kế hoạch hoạt động của tổ.
 * Quản lý hoạt động của giáo viên
 Hiệu trưởng quản lí hoạt động của giáo viên thông qua sự phân cấp cho 
phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm và giáo viên. 
 Để đảm bảo tính nghiêm minh, nhất quán trong đổi mới SHCM, Hiệu 
trưởng cần phổ biến và tác động trực tiếp đến từng giáo viên những vấn đề cơ 
bản và quan trọng nhất như: quản lí việc soạn bài, giờ lên lớp, dự giờ, KTĐG kết 
quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới, theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh.
 * Quản lý hoạt động học tập của học sinh:
 Quản lý hoạt động học tập của học sinh gồm: quản lí động cơ, thái độ, 
quản lí phương pháp học tập ở trường và ở nhà. 
 Quản lí hoạt động học tập của học sinh trong đổi mới SHCM 
 + Tạo điều kiện để hình thành phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng tự 
học, bồi dưỡng thói quen, ý chí tự học của học sinh thông qua cách tổ chức hoạt 
động trong giờ học.
 5 *Chủ thể điều hành:
 Hầu hết các buổi SHCM đều do tổ trưởng chuyên môn điều hành, giáo 
viên là người thụ động thực hiện ghi chép nội dung.
 7.3. Các biện pháp đã thực hiện để chỉ đạo đổi mới SHCM
 7.3.1. Về mặt nhận thức: 
 Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định để đổi mới SHCM đạt hiệu quả, 
khâu đầu tiên cần đổi mới nhận thức của giáo viên. Trong đó vai trò chủ đạo để 
chỉ đạo thành công việc đổi mới SHCM là nâng cao nhận thức của giáo viên. 
Nhà trường đã nâng cao nhận thức cho giáo viên về đổi mới SHCM bằng cách 
tuyên truyền phổ biến các định hướng, yêu cầu của việc đổi mới SHCM; yêu cầu 
cán bộ giáo viên xác định rõ vai trò của đổi mới SHCM đối với việc nâng cao 
chất lượng dạy học. 
 Ban giám hiệu nhà trường luôn đề cao vai trò chủ động, sáng tạo của mỗi 
cá nhân trong việc phát huy khả năng của mình để nâng cao hiệu quả công tác, 
đồng thời cũng giao trách nhiệm cho tổ chức đoàn thể nhà trường xây dựng các 
quy định để giáo viên thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân. Thông qua công tác 
giáo dục tư tưởng, đa số giáo viên có nhận thức sâu sắc về mục đích, mục tiêu 
về ĐMSHCM từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy của thầy và kết quả học của 
học sinh.
 7.3.2.Việc chỉ đạo các hoạt động dạy và học
 *Đối với việc dạy học của giáo viên
 Để có hiệu quả đổi mới cao, đáp ứng yêu cầu của người học. Ban giám 
hiệu đã chỉ đạo và làm tốt công tác tập huấn phương pháp dạy học, tập huấn 
kiểm tra đánh giá và đặc biệt đã tổ chức tập huấn cho giáo viên phương pháp sử 
dụng CNTT, soạn giảng trình chiếu giáo án Powerpoint, cách sử dụng các 
phương tiện hiện đại như máy chiếu, bảng thông minh....
 Hàng năm, nhà trường đều làm tốt việc rà soát đội ngũ, phát hiện nhân tố 
tích cực, bồi dưỡng đội ngũ; mua bổ sung sách tham khảo ; phối hợp với 
PHHS trang bị thêm CSVC như bàn ghế, trang trí lớp học....
 Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ, triển khai chuyên đề 
01 lần/tháng/tổ; tổ chức hội giảng trong các đợt thi đua dạy tốt học tốt. Qua đó, 
một số giáo viên trẻ đã vận dụng hiệu quả các PPDH, KTĐG, tích cực trong dạy 
học; vận dụng được qui trình KTĐG theo hướng đổi mới. Đổi mới hình thức ra 
đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng; đề các môn khoa học xã hội được ra 
theo hướng "mở", gắn với thực tế cuộc sống, hạn chế yêu cầu học thuộc máy móc, 
phát huy suy nghĩ độc lập của học sinh.
 * Đối với việc học của học sinh
 Để thuận lợi cho việc đổi mới SHCM của giáo viên theo nghiên cứu bài 
 7 hội thảo cấp cụm trường, Phòng, Sở; tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường; tổ 
chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; 
xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học. Triển khai đổi mới việc sinh 
hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo các nội dung đã được Phòng GD&ĐT, Sở 
GD&ĐT tập huấn, chú trọng tăng cường giúp đỡ vì sự tiến bộ của các thành viên 
trong tổ thông qua trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy; rút kinh 
nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy. Xây dựng đội ngũ 
giáo viên cốt cán của các tổ, nhóm chuyên môn.
 * Đổi mới cách đánh giá giờ dạy
 Khi đánh giá giờ dạy của giáo viên không coi trọng đánh giá, xếp loại 
giáo viên mà tập trung quan sát, phân tích đánh gái hoạt động học của học sinh 
để tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh học tập một cách hiệu quả.
 7.4.2. Biện pháp chỉ đạo cụ thể của BGH trường THCS Đồng Tĩnh trong 
việc nâng cao hiệu quả đổi mới SHCM.
 * Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo của BGH
 Để thực hiện giải pháp này một cách hiệu quả, tôi cho rằng mỗi CBQL 
cần thực hiện tốt những điều sau:
 - Rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực trong hành vi lối 
sống ở xã hội, nhà trường và gia đình. Nắm vững đường lối quan điểm giáo dục 
của Đảng và vận dụng sáng tạo trong công tác quản lý. Không ngừng tự học tự 
bồi dưỡng để có trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình 
độ quản lý vững vàng. Làm việc có kế hoạch, khoa học, sáng tạo. 
 - Đổi mới hoạt động quản lý: Giao việc cụ thể rõ ràng, tăng tính tự chủ của 
tổ trưởng chuyên môn và giáo viên; Quản lý GV và hoạt động của tổ chuyên môn 
qua kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch, không mang nặng tính hình thức. 
Trong quá trình thực hiện có kiểm tra, đôn đốc kịp thời. 
 * Nâng cao hơn nữa nhận thức về đổi mới SHCM.
 - Giáo viên là người bảo đảm quyết định chất lượng giáo dục vì vậy phải 
làm thế nào để họ có nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn nữa về đổi mới SHCM, 
nắm vững nội dung, thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp mới, làm 
chủ các phương tiện dạy học hiện đại từ đó có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả 
dạy học của mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục của 
nhà trường.
 - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nghiên cứu và nắm chắc về đổi mới 
SHCM theo nghiên cứu bài học, đánh giá đúng đặc điểm tình hình của đơn vị 
mình để từ đó tiếp thu và vận dụng thành công chỉ đạo đổi mới SHCM trường.
 - Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tổng kết những ưu 
điểm, nhược điểm trong việc thực hiện đổi mới SHCM ở những năm trước để 
 9 * Tăng cường SHCM liên trường
 Trong năm học nhà trường đã tổ chức cho GV tham gia SHCM liên trường 
được 02 lần.
 Qua sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường đã mang lại tác dụng trên 
nhiều mặt:
 - Tạo nên mạng lưới bồi dưỡng GV năng động và hiệu quả, sát với nhu cầu 
của GV và yêu cầu của các trường trong cụm.
 - Xây dựng được đội ngũ GV cốt cán có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ 
cho các trường trong từng khu vực và cả địa phương.
 - Tạo nên sự gắn kết giữa đội ngũ GV, CBQL giữa các trường có điều kiện 
kinh tế - xã hội và văn hóa tương đồng...
 * Tham gia SHCM trên “Trường học kết nối”
 100% Cán bộ giáo viên nhà trường có tài khoản trên “Trường học kết nối”, 
Giáo viên nhà trường rất tích cực tham gia trao đổi thảo luận và gửi bài trên hệ 
thống này; qua hệ thống các giáo viên có thêm nhiều tư liệu để giảng dạy; kết 
quả học tập của học sinh có nhiều thay đổi. Năm học 2018-2019 nhà trường có 
03 GV hợp đồng có học sinh đạt giải kỳ thi HSG cấp huyện và HSG cấp tỉnh.
 * Tiến hành tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm công tác quản lý đổi 
mới SHCM
 - Trong mọi hoạt động thì tổng kết đánh giá là khâu rất quan trọng. Nó 
giúp ta nhìn nhận được những ưu điểm, hạn chế, tìm ra được nguyên nhân từ đó 
có các giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để có kinh nghiệm triển 
khai tiếp. 
 Sinh hoạt chuyên môn giúp cho mỗi GV tìm ra cái mới để học tập và áp 
dụng. Khi kết quả học tập của HS từng bước được cải thiện thì đó chính là nguồn 
động viên khuyến khích GV không ngừng đổi mới, năng lực chuyên môn ngày 
một phát triển, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu. Sinh hoạt chuyên môn 
trở thành một hoạt động thực sự có ý nghĩa thu hút sự tham gia tích cực của tất cả 
mọi GV và CBQL khi nó được thực hiện theo đúng mục đích, quy trình.
* Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Những biện pháp trên đã được áp dụng vào nhà trường từ tháng 2 năm 2018 
và mang đã lại hiệu quả thiết thực. Đổi mới SHCM đã góp phần tạo bước chuyển 
biến đáng kể về chất lượng dạy của thầy, chất lượng học của trò. 
 Sáng kiến “Biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ (nhóm) chuyên môn 
nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy giai đoạn 2018-2019 ” đã thay đổi đáng 
kể số lượng học sinh giỏi của nhà trường, có nhều giáo viên (nhất là giáo viên 
hợp đồng) có nhiều chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy 
học của mình.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_chi_dao_doi_moi_sinh_hoat_to_nhom_chuyen_mon.doc