SKKN Áp dụng những phương pháp: Đọc diễn cảm - Phân vai, xác định hành động kịch, đặt câu hỏi gợi mở

SKKN Áp dụng những phương pháp: Đọc diễn cảm - Phân vai, xác định hành động kịch, đặt câu hỏi gợi mở

Thomas Mann từng nói“Tôi tiếp nhận kịch như một nghệ thuật của hình bóng”. Là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm, bên cạnh tự sự và trữ tình, kịch làm cho đời sống văn học trở nên phong phú hơn. Khi sáng tác hay tiếp nhận kịch, chúng ta đều đứng trước một nghịch lí lạ lùng: vừa bị hút vào vừa, bị đẩy ra. Ju.Olesha đã khái quát “Kịch là một sự thử thách nghiêm ngặt và sự bay bổng của tài năng là thử thách của cảm giác hình thức và tất cả những cái độc đáo lạ lùng làm thành tài năng”. Cùng với ý tưởng đó, Bunis đã phát biểu: “Đành phải nén tư tưởng vào những hình thức chính xác. Nhưng chính đó lại là chỗ hấp dẫn ”. Như vậy so với tự sự và trữ tình, kịch là một thế giới hấp dẫn nhưng không dễ gì chiếm lĩnh được. Hiện nay, kịch đã được đưa vào trường THCS và THPT. Học sinh THCS chủ yếu kịch dân gian (chèo, tuồng) còn THPT thì học kịch hiện đại. Nhưng việc dạy học kịch hiện nay ởTH PT còn nhiều hạn chế. Thứ nhât tác phẩm đưa vào chương trình quá ít, chủ yếu học sinh THPT chỉ được kịch văn học nước ngoài, thứ hai về phương pháp dạy học, rất nhiều giáo viên chưa phân biệt được phương pháp dạy học kịch với phương pháp dạy học tự sự. Sở dĩ có những hiện tượng trên một phần là do hiện nay việc nghiên cứu về phương pháp dạy học kịch bản văn học chưa được chú trọng, vì thế dạy học kịch trở thành mảnh đất quen mà lạ đối với giáo viên và học sinh. Sáng kiến của chúng tôi ra đời nhằm góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ sự bế tắc đó của việc nghiên cứu phương pháp dạy học kịch bản văn học trong nhà trường phổ thông hiện nay.

doc 26 trang thuychi01 8832
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng những phương pháp: Đọc diễn cảm - Phân vai, xác định hành động kịch, đặt câu hỏi gợi mở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
2
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
3
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
3
Cơ sở lí luận của đề tài
3
Thực trạng của vấn đề
4
Thực trạng 
4
Kết quả và hiệu quả của thực trạng
5
Giải quyết vấn đề
6
Phần 1: Các giải pháp cải tiến
6
1. Một số cơ sở lí thuyết và thực tiễn về những hình thức sử dụng những phương pháp: Đọc diễn cảm- phân vai, xác định hành động kịch..., giảng bình trong giờ dạy học kịch bản văn học.
6
2. Quan điểm cơ bản về phương thức áp dụng phương pháp: Đọc diễn cảm- phân vai, xác định hành động kịch..., giảng bình trong giờ dạy học kịch bản văn học trong chương trình Ngữ văn THPT.
14
Phần 2: Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục của bản thân, các biện pháp để tổ chức thực hiện.
14
Thử xây dựng hệ thống các phương pháp cho một tác phẩm cụ thể trong chương trình ngữ văn lớp 11.
15
Thực nghiệm
20
PHẦN III: KẾT LUẬN
21
Kết quả nghiên cứu
21
Bài học kinh nghiệm
21
 Một số kiến sau khi thực hiện
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
 Thomas Mann từng nói“Tôi tiếp nhận kịch như một nghệ thuật của hình bóng”. Là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm, bên cạnh tự sự và trữ tình, kịch làm cho đời sống văn học trở nên phong phú hơn. Khi sáng tác hay tiếp nhận kịch, chúng ta đều đứng trước một nghịch lí lạ lùng: vừa bị hút vào vừa, bị đẩy ra. Ju.Olesha đã khái quát “Kịch là một sự thử thách nghiêm ngặt và sự bay bổng của tài năng là thử thách của cảm giác hình thức và tất cả những cái độc đáo lạ lùng làm thành tài năng”. Cùng với ý tưởng đó, Bunis đã phát biểu: “Đành phải nén tư tưởng vào những hình thức chính xác. Nhưng chính đó lại là chỗ hấp dẫn ”. Như vậy so với tự sự và trữ tình, kịch là một thế giới hấp dẫn nhưng không dễ gì chiếm lĩnh được. Hiện nay, kịch đã được đưa vào trường THCS và THPT. Học sinh THCS chủ yếu kịch dân gian (chèo, tuồng) còn THPT thì học kịch hiện đại. Nhưng việc dạy học kịch hiện nay ởTH PT còn nhiều hạn chế. Thứ nhât tác phẩm đưa vào chương trình quá ít, chủ yếu học sinh THPT chỉ được kịch văn học nước ngoài, thứ hai về phương pháp dạy học, rất nhiều giáo viên chưa phân biệt được phương pháp dạy học kịch với phương pháp dạy học tự sự. Sở dĩ có những hiện tượng trên một phần là do hiện nay việc nghiên cứu về phương pháp dạy học kịch bản văn học chưa được chú trọng, vì thế dạy học kịch trở thành mảnh đất quen mà lạ đối với giáo viên và học sinh. Sáng kiến của chúng tôi ra đời nhằm góp một phần nhỏ vào việc tháo gỡ sự bế tắc đó của việc nghiên cứu phương pháp dạy học kịch bản văn học trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Mục đích nghiên cứu.
 Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng tới việc chỉ ra cách thức tổ chức dạy học phần kịch bản văn học ở trường THPT một cách hiệu quả. Tất nhiên chúng tôi đã khảo sát và đánh giá tính khoa học của tri thức “kịch nói” trong sgk Ngữ văn 11, 12 hiện hành. Thông qua đưa ra cách nhìn toàn diện về phương pháp dạy học kịch bản văn học, cách tiếp cận kịch nói, nhận diện đúng khó khăn và thuận lợi của việc dạy học kịch nói. Khẳng định tầm quan trọng của phần kịch bản văn học trong môn Ngữ văn nhà trường THPT. Mục đích lớn nhất của đề tài chúng tôi là xây dựng được hệ thống phương pháp, biện pháp dạy học kịch bản văn học có hiệu quả, dựa trên những hiểu biết về loại thể văn học từ đó xây dựng những mô hình thiết kế thử nghiệm dạy học một kịch bản văn học. Qua đó giúp cho giáo viên và học sinh THPT hiểu rõ hơn về nội dung chương trình của phần kịch nói trong sgk Ngữ văn lớp 11, 12 đồng thơì có cái nhìn đúng đắn toàn diện, tất cả vấn đề có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. 
Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về phương pháp tiếp cận và dạy học phần kịch bản văn học ở trường THPT. Cụ thể khai thác các vở kịch trong chương trình Ngữ văn lớp 11, 12 thông qua phương thức áp dụng các phương pháp: Đọc diễn cảm- phân vai, xác định hành động kịch, đặt câu hỏi gợi mở xoay quanh xung đột trung tâm- hành động trung tâm- nhân vật trung tâm, giảng bình trong giờ dạy học kịch bản văn học trong chương trìnhTHPT. Sau đó lấy một bài làm giáo án thực nghiệm
Vũ Như Tô đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài (SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1)
– Hồn Trương Ba da hàng thịt (SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2)
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Áp dụng những phương pháp: Đọc diễn cảm- phân vai, xác định hành động kịch, đặt câu hỏi gợi mở...” Chúng tôi đã tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học và về kịch bản văn học từ trước đến nay. Cụ thể chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây.
Phương pháp thống kê- Phương pháp tổng hợp- phân tích
Phương pháp so sánh- đối chiếu- Phương pháp liên ngành 
 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luận của đề tài 
 Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này đã “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Ngành giáo dục đang trên con đường thực hiện đổi mới theo Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được xác định trong Nghị quyết TW IV khóa VII(1993), Nghị quyết TW 2 khóa VII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Chỉ thị số 14(4/1999). Tài liệu “Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 10 THPT” của Bộ GD&ĐT xác định: Một trong những trọng tâm của việc đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh, với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập tạo niềm tin niềm vui trong học tập”. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ghi: “môn Ngữ văn là một môn công cụ. Năng lực sử dụng tiếng Việt và tiếp nhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho học sinh là công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đặc biệt là tư tưởng nhân văn và tình cảm thẩm mỹ”. Do đó nhiệm vụ của chương trình môn Ngữ văn không chỉ là cung cấp kiến thức về Văn học, trang bị những đánh giá, nhận định về tác giả, tác phẩm, mà còn đào tạo một năng lực sử dụng tương đối thành thạo các công cụ nói trên. Học sinh học Ngữ văn không phải chỉ đọc hiểu các loại văn bản, viết các loại văn bản thông dụng, nói đúng phong cách ngôn ngữ, mà còn biết đọc- hiểu, giao tiếp với văn bản phức tạp nhất, là văn bẳn văn học nghệ thuật. Hiểu được tính chất công cụ của bộ môn, chúng ta sẽ thấy, chỉ dạy văn theo lối “giảng văn” truyền thống, thầy giảng trò nghe một cách thụ động thì không thể đào tạo năng lực sử dụng công cụ văn học được. Tại điều 28.2 của luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực; tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Với những căn cứ đó, bản thân đã cố gắng tìm tòi và phát huy những phương pháp dạy học tích cực và bước đầu đặt được hiệu quả với “Áp dụng những phương pháp: Đọc diễn cảm- phân vai, xác định hành động kịch, đặt câu hỏi gợi mở xoay quanh xung đột trung tâm- hành động trung tâm- nhân vật trung tâm, giảng bình trong giờ dạy học kịch bản văn học trong chương trình ngữ văn THPT” 
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng.
Như chúng ta đã biết trường THPT Thạch Thành IV là một trong tổng số 105 trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa, huyện Thạch Thành một trong 11 huyện Miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, dân trí còn thấp nên việc giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề vận động học sinh đi học đã khó, khó hơn là làm sao cho học sinh say mê học, đặc biệt là học môn văn. Trường THPT Thạch Thành IV là trường mới thành lập cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đối tượng học sinh chủ yếu ở 6 xã vùng 135 trong đó có 4 xã Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ và Thành Yên thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đội ngũ giáo viên mới ra trường tuổi đời còn non trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nên vấn đề dạy và học là một vấn đề còn nan giải, đặc biệt là dạy phần kịch nói làm sao để cho học sinh yêu thích và hứng thú học là điều rất khó đối với giáo viên dạy văn vì lâu nay trong tiềm thức của các em xem kịch thì nhưng học kÞch thì không thích. Cho nên đã dẫn đến trong những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn không nhiều, đa số các em ngại học văn, thờ ơ với môn Ngữ văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của văn học trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Xuất phát từ tình hình khó khăn nói trên tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học văn của tác giả Phan Trọng Luận. Trong cuốn sách này tác giả đã tập trung vào nghiên cứu về mặt lý thuyết khá hệ thống tuy nhiên tác giả mới giải quyết vấn đề ở góc độ vĩ mô chung cho tất cả các cấp học. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài “Áp dụng những ph­¬ng ph¸p: Đọc diễn cảm- phân vai, xác định hành động kịch, đặt câu hỏi gợi mở xoay quanh xung đột trung tâm- hành động trung tâm- nhân vật trung tâm, giảng bình trong giờ dạy học kịch bản văn học, trong chương trình ngữ văn THPT nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh” để nghiên cứu và cũng là góp thêm một tiếng nói tâm huyết vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
2. Kết quả và hiệu quả của thực trạng trên
Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những phương pháp về dạy học kịch nói nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học và tập chung vào việc thử xây dựng cho một giờ dạy cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu của tôi giới hạn ở việc: Chỉ áp dụng những ph­¬ng ph¸p d¹y häc kÞch b¶n v¨n häc để dạy học t¸c phÈm kÞch trong chương trình Ngữ văn lớp 11, líp 12. Trong đó chọn tác phẩm tiêu biểu trong sách giáo khoa Ngữ văn lơp 11 để thử xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên những phương pháp dạy học kịch bản nhằm giúp học sinh cảm thụ hiệu quả văn bản. Sau đó tiến hành dạy thử hai tiết thực nghiệm ở bốn lớp để đánh giá được hiệu quả khi sử dụng những phương pháp này.
Kết quả điều tra, khảo sát năng lực học tập của học sinh.
STT
Năng lực học tâp của học sinh
Lớp:
11C1Có 45HS
Lớp:
11C2Có 45HS
Lớp:
11C3Có 45HS
Lớp:
11C6Có 45HS
1
Xác định đúng thể loại của văn bản
58,3%
60,5%
56,8%
50,7%
2
Xác định đúng các nhân vật chính diện và phản diện trong vở kịch
45,5%
56,3%
44,0%
43,2%
3
Xác định được hành động kịch 
28,4%
29,0%
26,7%
25,0%
4
Khai thác tác phẩm kịch dựa vào các tuyến nhân vật
18,5%
20,8%
17,3%
14,8%
5
Nhận biết được xung đột trung tâm, hành động trung tâm và nhân vật trung tâm
13,6%
16,7%
13,6%
12,5%
6
Trả lời được câu hỏi gợi mở xoay quanh nhân vật trung tâm
13,0%
15,2%
13,3%
12,5%
7
Hiểu được ngôn ngữ giảng bình trong giờ học kịch
13,0%
14,5%
13,0%
11,8%
8
Hiểu được nội dung và nghệ thuật trong kịch bản văn học
37,5%
45,5%
35,5%
33,5%
III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Phần 1: CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
	1. Một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về những hình thức sử dụng những phương pháp: Đọc diễn cảm- phân vai, xác định hành động kịch, đặt câu hỏi gợi mở xoay quanh xung đột trung tâm- hành động trung tâm, giảng bình trong giờ dạy học kịch bản, vào dạy học tác phẩm kịch nhằm kích thích hứng thú học của học sinh .
	Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và nhất là những tìm tòi đã được khẳng định của tác giả Nguyễn Viết Chữ, bản thân tôi có thể hình dung và xác định được một hệ thống về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau: 
	1.1. Khai thác tác phẩm kịch nói từ việc sử dụng phương pháp đọc diễn cảm- phân vai. Các cách đọc diễn cảm:
	 “ Đọc phân vai nhân vật
 Chọn giọng đọc hay cho màn độc thoại nội tâm.
 Chọn giọng đọc hay cho đối thoại dài hơi (của kịch cổ điển)
 Giọng cho vai hề, ngộ nghĩnh.
 Đọc phân vai nhân vật là một trong những cách đọc kịch bản văn học hay nhất và thú vị nhất, gây được nhiều hứng thú cho học sinh từ trước đến nay. Đọc diễn cảm- đọc phân vai là phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh qua đó bộc lộ được đặc trưng ngôn ngữ của mỗi nhân vật.” [1] 
 Ưu điểm: Giúp học sinh cảm thụ một cách chọn vẹn nhất về kịch bản văn học so với cách đọc bình thường, phân vai học sinh vừa có cảm xúc bậc một khi đọc kịch bản văn học qua ngôn ngữ do các “vai diễn” đọc lên mặt khác học sinh sẽ dễ dàng phân biệt được tuyến nhân vật đối nghịch, hoặc xung đột qua việc đối thoại của các nhân vật.
 Thực sự khi dạy học kịch bản văn học theo phân vai chúng tôi nghĩ đến một câu ngạn ngữ của nước Nga: “Đừng bắt người ta uống, hãy làm cho người ta khát”. Điều thú vị của cách đọc phân vai là ở đó, vừa giúp các em học tốt nhưng đồng thời cũng giúp các em thể hiện mình, tạo sự thích thú ở học sinh. Từ thích đến cảm nhận và chiếm lĩnh kịch, khoảng cách ấy cũng không xa. Đọc phân vai trong giờ học kịch bản văn học, để giúp học sinh phát hiện ra tính cách nhân vật để từ đó lựa chọn cách đọc phù hợp, giáo viên nên hướng dẫn học sinh bằng cách hoá trang nhân vật. Cách hoá trang để bộc lộ rõ nhất đó là trong tuồng, chèo ở đây các nghệ nhân quy định.
 Mặt đỏ râu dài: trung thần.
	 Mặt trắng: gian, nịnh thần.
 Bôi nhiều màu loè loẹt: vai hề.
 Tuy nhiên ở THPT chúng ta không được học chèo, tuồng nhưng chúng ta lại học vở kịch “Vũ Như Tô” ở lớp 11, và vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” ở lớp 12, [2] chúng ta có thể áp dụng cách hoá trang của vở tuồng truyền thống đó. Qua cách hoá trang này các em sẽ đồng thời nhận biết được các “phe” các tuyến nhân vật.
 Ví dụ: Trong vở Vũ Như Tô
 Bè lũ vua Lê Tương Dực, cung nữ là nhân vật phản diện.
 Trong đó gian thần là Nguyên Vũ
 Trung thần là Trịnh Duy Sản
 Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Thị Nhiên nhân vật chính diện.
 Ta có thể gọi cách hoá trang trong nhân vật theo kiểu này là: “tuồng hoá nhân vật”. Điều thú vị khi thực hiện thao tác này đó là gây cho học sinh sự hứng thú, thích thú, không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, giúp các em tập diễnNhưng để thực hiện phương pháp này cũng tồn tại không ít những khó khăn.
1.2 Xác định hành động kịch trước và sau đoạn trích được học - một hoạt động tóm tắt cốt truyện kịch. 
Việc xác định hành động kịch trong quá trình phân tích giá trị tác phẩm là rất quan trọng và rất cần thiết. Đây là công việc tương tự “vị trí đoạn trích” trong thơ, là giống với việc tóm tắt tác phẩm tự sự. Nếu tự sự dựa trên các tình tiết chính để xác định hình tượng nhân vật và cốt truyện thì kịch lại dựa trên hành động. Vì thế xác định hành động chính là vừa đi tìm “được mạch” các phần trong tác phẩm, vừa xác định được cốt truyện của kịch bản văn học. Vì các hành động xuyên đã gây dựng nên tác phẩm kịch “ Kịch là một chuỗi hành động nhỏ phối hợp kết thành một hành động lớn phức tạp” 
Trong nhà trường, chủ yếu học sinh được học kịch qua các trích đoạn ngắn thường là một hồi, một cảnh.
Ví dụ : "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"  trích hồi 5 vở kịch Vũ Như Tô 
Đó thường là những trích đoạn nhỏ - Một thành phần của tác phẩm, một yếu tố cấu trúc chỉnh thể của văn bản kịch .
Các hành động kịch được liên hệ với nhau chặt chẽ qua mối liên hệ nhân quả, hoạt động được diễn ra trước và là nguyên nhân dẫn đến hoạt động sau “Nhà viết kịch chân chính cố suy tính, tính cách của các nhân vật sao cho các sự việc thúc đẩy nhân vật hành động, được diễn ra từ sự việc này đến sự việc kia một cách tất yếu” (Letxinh-dẫn theo lý luận văn học) [trang 249]
Có nhiều cách để cho học sinh dễ nắm được các hành động của cốt truyện kịch. Có thể đó là công việc của giáo viên trước khi phân tích tác phẩm thì “kể” lại cốt truyện một cách sinh động, hay là để học sinh tìm hiểu tự tóm tắt cốt truyện trên cơ sở hoạt động chính của vở kịch sau đó trình bày như mọi hoạt động tóm tắt tác phẩm văn học trước tập thể lớp.
Nhưng việc xác định cốt truyện kịch giống việc tóm tắt cốt truyện tác phẩm tự sự xác định được hoạt động “quán xuyến” cụ thể qua từng phần.
1.3. Phương pháp đặt câu hỏi gợi mở xoay quanh xung đột trung tâm, hành động trung tâm và nhân vật trung tâm
 Phương pháp gợi mở là phương pháp dạy học trong đó giáo viên có vai trò dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện, phân tích, đánh giá từng bộ phận của các tác phẩm để cuối cùng có một cái nhìn bao quát và toàn diện về giá trị chung của tác phẩm ấy.
Bản chất của phương pháp gợi mở trong giảng văn là chủ yếu thông qua hệ thống câu hỏi tạo điều kiện cho hoạt động song phương giữa thầy và trò để từng bước đi vào tác phẩm văn học.
Câu hỏi gợi mở dựa trên cơ sở của những “mâu thuẫn đặc thù” hay như X.L Vugôtxki đã từng nói” một tác phẩm nhất thiết phải chứa đựng mâu thuẫn cảm xúc gây ra những đoạn tính cách đối lập nhau và đưa chúng tới sự chập mạch tiêu huỷ đây mới gọi là hiệu quả đích thực của tác phẩm văn chương”. Vậy ở đây chúng ta vận dụng phương pháp dạy mở vào việc dạy - học kịch bản văn học như thế nào.
1.3.1. Đặt câu hỏi gợi mở khi xác định xung đột kịch
Xung đột kịch là biểu hiện tập chung những mâu thuẫn trong đời sống hiện thực ở mức độ cao. Một tác phẩm kịch là biểu hiện một mâu thuẫn nhất định cho nên xung đột trong các tác phẩm kịch thường đa dạng phong phú không giống nhau. Nhưng tất cả đều có một điểm chung, đều dựa trên sự thể hiện mâu thuẫn của các nhân vật thuộc các lực lượng đối kháng nhau và xung đột diễn ra đều có nguyên nhân cụ thể xác định. Vỡ thế con đường cách thức xác định xung đột kịch sẽ có điểm gần gũi nhau. Điều này có nghĩa rằng khi xác định xung đột kịch cần dựa trên các yếu tố sau: Hệ thống nhân vật, nguyên nhân và biểu hiện trực tiếp của xung đột qua ngôn ngữ của các nhân vật đối lập.
Để xác định được xung đột trong trích đoạn (Hồi 5 Vũ Như Tô ), chúng ta thực hiện qua các bước sau:
- Hướng dẫn học sinh xác định hệ thống nhân vật đối lập
- Qua nhân vật giúp học sinh xác định được “loại xung đột ” trong trích đoạn.
- Giúp học sinh xác định nguyên nhân dẫn đến xung đột.
- Tìm những biểu hiện của nhân vật qua văn bản ngôn ngữ.
 Để thực hiện những bước trên, giáo viên cần phải thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở :
Ví dụ: 
1- Giáo viên: Qua việc đọc tác phẩm, em hãy xác định các tuyến nhân vật đối lập trong trích đoạn ?
-Học sinh : Trong đoạn trích có 10 nhân vật chia thành 2 tuyến đối lập.
Một bên là nhân vật chính diện. Bên kia là phản diện,
2 - Giáo viên: Xung đột chủ yếu đoạn trích là gì? Vậy có phải xung đột cá nhân không?
Học Sinh: Trả lời
3- Giáo viên: Theo em nguyên nhân của xung đột trong đoạn trích này là gì ?
- Học Sinh: Trả lời
4- Giáo viên : Xung đột giữa các nhân vật căng thẳng không thể cứu vãn được. Em hãy tìm trên văn bản những chi tiết biểu hiện những xung đột ấy?
Học sinh: Trả lời
	Khi xác định xung đột phải thông qua hệ thống các nhân vật đối lập nhau về lập trường, vị thế và tư tưởng giáo viên nên viết lên bảng (chủ yếu là bảng phụ) hai tuyến nhân vật đối lập ấy để giúp học si

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_nhung_phuong_phap_doc_dien_cam_phan_vai_xac_din.doc