SKKN Biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cơ bản cho giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phú

SKKN Biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cơ bản cho giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phú

Hiện nay Bộ GD&ĐT đang đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng dạy chiếm một vị trí quan trọng. Chúng ta cần phân biệt rõ 'năng lực sư phạm" sẽ khác so với khái niệm "năng khiếu sư phạm".

Nghiên cứu và khảo sát của các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý giáo dục, giáo viên đã cho thấy đội ngũ giảng hiện nay nhìn chung có trình độ chuyên môn khá tốt song trình độ xử lý sư phạm lại còn nhiều hạn chế. Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này song vấn đề đặt ra bức thiết và trước mắt đó là cần tìm ra những biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên phù hợp, giúp đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực sư phạm bản thân. Trên cơ sở đó đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của công tác giảng dạy trước yêu cầu nâng cao chất lượng và đổi mới căn bản giáo dục.

Mỗi nghề nghiệp đều có những chuẩn mực riêng, ngành sư phạm tiểu học cũng vậy. Để trở thành một giáo viên tiểu học giỏi, các giáo viên phải không ngừng trang bị và trau dồi cho mình những kỹ năng nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm khác. Ở giai đoạn hình thành và phát triển nhận thức bậc tiểu học thì giáo viên chính là hình mẫu để học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên tiểu học nên hình thành và giữ đúng chuẩn mực sư phạm trong mọi hành vi, cách cư xử đối với học sinh ở cả trong và ngoài lớp học. Mà trong đó những tác phong nền tảng phải có là sự chuẩn mực, nhã nhặn, từ tốn, và khả năng xử lý các tình huống sư phạm một cách linh hoạt.

Năng lực sư phạm của giáo viên được coi như chìa khóa mở cửa cho chất lượng giáo dục. Vì vậy mỗi nhà giáo là một hạt nhân quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần vào đổi mới căn bản giáo dục. Ngoài ý thức tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp từ phía mỗi giáo viên thì Hiệu trưởng cũng cần chủ động bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp và các kỹ năng xử lý tình huống thực tế trong sư phạm cho đội ngũ. Tạo môi trường văn hóa, trân trọng đề cao tri thức để giáo viên trau dồi đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp.

Là một Hiệu trưởng, bản thân tôi luôn suy nghĩ trăn trở nên làm gì? Làm thế nào? Làm bằng cách nào? để có những biện pháp tối ưu nhất trong quá trình chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa có tâm huyết, vừa có kiến thức, vừa có năng lực để dạy tốt giúp học sinh học tốt. Chính vì vậy, phạm vi đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra : “Biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cơ bản cho giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phú”

 

doc 23 trang thuychi01 39481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cơ bản cho giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
------------*****-----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CÁC KỸ NĂNG 
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CƠ BẢN 
CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG PHÚ
Người thực hiện: Lê Thị Huyền
	Chức vụ: 	 Hiệu trưởng
	Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Phú
 	SKKN thuộc môn: Quản lý 
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................
1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................................
2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................................
2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................................
2
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.....
5
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............
7
2.3.1. Bồi dưỡng một số kỹ năng xử lý tình huống sư phạm (THSP) cơ bản ................................................................................................................................................
7
2.3.2. Xây dựng các tình huống sư phạm trong thực tế giúp giáo viên học tập....................................................................................................................................
8
2.3.3. Biện pháp giúp giáo viên rèn luyện tính cách của bản thân giáo viên ............................................................................................................................................
13
2.3.4. Biện pháp giúp giáo viên trau dồi tình phẩm chất đạo đức nghề dạy học...................................................................................................................................
15
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN..............................................................................
16
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục học sinh...............................................................
16
2.4.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp............................................................................
16
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. KẾT LUẬN............................................................................................................................
17
3.2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................
19
1. MỞ ĐẦU 
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay Bộ GD&ĐT đang đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng dạy chiếm một vị trí quan trọng. Chúng ta cần phân biệt rõ 'năng lực sư phạm" sẽ khác so với khái niệm "năng khiếu sư phạm". 
Nghiên cứu và khảo sát của các chuyên gia giáo dục, nhà quản lý giáo dục, giáo viên đã cho thấy đội ngũ giảng hiện nay nhìn chung có trình độ chuyên môn khá tốt song trình độ xử lý sư phạm lại còn nhiều hạn chế. Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này song vấn đề đặt ra bức thiết và trước mắt đó là cần tìm ra những biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên phù hợp, giúp đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực sư phạm bản thân... Trên cơ sở đó đáp ứng tốt nhất đòi hỏi của công tác giảng dạy trước yêu cầu nâng cao chất lượng và đổi mới căn bản giáo dục.
Mỗi nghề nghiệp đều có những chuẩn mực riêng, ngành sư phạm tiểu học cũng vậy. Để trở thành một giáo viên tiểu học giỏi, các giáo viên phải không ngừng trang bị và trau dồi cho mình những kỹ năng nghiệp vụ cũng như các kỹ năng mềm khác. Ở giai đoạn hình thành và phát triển nhận thức bậc tiểu học thì giáo viên chính là hình mẫu để học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên tiểu học nên hình thành và giữ đúng chuẩn mực sư phạm trong mọi hành vi, cách cư xử đối với học sinh ở cả trong và ngoài lớp học. Mà trong đó những tác phong nền tảng phải có là sự chuẩn mực, nhã nhặn, từ tốn, và khả năng xử lý các tình huống sư phạm một cách linh hoạt.
Năng lực sư phạm của giáo viên được coi như chìa khóa mở cửa cho chất lượng giáo dục. Vì vậy mỗi nhà giáo là một hạt nhân quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục và góp phần vào đổi mới căn bản giáo dục. Ngoài ý thức tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp từ phía mỗi giáo viên thì Hiệu trưởng cũng cần chủ động bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp và các kỹ năng xử lý tình huống thực tế trong sư phạm cho đội ngũ. Tạo môi trường văn hóa, trân trọng đề cao tri thức để giáo viên trau dồi đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp.
Là một Hiệu trưởng, bản thân tôi luôn suy nghĩ trăn trở nên làm gì? Làm thế nào? Làm bằng cách nào? để có những biện pháp tối ưu nhất trong quá trình chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vừa có tâm huyết, vừa có kiến thức, vừa có năng lực để dạy tốt giúp học sinh học tốt. Chính vì vậy, phạm vi đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra : “Biện pháp bồi dưỡng các kỹ năng xử lý tình huống sư phạm cơ bản cho giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phú” 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp giải quyết vấn đề vai trò của người chỉ đạo chuyên môn trong việc bồi dưỡng, trang bị cho giáo viên một hệ thống kiến thức lý luận và những kỹ năng cơ bản liên quan đến Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên trên lớp. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tập trung nghiên cứu vận dụng lý luận vào việc ứng xử các tình huống sư phạm của giáo viên trong hoạt động giáo dục học sinh tại Trường Tiểu học Quảng Phú.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu... nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, quan sát sư phạm, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn, trao đổi nhằm thu thập các tình huống, phân loại tình huống.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM	
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thực tế cho thấy, các giáo dục hiện nay vẫn thiên về đào tạo kiến thức, mà chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng, phương pháp giáo dục, tìm hiểu tâm lý cũng như cách ứng xử giữa giáo viên và học sinh. Nếu người giáo viên chỉ nắm vững các kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ không thôi thì chưa đủ để xử lí hiệu quả tình huống sư phạm, mà đòi hỏi sự thể hiện tích hợp của toàn bộ nhân cách người giáo viên. Vì vậy, Hiệu trưởng cần lưu ý bồi dưỡng một số nội dung sư phạm cơ bản vào chương trình bồi dưỡng/tự rèn luyện nâng cao năng lực xử lí tình huống sư phạm cho giáo viên.
Cho dù là loại nào, thì về cơ bản trong các tình huống sư phạm đều chứa đựng xung đột tâm lí ở mức độ khác nhau. Vì thế, kinh nghiệm dạy học của nhiều giáo viên giỏi cho thấy, nếu giáo viên có những kiến thức cơ bản về các giai đoạn phát triển xung đột, về các chiến lược hành vi giải quyết xung đột...thì sẽ là cơ sở để giáo viên dễ dàng xác định/lựa chọn cho mình một chiến lược hành vi hiệu quả để xử lí tình huống sư phạm khi nó xuất hiện.
Thường có 5 chiến lược hành vi, là:
a. “Lảng tránh, bỏ qua xung đột” để thoát khỏi khó khăn và bảo toàn sự thoải mái về mặt cảm xúc, thể hiện ở sự im lặng, bàng quan – một cơ chế tự vệ, hoặc muốn tỏ ra rằng mình không có vấn đề gì trong việc thiết lập quan hệ với học sinh;
b. “Thích ứng với xung đột” nhằm bảo toàn sự thoải mái về mặt cảm xúc. 
c. “Tranh đấu, cạnh tranh” bằng các cách như: cho học sinh ra khỏi lớp; bắt đứng lên bảng...- tức là dùng quyền lực của bản thân để áp đặt một hình phạt nào đó đối với học sinh;
d. “Thỏa hiệp”: Ví dụ, giáo viên vẫn nhận xét một học sinh : ‘hoàn thành bài tốt’ mặc dù trước đó giáo viên đã biết và đã nhắc nhở em đó không được nhìn bài bạn trong giờ làm bài tập. Tuy nhiên, học sinh này sau đó đã chủ động xin rút lại lời nhận xét của cô dành cho mình vì bị cả lớp phản ứng. Điều này thể hiện sự thỏa hiệp của em học sinh đó với tập thể lớp để bản thân không bị cô lập;
e. “Hợp tác” để tìm ra cách giải quyết chung: Ví dụ, trong giờ thực hành môn mỹ thuật, giáo viên yêu cầu học sinh theo mẫu do giáo viên mang đến. Nhưng có một học sinh nam nghịch ngợm ở trong lớp đã không vẽ theo mẫu mà tự vẽ nội dung khác và vẽ rất đẹp. Giáo viên không phạt mà còn khen em đó. Sau này cô giáo đã cử em giúp việc cho mình và bản thân học sinh này đã bỏ được tính nghịch ngợm.
Nghiên cứu cho thấy có 6 kiểu phản ứng của giáo viên trong các tình huống xung đột, là:
a. “Rút lui”: giáo viên có biết hành vi sai trái của học sinh nhưng không xử lí.
b. “Bỏ qua”: giáo viên tiếp tục công việc của mình như không hề có chuyện gì xảy ra.
c. “Tác động mang tính vai trò”: giáo viên giải quyết xung đột trong khuôn khổ của vai trò xã hội – sử dụng quyền lực của mình.
d. “Làm rõ nguyên nhân”: giáo viên xoáy vào việc tìm hiểu nguyên nhân của hành vi.
e. “Thúc đẩy sự thay đổi bản thân”: giáo viên thể hiện mong muốn thay đổi hành vi của bản thân và các mối quan hệ.
g. “Suy ngẫm”: xuất hiện những trải nghiệm xúc cảm trong tình huống. 
Phần lớn các giáo viên không thành công trong nghề nghiệp, có trình độ tay nghề không cao thường thiên về kiểu phản ứng “Rút lui” (50%) và “Bỏ qua” (15%), tức là những cách xử lí tình huống sư phạm kém hiệu quả nhất. Những giáo viên này rất ít khi hướng vào việc làm rõ nguyên nhân của hành vi xung đột ở học sinh hoặc thay đổi hành vi của bản thân (chỉ có 3%).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, định kiến là một trong những nguyên nhân khiến giáo viên gặp khó khăn trong xử lí tình huống sư phạm. Ví dụ, đối với những giáo viên có trình độ tay nghề thấp thì những học sinh “có vấn đề” là những học sinh “khó bảo”, còn những học sinh ngoan là những học sinh có những hành vi phù hợp với yêu cầu, mong đợi, hình dung của giáo viên.
Điều cần quan tâm là tính chất cơ động của tình huống, bởi chính cái diễn ra thực tế trong đó sẽ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả việc xử lí tình huống sư phạm.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ số lượng theo quy định, giáo viên đạt 1,5 GV/lớp, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%. Đội ngũ có sự nỗ lực, phối hợp trong công tác với tinh thần trách nhiệm cao Nhà trường bố trí, sử dụng cán bộ, giáo viên hợp lý. Cụ thể:
+ Ban giám hiệu: 01 Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng
+ Tổng số giáo viên hiện có: 31 cán bộ giáo viên (Trong đó có 27 CBGV biên chế, 4GV hợp đồng trường). Có 18 GV văn hoá, 10 GV đặc thù.
+ Có đủ giáo viên dạy các bộ môn: Tiếng Anh, Âm nhạc, Tin học, Mỹ thuật, Thể dục.
*Ưu điểm: Cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong toàn ngành giáo dục của Thành phố Thanh Hóa nói chung, trường tiểu học Quảng Phú nói riêng đã có nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã mạnh dạn thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống, đưa các hình thức dạy học theo nhóm, học cá nhân, học ở hiện trường, tổ chức các trò chơi học tập.. hình thành ở học sinh cách học đúng đắn, nhờ đó phát triển ở các em những kỹ năng cơ sở của quan sát, thu thập thông tin, đưa ra những suy luận phán đoán và kết luận đúng với tinh thần là “ Bậc học rèn kĩ năng”góp phần phát triển năng lực học tập của học sinh tiểu học. 
Hầu hết giáo viên lo lắng, nhiệt tình và hiếm có trường hợp sai phạm về kiến thức cơ bản tối thiểu. Một bộ phận giáo viên có năng lực vững vàng, họ đã có kỹ năng thiết lập hoạch định kế hoạch dạy học; tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt, trong giờ dạy giáo viên có thể ít nói, giảng ít nhưng thường xuyên làm việc trực tiếp với học sinh hay từng nhóm học sinh đáp ứng kịp thơì những tình huống có thể xảy ra trong lớp học. Hệ thống; câu hỏi dẫn dắt rõ ràng, tường minh, giao việc cụ thể, có gợi ý tiếp sức học sinh phù hợp với yêu cầu môn học, lớp học; biết sử dụng phương tiện hiện đại, sử dụng đồ dùng dạy học bổ trợ cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả ( Tranh ảnh, vật thật, công nghệ thông tin ...). Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, gần gũi tôn trọng học sinh...Quan tâm đến các từng đối tượng theo tinh thần của chỉ đạo của Phòng giáo dục . Kết quả bước đầu đã tạo ra được “Bộ mặt mới, sức sống mới ” về chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong trường học. 
*Những tồn tại: 
Qua 20 tiết dự giờ kiểm tra thường xuyên, thao giảng theo tổ chuyên môn, giai đoạn đầu năm học 2017-2018 cho thấy: 
Nhiều giáo viên còn lúng túng khi mở đầu bài giảng, thậm chí bỏ hẳn khâu mở đầu bài giảng và chính điều này làm giảm hiệu quả rất nhiều trong việc tiếp thu tri thức của học sinh dưới góc độ Tâm lý học, quy luật ghi nhớ và nhớ.
Giáo viên bối rối khi không biết làm thế nào để tập trung học sinh, điều khiển và làm chủ lớp học, có khi lớp học mạnh cô cô giảng, mạnh trò trò nói chuyện. 
Giáo viên khó khăn trong việc tiếp cận với học sinh hiếu động, nghịch phá và chưa có những kỹ năng thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ, động viên hay kỹ năng kết nối để “lôi kéo” học sinh cá biệt về phía mình, gần gũi mình hơn...
Quá trình rèn luyện kỹ năng cho học sinh hiện nay còn xem nhẹ
Trong quá trình lên lớp một số tiết giáo viên còn hạn chế : phong cách lên lớp chưa thật mạnh dạn nên nặng thuyết giảng, có phát vấn và gợi mở nhưng còn máy móc, rập khuôn theo sách giáo viên, chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp, lạm dụng phương tiện dạy học CNTT, chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động nhóm, ngại khó trong việc sử dụng đồ dùng dạy học; Đây đó vẫn còn một số tiết dạy, tiết thao giảng giáo viên chỉ tập trung làm việc đến một bộ phận học sinh khá, giỏi, một số học sinh trung bình, học sinh yếu còn bị bỏ rơi hoặc chưa được hướng dẫn tiếp sức tĩ mĩ, cụ thể. Giao việc chưa thật cụ thể cho lớp hay các nhóm hoặc giao việc thì nhóm nhưng khi tổ chức báo cáo kết quả thì huy động cá nhân, đôi lúc xử lí tình huống sư phạm chưa thật linh hoạt. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa linh hoạt, chưa tạo mọi cơ hội để học sinh được hợp tác đánh giá lẫn nhau....; ngôn ngữ diễn đạt của một bộ phận giáo viên chưa thật lưu loát, khả năng truyền cảm hạn chế.
*Kết quả về cách giải quyết các tình huống xung đột sư phạm thực tế của 20 giáo viên mà tôi tham gia dự giờ thể hiện ở bảng dưới đây:
Phớt lờ
Độc đoán
Thích nghi
Thỏa hiệp
Cộng tác
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
5
25%
7
35%
2
10%
3
15%
3
15%
    	Kết quả thống kê hiển thị ở trên là các cách giải quyết tình huống xung  đột sư phạm chủ đạo mà giáo viên đã sử dụng. Trong thực tế, có một số tình huống giáo viên không hề có một động tác đáp ứng nào, chẳng hạn như đưa mắt nhìn hướng về phía học sinh đang làm mất trật tự... để sử lý sự bất thường đang diễn ra trên lớp, mà cứ giảng bài như không có chuyện gì xảy ra. Do vậy, những tình huống này chỉ dừng lại ở tình huống sư phạm chứ chưa thể hiện “xung đột” ở trong đó. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
2.3.1. Bồi dưỡng một số kỹ năng xử lý tình huống sư phạm (THSP) cơ bản 
2.3.1.1. Giáo viên phân loại tình huống sư phạm 
Trong công tác giáo dục học sinh, người giáo viên cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng như: Quản lý toàn diện học sinh; Thiết kế phương hướng, kế hoạch giáo dục HS; Xây dựng tập thể HS; Phối hợp với các lực lượng giáo dục; Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục HS v.v Nên sẽ có những tình huống tương ứng như
Như vậy là trong công tác giáo dục học sinh của giáo viên có nhiều loại tình huống khác nhau tuy theo từng tiêu chí phân loại. Tuy nhiên sự phân loại này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì trong loại tình huống này lại có loại tình huống khác. 
- THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình học sinh 
- THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý học sinh
- THSP có liên quan đến việc giáo dục toàn diện học sinh (Trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp) 	 
- THSP có liên quan đến việc đánh giá học sinh 
- THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục học sinh (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v) 
- THSP có liên quan đến việc giáo dục học sinh cá biệt 
2.3.1.2. Đưa ra qui trình giải quyết các bài tập tình huống sư phạm 
Các tình huống sư phạm có thể diễn đạt qua các hình thức khác nhau như trực tiếp dưới dạng một câu hỏi hay được gián tiếp truyền tải đến người học qua các cách giải quyết v.v, thì nói một cách đơn giản, giải quyết tình huống là đặt ra cho nguời học câu hỏi “Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?”. 
* Qui trình : 
Bước 1: Định hướng – xác định các dữ kiện 
Nhận định bài tập tình huống thuộc loại nào 
Phân tích dữ kiện, xác định các dữ kiện quan trọng chủ yếu 
Tìm ra yêu cầu cần giải quyết. Đinh hướng cách giải quyết 
Bước 2: Nêu vấn đề cần giải quyết 
Nêu vấn đề cần giải quyết; Giải quyết ở mức nào 
Vấn đề chủ yếu là gì? Con đường giải quyết vấn đề (dựa vào tri thức, kinh nghiệm, các thao tác tư duy sư phạm 
Bước 3: Đưa ra giả thuyết 
Nêu một số giả thuyết 
Chọn một giả thuyết hợp lý nhất 
Bước 4: Chứng minh giả thuyết 
Trình bày lập luận bằng cách vận dụng thao tác tư duy 
Chứng minh mặt đúng 
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá 
Dựa vào giả thuyết và thang đánh giá để đối chiếu mặt đúng. Mặt chưa đúng. 
Nêu kết quả 
Bước 6: Rút ra kết luận, khẳng định giả thuyết 
Khẳng định giả thuyết 
Đề phòng, dự đoán nhưng hành vi lệch lạc 
Rút ra bài học kinh nghiệm 
2.3.2. Xây dựng các tình huống sư phạm trong thực tế giúp giáo viên học tập.
 	Như đã trình bày ở mục phân loại tình huống, trong phần này tôi đã xây dựng 10 tình huống sư phạm theo yêu cầu tương ứng với 6 kỹ năng sư phạm cơ bản ở các tình huống theo các nhiệm vụ của người giáo viên ở tiểu học và yêu cầu mỗi giáo viên trong trường đưa ra cách xử lý tình huống của riêng mình để được đồng nghiệp góp ý những thiếu sót hay học hỏi nhau ở mỗi cách xử lý tốt về năng lực sư phạm trong mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn hay tổ chức các chuyên đề. Mục đích để bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý các tình huống sư phạm trong thực tế cho giáo viên trường TH Quảng Phú. 
2.3.2.1. THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình học sinh 
MẸ BẠN VỪA MẤT 
Nguyễn Văn Sơn là học sinh lớp 4. Sơn nghỉ học đã gần một tuần nay mà lớp chưa rõ lý do. 
Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, Cô M - giáo viên chủ nhiệm hỏi: 
Em nào ở gần nhà bạn Sơn ? 
- Thưa thầy em ạ! Bạn Tuấn đứng lên trả lời. 
Em có biết vì sao bạn Sơn lại nghỉ học không? Thầy hỏi tiếp. 
Thưa thầy, bạn Sơn chỉ còn mẹ, mà mẹ bạn ấy lại vừa mới mất ạ! Tuấn đáp giọng buồn buồn. 
Câu hỏi : ?	- Cô chủ nhiệm lớp đã quản lý học sinh tốt chưa? 
Bài học nào nên rút kinh nghiệm từ tình huống này? 
THẦY ĐÂU BIẾT 
Đã vào giờ học được 15 phút, Thắng mới rụt rè xin vào lớp. Thầy chủ nhiệm lớp 5C với gương mặt tức giận quay ra và quát: 
Đứng ngoài đó. 
Thắng chưa kịp nói gì thì thầy đã nói tiếp: 
Em sẽ không được vào lớp ngày hôm nay, vì em đã đi học muộn 3 buổi trong tuần này rồi. 
Nói xong, thầy quay vào giảng bài tiếp mà không để ý đến hôm đó trời rất lạnh. 
Thắng im lặng, co ro ngoài cửa lớp. Cả lớp nhìn bạn ái ngại. Thầy có biết đâu mẹ Thắng đang nằm viện, bố thắng lại đi làm xa chưa về kịp. Thắng vừa phải lo cho mẹ lại vừa phải lo cho em nhỏ còn đang học lớp một nên đi học muộn. 
Câu hỏi : ? - Cái sai của thầy chủ nhiệm trong tình huống này là ở chỗ nào? 
 - Bài học cần thiết nào nên rút ra từ tình huống này? 
2.3.2.2. THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý học sinh. 
“THƯA CÔ. EM BỊ MẤT TIỀN” 
 Hồi trống báo hiệu tiết học sau giờ ra chơi vang lên. Cô giáo bước vào lớp và bắt đầu bài giảng. Nhưng bài học mới chỉ bắt đầu được vài phút thì một học sinh đứng lên nói thất thanh “thưa.. ưa..ưa..cô, em bị mất tiền ạ. Em mang tiền đi để đóng tiền may đồng phục. Sau giờ ra chơi vào em không thấy đâu”. 
 Cả lớp nhốn nháo, em học sinh bị mất tiền không ngừ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_boi_duong_cac_ky_nang_xu_ly_tinh_huong_su_pha.doc