SKKN Áp dụng trò chơi vận động vào huấn luyện đội tuyển chạy cự ly ngắn 60m cho học sinh trường tiểu học Nga Tiến

SKKN Áp dụng trò chơi vận động vào huấn luyện đội tuyển chạy cự ly ngắn 60m cho học sinh trường tiểu học Nga Tiến

 Trong xã hội hiện nay “trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã và đang trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Cũng như đất nước ta đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội vì vậy xã hội đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách với ngành giáo dục hiện nay.

 Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”.

 Giáo dục thể chất là một trong những hệ thống giáo dục con người phát triển toàn diện. Đây là giai đoạn tiền đề cho việc củng cố sức khoẻ cũng như tinh thần để học sinh chuẩn bị tốt cho tương lai của mình.

 Cùng với tiến trình phát triển và đổi mới không ngừng của xã hội, việc giảng dạy trong nhà trường nói chung và giảng dạy môn thể dục nói riêng đã có sự đổi mới đáng kể cho phù hợp với trình độ phát triển ngày càng cao của học sinh, giáo viên trước khi lên lớp phải nghiên cứu tìm ra phương pháp hợp lý để truyền đạt cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức giờ học. Từ đó học sinh sẽ học tập một cách hăng say tích cực, mang lại hiệu quả cao hơn.

 

doc 18 trang thuychi01 6721
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng trò chơi vận động vào huấn luyện đội tuyển chạy cự ly ngắn 60m cho học sinh trường tiểu học Nga Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG VÀO HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN CHẠY CỰ LY NGẮN 60M CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TIẾN. 
 Người thực hiện: Mã Văn Dương 
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Tiến
 SKKN thuộc lĩnh vực: Thể dục 
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu: 	02
I. Lí do chọn đề tài.. 02
II.Mục đích nghiên cứu.......03
III.Đối tượng nghiên cứu.....03
IV. Phương pháp nghiên cứu...03
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 04
I. Cơ sở lý luận 	04
II. Thực trạng của vấn đề 	05
III. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. . 05
IV. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp 
và nhà trường ..14
C. Kết luận và kiến nghị.14
1. Kết luận ..14
 2. Kiến nghị
*Tài liêu tham khảo
 - Gi áo trình điền king – NXB – TDTT - 2001
 - Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất – NXB TDTT -2000
 - Giáo trình lý luận và phương pháp giáo dục thể chất – NXB TDTT – 1997
 - Khoa học tuyển chon tài năng thể thao - Nguyễn Ngọc Cừ - XB 1997
 - Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV - NXB TDTT Hà Nội
 - 100 trò chơi vận động NXB TDTT Hà Nội
 - Lý luận và phương pháp thể thao trẻ - NXB TDTT thành phố HCM
 - Chương trình định hướng dành cho đối tượng năng khiếu NXB TDTT Hà Nội
A. MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trong xã hội hiện nay “trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã và đang trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Cũng như đất nước ta đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội vì vậy xã hội đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách với ngành giáo dục hiện nay.
 Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phần làm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh có đầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổ quốc. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan trọng “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”.
 Giáo dục thể chất là một trong những hệ thống giáo dục con người phát triển toàn diện. Đây là giai đoạn tiền đề cho việc củng cố sức khoẻ cũng như tinh thần để học sinh chuẩn bị tốt cho tương lai của mình.
 Cùng với tiến trình phát triển và đổi mới không ngừng của xã hội, việc giảng dạy trong nhà trường nói chung và giảng dạy môn thể dục nói riêng đã có sự đổi mới đáng kể cho phù hợp với trình độ phát triển ngày càng cao của học sinh, giáo viên trước khi lên lớp phải nghiên cứu tìm ra phương pháp hợp lý để truyền đạt cho học sinh tiếp thu tốt kiến thức giờ học. Từ đó học sinh sẽ học tập một cách hăng say tích cực, mang lại hiệu quả cao hơn. 
 Vậy thì phương pháp lên lớp đó như thế nào? mà môn thể dục chủ yếu là học về năng khiếu, hoạt động chân tay nhiều đặc biệt các em được học ngoài không gian rộng , đòi hỏi giáo viên ngoài phương pháp lên lớp còn phải bao quát được toàn bộ sân tập, tránh để các em hoạt động quá khích dẫn đến những chấn thương ngoài ý muốn.
 Từ khi sinh ra chạy, nhảy là một hoạt động cơ bản con người. Con người từ thời cổ xưa đã biết xử dụng chúng để đuổi bắt con vật hoặc chạy chốn chúng khi bị tấn công. Qua năm tháng trở thành môn thể thao hấp dẫn, chinh phục mọi đối tượng tham gia tập luyện. Qua những chặng đường phát triển để thực hiện được sức mạnh, sức bền của con người, chạy được phân ra nhiều cự li khác nhau như: chạy cự li ngắn, chạy cự li trung bình .v ..vNhưng chạy cự li ngắn 60m ở trong nhà trường là một nội dung rất quan trọng trong việc phát triển sức nhanh và sức bền của học sinh. Yêu cầu giáo viên phải sử dụng những bài tập thể lực kết hợp với trò chơi vận động hợp lý để tập luyện cho học sinh. Đưa trò chơi vận động áp dụng vào giờ học sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Giờ học sẽ đạt hiệu qủa cao hơn.
 Phương pháp áp dụng bài tập trò chơi vận động trong cự ly ngắn 60m giúp các em học sinh tập phản xạ nhanh, phán đoán tín hiệu chính xác, đồng thời nâng cao thể lực cho học sinh.
 Từ khi được trực tiếp giảng dạy các em học sinh trong trường. Được phân công giảng dạy từng khối khác nhau trong từng năm tôi đã rút ra được một kinh nghiệm là: “Áp dụng trò chơi vận động vào huấn luyện đội tuyển chạy cự li ngắn 60m cho học sinh trường Tiểu học Nga Tiến”. Xin đưa ra mong đồng nghiệp góp ý kiến để công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên giáo dục thể chất ở trường tiểu học đòi hỏi, phải làm sao để dạy tốt môn thể dục ở bậc tiểu học nói chung. Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng mục tiêu giáo dục đặt lên hàng đầu. Vì thế sức khỏe con người ngày càng được nâng cao hơn, cho nên việc giảng dạy giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai mai sau trong trường tiểu học là rất quan trọng không thể thiếu được. Qua những bài tập: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài tập về kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến về hình thái chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáo dục có ý nghĩa nêu cao tầm vóc, sức khỏe cho học sinh phát triển tốt hơn. Đối với giáo viên thể dục hiện nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khỏe là rất quan trọng tạo cho các em có được “một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”.
	 Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo viên giảng dạy thể dục. Hơn thế nữa Bác đã nói: “Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm cho đất nước hùng mạnh thêm”. Chúng ta cũng nhớ rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người “Sức khỏe là vàng”.
	 Một người khỏe mạnh, gia đình khỏe mạnh, xã hội khỏe mạnh thì đất nước sẽ cường thịnh, năng suất lao động sẽ được nâng cao, thành quả lao động đạt nhiều hơn: Dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh – thịnh vượng.
 Thể dục góp phần bảo vệ tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, đặt biệt là sức nhanh, khả năng mềm dèo, khéo léo...
 Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kỷ năng vận động cơ bản về bài tập thể dục. Làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản thường gặp trong đời sống như : đi chạy, nhảy, ném...v... phù hợp với khả năng trình độ, lứa tuổi giới tính của các em.
 Tạo điều kiện cho các em tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe và thể lực của học sinh.
 Chính vì thế giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ trong trường học hiện nay với điều kiện và phương tiện tác động lên cơ thể các em, làm chuyển biến hình thái và chức năng theo chiều hướng tích cực. Vì vậy đối với người giáo viên thể dục hiện nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khõe, là rất quan trọng. Tạo cho các em có được " một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng ".
 Nhằm đạt được hiệu quả và đổi mới phương pháp giảng dạy củng như huấn luyện thể dục thể thao trong chương trình giáo dục thể chất ở trường tiểu học nói riêng và hệ thống chương trình giáo dục nói chung thì việc giảng dạy rèn luyện cho học sinh đạt được thành tich cao trong thi đấu là hết sức quan trọng. Ngoài kết quả trong thi đấu ra nó còn giúp con người rèn luyện sức khoẻ, sự nhanh nhẹn và cả tính năng động trong mọi công việc. 
 Song làm thế nào để giúp các em rèn luyện sức nhanh, sức bền đạt hiệu quả cao lại là vấn đề chăn trở của không ít giáo viên. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy thành tích chạy cự li ngắn của các em chưa cao, nắm bắt kỹ thuật chưa chính xác là do đặc điểm sinh lý của học sinh tiểu học: thể lực yếu, còn hiếu động không tập trung, sức bền chưa cao Vậy để đạt kết quả cao trong tập luyện chạy cự li ngắn 60m đối với học sinh Tiểu học là vấn đề mà không ít giáo viên phải chăn trở. Vì vậy đòi hỏi giáo viên luôn luôn phải suy nghĩ tìm ra phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất đối với lưa tuổi học sinh Tiêu học để tập luyện sao cho đạt hiệu quả.
 Với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học thích chơi hơn học, phương châm “ chơi mà học” giáo viên cần tạo ra cho học sinh các trò chơi vận động để nâng cao hiệu quả tập luyện. Đặc biệt trong quá trình huấn luyện, giáo viên luôn thay đổi, các trò chơi vận động khác nhau thì sẽ cuốn hút được tinh thần tập luyện của các em hơn. Như vậy học sinh sẽ tập luyện hăng say, tích cực hơn. Khi tham gia thi đấu các em sẽ tự tin và đạt kết quả tốt hơn. Chính vì thế tôi áp dụng trò chơi vận động vào buổi tập, thấy rằng học sinh tập luyện rất hăng say, tinh thần thoải mái. Quan trọng nhất tôi thấy các em tự tin, manh dạn hẳn lên và thể lực của các em củng tăng rõ dệt.
	 Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt huyết, phải luôn luôn chuẩn bị tốt trước khi lên lớp như: tranh ảnh, đồ dùng dạy học, dụng cụ tự làm, sân bãi phải chuẩn bị một cách thật chu đáo. Có như thế thì giờ học mới đạt được hiệu quả cao, từng bước nâng dần sức khỏe phát triển tốt các tố chất thể lực cho các em học sinh. Nhằm giúp cho các em học sinh đội tuyển trường tiểu học Nga Tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực góp phần phát triển con người theo hướng toàn diện.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
	 Giáo dục thể chất là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện có đủ sức khỏe dồi dào thể lực cường tráng và cuộc sống vui tươi. Hiện nay vấn đề sức khỏe phải được coi trọng phải đẩy mạnh mọi mặt công tác thể dục thể thao, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt là bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe cho học sinh là vấn đề cấp thiết, vì các em là những mầm non của đất nước là những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, tương lai của đất nước thuộc về các em, do đó các em cần có sức khỏe tốt, có lý tưởng cao đẹp để gánh các nhiệm vụ nặng nề ấy.
	 Trong trường tiểu học các em sẽ được học đầy đủ các phân môn như: Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật Trong đó phân môn Thể dục cũng góp phần không ít đến sự phát triển của các em có thể tham gia tập luyện một số môn: đi, chạy, nhảy v.v
	 Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của nội dung giảng dạy như: yêu cầu 
kỹ thuật động tác, khối lượng vận động của bài tập, dự kiến những sai lầm có thể
xảy ra ở học sinh để đề phòng hoặc sửa chữa, định ra lượng vận động cho từng nội
dung của trò chơi.
 Thông qua quá trình giảng dạy, bằng phương pháp, nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm được đúc kết qua nhưng năm giảng dạy. Tôi chọn lọc các em học sinh từ
khối 3 rồi bồi dưỡng từng giai đoạn một để các em thích nghi dần với khối lượng
vận động và nội dung bài học. 
 Từ đó đến các năm học tiếp theo ngay vào đầu năm tôi đã thành lập đội tuyển
để tập luyện. cho nên hàng năm khi có công văn của phòng giáo dục gủi về tôi đã
có sẵn đội tuyễn là các em học sinh khối 4 và khối 5 sẵn sàng tập luyện để tham giai thi đấu. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Đọc sách, tài liệu tham khảo và các văn bản có liên quan giáo dục, nắm, theo chuẩn kiến thức kỉ năng, 
 - Phương pháp nghiên cứu: ( nghiên cứu học tập của học sinh thông qua bài tập thể dục )
 - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp giảng dạy và làm mẫu : (giáo viên làm mẫu kỹ thuật động tác, phân tích ngắn gọn dễ hiểu ).
 - Phương pháp tập luyện : (là các phương tiện để đạt mục đích hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất vận động ).
 - Phương pháp sử dụng lời nói : (giáo viên giảng giải, kể chuyện, đàm thoại ).
 - Phương pháp trực quan :(giáo viên làm mẫu, tranh ảnh, mô hình ...)
 - Phương pháp trò chơi : (cần theo số lần lẻ để phân thắng bại ).
 - Phương pháp rèn luyện sức nhanh :( chủ yếu là phương pháp lặp lại ).
 - Phương pháp thi đấu :(cần tổ chức tập luyện có hoàn cảnh giống như khi thi đấu thật).
 - Phương pháp ổn đỉnh :( tập luyện một động tác liên tục từ đầu đến cuối một lần theo cường độ tương đối ổn định ).
 B. N ỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
 Trong sự nghiệp đổi mới đất nước do đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhắm dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Thì yếu tố con người luôn chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ: “ muốn có chủ nghĩa 
xã hội phải có con người chủ nghĩa xã hội”. Trong hình mẩu và phẩm chất con người, sức khoẻ và thể chất chiếm vị trí hết sức quan trọng để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó tổng hợp phương tiện, phương pháp nhằm tạo nên con người phát triển toàn diện, hài hoà. Đăc biệt hoạt động thể dục thể thao là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực cho lao động sản xuất và xây dựng bảo vệ tổ quốc.
 Vì thế mỗi quốc gia đều chú trọng đến công tác thể dục thể thao và đưa nền thể thao nước nhà lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển thể thao mang tích bản sắc dân tộc.
 Trong công tác ngoại giao thể dục thể thao có chức năng là nhịp cầu nối giao lưu, nối tình hữu nghị và thắt chặc tình đoàn kết giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Thông qua việc thi đấu thể dục thể thao giữa các quốc gia trên thế giới có sự trao đổi tiếp thu tinh hoa cảu nhau, qua đó tìm hiểu học tập, giúp đỡ lẫn nhau đưa thế giới vào cuộc sống hoà bìng đầy tình hữu nghị.
 Ngày nay đất nước đang trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá với khẩu hiệu: “ khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện thể dục thê thao đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện thể chất cho nhân dân lao động. Có thể nói sức khoẻ của con người là yếu tố hợp thành quan trọng của lực lượng sản xuất, có sức khoẻ mới lao động được, có lao động mới có sự sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất, đất nước mới lớn mạnh cùng với nhiều ngành nghề trong cả nước. Vì thế thể dục thể thao ngày nay được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
 Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới- cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng thì vấn đề giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng và cần thiết.
 Thế hệ trẻ học đường ở các cấp học phổ thông phải được rèn luyện để phát triển toàn diện, cân đối, hài hoà về tinh thần và thể chất, trước mắt là có khả năng để tiếp thu tốt các môn học trong nhà trường, nâng cao thể chất rèn luyện để hoàn thiện mình.
 Nhu cầu của thế hệ trẻ là một môi trường rộng lớn, sinh động để hoạt động tự nhiên, đúng quy luật trường là nơi học sinh được học tập bộ môn thể dục với những tiết học quy định đồng thời là nơi luôn được tiếp xúc với các hoạt động TDTT ngoại khoá. Sự hoạt động phù hợp với các đối tượng, lứa tuổi làm cho bầu không khí trong nhà trường sôi động, náo nhiệt tạo sự lôi cuốn để xây dựng phong trào rộng lớn tích cực đó. Tài năng thể thao được phát hiện, bồi dưỡng phát triển lên những đỉnh cao. 
Kết quả là thước đo của quá trình tập luyện. Vì vậy đòi hỏi giáo viên luôn phải tìm ra phương pháp tốt nhất để tập luyện cho học sinh của mình. Đặc biệt trong quá trình huấn luyện, giáo viên luôn thay đổi, các trò chơi vân động khác nhau thì sẻ cuốn hút được tinh thần tập luyện của học sinh hơn. Như vậy học sinh sẻ tập luyện hăng say, tích cực hơn. Khi thi đấu học sinh sẻ tự tin và đạt kết quả cao hơn.
 Thực tế, như trước đây khi đưa học sinh đi thi đấu, biết rằng tố chất của học sinh là rất tốt. Nhưng kết quả lại không cao, học sinh thi đấu không hết sức minh. Từ đó tôi luôn tìm tòi, sưy nghĩ để tìm ra hạn chế của học mình. Khắc phục được hạn chế đó thì học sinh sẻ đạt kết quả cao. 
Chính vì thế tôi áp dụng trò chơi vận động vào buổi tập, thấy rằng học sinh tập luyện rất hăng say, tinh thần thoải mai. Quan trọng nhất tôi thấy học sinh tự tin, mạnh rạn hẳn lên và thể lực của học sinh củng tăng rỏ rệt. 
 Trong giảng dạy: Khi luyện tập hoặc cho các em vui chơi trò chơi thì có ảnh hưởng đến các lớp đang học. Vì vậy, giáo viên dạy cũng không được tốt lắm, học sinh cảm thấy chưa say mê tích cực trong tập luyện. Học sinh không chỉ học những bài thể dục tay không, trò chơi vận động mà các em còn rèn luyện thêm các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo thông qua các nội dung học như: bật nhảy, chạy, ném bóng
 Ngoài việc giảng dạy cho các em có được một sức khoẻ thật tốt, giáo viên còn phải luôn giáo dục cho học sinh trong trường từng tiết học như: tính dũng cảm, tính trung thực, tính tự giác, tính tích cực, tính khiêm tốn cho nên phân môn thể dục ở bậc tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng không thể thiếu trong giáo dục con người theo hướng toàn diện.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
 1. Thực trạng
 Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong nhà trường, trong đó môn thể dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể lực cho học sinh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. việc dạy và học môn thể dục trong nhà trường có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để rèn luyện nâng cao sức khỏe, thể lực, góp phần giáo dục đạo đức, ý chí và xây dựng lối sống lành mạnh, đồng thời giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên. 
 Ngoài ra việc dạy và học thể dục còn hướng tới thể thao thành tích giữa các trường trong huyện, tỉnh thông qua các kỳ thi do huyện, tỉnh tổ chức. Thành tích của học sinh nó thể hiện tố chất của học sinh và kinh nghiệm huấn luyện của giáo viên. Trong các kỳ thi TDTT nói chung thì môn thi điền kinh nói chung (trong đó có chạy cự li ngắn) chiếm số VĐV tham gia đông nhất, tính chất ganh đua cao nhất, bởi điền kinh cũng là nội dung mà học sinh rất hứng thú học, nó không tốn kếm về vật chất nhưng là nội dung phát triển thể lực rất tốt. 
 Trong bộ môn điền kinh thì nội dung chạy ngắn học sinh rất hứng thú trong tập luyện và thi đấu. Thông qua tập luyện môn chạy ngắn rèn luyện tinh thần dũng cảm, ngoan cường, không ngại khó khăn, có ý thức vươn lên, quyết chiến, quyết thắng, nhanh nhẹn, sáng tạo và nhận thức nhanh trong học tập cho học sinh để trở thành con người có tri thức, có đạo đức, có sức khoẻ. Sức khoẻ là yếu tố để phát triển tri thức và đạo đức. Cho nên ngoài những bày tập rèn luyện thể lực ra, thì biện pháp nâng cao sức khoẻ tốt nhất đó là phương pháp “Trò chơi vận động”.Tuy nhiên để một tiết dạy thành công và mang lại chất lượng tốt không chỉ dựa vào mình “Trò chơi vận động” mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảng dạy như:
 1.1. Đối với học sinh:
 Đối với lứa tuổi các em được tiếp cận với nhiều môn thể thao là điều rất tốt vì lứa tuổi này đang ở độ tuổi phát triển rất nhanh về hình thể và tâm sinh lý nên được tập luyện thường xuyên sẽ có tác dụng rất tốt đến cơ thể và giúp con người phát triển toàn diện.
 Nhưng trong thực tế có những em chưa quan tâm đến TDTT, coi môn thể dục là môn phụ, coi TDTT là khó không đủ tự tin và kiên trì để vượt qua, có những học sinh lấy kết quả TDTT để làm động cơ ganh đua thiếu văn hoá.chính vì điều đó mà việc dạy TDTT ở trường còn gặp nhiều khó khăn:
 Học sinh luyện tập thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập của các em không cao, khi các em tham gia vào trò chơi không được chủ động, không nhiệt tình, không khí cuộc chơi không được hào hứng và sôi nổi, không lôi cuốn các em vào cuộc chơi một cách chủ động. 
 Khả năng phân tích và khả năng tổng hợp của các em còn non yếu. đặc biệt là thiếu khả năng phân tích những hiện tượng, những thay đổi trong khi thực hành trò chơi nên các em luôn luôn trong tình trạng bị động, chủ yếu là các em chỉ quan sát và làm theo. Cho nên các em chậm trong việc hình thành kỹ thuật của trò chơi, dẫn đến trong khi chơi các em hay vi phạm nội quy, quy địng của trò chơi.
 Các em không tập trung lắng nghe khi giáo viên phân tích, hướng dẫ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_tro_choi_van_dong_vao_huan_luyen_doi_tuyen_chay.doc